Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma  _ Bài học ngày 04.2.2021 _  Bài 59. Tương Hợp Giữa Tâm và Thuộc tánh – Phần I “tiếp theo”.

Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma _ Bài học ngày 04.2.2021 _ Bài 59. Tương Hợp Giữa Tâm và Thuộc tánh – Phần I “tiếp theo”.

Thứ năm, 04/02/2021, 20:14 GMT+7

Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma

Bài học ngày 04.2.2021

Bài 59. Tương Hợp Giữa Tâm và Thuộc tánh – Phần I “tiếp theo”.

" Tương Hợp Giữa Tâm và Thuộc tánh _ Tâm Siêu Thế"

 

Một trong những điều rất quan trọng trong việc học Thắng Pháp Abhidhamma là hiễu rõ sự tương hợp của tâm và các thuộc tánh. Người học không những phải nhớ những con số mà cần hiểu rõ lý do tại sao có và không có. Đây của là đặc điểm mà Thắng Pháp mang lại cho người học.

 

TÂM

THUỘC TÁNH

CHÚ THÍCH

Tâm sơ đạo, nhị đạo, tam đạo, tứ đạo

40 tâm siêu thế Có 36 thuộc tánh tương hợp: 13 thuộc tánh tợ tha, 23 thuộc tánh Tịnh hảo (trừ vô lượng phần) Tầng thiền (jhāna) thứ nhất đầy đủ 36 thuộc tánh như trên. Tầng thiền thứ hai thì loại bỏ tầm (Vitakka). Tầng thiền thứ ba loại bỏ tầm (Vitakka) và tứ (Vicāra). Tầng thiền thứ tư loại bỏ tầm (Vitakka), tứ (Vicāra) và hỷ (Pīti). Tầng thiền thứ năm thì giống như vậy loại bỏ tầm (Vitakka), tứ (Vicāra) và hỷ (Pīti).

20 tâm đạo siêu thế thường được nói chung nhưng khi trình bày sự tương hợp giữa tâm và thuộc tánh thì có sự sai biệt giữa các tầng thiền. Người học nên lưu ý phân nhóm như sau:

 

Tâm sơ đạo, nhị đạo, tam đạo, tứ đạo tam thiền

 

Tâm sơ đạo, nhị đạo, tam đạo, tứ đạo tứ thiền

 

Tâm sơ đạo, nhị đạo, tam đạo, tứ đạo ngũ thiền

Tám chi đạo (chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định) đồng sanh trong 40 tâm siêu thế cần được hiểu theo cách nói vĩ mô và đặc biệt tế nhị.

 

Ba thuộc tánh ngăn trừ phần trong các tâm siêu thế có cảnh là níp bàn chứ không phải là những ác quấy để từ bỏ nên cần hiểu khác hơn khi tương hợp với tâm đại thiện dục giới tịnh hảo.

Năm chi thiền (tầm, tứ, hỷ, lạc, định) được áp dụng trong tương hợp với tâm siêu thế ứng hợp từng tầng thiền như đối với tâm thiền sắc và vô sắc giới.

 

Không có vô lượng phần (bi và tuỳ hỷ) trong các tâm siêu thế vì đối tượng của hai thuộc tánh nầy là chúng sanh trong lúc đối tượng của tâm siêu thế là níp bàn. (Có điểm thú vị trong Phật giáo Đại Thừa thì đỉnh điểm của giác ngộ là sự dung thông cả hai đại bi và đại trí trong lúc theo kinh điển Pàli thì tâm đại bi và tuệ giác là có hai cảnh giới khác biệt và sự dung thông đáng nói là sự hoàn quyện tuyệt hảo của bát chi đạo).

Tâm sơ quả, nhị quả, tâm quả, tứ quả

20 tâm quả siêu thế có 36 thuộc tánh tương hợp: 13 thuộc tánh tợ tha, 23 thuộc tánh Tịnh hảo (trừ vô lượng phần) giống như tâm đạo siêu thế.

 

Tâm sơ quả, nhị quả, tam quả, tứ quả sơ thiền

 

Tâm sơ quả, nhị quả, tam quả, tứ quả nhị thiền

 

Tâm sơ quả, nhị quả, tam quả, tứ quả tam thiền

 

Tâm sơ quả, nhị quả, tam quả, tứ quả tứ thiền

 

Tâm sơ quả, nhị quả, tam quả, tứ quả ngũ thiền

Không có sự sai biệt về tương hợp tâm với thuộc tánh khi nói về tâm đạo và tâm quả siêu thế. Ở đây chỉ lập lại theo cách khác để rõ ràng dễ nhớ:

 

4 tâm sơ quả siêu thế có 36 thuộc tánh tương hợp: 13 thuộc tánh tợ tha, 23 thuộc tánh tịnh hảo (trừ vô lượng phần).

 

4 tâm nhị quả siêu thế có 35 thuộc tánh tương hợp:

 

12 thuộc tánh tợ tha (trừ tầm), 23 thuộc tánh Tịnh hảo (trừ vô lượng phần).

 

4 tâm tam quả siêu thế có 34 thuộc tánh tương hợp: 11 thuộc tánh tợ tha (trừ tầm, tứ), 23 thuộc tánh Tịnh hảo (trừ vô lượng phần).

 

4 tâm tứ quả siêu thế có 33 thuộc tánh tương hợp: 10 thuộc tánh tợ tha (trừ tầm, tứ và hỷ), 23 thuộc tánh Tịnh hảo (trừ vô lượng phần).

4 tâm quả ngũ thiền siêu thế tương hợp thuộc tánh cũng giống như 4 tâm quả tứ thiền (chỉ đổi lại thuộc tánh thọ là thọ xả.

Biểu Đồ Chư Pháp: Tương Hợp Tâm Và Thuộc Tánh : Tâm Siêu Thế

 

Ý kiến bạn đọc