Có thể chẳng dễ chọn cảnh giới tái sanh? _ 120. Kinh Hành Sanh (Saṅkhāruppati Sutta)  _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ 9.3.2021

Có thể chẳng dễ chọn cảnh giới tái sanh? _ 120. Kinh Hành Sanh (Saṅkhāruppati Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ 9.3.2021

Thứ ba, 09/03/2021, 17:20 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 9.3.2021

120. Kinh Hành Sanh

(Saṅkhāruppati Sutta)

Có thể chẳng dễ chọn cảnh giới tái sanh?

Phạn ngữ saṅkhāruppati có nghĩa là tái sanh theo ước nguyện. Luân hồi thường là bước đi vô định nhưng theo Phật Pháp thì với một người có đầy đủ năm pháp là tín, giới, văn, thí, tuệ thì ước nguyện tái sanh được thành tựu. Năm pháp nầy còn là nền tảng cho chí nguyện giải thoát sanh tử.

580. Ước nguyện tái sanh trong cõi nhân loại

Một người muốn sanh vào cảnh giới nào đó ở kiếp sau cầ đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Cõi người là cảnh giới thích hợp để huân tập công đức:

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tịnh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo" -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: "Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông sự tái sanh do hành đưa lại. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ giảng". -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn(suta), đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy nghĩ như sau: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ sanh cọng trú trong đại gia tộc Sát đế lỵ!" Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỷ-kheo được an trú, tu tập, làm cho sung mãn như vậy đưa vị ấy thọ sanh tại chỗ ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là đạo, đây là lộ trình đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy nghĩ: "Mong rằng, sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ sanh cọng trú trong đại gia tộc Bà-la-môn... hay trong đại gia tộc cư sĩ!" Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỷ- kheo được an trú, tu tập, làm cho sung mãn như vậy đưa vị ấy thọ sanh tại chỗ ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là đạo, đây là lộ trình đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

581. Ước nguyện tái sanh trong các cõi trời dục giới

Những cõi trời dục giới là các cõi thiên chúng sanh thọ sanh nhờ phước báu của thiện hạnh. Những thiện nghiệp đã làm nếu có năm chi phần tín, giới, văn, thí, tuệ thì sở nguyện thọ sanh được thành tựu:

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Bốn Ðại Thiên vương có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ". Vị ấy nghĩ: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh cọng trú với chư Thiên ở cõi trời Tứ thiên!" Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỷ-kheo được an trú, tu tập,... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Chư Thiên Tavatimsa (Tam thập tam thiên)..., chư Thiên Yama (Dạ-ma)..., chư Thiên Tusitā (Ðâu-suất-đà)..., chư Thiên Nimmānarati (Hóa Lạc)..., chư Thiên Paramimmitavasavatti (Tha Hóa Tự Tại) có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ. Vị ấy nghĩ: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh cọng trú với chư Thiên ở Tha Hóa Tự Tại Thiên!" Vị ấy chuyên định tâm ấy... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

582. Ước nguyện tái sanh trong các cõi Phạm thiên

Phạm thiên sắc giới và vô sắc giới là những cõi thiên sanh ra do năng lực của các thiền chứng không bị hoại lúc lâm chung. Tuy vậy vẫn cần năm pháp tín, giới, văn, thí, tuệ để ước nguyện được viên thành:

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ"... Này các Tỷ-kheo, ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần biến mãn một ngàn thế giới. Và vị ấy sống thuấn nhuần, biến mãn các chúng sanh được sanh lên thế giới ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người có mắt cầm một trái āmaṇḍa (a-ma-lặc) trong tay và nhìn trái ấy; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn một ngàn thế giới. Và vị ấy sống thấm nhuần, biến mãn các chúng sanh được sanh lên thế giới ấy. Vị ấy nghĩ: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ được sanh cọng trú với ngàn Phạm thiên!" Vị ấy chuyên định tâm ấy... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Hai ngàn Phạm thiên giới... ba ngàn Phạm thiên... bốn ngàn Phạm thiên... năm ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ. Này các Tỷ-kheo, năm ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ. Này các Tỷ-kheo, năm ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn năm ngàn thế giới. Và vị ấy sống thấm nhuần biến mãn các chúng sanh được sanh lên thế giới ấy. Ví như này các Tỷ-kheo, một người có mắt cầm năm trái amanda (a-ma-lặc) trong tay và nhìn các trái ấy. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, năm ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn năm ngàn thế giới. Và vị ấy sống thấm nhuần biến mãn các chúng sanh được sanh lên các thế giới ấy". Vị ấy nghĩ: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ được sanh cọng trú với năm ngàn Phạm thiên!" Vị ấy chuyên định tâm ấy.... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Mười ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ". Này các Tỷ- kheo, mười ngàn Phạm thiên giới thấm nhuần biến mãn mười ngàn thế giới. Vị ấy sống thấm nhuần biến mãn các chúng sanh được sanh lên các thế giới ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, một hòn lưu ly bảo châu, đẹp đẽ trong suốt, có tám mặt, khéo dũa, khéo mài, đặt trên một tấm nàm màu lạt, sẽ chiếu sáng, sáng chói; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, mười ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn mười ngàn thế giới ấy. Vị ấy nghĩ: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh cọng trú với mười ngàn Phạm thiên!" Vị ấy chuyên định tâm ấy... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Trăm ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ". Này các Tỷ- kheo, trăm ngàn Phạm thiên, sống thấm nhuần, biến mãn trăm ngàn thế giới... Vị ấy cũng thấm nhuần, biến mãn các chúng sanh được sanh lên các thế giới ấy. Ví như một đồ trang sức làm bằng vàng ròng (jambonada), được khéo tôi luyện trong lò của một thợ vàng thiện xảo, nếu được đặt trên một tấm màn màu lạt sẽ chiếu sáng, rực sáng, chói sáng; cũng vậy này các Tỷ-kheo, trăm ngàn Phạm thiên an trú thấm nhuần biến mãn trăm ngàn thế giới... Vị ấy nghĩ: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh cọng trú với trăm ngàn Phạm thiên!" Vị ấy chuyên định tâm ấy... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Chư Quang thiên... Thiểu Quang thiên, Vô Lượng Quang thiên... Quang Âm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ". Vị ấy nghĩ: "Mong rằng ... "... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Chư Tịnh thiên.... Thiểu Tịnh thiên... Vô lượng Tịnh thiên... Biến Tịnh thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ". Vị ấy nghĩ: "Mong rằng... "... , đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Quảng Quả thiên... Vô Phiền thiên... Vô Nhiệt thiên... Thiện Kiến thiên.. A-ca-ni-sa thiên có thọ mạng lâu dài có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ". Vị ấy nghĩ: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh cọng trú với chư A-ca-ni-sa-thiên". Vị ấy chuyên định tâm ấy... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Chư Thiên đã đạt được Hư không vô biên xứ, có thọ mạng lâu dài, cửu trú, có nhiều lạc thọ". Vị ấy nghĩ: "Mong rằng... "... , đưa đến tái sanh chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Chư Thiên đã đạt được Thức vô biên xứ... đã được Vô sở hữu xứ... đã đạt được Phi tưởng phi phi tưởng xứ có thọ mạng lâu dài, cửu trú, có nhiều lạc thọ" Vị ấy nghĩ: "Mong rằng ... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

583. Ước nguyện giải thoát sanh tử

Ngay cả ước nguyện chấm dứt sanh tử cũng cần có năm yếu tố trợ duyên:

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy nghĩ: "Mong rằng, với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, ta chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu!" Vị ấy với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu. Này các Tỷ- kheo, Tỷ-kheo này không sinh ra một nơi nào, không sinh ra một chỗ nào.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Thảo luận 1. Tại sao “văn” cũng là một thứ trí tuệ nhưng lại được kể riêng thành một pháp? _ do TT Tuệ Siêu giảng giải

Thảo luận 2. Phải chăng 5 pháp tín, giới, văn, thí, tuệ có liên hệ đặc biệt đến điều gọi là “pháp khiến sở nguyện được thành tựu? _ do TT Tuệ Siêu giảng giải

Thảo luận 3. Phật giáo Tây Tạng, và cũng một số tông phái khác của Phật giáo Đại Thừa, có điểm nổi bật về hướng cầu cảnh giới tái sanh. Bài kinh nầy cũng nói về ước nguyện đối với cảnh giới tái sanh. Như vậy trong trường hợp nào sự chấm dứt sanh tử cần được nhấn mạnh? trong trường hợp nào nên hướng cầu cảnh giới tái sanh? _ do TT Tuệ Siêu giảng giải

Thảo luận 4. Năm pháp được đề cập trong bài kinh nầy có nằm trong nguyên tắc “ắt có và đủ” để thành tựu sở nguyện hay không nhất thiết phải có đầy đủ cả 5 pháp? _ do TT Pháp Đăng giảng giải

 

 

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 120 [tóm tắt]

Kinh Hành Sanh

(Saṅkhāruppati Sutta)

(M.iii, 99)

Đức Thế Tôn giảng về sự tái sanh do hành đưa đến. Một vị Tỷ-kheo đầy đủ năm pháp là tín, bố thí, giới, đa văn, trí tuệ, khi chú tâm đến một cảnh giới thọ sanh nào, thì do những hành của vị ấy được an trú, làm cho sung mãn như vậy, vị ấy sẽ được thọ sanh tại cảnh giới mình muốn: Vị ấy có thể thọ sanh cộng trú trong một đại gia thuộc dòng Sát-đế-lợi, Bà-la- môn, cư sĩ hay cộng trú với chư Thiên ở bốn Đại thiên vương, Tam thập tam thiên, Dạ-ma thiên, Đâu-suất-đà thiên, Hóa lạc thiên, Tha hóa tự tại thiên, ngàn Phạm thiên giới, hai ngàn cho đến trăm ngàn Phạm thiên giới, hoặc thọ sanh ở Chư quang thiên, Chư tịnh thiên, Quảng quả thiên, Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên.... Những cõi trời thuộc Sắc giới cho đến Sắc cứu cánh thiên. Vị ấy có thể thọ sanh ở các cõi trời vô sắc, ở Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thọ hưởng lạc thọ lâu dài.

Nếu vị Tỷ-kheo đầy đủ năm pháp tín, thí ở trên khởi ý nghĩ: “Mong rằng với sự đoạn trừ lậu hoặc, với thắng trí, ta chứng đạt, an trú ngay trong hiện tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu”, thì với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, vị ấy sẽ chứng đạt tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Vị Tỷ-kheo này không thọ sanh ở một nơi nào nữa./.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 120 [dàn ý]

Kinh Hành Sanh

(Saṅkhāruppati Sutta)

(M.iii, 99)

A. Duyên khởi:

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và nói rõ sẽ giảng về sự tái sanh do hành đem lại.

B. Chánh kinh:

I. Đạo lộ đưa đến tái sinh trong đại gia tộc Sát-đế-lỵ.

II. Đạo lộ đưa đến tái sinh trong đại gia tộc Bà-la-môn, cư sĩ.

III. Đạo lộ đưa đến tái sinh lên 4 đại thiên vương.

IV. Đạo lộ đưa đến tái sinh lên Tam thập tam thiên, Dạ-ma thiên, Đâu-suất thiên, Hóa lạc thiên, Tha hóa tự tại thiên.

V. Đạo lộ đưa đến tái sinh trong ngàn Phạm thiên giới.

VI. Đạo lộ đưa đến tái sinh trong 2, 3, 4, 5 ngàn Phạm thiên giới.

VII. Đạo lộ đưa đến tái sinh trong mười ngàn Phạm thiên giới.

VIII. Đạo lộ đưa đến tái sinh trong trăm ngàn Phạm thiên giới.

IX. Đạo lộ đưa đến tái sinh lên chư quang thiên giới.

X. Đạo lộ đưa đến tái sinh lên chư định thiên giới.

XI. Đạo lộ đưa đến tái sinh lên chư thiên tứ thân sắc giới.

XII. Đạo lộ đưa đến tái sinh lên hư không vô biên xứ.

XIII. Đạo lộ đưa đến tái sinh lên thức vô biên xứ.

XIV. Đạo lộ đưa đến tái sinh chứng được tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 120 [toát yếu]

Kinh Hành Sanh

(Saṅkhāruppati Sutta)

(M.iii, 99)

I. TOÁT YẾU

Reappearance by Aspiration.

The Buddha teaches how one can be reborn in accordance with one's wish.

Sự tái sinh do ước nguyện.

Phật dạy làm thế nào ta có thể tái sanh tùy theo mong ước của mình.

II. TÓM TẮT

Phật dạy về sự tái sinh do ý hành [1] mang lại. Một tỷ kheo đầy đủ năm pháp là tín giới thí văn tuệ, nếu khởi lên mong ước được tái sinh vào giai cấp nào hay cõi nào, thì hãy chú tâm vào cõi ấy, tu tập tâm ấy, khi thân hoại mạng chung liền được như ý. Ðấy là đạo lộ đưa đến tái sinh theo ước nguyện [2]. Như mong sinh vào dòng họ Sát đế lỵ, Bà- la-môn, cư sĩ, Bốn đại thiên vương, Tam thập tam thiên, Dạ-ma, Ðâu-suất, Hóa lạc, Tha hóa tự tại, hoặc mong sinh vào cõi Phạm thiên có tâm biến mãn [3] từ một ngàn đến một trăm ngàn thế giới. Hoặc mong sinh vào chư quang thiên [4]: Thiểu quang, Vô lượng quang, Quang âm thiên; hay chư Tịnh thiên: Thiểu tịnh, Vô lượng tịnh, Biến tịnh; hoặc cõi trời Quảng quả, Vô phiền, Vô nhiệt, Thiện kiến, sắc cứu cánh; hoặc vào cõi Không vô biên, Thức vô biên, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tùy ý muốn và sự tu tập tương ưng cõi nào, vị tỷ kheo sẽ tái sinh vào cõi ấy. Nếu đầy đủ năm pháp trên, nhưng chỉ mong an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu, thì vị ấy do đoạn trừ các lậu hoặc, sẽ chứng đạt antrú vô lậu tâm ngay hiện tại, không còn tái sinh ở bất cứ nơi nào [5].

III. CHÚ GIẢI

1. Sankhārā luôn luôn được dịch là formation (hành) nhưng nội dung kinh này có lẽ cần dịch cách khác để làm sáng tỏ ý nghĩa. MA lúc đầu giải là sự tái hiện của các hành (thay vì của một cái ngã hay con người) hoặc tái hiện các uẩn trong một hiện hữu mới nhờ một nghiệp hành có công đức. Tuy nhiên trong các đoạn kế tiếp, MA lại chú thích sankhārā là patthanā, chữ này có một ý nghĩa dứt khoát là nguyện vọng.

2. MA: Ðạo là năm đức tín tấn niệm định tuệ cùng với nguyện. Người có năm đức mà không nguyện hoặc có nguyện mà thiếu năm đức thì không có một số phận quyết định. Số phận có tính quyết định chỉ khi có đủ cả hai yếu tố.

3. MA giải thích có năm thứ biến mãn: biến mãn tâm, nghĩa là biết tâm chúng sinh trong một ngàn thế giới; biến mãn kasina là triển khai được tướng của kasina đến ngàn thế giới; biến mãn thiên nhãn, biến mãn ánh sáng, biến mãn thân, như trên.

4. Xem chú thích kinh số 1 về các cõi trời.

5. MA: Năm đức đã kể cũng đủ để tái sinh vào cõi dục, nhưng muốn có tái sinh thù thắng hơn và muốn đoạn trừ lậu hoặc thì cần nhiều điều kiện hơn. Căn cứ trên năm đức mà đắc thiền chứng thì sẽ sinh vào cõi Phạm thiên; nếu đắc các vô sắc thì sẽ sinh vào vô sắc giới. Nếu phát triển tuệ giác và đắc quả Bất hoàn, thì được sinh vào cõi Tịnh cư thiên; nếu đắc A-la-hán đạo thì sẽ được lậu tận.

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V. KỆ TỤNG

‘Phật dạy về tái sinh

Do ý hành [1] mang lại.

Cần có đủ năm đức

Tín giới thí tuệ văn

‘Mong tái sinh về đâu

Hãy chú tâm tu tập,

Khi thân hoại mạng chung

Liền tái sinh như nguyện [2]:

Vào dòng Sát đế lỵ,

Bà-la-môn, cư sĩ,

Hoặc Bốn đại thiên vương,

Hoặc Tam thập tam thiên,

Dạ-ma, Ðâu-suất-đà,

Hóa lạc, Tự tại thiên,

Hoặc các cõi Phạm thiên

Biến mãn [3] từ một ngàn

Đến trăm ngàn thế giới

Hoặc vào chư quang thiên [4]

Thiểu, Vô lượng, Quang âm

Hay là chư Tịnh thiên:

Thiểu, Vô lượng, Biến tịnh;

Hoặc cõi trời Quảng quả

Vô phiền, Vô nhiệt thiên,

Thiện kiến, Sắc cứu cánh;

Hoặc cõi Không vô biên

Hay cõi Thức vô biên,

Hay Vô sở hữu xứ

‘Cõi Phi tưởng phi phi

Do ước nguyện, tu tập,

Tỷ kheo sẽ tái sinh

Vào cõi như ý nguyện.

‘Nếu đầy đủ năm pháp

Nhưng chỉ mong an trú

Vô lậu tâm giải thoát

Vô lậu tuệ giải thoát

Ðoạn trừ các lậu hoặc,

Tỷ kheo sẽ chứng đạt

An trú vô lậu tâm

Ngay trong đời hiện tại,

Không còn phải tái sinh

Ở bất cứ nơi nào [5].

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

120. Saṅkhārupapattisuttaṃ [Mūla]

160. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''saṅkhārupapattiṃ [saṅkhārūpapattiṃ (syā. kaṃ.), saṅkhāruppattiṃ (sī. pī.)] vo, bhikkhave, desessāmi, taṃ suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha bhāsissāmīti. ''Evaṃ, bhanteti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca :

161. ''Idha, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena samannāgato hoti, sutena samannāgato hoti, cāgena samannāgato hoti, paññāya samannāgato hoti. Tassa evaṃ hoti : 'aho vatāhaṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā khattiyamahāsālānaṃ [khattiyamahāsālānaṃ vā (syā. kaṃ. pī.)] sahabyataṃ upapajjeyyanti. So taṃ cittaṃ dahati, taṃ cittaṃ adhiṭṭhāti, taṃ cittaṃ bhāveti . Tassa te saṅkhārā ca vihārā [vihāro (sī. pī.)] ca evaṃ bhāvitā evaṃ bahulīkatā tatrupapattiyā [tatrūpapattiyā (syā. kaṃ.), tatruppattiyā (sī. pī.)] saṃvattanti. Ayaṃ, bhikkhave, maggo ayaṃ paṭipadā tatrupapattiyā saṃvattati.

162. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena samannāgato hoti, sutena samannāgato hoti, cāgena samannāgato hoti, paññāya samannāgato hoti. Tassa evaṃ hoti : 'aho vatāhaṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā brāhmaṇamahāsālānaṃ - pe - gahapatimahāsālānaṃ [brāhmaṇamahāsālānaṃ vā gahapatimahāsālānaṃ vā (syā. kaṃ. pī.)] sahabyataṃ upapajjeyyanti. So taṃ cittaṃ dahati, taṃ cittaṃ adhiṭṭhāti, taṃ cittaṃ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṃ bhāvitā evaṃ bahulīkatā tatrupapattiyā saṃvattanti. Ayaṃ, bhikkhave, maggo ayaṃ paṭipadā tatrupapattiyā saṃvattati.

163. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena samannāgato hoti, sutena samannāgato hoti, cāgena samannāgato hoti, paññāya samannāgato hoti. Tassa sutaṃ hoti : 'cātumahārājikā [cātummahārājikā (sī. syā. kaṃ. pī.)] devā dīghāyukā vaṇṇavanto sukhabahulāti. Tassa evaṃ hoti : 'aho vatāhaṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā cātumahārājikānaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjeyyanti . So taṃ cittaṃ dahati, taṃ cittaṃ adhiṭṭhāti, taṃ cittaṃ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṃ bhāvitā evaṃ bahulīkatā tatrupapattiyā saṃvattanti. Ayaṃ, bhikkhave, maggo ayaṃ paṭipadā tatrupapattiyā saṃvattati.

164. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena samannāgato hoti, sutena samannāgato hoti, cāgena samannāgato hoti, paññāya samannāgato hoti. Tassa sutaṃ hoti : tāvatiṃsā devā - pe - yāmā devā... tusitā devā... nimmānaratī devā... paranimmitavasavattī devā dīghāyukā vaṇṇavanto sukhabahulāti. Tassa evaṃ hoti : 'aho vatāhaṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā paranimmitavasavattīnaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjeyyanti . So taṃ cittaṃ dahati, taṃ cittaṃ adhiṭṭhāti, taṃ cittaṃ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṃ bhāvitā evaṃ bahulīkatā tatrupapattiyā saṃvattanti. Ayaṃ, bhikkhave, maggo ayaṃ paṭipadā tatrupapattiyā saṃvattati.

165. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena samannāgato hoti, sutena samannāgato hoti, cāgena samannāgato hoti, paññāya samannāgato hoti. Tassa sutaṃ hoti : 'sahasso brahmā dīghāyuko vaṇṇavā sukhabahuloti. Sahasso, bhikkhave, brahmā sahassilokadhātuṃ [sahassiṃ lokadhātuṃ (sī.)] pharitvā adhimuccitvā [adhimuñcitvā (ka.)] viharati. Yepi tattha sattā upapannā tepi pharitvā adhimuccitvā viharati. Seyyathāpi, bhikkhave, cakkhumā puriso ekaṃ āmaṇḍaṃ hatthe karitvā paccavekkheyya evameva kho, bhikkhave, sahasso brahmā sahassilokadhātuṃ pharitvā adhimuccitvā viharati. Yepi tattha sattā upapannā tepi pharitvā adhimuccitvā viharati. Tassa evaṃ hoti : 'aho vatāhaṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sahassassa brahmuno sahabyataṃ upapajjeyyanti. So taṃ cittaṃ dahati, taṃ cittaṃ adhiṭṭhāti, taṃ cittaṃ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṃ bhāvitā evaṃ bahulīkatā tatrupapattiyā saṃvattanti. Ayaṃ, bhikkhave, maggo ayaṃ paṭipadā tatrupapattiyā saṃvattati.

166. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena samannāgato hoti, sutena... cāgena... paññāya samannāgato hoti. Tassa sutaṃ hoti : dvisahasso brahmā - pe - tisahasso brahmā... catusahasso brahmā... pañcasahasso brahmā dīghāyuko vaṇṇavā sukhabahuloti. Pañcasahasso, bhikkhave, brahmā pañcasahassilokadhātuṃ pharitvā adhimuccitvā viharati. Yepi tattha sattā upapannā tepi pharitvā adhimuccitvā viharati. Seyyathāpi, bhikkhave, cakkhumā puriso pañca āmaṇḍāni hatthe karitvā paccavekkheyya evameva kho, bhikkhave, pañcasahasso brahmā pañcasahassilokadhātuṃ pharitvā adhimuccitvā viharati. Yepi tattha sattā upapannā tepi pharitvā adhimuccitvā viharati. Tassa evaṃ hoti : 'aho vatāhaṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā pañcasahassassa brahmuno sahabyataṃ upapajjeyyanti. So taṃ cittaṃ dahati, taṃ cittaṃ adhiṭṭhāti, taṃ cittaṃ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṃ bhāvitā evaṃ bahulīkatā tatrupapattiyā saṃvattanti. Ayaṃ, bhikkhave, maggo ayaṃ paṭipadā tatrupapattiyā saṃvattati.

167. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena samannāgato hoti, sutena... cāgena... paññāya samannāgato hoti. Tassa sutaṃ hoti : 'dasasahasso brahmā dīghāyuko vaṇṇavā sukhabahuloti. Dasasahasso, bhikkhave, brahmā dasasahassilokadhātuṃ pharitvā adhimuccitvā viharati. Yepi tattha sattā upapannā tepi pharitvā adhimuccitvā viharati. Seyyathāpi, bhikkhave, maṇi veḷuriyo subho jātimā aṭṭhaṃso suparikammakato paṇḍukambale nikkhitto bhāsate ca tapate ca [bhāsati ca tapati ca (sī. syā. kaṃ. pī.)] virocati ca evameva kho, bhikkhave, dasasahasso brahmā dasasahassilokadhātuṃ pharitvā adhimuccitvā viharati. Yepi tattha sattā upapannā tepi pharitvā adhimuccitvā viharati. Tassa evaṃ hoti : 'aho vatāhaṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā dasasahassassa brahmuno sahabyataṃ upapajjeyyanti. So taṃ cittaṃ dahati, taṃ cittaṃ adhiṭṭhāti, taṃ cittaṃ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṃ bhāvitā evaṃ bahulīkatā tatrupapattiyā saṃvattanti. Ayaṃ, bhikkhave, maggo ayaṃ paṭipadā tatrupapattiyā saṃvattati.

168. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena... sutena... cāgena... paññāya samannāgato hoti. Tassa sutaṃ hoti : 'satasahasso brahmā dīghāyuko vaṇṇavā sukhabahuloti. Satasahasso, bhikkhave, brahmā satasahassilokadhātuṃ pharitvā adhimuccitvā viharati. Yepi tattha sattā upapannā tepi pharitvā adhimuccitvā viharati. Seyyathāpi, bhikkhave, nikkhaṃ jambonadaṃ [nekkhaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)] dakkhakammāraputtaukkāmukhasukusalasampahaṭṭhaṃ paṇḍukambale nikkhittaṃ bhāsate ca tapate ca virocati ca evameva kho, bhikkhave, satasahasso brahmā satasahassilokadhātuṃ pharitvā adhimuccitvā viharati. Yepi tattha sattā upapannā tepi pharitvā adhimuccitvā viharati. Tassa evaṃ hoti : 'aho vatāhaṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā satasahassassa brahmuno sahabyataṃ upapajjeyyanti . So taṃ cittaṃ dahati, taṃ cittaṃ adhiṭṭhāti, taṃ cittaṃ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṃ bhāvitā evaṃ bahulīkatā tatrupapattiyā saṃvattanti. Ayaṃ, bhikkhave, maggo ayaṃ paṭipadā tatrupapattiyā saṃvattati.

169. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena... sutena... cāgena... paññāya samannāgato hoti. Tassa sutaṃ hoti : ābhā devā - pe - parittābhā devā... appamāṇābhā devā... ābhassarā devā dīghāyukā vaṇṇavanto sukhabahulāti. Tassa evaṃ hoti : 'aho vatāhaṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā ābhassarānaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjeyyanti. So taṃ cittaṃ dahati, taṃ cittaṃ adhiṭṭhāti, taṃ cittaṃ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṃ bhāvitā evaṃ bahulīkatā tatrupapattiyā saṃvattanti. Ayaṃ, bhikkhave, maggo ayaṃ paṭipadā tatrupapattiyā saṃvattati.

170. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena ... sutena... cāgena... paññāya samannāgato hoti. Tassa sutaṃ hoti : parittasubhā devā - pe - appamāṇasubhā devā... subhakiṇhā devā dīghāyukā vaṇṇavanto sukhabahulāti. Tassa evaṃ hoti : 'aho vatāhaṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā subhakiṇhānaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjeyyanti. So taṃ cittaṃ dahati, taṃ cittaṃ adhiṭṭhāti, taṃ cittaṃ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṃ bhāvitā evaṃ bahulīkatā tatrupapattiyā saṃvattanti. Ayaṃ, bhikkhave, maggo ayaṃ paṭipadā tatrupapattiyā saṃvattati.

171. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena... sutena... cāgena... paññāya samannāgato hoti. Tassa sutaṃ hoti : vehapphalā devā - pe - avihā devā... atappā devā... sudassā devā... sudassī devā... akaniṭṭhā devā dīghāyukā vaṇṇavanto sukhabahulāti. Tassa evaṃ hoti : 'aho vatāhaṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā akaniṭṭhānaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjeyyanti. So taṃ cittaṃ dahati, taṃ cittaṃ adhiṭṭhāti, taṃ cittaṃ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṃ bhāvitā evaṃ bahulīkatā tatrupapattiyā saṃvattanti. Ayaṃ, bhikkhave, maggo ayaṃ paṭipadā tatrupapattiyā saṃvattati.

172. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena... sutena... cāgena... paññāya samannāgato hoti. Tassa sutaṃ hoti : 'ākāsānañcāyatanūpagā devā dīghāyukā ciraṭṭhitikā sukhabahulāti . Tassa evaṃ hoti : 'aho vatāhaṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā ākāsānañcāyatanūpagānaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjeyyanti. So taṃ cittaṃ dahati, taṃ cittaṃ adhiṭṭhāti, taṃ cittaṃ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṃ bhāvitā evaṃ bahulīkatā tatrupapattiyā saṃvattanti. Ayaṃ, bhikkhave, maggo ayaṃ paṭipadā tatrupapattiyā saṃvattati.

173. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena... sutena... cāgena... paññāya samannāgato hoti. Tassa sutaṃ hoti : 'viññāṇañcāyatanūpagā devā dīghāyukā ciraṭṭhitikā sukhabahulāti. Tassa evaṃ hoti : 'aho vatāhaṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā viññāṇañcāyatanūpagānaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjeyyanti. So taṃ cittaṃ dahati, taṃ cittaṃ adhiṭṭhāti, taṃ cittaṃ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṃ bhāvitā evaṃ bahulīkatā tatrupapattiyā saṃvattanti. Ayaṃ, bhikkhave, maggo ayaṃ paṭipadā tatrupapattiyā saṃvattati.

174. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena... sutena... cāgena... paññāya samannāgato hoti. Tassa sutaṃ hoti : ākiñcaññāyatanūpagā devā - pe - nevasaññānāsaññāyatanūpagā devā dīghāyukā ciraṭṭhitikā sukhabahulāti. Tassa evaṃ hoti : 'aho vatāhaṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā nevasaññānāsaññāyatanūpagānaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjeyyanti. So taṃ cittaṃ dahati, taṃ cittaṃ adhiṭṭhāti, taṃ cittaṃ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṃ bhāvitā evaṃ bahulīkatā tatrupapattiyā saṃvattanti. Ayaṃ, bhikkhave, maggo ayaṃ paṭipadā tatrupapattiyā saṃvattati.

175. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena... sutena... cāgena... paññāya samannāgato hoti. Tassa evaṃ hoti : 'aho vatāhaṃ āsavānaṃ khayā anāsavaṃ cetovimuttiṃ paññāvimuttiṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihareyyanti. So āsavānaṃ khayā anāsavaṃ cetovimuttiṃ paññāvimuttiṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharati. Ayaṃ, bhikkhave, bhikkhu na katthaci upapajjatīti [na katthaci upapajjati, na kuhiñci upapajjatīti (sī. pī.), na katthaci upapajjati, na kuhiñci upasampajja viharatīti. (Ka0)]. Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

Saṅkhārupapattisuttaṃ niṭṭhitaṃ dasamaṃ.

Anupadavaggo niṭṭhito dutiyo.

Tassuddānaṃ :

Anupāda-sodhana-porisadhammo, sevitabba-bahudhātu-vibhatti.

Buddhassa kittināma-cattārīsena, ānāpāno kāyagato upapatti [ito paraṃ syā. kaṃ. ka. potthakesu evampi dissati :- candake vimale parisuddhe, puṇṇasammodinirodhaattano. Dandhā bahujanasevitaṃ dhammavaraṃ, yaṃ anupadaṃ vaggavaraṃ dutiyāti]..

120. Saṅkhārupapattisuttavaṇṇanā [Atthakathā]

160. Evaṃ me sutanti saṅkhārupapattisuttaṃ. Tattha saṅkhārupapattinti saṅkhārānaṃyeva upapattiṃ, na sattassa, na posassa, puññābhisaṅkhārena vā bhavūpagakkhandhānaṃ upapattiṃ.

161. Saddhāya samannāgatoti saddhādayo pañca dhammā lokikā vaṭṭanti. Dahatīti ṭhapeti. Adhiṭṭhātīti patiṭṭhāpeti. Saṅkhārā ca vihārā cāti saha patthanāya saddhādayova pañca dhammā. Tatrupapattiyāti tasmiṃ ṭhāne nibbattanatthāya. Ayaṃ maggo ayaṃ paṭipadāti saha patthanāya pañca dhammāva. Yassa hi pañca dhammā atthi, na patthanā, tassa gati anibaddhā. Yassa patthanā atthi, na pañca dhammā, tassapi anibaddhā. Yesaṃ ubhayaṃ atthi, tesaṃ gati nibaddhā. Yathā hi ākāse khittadaṇḍo aggena vā majjhena vā mūlena vā nipatissatīti niyamo natthi, evaṃ sattānaṃ paṭisandhiggahaṇaṃ aniyataṃ. Tasmā kusalaṃ kammaṃ katvā ekasmiṃ ṭhāne patthanaṃ kātuṃ vaṭṭati.

165. Āmaṇḍanti āmalakaṃ. Yathā taṃ parisuddhacakkhussa purisassa sabbasova pākaṭaṃ hoti, evaṃ tassa brahmuno saddhiṃ tattha nibbattasattehi sahassī lokadhātu. Esa nayo sabbattha.

167. Subhoti sundaro. Jātimāti ākarasampanno. Suparikammakatoti dhovanādīhi suṭṭhukataparikammo. Paṇḍukambale nikkhittoti rattakambale ṭhapito.

168. Satasahassoti lokadhātusatasahassamhi ālokapharaṇabrahmā. Nikkhanti nikkhena kataṃ piḷandhanaṃ, nikkhaṃ nāma pañcasuvaṇṇaṃ, ūnakanikkhena kataṃ pasādhanañhi ghaṭṭanamajjanakkhamaṃ na hoti, atirekena kataṃ ghaṭṭanamajjanaṃ khamati, vaṇṇavantaṃ pana na hoti, pharusadhātukaṃ khāyati. Nikkhena kataṃ ghaṭṭanamajjanañceva khamati, vaṇṇavantañca hoti. Jambonadanti jambunadiyaṃ nibbattaṃ. Mahājamburukkhassa hi ekekā sākhā paṇṇāsa paṇṇāsa yojanāni vaḍḍhitā, tāsu mahantā nadiyo sandanti, tāsaṃ nadīnaṃ ubhayatīresu jambupakkānaṃ patitaṭṭhāne suvaṇṇaṅkurā uṭṭhahanti, te nadījalena vuyhamānā anupubbena mahāsamuddaṃ pavisanti. Taṃ sandhāya jambonadanti vuttaṃ. Dakkhakammāraputtaukkāmukhasukusalasampahaṭṭhanti dakkhena sukusalena kammāraputtena ukkāmukhe pacitvā sampahaṭṭhaṃ. Ukkāmukheti uddhane. Sampahaṭṭhanti dhotaghaṭṭitamajjitaṃ. Vatthopame (ma. ni. 1.75-76) ca dhātuvibhaṅge (ma. ni. 3.357-360) ca piṇḍasodhanaṃ vuttaṃ. Imasmiṃ sutte katabhaṇḍasodhanaṃ vuttaṃ.

Yaṃ pana sabbavāresu pharitvā adhimuccitvāti vuttaṃ, tattha pañcavidhaṃ pharaṇaṃ cetopharaṇaṃ kasiṇapharaṇaṃ dibbacakkhupharaṇaṃ ālokapharaṇaṃ sarīrapharaṇanti. Tattha cetopharaṇaṃ nāma lokadhātusahasse sattānaṃ cittajānanaṃ. Kasiṇapharaṇaṃ nāma lokadhātusahasse kasiṇapattharaṇaṃ. Dibbacakkhupharaṇaṃ nāma ālokaṃ vaḍḍhetvā dibbena cakkhunā sahassalokadhātudassanaṃ. Ālokapharaṇampi etadeva. Sarīrapharaṇaṃ nāma lokadhātusahasse sarīrapabhāya pattharaṇaṃ. Sabbattha imāni pañca pharaṇāni avināsentena kathetabbanti.

Tipiṭakacūḷābhayatthero panāha – ‘‘maṇiopamme kasiṇapharaṇaṃ viya nikkhopamme sarīrapharaṇaṃ viya dissatī’’ti. Tassa vādaṃ viya aṭṭhakathā nāma natthīti paṭikkhitvā sarīrapharaṇaṃ na sabbakālikaṃ, cattārimāni pharaṇāni avināsetvāva kathetabbanti vuttaṃ. Adhimuccatīti padaṃ pharaṇapadasseva vevacanaṃ, atha vā pharatīti pattharati. Adhimuccatīti jānāti.

169. Ābhātiādīsu ābhādayo nāma pāṭiyekkā devā natthi, tayo parittābhādayo devā ābhā nāma, parittāsubhādayo ca. Subhakiṇhādayo ca subhā nāma. Vehapphalādivārā pākaṭāyeva.

Ime tāva pañca dhamme bhāvetvā kāmāvacaresu nibbattatu. Brahmaloke nibbattaṃ pana āsavakkhayañca kathaṃ pāpuṇātīti? Ime pañca dhammā sīlaṃ, so imasmiṃ sīle patiṭṭhāya kasiṇaparikammaṃ katvā tā tā samāpattiyo bhāvetvā rūpībrahmaloke nibbattati, arūpajjhānāni nibbattetvā arūpībrahmaloke, samāpattipadaṭṭhānaṃ vipassanaṃ vaḍḍhetvā anāgāmiphalaṃ sacchikatvā pañcasu suddhāvāsesu nibbattati. Uparimaggaṃ bhāvetvā āsavakkhayaṃ pāpuṇātīti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Saṅkhārupapattisuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

Dutiyavaggavaṇṇanā niṭṭhitā.

Ý kiến bạn đọc