Có Những Cái Tốt Không Hẳn Là Tốt _ 128. Kinh Tùy Phiền Não (Upakkilesa Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ 23.3.2021

Có Những Cái Tốt Không Hẳn Là Tốt _ 128. Kinh Tùy Phiền Não (Upakkilesa Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ 23.3.2021

Thứ ba, 23/03/2021, 08:39 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 23.3.2021

128. Kinh Tùy Phiền Não (Upakkilesa Sutta)

Có Những Cái Tốt Không Hẳn Là Tốt

Thuật ngữ upakkilesa thường dịch là tuỳ phiền não là những pháp ngăn ngại sự tiến bộ trong thiền định. Những pháp nầy có thể là phó sản (by-product) của sự tu tập như sự hân hoan hay tinh cần quá độ chứ không nhất thiết là tham, sân, si. Đức Thế Tôn ghé thăm ba vị tôn giả Anurudha, Nandiya và Kimbila khi ba vị nầy đang trong giai đoạn nỗ lực hướng đến sự giác ngộ viên mãn. Tôn giả Anuruddha đã bạch hỏi tại sao trong lúc nhập định những hiện tượng như hào quang và sắc tướng không tồn tại lâu. Đức Thế Tôn chỉ dẫn bằng cách giải thích về các tuỳ phiền não. Sau nầy tôn giả Anuruddha được xác chứng là bậc đại đệ tử đệ nhất về thiên nhãn.

606. Trường hợp tranh chấp u mê “trời gầm không nhả”

Có những chúng sanh do phiền não chế ngự ngay cả chính khi gặp Đức Phật cũng không chuyển hoá được. Câu chuyện tranh chấp giữa hai nhóm tỳ kheo tại Kosambī đã ghi lại mãnh lực của tranh chấp hơn thua:

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Kosambī (Kiều-thưởng-di), tại tịnh xá Ghosita (Cù-sư-la).

Lúc bấy giờ các Tỷ-kheo ở Kosambī sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi. Rồi một Tỷ-kheo đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Ở đây, bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo ở Kosambī, sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi. Tốt lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn vì lòng từ mẫn, đến các Tỷ-kheo ấy.

Thế Tôn im lặng nhận lời. Rồi Thế Tôn đi đến các Tỷ-kheo ấy, sau khi đến liền nói với họ:

-- Thôi vừa rồi, các Tỷ-kheo! Chớ có cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh nhau! Khi nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn bậc Pháp Chủ, hãy dừng lại! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn chớ có nhọc lòng! Thế Tôn hãy an trú, chú tâm và hiện tại lạc trú! Vì rằng chúng con chịu trách nhiệm về sự cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh này.

Lần thứ hai, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo ấy:

-- Thôi vừa rồi, này các Tỷ-kheo! Chớ có cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh nhau. Lần thứ hai Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn bậc Pháp Chủ hãy dừng lại! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn chớ có nhọc lòng! Thế Tôn hãy an trú, chú tâm và hiện tại lạc trú! Vì rằng chúng con chịu trách nhiệm về sự cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh này.

Lần thứ ba, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo ấy:

-- Thôi vừa rồi, này các Tỷ-kheo! Chớ có cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh nhau! Lần thứ ba, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn bậc Pháp Chủ hãy dừng lại! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn chớ có nhọc lòng! Thế Tôn hãy an trú, chú tâm vào hiện tại lạc trú! Vì rằng chúng con chịu trách nhiệm về sự cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh này.

607. Thà đi một mình hơn sống với kẻ ngu

Đức Thế Tôn phải dùng tới biện pháp đi vào rừng để đánh động sự tỉnh thức của những người đang cuồng nhiệt tranh chấp:

Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát và đi vào Kosambī để khất thực. Sau khi đi khất thực ở Kosambī, ăn xong, trên con đường khi khất thực trở về, sau khi dọn dẹp chỗ nằm, lấy y bát, Ngài đứng và nói bài kệ:

Giữa quần chúng la ó,

Không ai nghĩ mình ngu,

Giữa Tăng chúng phân ly

Có ai nghĩ hướng thượng?

Thất niệm kẻ trí nói,

Ba hoa trăm thứ chuyện,

Miệng há, nói thả dàn,

Dẫn đi đâu, ai biết?

"Nó mắng tôi, đánh tôi!

Nó hại tôi, cướp tôi!"

Ai ôm oán niệm ấy,

Hận thù không thể nguôi.

"Nó mắng tôi, đánh tôi!

Nó hại tôi, cướp tôi!"

Không ôm oán niệm ấy,

Hận thù sẽ tự nguôi.

Hận thù diệt hận thù,

Không đời nào diệt được,

Từ bi diệt hận thù,

Là định luật ngàn thu.

"Người khác không hiểu biết,

Ở đây ta bị diệt",

Những ai hiểu điều này,

Nhờ vậy, tranh luận tiêu.

Kẻ chủ xướng hại mạng,

Cướp bò, ngựa tài sản,

Kẻ cướp đoạt quốc độ,

Họ còn biết đoàn kết,

Sao các Ông không vậy?

Nếu được bạn hiền trí,

Ðồng hành, khéo an trú,

Ðả thắng mọi hiểm nạn,

Sống hoan hỷ chánh niệm.

Nếu không bạn hiền trí,

Như vua bỏ quốc độ,

Cô độc như voi rừng.

Tốt hơn, sống một mình,

Không bè bạn kẻ ngu,

Cô độc không làm ác,

Nhàn hạ, như voi rừng.

608. Những đệ tử đúng nghĩa là con Phật

Trên đường đến rừng sống độc cư ba tháng, Đức Thế Tôn đã ghé thăm những đệ tử tịnh tu:

Rồi Thế Tôn đứng nói lên những câu kệ này, rồi đi đến làng Bālakaloṇakāra. Khi ấy, Tôn giả Bhagu sống ở trong làng Bālakaloṇakāra. Tôn giả Bhagu thấy Thế Tôn từ xa đi đến, liền sắp đặt chỗ ngồi và nước rửa chân. Thế Tôn ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn; sau khi ngồi, Ngài rửa chân. Tôn giả Bhagu đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Bhagu đang ngồi một bên:

-- Này Tỷ-kheo, có được an lành không? Có được sống yên vui không? Ði khất thực, có khỏi mệt nhọc không?

-- Bạch Thế Tôn, con được an lành. Bạch Thế Tôn, con sống yên vui. Bạch Thế Tôn, con đi khất thực khỏi có mệt nhọc.

Rồi Thế Tôn sau khi với thời thuyết pháp khích lệ Tôn giả Bhagu, làm cho hân hoan, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến Pācīnavaṃsadāya. Lúc bấy giờ, Tôn giả Anurudha (A- na-luật), Tôn giả Nandiya (Nan-đề) và Tôn giả Kimbila (Kim-ty-la) trú ở Pācīnavaṃsadāya. Người giữ vườn thấy Thế Tôn từ xa đi đến, khi thấy vậy liền bạch Thế Tôn:

Này Sa-môn, chớ có vào khu vườn này. Có ba Thiện gia nam tử, rất ái luyến tự ngã (attakāmanīpā) trú tại đây. Chớ có phiền nhiễu các vị ấy.

Tôn giả Anuruddha nghe người giữ khu vườn nói chuyện với Thế Tôn, liền nói với người giữ vườn:

-- Này người Giữ vườn, chớ có ngăn chặn Thế Tôn! Thế Tôn bậc Ðạo sư của chúng tôi đã đến.

Rồi Tôn giả Anuruddha đi đến Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila và nói:

-- Chư Tôn giả hãy đến! Chư Tôn giả hãy đến! Thế Tôn, bậc Ðạo sư của chúng ta đã đến.

Rồi Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila ra đón Thế Tôn, một người cầm y bát Thế Tôn, một người sửa soạn chỗ ngồi, một người đặt sẵn nước rửa chân. Thế Tôn ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn; sau khi ngồi, Thế Tôn rửa chân. Rồi các Tôn giả ấy đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Anuruddha đang ngồi xuống một bên:

-- Này các Anuruddha, các Ông có được an lành không? Có được sống yên vui không? Ði khất thực có khỏi mệt nhọc không?

-- Bạch Thế Tôn, chúng con được an lành. Bạch Thế Tôn, chúng con sống yên vui. Bạch Thế Tôn, chúng con đi khất thực khỏi có mệt nhọc.

-- Này các Anuruddha, các Ông có sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi nhau. Như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm không?

-- Bạch Thế Tôn, thật sự chúng con sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm.

-- Này các Anuruddha, như thế nào các Ông sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm?

-- Bạch Thế Tôn, ở đây chúng con nghĩ như sau: "Thật lợi ích thay cho ta! Thật khéo lợi ích thay cho ta, khi ta được sống với các đồng Phạm hạnh như vậy! Bạch Thế Tôn, do vậy đối với các vị đồng Phạm hạnh này, con khởi lên từ thân nghiệp, trước mặt và sau lưng; con khởi lên từ khẩu nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng. Bạch Thế Tôn do vậy chúng con nghĩ như sau: "Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả này". Và bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con, và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm.

Rồi Tôn giả Nandiya... Rồi Tôn giả Kimbila bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, ở đây chúng con nghĩ như sau: "Thật lợi ích thay cho ta! Thật khéo lợi ích thay cho ta, khi ta được sống với các vị đồng Phạm hạnh như vậy!" Bạch Thế Tôn, do vậy đối với các vị đồng Phạm hạnh này, con khởi lên từ thân nghiệp, trước mặt và sau lưng; con khởi lên từ khẩu nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng. Bạch Thế Tôn, do vậy chúng con nghĩ như sau: "Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả này". Và bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm. Bạch Thế Tôn, như vậy chúng con sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm.

-- Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! và này các Anuruddha, các Ông có sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần không?

-- Bạch Thế Tôn, thật sự chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

-- Này các Anuruddha, như thế nào, các Ông sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần?

-- Ở đây, bạch Thế Tôn chúng con ai đi vào làng khất thực về trước, người ấy sắp đặt các chỗ ngồi, soạn sẵn nước uống, nước rửa chân, soạn sẵn một bát để bỏ đồ dư. Ai đi vào làng khất thực về sau, người ấy, còn đồ ăn để lại, nếu muốn thì ăn, nếu không muốn thời bỏ vào chỗ không có cỏ xanh hay đổ vào nước không có loài côn trùng. Người ấy xếp dọn lại các chỗ ngồi, cất đi nước uống, nước rửa chân, cất đi cái bát để bỏ đồ dư và quét sạch nhà ăn. Ai thấy ghè nước uống, ghè nước rửa chân, hay ghè nước trong nhà cầu hết nước trống không, người ấy sẽ lo liệu (nước). Nếu làm không nỗi với sức bàn tay của mình, người ấy dùng tay ra hiệu gọi người thứ hai: "Chúng ta hãy lo liệu (nước)". Dầu vậy, bạch Thế Tôn, chúng con không vì vậy gây ra tiếng động. Và đến ngày thứ năm, bạch Thế Tôn, suốt cả một đêm chúng con ngồi đàm luận về đạo pháp. Như vậy, bạch Thế Tôn, chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

609. Một câu hỏi về về thiền định và lời dạy về tuỳ phiền não

Tôn giả Anuruddha đã bạch hỏi về trường hợp tại sao quang tướng và sắc tướng trong thiền định không duy trì được lâu. Bậc Đạo Sư dạy về các tuỳ phiền não (chữ các trong “Nầy các Anuruddha” của bản dịch nên được bỏ bớt):

-- Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này Anuruddha, các Ông sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, các Ông có chứng được pháp thượng nhân tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh, sống thoải mái an lạc không?

-- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, chúng con nhận thấy được hào quang, cũng như sự hiện khởi các sắc pháp. Nhưng hào quang ấy không bao lâu biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Chúng con không được hiểu rõ tướng ấy là gì.

-- Này các Anuruddha, tướng ấy các Ông cần phải hiểu rõ. Ta cũng vậy, này các Anuruddha, trước khi giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, còn là Bồ-tát, Ta nhận thấy hào quang và sự hiện khởi các sắc pháp. Nhưng hào quang ấy không bao lâu biến mất nơi Ta cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Do nhân gì, do duyên gì hào quang biến mất đối với Ta, cùng với sự hiện khởi các sắc pháp?" Này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Nghi hoặc khởi lên nơi Ta. Vì có nghi hoặc nên định của Ta bị biến diệt; khi định biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta sẽ phải làm thế nào để nghi hoặc không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, nhận thấy được hào quang cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Nhưng hào quang ấy không bao lâu biến mất nơi Ta, cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Do nhân gì, do duyên gì, hào quang biến mất nơi Ta, cùng với sự hiện khởi của các sắc pháp?" Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Không tác ý khởi lên nơi Ta Vì không có tác ý, nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm như thế nào để nghi hoặc và không tác ý không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật... Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Hôn trầm, thụy miên, khởi lên nơi Ta. Vì có hôn trầm, thụy miên nên định của Ta bị biến diệt; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm như thế nào để nghi hoặc, không tác ý và hôn trầm, thụy miên không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật... Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Sự sợ hãi khởi lên nơi Ta. Vì có sợ hãi, nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp". Ví như, này các Anuruddha, một người đang đi trên con đường, có kẻ giết người nhảy đến (công kích) từ hai phía. Do nhân duyên từ hai phía, người ấy khởi lên sợ hãi. Cũng vậy, này các Anuruddha, sợ hãi khởi lên nơi Ta. Vì có sợ hãi, nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc, không tác ý hôn trầm, thụy miên và sự sợ hãi không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật… Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Sự phấn chấn (ubbilla) khởi lên nơi Ta. Vì có sự phấn chấn, nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Ví như, này các Anuruddha, một người đi tìm cửa miệng một kho tàng, và trong một lần tìm được năm cửa miệng kho tàng, do nhân duyên này phấn chấn khởi lên. Cũng vậy, này các Anuruddha, phấn chấn khởi lên nơi Ta. Vì có phấn chấn nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào, để nghi hoặc, không tác ý, hôn trầm, thụy miên, sợ hãi và sự phấn chấn không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật... Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Dâm ý (duṭṭhullaṃ) khởi lên nơi Ta. Vì có dâm ý, nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc không tác ý, hôn trầm, thụy miên, sợ hãi, phấn chấn, dâm ý không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật... Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Sự tinh cần quá độ khởi lên nơi Ta, và vì có tinh cần quá độ, nên định lực biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Ví như này các Anuruddha, một người với hai tay bắt nắm quá chặt một con chim cáy khiến con chim chết liền tại chỗ. Cũng vậy, này các Anuruddha, tinh cần quá độ khởi lên nơi Ta. Vì có tinh cần quá độ... cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc, không tác ý, hôn trầm, thụy miên, sợ hãi, phấn chấn, dâm ý, và tinh cần quá độ không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật... Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Tinh cần quá yếu đuối khởi lên nơi Ta. Vì có tinh cần quá yếu đuối, nên định biến diệt nơi Ta; khi định biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Ví như này các Anuruddha, một người bắt một con chim cáy quá lỏng lẻo, con chim ấy bay khỏi hai tay của người ấy. Cũng vậy, này các Anuruddha,.. cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc, không tác ý, hôn trầm, thụy miên, sợ hãi, phấn chấn, dâm ý, tinh cần quá độ và tinh cần quá yếu đuối không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật... Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Ái dục khởi lên nơi Ta. Vì có ái dục… với sự hiện khởi các sắc pháp... Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc, không tác ý... tinh cần quá yếu đuối và ái dục không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật... Rồi này các Anuruddha, Ta nghĩ như sau: "Sai biệt tưởng khởi lên nơi Ta... cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc... ái dục và sai biệt tưởng không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, và Ta nhận thấy được hào quang cùng với sự hiện khởi sắc pháp. Những hào quang ấy không bao lâu biến mất nơi Ta cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Do nhân gì, do duyên gì, hào quang biến mất nơi Ta cùng với sự hiện khởi các sắc pháp?" Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Một trạng thái quá chú tâm vào các sắc pháp khởi lên nơi Ta... cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm như thế nào để nghi hoặc ... (như trên) ... các tưởng sai biệt và trạng thái quá chú tâm vào các sắc pháp không khởi lên nơi Ta nữa". Rồi này các Anuruddha, sau khi biết được nghi hoặc là một phiền não của tâm, Ta đoạn trừ nghi hoặc, phiền não của tâm; sau khi biết được không tác ý là một phiền não của tâm, Ta đoạn trừ không tác ý, phiền não của tâm; sau khi biết được hôn trầm, thụy miên... sau khi biết được sợ hãi... sau khi biết được phấn chấn.... sau khi biết được dâm ý... sau khi biết được sự tinh cần quá độ... sau khi biết được sự tinh cần quá yếu đuối... sau khi biết được dục ái... sau khi biết được tưởng sai biệt; sau khi biết được trạng thái quá chú tâm đến sắc pháp là một phiền não của tâm, Ta đoạn trừ trạng thái quá chú trọng vào các sắc pháp, một phiền não của tâm.

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, nhận thấy được hào quang nhưng Ta không thấy các sắc pháp cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày. Ta thấy các sắc pháp nhưng không nhận thấy hào quang. Về vấn đề này, này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Do nhân gì, do duyên gì, Ta chỉ nhận thấy hào quang, nhưng không thấy sắc pháp: cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày?" Ta chỉ thấy các sắc pháp nhưng không nhận thấy hào quang. Về vấn đề này, này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Trong khi Ta không tác ý sắc tướng, nhưng có tác ý hào quang tướng, trong khi ấy ta nhận thấy hào quang, (nhưng) không thấy sắc pháp. Còn trong khi Ta không tác ý hào quang tướng (nhưng) tác ý sắc tướng; trong khi ấy Ta thấy các sắc pháp, (nhưng) không nhận thấy hào quang, cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, nhận thấy hào quang có hạn lượng và thấy được các sắc pháp có hạn lượng; nhận thấy hào quang vô lượng và nhận thấy được các sắc pháp vô lượng, cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày. Về vấn đề này, này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Do nhân gì, do duyên gì, Ta nhận thấy hào quang có hạn lượng và thấy các sắc pháp có hạn lượng; nhận thấy hào quang vô lượng và thấy được các sắc pháp vô lượng, cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày?" Về vấn đề này, này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Khi nào định có hạn lượng, khi ấy mắt của Ta có hạn lượng; với con mắt có hạn lượng. Ta nhận thấy hào quang có hạn lượng và thấy sắc pháp có hạn lượng. Nhưng khi nào định của Ta không hạn lượng, trong khi ấy mắt của Ta thành vô lượng, và với con mắt vô lượng ấy, Ta nhận thấy hào quang vô lượng và thấy các sắc pháp vô lượng cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày".

Này các Anuruddha, khi nào biết được nghi hoặc là một phiền não của tâm, thời nghi hoặc phiền não của tâm được đoạn trừ; khi nào biết được không tác ý là một phiền não của tâm, thời không tác ý phiền não của tâm được đoạn trừ; khi nào biết được hôn trầm, thụy miên... ; khi nào biết được sợ hãi... ; khi nào biết được phấn chấn... ; khi nào biết được dâm ý... ; khi nào biết được tinh cần quá độ... ; khi nào biết được sự tinh cần quá yếu đuối... ; khi nào biết được dục ái... ; khi nào biết được tưởng sai biệt... ; khi nào biết được trạng thái quá chú tâm đến các sắc pháp là một phiền não của tâm, thời trạng thái quá chú tâm đến các sắc pháp một phiền não của tâm được đoạn trừ. Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Những phiền não tâm của Ta đã được đoạn trừ. Nay Ta tu tập ba loại định".

Rồi này các Anuruddha, Ta tu tập định có tầm, có tứ; Ta tu tập định không có tầm, chỉ có tứ; Ta tu tập định không tầm không tứ; Ta tu tập định có hỷ; Ta tu tập định không có hỷ; Ta tu tập định câu hữu với lạc; Ta tu tập định câu hữu với xả.

Này các Anuruddha, khi nào Ta tu tập định có tầm, có tứ; khi nào Ta tu tập định không tầm chỉ có tứ; khi nào Ta tu tập định không có tầm, không có tứ; khi nào Ta tu tập định có hỷ; khi nào Ta tu tập định không có hỷ; khi nào Ta tu tập định câu hữu với xả, thời tri kiến khởi lên nơi Ta: "Giải thoát của Ta là bất động, đây là đời sống cuối cùng của Ta, nay không còn hiện hữu".

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Anuruddha hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 128 [tóm tắt]

Kinh Tùy Phiền Não

(Upakkilesa Sutta)

(M.iii, 152)

Khi được nghe các Tỷ-kheo ở Kosambī sống bất hòa, tranh cãi nhau, đức Thế Tôn đến khuyên họ bỏ việc ấy, nhưng khuyên can ba lần, họ vẫn không chịu nghe. Do vậy, Thế Tôn thốt lên bài kệ kết thúc bằng lời: “Thà sống một mình, không bè bạn với kẻ ngu!”, rồi Ngài đi thăm các Tỷ-kheo ở những trú xứ khác nhau. Kinh này thuật lại cuộc đối thoại giữa Thế Tôn với Tôn giả Anuruddha, khi Ngài đến thăm Tôn giả và thuyết pháp cho Tôn giả.

Anuruddha ở chung với hai Tôn giả Nandiya (Nan-đề) và Kinbila (Kim-tỳ-la) và họ sống hòa hợp như nước với sữa. Đức Phật hỏi làm thế nào sống hòa hợp? Tôn giả Anuruddha và Kimbila đều trả lời, do thấy sự lợi ích được sống với những vị đồng Phạm hạnh, nên mỗi người đều khởi lên từ thân nghiệp, từ khẩu nghiệp, từ ý nghiệp đối với nhau trước mặt và sau lưng. Mỗi người sống thuận theo tâm của người khác không theo ý riêng của mình. Rồi đức Phật hỏi họ có sống không phóng dật nhiệt tâm, tinh cần không? Anuruddha bạch, có. Mỗi người đều tự giác bổn phận của mình, không nề hà các công việc chung, và họ thường cùng nhau đàm luận về đạo pháp suốt một đêm. Như vậy, họ sống nhiệt tâm tinh cần. Đức Phật tán thán và hỏi tiếp là có chứng được pháp thượng nhân? Anuruddha trả lời, do sống nhiệt tâm, tinh cần tu tập thiền định, có thấy được hào quang và các sắc pháp hiện khởi, nhưng rồi lại biến mất, và hỏi Thế Tôn lý do của những tướng trạng ấy. Đức Phật giải thích rằng, những tướng tốt ấy trong lúc còn là Bồ-tát, Ngài cũng nhận thấy, và chúng cũng biến mất không bao lâu sau khi xuất hiện. Vì những nguyên nhân như sau:

1. Vì còn nghi hoặc nên định biến diệt, do định biến diệt nên hào quang và các sắc pháp cũng diệt.

2. Vì không khởi lên sự tác ý, định biến diệt ...

3. Vì hôn trầm thụy miên, định biến diệt ...

4. Vì sợ hãi, định biến diệt ...

5. Vì phấn chấn hân hoan đối với những tướng ấy, định biến diệt ...

6. Vì dâm ý, định biến diệt ...

7. Vì tinh cần quá độ ...

8. Vì chưa tinh cần đúng mức ...

9. Vì ái dục sanh khởi ...

10. Vì sai biệt tưởng khởi ...

11. Vì quá chú tâm ...

Đó là mười một tùy phiền não của tâm, sau khi biết được, Ngài đoạn trừ chúng. Do tinh cần, Ngài thấy được hào quang nhưng lại không thấy sắc pháp, có khi thấy sắc pháp thì không thấy hào quang. Ngài suy nghĩ và được biết nguyên do là trong lúc thiền định, tác ý sắc tướng, không tác ý hào quang thì chỉ thấy sắc tướng. Nếu tác ý hào quang, không tác ý sắc thì chỉ thấy hào quang (có khi thấy hào quang và sắc có hạn lượng, có khi thấy hào quang và sắc vô lượng). Ngài suy nghĩ nguyên nhân và được biết, khi định có hạn lượng thì mắt có hạn lượng và thấy quang, sắc có hạn lượng, còn khi định của Ngài không hạn lượng, mắt cũng thành vô lượng và thấy được quang, sắc vô lượng. Với con mắt vô lượng, Ngài thấy quang, sắc vô lượng cả đêm cả ngày, cả đêm và ngày.

Sau khi đoạn trừ mười một phiền não của tâm, Ngài tu tập các loại định: định có hỷ, định không hỷ, định câu hữu với lạc, định câu hữu với xả và tri kiến khởi lên nơi Ngài: “Giải thoát của Ta là bất động, đây là đời sống cuối cùng của Ta”.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy, Tôn giả Anuruddha hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 128 [dàn ý]

Kinh Tùy Phiền Não

(Upakkilesa Sutta)

(M.iii, 152)

A. Duyên khởi:

Thế Tôn khuyên các Tỷ-kheo ở Kosambī chớ có đấu tranh cãi nhau nhưng không được, nên bỏ đi và nói lên những bài kệ về hận thù, không hận thù, đoàn kết, không đoàn kết, bè bạn kẻ ngu và sống cô độc. Rồi Thế Tôn đến thăm Tôn giả Bhagu và đến thăm 3 Tôn giả Anuruddha, Kimbila, Nandiya.

B. Chánh kinh:

I. Cuộc nói chuyện giữa Thế Tôn với 3 vị Tôn giả về 3 vấn đề:

1. Sống hòa hợp nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm.

2. Sống không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần.

3. Chứng được các pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng.

II. Thế Tôn giải thích các hiện tượng vì sao khi tu định được hào quang và các sắc pháp nhưng lại biến mất, hoặc hào quang và các sắc pháp có sự sai khác:

1. Thế Tôn giải thích do 11 tùy phiền não khởi lên nên hào quang và sắc pháp biến mất.

2. Thế Tôn giải thích vì có tác ý hay không tác ý, nên có khi thấy hào quang nhưng không thấy sắc pháp, khi thấy sắc pháp nhưng không thấy hào quang.

3. Thế Tôn giải thích vì định có hạn lượng nên hào quang và sắc pháp có hạn lượng.

III. Thế Tôn tu tập 3 loại định và cuối cùng chứng quả.

C. Kết luận:

Tôn giả Anuruddha hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 128 [toát yếu]

Kinh Tùy Phiền Não

(Upakkilesa Sutta)

(M.iii, 152)

I. TOÁT YẾU

Imperfections.

The Buddha discusses the various impediments to meditative progress he encountered during his quest for enlightenment, with particular reference to the divine eye.

Những ô nhiễm.

Phật bàn về các chướng ngại trong quá trình tu thiền của Ngài để đạt giác ngộ, đặc biệt đề cập về thiên nhãn.

II. TÓM TẮT

Chúng tỷ kheo ở Kosambī (Kiều-thưởng-di) chia phe đấu tranh cãi cọ [1], Phật can không được, Ngài nói bài kệ dài [2] rồi du hành đến thăm tôn giả Bhagu, thuyết pháp khích lệ, và đến trú xứ các tôn giả A-na-luật. Tại đấy có ba vị đang cư trú [3]. Phật hỏi thăm sự sống và đường lối tu hành của họ.

Tôn giả A-na-luật trình bày cách sống hòa hợp của họ là mỗi người đều bỏ tâm mình mà sống bằng tâm người khác, tự giác giữ gìn trật tự nếp sống chung, không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần tu thiền [4], thấy ánh sáng và các sắc hiện ra, nhưng quang và sắc ấy chỉ hiện một lúc rồi tan biến. Ngài thỉnh vấn Phật về tình trạng ấy.

Phật dạy tôn giả cần phải tìm nguyên nhân tại sao mà ra như thế [5]. Lúc còn là Bồ-tát đang tu thiền Ngài cũng gặp như vậy, và truy tìm những nguyên nhân làm định tướng (quang và sắc) biến mất là do tâm có khởi lên 11 tùy phiền não: nghi hoặc, không tác ý, hôn trầm, sợ hãi, phấn chấn (như một người tìm lối vào kho tàng bí mật, bỗng dưng gặp được năm lối vào, thì sẽ khởi lên sự phấn chấn) dâm ý, tinh cần quá độ, thiếu tinh cần, ái dục [6], sai biệt tưởng [7], và quá chú tâm vào sắc pháp [8]. Mỗi khi nhận diện được các tùy phiền não [9] ấy, Ngài đoạn trừ chúng.

Và khi chúng đã được đoạn trừ, Ngài tu tập ba cách [10]: định có tầm tứ, định chỉ có tứ, và định không tầm tứ; định có hỷ, không hỷ, định câu hữu lạc, câu hữu xả [11]. Và khi tu tập như vậy, Ngài biết đã đạt giải thoát bất động, đây là đời sống cuối cùng, sau đời sống này không còn đời nào khác [12].

III. CHÚ GIẢI

1. Kinh này mở đầu giống kinh số 48.

2. Bài kệ này theo gần trọn bản dịch của HT TMC. Ðoạn 3, 4, 5 của bài kệ xuất hiện trong Pháp cú 3, 5, 6. Ba bài kệ cuối có trong Pháp cú 328-330.

3. Những đoạn kinh này gần giống với kinh 31. Nhưng rõ ràng kinh này được nói sớm hơn, vì trong kinh 31 cả ba vị tỷ kheo đều đã đắc quả A-la-hán, trong khi ở kinh này, họ chỉ đang nỗ lực tu hành để chứng quả.

4. Từ điểm này trở đi kinh bắt đầu khác với kinh 31. MA giải thích obhàsa ánh sáng hay quang sắc, là ánh sáng phát sinh lúc đắc thiền, và thêm rằng người chứng thiền thứ tư khai triển kasina ánh sáng làm chuẩn bị để đắc thiên nhãn. Sự thấy sắc là thấy các hình dạng với thiên nhãn. Về sau Phật đã công bố tôn giả là bậc đệ nhất về thiên nhãn.

5. Nimittam pativijjhitabham, nghĩa là ngươi nên đi sâu vào tướng ấỵ

6. Xem kinh 52.

7. MA: Trong khi ta tác ý một tướng duy nhất, ta khởi lên mong ước rằng ta nên tác ý nhiều tướng khác nhau. Rồi khi thì ta tác ý cõi trời, khi lại tác ý cõi người. Vì tác ý đến các loại tướng khác nhau như vậy mà sai biệt tưởng khởi lên trong ta.

8. Atinijjhāyitattam rūpānam. MA: Khi sai biệt tưởng khởi lên, ta nghĩ mình sẽ tác ý một loại sắc duy nhất, dù dễ chịu hay khó chịu. Khi làm thế, thiền quán ráo riết về sắc khởi lên trong ta.

9. Cittassa upakkileso. Cấu uế của tâm. Cũng danh từ này được dùng trong kinh số 7, mặc dù ở đây nó không có nghĩa là nhiễm ô do phiền não mà là những khiếm khuyết trong sự tu tập định. Do đó từ ngữ này được dịch là tùy phiền não thay vì dịch là cấu uế như kinh 7.

10. Ba đường lối có lẽ là ba loại định đầu tiên đề cập trong đoạn kế tiếp, mà Trường bộ 33 cũng đề cập kể như một bộ ba. Ðầu tiên là sơ thiền, thứ ba là ba thiền sau trong hệ thống bốn thiền. Loại định thứ hai không có chỗ đứng trong bốn thiền, nhưng được gọi là thiền thứ hai trong hệ thống năm thiền được nói trong tạng Luận. Thiền thứ hai trong năm thiền được chứng bởi những người không thể vượt qua tầm tứ cùng một lúc mà phải tuần tự diệt tầm rồi diệt tứ.

11. MA: Ðịnh có hỷ là hai thiền thấp; không hỷ là hai thiền cao; câu hữu với lạc là ba thiền đầu, câu hữu với xả là thiền thứ tư.

12. Theo MA, Phật khai triển các thiền chứng này vào canh cuối của đêm Ngài chứng đạo trong khi ngồi dưới cội bồ đề.

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V. KỆ TỤNG

“Ðại chúng Câu-diệm-bì

Kịch liệt đả kích nhau

Không nghe Phật can gián

Ngài nói kệ như sau:

Giữa quần chúng la ó

Không ai nghĩ mình ngu

Giữa tăng chúng phân ly

Có ai nghĩ hướng thượng.

‘Thất niệm kẻ trí nói

Ba hoa trăm thứ chuyện

Há miệng nói thả dàn

Dẫn đến đâu, ai biết?

Nó mắng tôi, đánh tôi

Nó hại tôi, cướp tôi

Ai ôm oán niệm ấy

Hận thù không thể nguôi.

Nó mắng tôi đánh tôi

Nó hại tôi, cướp tôi

Không ôm oán niệm ấy

Hận thù sẽ tự nguôi.

‘Hận thù diệt hận thù

Không đời nào diệt được

Từ bi diệt hận thù

Là định luật ngàn thu.

Người khác không hiểu biết

Rồi ta sẽ hoại diệt

Những ai hiểu điều này

Nhờ vậy tranh chấp tiêu.

Kẻ chủ xướng hại mạng

Cướp bò ngựa tài sản

Kẻ cướp đoạt quốc độ

Chúng còn biết đoàn kết

Sao các ông không vậy?

Nếu được bạn hiền trí

Ðồng hành khéo ở chung

Thì vượt mọi nguy nan

Cùng sống vui chánh niệm.

Nếu không bạn hiền trí

Như vua bỏ quốc độ
Ðể độc hành độc bộ

Như voi trú rừng sâu.

Thà một mình mình sống

Không làm bạn kẻ ngu.

Ðộc hành không ác hạnh

Thoải mái như voi rừng.

Ngài bỏ đi du hành

Thăm tôn giả Bhagu,

Thuyết pháp khích lệ ông

Rồi đến nơi trú xứ

Tôn giả A-na-luật

Nan-đề, Kim-tỳ-la

Ba người đang cộng trú

Phật hỏi thăm sinh hoạt

A-na-luật trình bày

Sự sống chung hòa hợp

Mỗi người bỏ ý riêng

Sống bằng tâm kẻ khác

Tự giác trật tự chung

Tinh cần không phóng dật

Nhiệt tâm tu thiền định.

Họ đã thấy ánh sáng

Và các sắc hiện ra

Nhưng rồi tan biến mất.

Phật dạy A-na-luật

Cần phải tìm nguyên nhân

Tại sao định tướng mất.

Xưa kia còn đang tu

Ngài cũng gặp như vậy

Và truy tìm nguyên nhân

Thấy do tùy phiền não:

Nghi hoặc, không tác ý

Hôn trầm và sợ hãi,

Hoặc đâm ra phấn chấn

Như kẻ được hũ vàng.

Hoặc là do dâm ý,

Tinh cần thiếu hay thừa

Ái dục, sai biệt tưởng

Quá chú vào sắc pháp.

Khi thấy các pháp này

Chướng ngại cho thiền chứng

Ngài liền gột trừ chúng

Và tu tập ba cách

Ðịnh có tầm có tứ

Ðịnh không tầm có tứ

Và định không tứ tầm

Hoặc có hỷ, không hỷ

Ðịnh câu hữu lạc, xả

Khi tu tập như vậy

Ngài đạt đến Bất động

Biết đây đời sống cuối

Không còn phải tái sinh.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

128. Upakkilesasuttaṃ [Mūla]

236. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā kosambiyaṃ viharati ghositārāme. Tena kho pana samayena kosambiyaṃ bhikkhū bhaṇḍanajātā kalahajātā vivādāpannā aññamaññaṃ mukhasattīhi vitudantā viharanti. Atha kho aññataro bhikkhu yena Bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhito kho so bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca : ''idha, bhante, kosambiyaṃ bhikkhū bhaṇḍanajātā kalahajātā vivādāpannā aññamaññaṃ mukhasattīhi vitudantā viharanti. Sādhu, bhante, Bhagavā yena te bhikkhū tenupasaṅkamatu anukampaṃ upādāyāti. Adhivāsesi Bhagavā tuṇhībhāvena. Atha kho Bhagavā yena te bhikkhū tenupasaṅkami upasaṅkamitvā te bhikkhū etadavoca : ''alaṃ, bhikkhave, mā bhaṇḍanaṃ, mā kalahaṃ, mā viggahaṃ, mā vivādanti.

Evaṃ vutte, aññataro bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca : ''āgametu, bhante! Bhagavā dhammassāmī appossukko, bhante, Bhagavā diṭṭhadhammasukhavihāraṃ anuyutto viharatu mayametena bhaṇḍanena kalahena viggahena vivādena paññāyissāmāti. Dutiyampi kho Bhagavā te bhikkhū etadavoca : ''alaṃ, bhikkhave, mā bhaṇḍanaṃ, mā kalahaṃ, mā viggahaṃ, mā vivādanti. Dutiyampi kho so bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca : ''āgametu, bhante! Bhagavā dhammassāmī appossukko, bhante, Bhagavā diṭṭhadhammasukhavihāraṃ anuyutto viharatu mayametena bhaṇḍanena kalahena viggahena vivādena paññāyissāmāti. Tatiyampi kho Bhagavā te bhikkhū etadavoca : ''alaṃ, bhikkhave, mā bhaṇḍanaṃ, mā kalahaṃ, mā viggahaṃ, mā vivādanti. Tatiyampi kho so bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca : ''āgametu, bhante, Bhagavā dhammassāmī appossukko, bhante, Bhagavā diṭṭhadhammasukhavihāraṃ anuyutto viharatu mayametena bhaṇḍanena kalahena viggahena vivādena paññāyissāmāti.

Atha kho Bhagavā pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya kosambiṃ piṇḍāya pāvisi. Kosambiyaṃ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkanto senāsanaṃ saṃsāmetvā pattacīvaramādāya ṭhitakova imā gāthā abhāsi :

237.

''Puthusaddo samajano, na bālo koci maññatha.

Saṅghasmiṃ bhijjamānasmiṃ, nāññaṃ bhiyyo amaññaruṃ..

''Parimuṭṭhā paṇḍitābhāsā, vācāgocarabhāṇino.

Yāvicchanti mukhāyāmaṃ, yena nītā na taṃ vidū..

''Akkocchi maṃ avadhi maṃ, ajini maṃ ahāsi me.

Ye ca taṃ upanayhanti, veraṃ tesaṃ na sammati..

''Akkocchi maṃ avadhi maṃ, ajini maṃ ahāsi me.

Ye ca taṃ nupanayhanti, veraṃ tesūpasammati..

''Na hi verena verāni, sammantīdha kudācanaṃ.

Averena ca sammanti, esa dhammo sanantano..

''Pare ca na vijānanti, mayamettha yamāmase.

Ye ca tattha vijānanti, tato sammanti medhagā..

''Aṭṭhicchinnā pāṇaharā, gavassadhanahārino.

Raṭṭhaṃ vilumpamānānaṃ, tesampi hoti saṅgati.

Kasmā tumhākaṃ no siyā..

''Sace labhetha nipakaṃ sahāyaṃ,

Saddhiṃ caraṃ sādhuvihāri dhīraṃ.

Abhibhuyya sabbāni parissayāni,

Careyya tenattamano satīmā..

''No ce labhetha nipakaṃ sahāyaṃ,

Saddhiṃ caraṃ sādhuvihāri dhīraṃ.

Rājāva raṭṭhaṃ vijitaṃ pahāya,

Eko care mātaṅgaraññeva nāgo..

''Ekassa caritaṃ seyyo, natthi bāle sahāyatā.

Eko care na ca pāpāni kayirā,

Appossukko mātaṅgaraññeva nāgoti..

238. Atha kho Bhagavā ṭhitakova imā gāthā bhāsitvā yena bālakaloṇakāragāmo [bālakaloṇakagāmo (ka.), tathā vinayepi] tenupasaṅkami. Tena kho pana samayena āyasmā bhagu bālakaloṇakāragāme viharati. Addasā kho āyasmā bhagu bhagavantaṃ dūratova āgacchantaṃ. Disvāna āsanaṃ paññapesi udakañca pādānaṃ dhovanaṃ [udakañca pādānaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)]. Nisīdi Bhagavā paññatte āsane. Nisajja pāde pakkhālesi. Āyasmāpi kho bhagu bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho āyasmantaṃ bhaguṃ Bhagavā etadavoca : ''kacci, bhikkhu, khamanīyaṃ, kacci yāpanīyaṃ, kacci piṇḍakena na kilamasīti? ''khamanīyaṃ Bhagavā, yāpanīyaṃ Bhagavā, na cāhaṃ, bhante, piṇḍakena kilamāmīti. Atha kho Bhagavā āyasmantaṃ bhaguṃ dhammiyā kathāya sandassetvā samādapetvā samuttejetvā sampahaṃsetvā uṭṭhāyāsanā yena pācīnavaṃsadāyo tenupasaṅkami. Tena kho pana samayena āyasmā ca anuruddho āyasmā ca nandiyo [bhaddiyo (mAnguttara Nikāye 2.166 naḷakapāne] āyasmā ca kimilo [kimbilo (sī. syā. kaṃ. pī.)] pācīnavaṃsadāye viharanti. Addasā kho dāyapālo bhagavantaṃ dūratova āgacchantaṃ. Disvāna bhagavantaṃ etadavoca : ''mā, mahāsamaṇa, etaṃ dāyaṃ pāvisi. Santettha tayo kulaputtā attakāmarūpā viharanti. Mā tesaṃ aphāsumakāsīti. Assosi kho āyasmā anuruddho dāyapālassa bhagavatā saddhiṃ mantayamānassa. Sutvāna dāyapālaṃ etadavoca : ''mā, āvuso dāyapāla, bhagavantaṃ vāresi. Satthā no Bhagavā anuppattoti.

239. Atha kho āyasmā anuruddho yenāyasmā ca nandiyo yenāyasmā ca kimilo tenupasaṅkami upasaṅkamitvā āyasmantañca nandiyaṃ āyasmantañca kimilaṃ etadavoca : ''abhikkamathāyasmanto, abhikkamathāyasmanto, satthā no Bhagavā anuppattoti. Atha kho āyasmā ca anuruddho āyasmā ca nandiyo āyasmā ca kimilo bhagavantaṃ paccuggantvā eko bhagavato pattacīvaraṃ paṭiggahesi, eko āsanaṃ paññapesi, eko pādodakaṃ upaṭṭhapesi. Nisīdi Bhagavā paññatte āsane. Nisajja pāde pakkhālesi. Tepi kho āyasmanto bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho āyasmantaṃ anuruddhaṃ Bhagavā etadavoca : ''kacci vo, anuruddhā, khamanīyaṃ, kacci yāpanīyaṃ, kacci piṇḍakena na kilamathāti? ''khamanīyaṃ Bhagavā, yāpanīyaṃ Bhagavā, na ca mayaṃ, bhante, piṇḍakena kilamāmāti. ''Kacci pana vo, anuruddhā, samaggā sammodamānā avivadamānā khīrodakībhūtā aññamaññaṃ piyacakkhūhi sampassantā viharathāti? ''taggha mayaṃ, bhante, samaggā sammodamānā avivadamānā khīrodakībhūtā aññamaññaṃ piyacakkhūhi sampassantā viharāmāti. ''Yathā kathaṃ pana tumhe, anuruddhā, samaggā sammodamānā avivadamānā khīrodakībhūtā aññamaññaṃ piyacakkhūhi sampassantā viharathāti? ''idha mayhaṃ, bhante, evaṃ hoti : 'lābhā vata me, suladdhaṃ vata me yohaṃ evarūpehi sabrahmacārīhi saddhiṃ viharāmīti. Tassa mayhaṃ, bhante, imesu āyasmantesu mettaṃ kāyakammaṃ paccupaṭṭhitaṃ āvi ceva raho ca, mettaṃ vacīkammaṃ paccupaṭṭhitaṃ āvi ceva raho ca, mettaṃ manokammaṃ paccupaṭṭhitaṃ āvi ceva raho ca. Tassa, mayhaṃ, bhante, evaṃ hoti : 'yaṃnūnāhaṃ sakaṃ cittaṃ nikkhipitvā imesaṃyeva āyasmantānaṃ cittassa vasena vatteyyanti. So kho ahaṃ, bhante, sakaṃ cittaṃ nikkhipitvā imesaṃyeva āyasmantānaṃ cittassa vasena vattāmi. Nānā hi kho no, bhante, kāyā, ekañca pana maññe cittanti. Āyasmāpi kho nandiyo - pe - āyasmāpi kho kimilo bhagavantaṃ etadavoca : ''mayhampi kho, bhante, evaṃ hoti : 'lābhā vata me, suladdhaṃ vata me yohaṃ evarūpehi sabrahmacārīhi saddhiṃ viharāmīti. Tassa mayhaṃ, bhante, imesu āyasmantesu mettaṃ kāyakammaṃ paccupaṭṭhitaṃ āvi ceva raho ca, mettaṃ vacīkammaṃ paccupaṭṭhitaṃ āvi ceva raho ca, mettaṃ manokammaṃ paccupaṭṭhitaṃ āvi ceva raho ca. Tassa mayhaṃ, bhante, evaṃ hoti : 'yaṃnūnāhaṃ sakaṃ cittaṃ nikkhipitvā imesaṃyeva āyasmantānaṃ cittassa vasena vatteyyanti. So kho ahaṃ, bhante, sakaṃ cittaṃ nikkhipitvā imesaṃyeva āyasmantānaṃ cittassa vasena vattāmi. Nānā hi kho no, bhante, kāyā, ekañca pana maññe cittanti. Evaṃ kho mayaṃ, bhante, samaggā sammodamānā avivadamānā khīrodakībhūtā aññamaññaṃ piyacakkhūhi sampassantā viharāmāti.

240. ''Sādhu, sādhu, anuruddhā! kacci pana vo, anuruddhā, appamattā ātāpino pahitattā viharathāti? ''taggha mayaṃ, bhante, appamattā ātāpino pahitattā viharāmāti. ''Yathā kathaṃ pana tumhe, anuruddhā, appamattā ātāpino pahitattā viharathāti? ''idha, bhante, amhākaṃ yo paṭhamaṃ gāmato piṇḍāya paṭikkamati, so āsanāni paññapeti, pānīyaṃ paribhojanīyaṃ upaṭṭhāpeti, avakkārapātiṃ upaṭṭhāpeti. Yo pacchā gāmato piṇḍāya paṭikkamati : sace hoti bhuttāvaseso, sace ākaṅkhati, bhuñjati no ce ākaṅkhati, appaharite vā chaḍḍeti apāṇake vā udake opilāpeti : so āsanāni paṭisāmeti, pānīyaṃ paribhojanīyaṃ paṭisāmeti, avakkārapātiṃ dhovitvā paṭisāmeti, bhattaggaṃ sammajjati. Yo passati pānīyaghaṭaṃ vā paribhojanīyaghaṭaṃ vā vaccaghaṭaṃ vā rittaṃ tucchaṃ so upaṭṭhāpeti. Sacassa hoti avisayhaṃ, hatthavikārena dutiyaṃ āmantetvā hatthavilaṅghakena upaṭṭhāpema [upaṭṭhapeti (sī.)], na tveva mayaṃ, bhante, tappaccayā vācaṃ bhindāma. Pañcāhikaṃ kho pana mayaṃ, bhante, sabbarattiṃ dhammiyā kathāya sannisīdāma. Evaṃ kho mayaṃ, bhante, appamattā ātāpino pahitattā viharāmāti.

241. ''Sādhu, sādhu, anuruddhā! atthi pana vo, anuruddhā, evaṃ appamattānaṃ ātāpīnaṃ pahitattānaṃ viharataṃ uttarimanussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāroti? ''idha mayaṃ, bhante, appamattā ātāpino pahitattā viharantā obhāsañceva sañjānāma dassanañca rūpānaṃ. So kho pana no obhāso nacirasseva antaradhāyati dassanañca rūpānaṃ tañca nimittaṃ nappaṭivijjhāmāti. ''Taṃ kho pana vo, anuruddhā, nimittaṃ paṭivijjhitabbaṃ. Ahampi sudaṃ, anuruddhā, pubbeva sambodhā anabhisambuddho bodhisattova samāno obhāsañceva sañjānāmi dassanañca rūpānaṃ. So kho pana me obhāso nacirasseva antaradhāyati dassanañca rūpānaṃ. Tassa mayhaṃ, anuruddhā, etadahosi : 'ko nu kho hetu ko paccayo yena me obhāso antaradhāyati dassanañca rūpānanti? tassa mayhaṃ, anuruddhā, etadahosi : 'vicikicchā kho me udapādi, vicikicchādhikaraṇañca pana me samādhi cavi. Samādhimhi cute obhāso antaradhāyati dassanañca rūpānaṃ. Sohaṃ tathā karissāmi yathā me puna na vicikicchā uppajjissatīti. ''So kho ahaṃ, anuruddhā, appamatto ātāpī pahitatto viharanto obhāsañceva sañjānāmi dassanañca rūpānaṃ. So kho pana me obhāso nacirasseva antaradhāyati dassanañca rūpānaṃ. Tassa mayhaṃ, anuruddhā, etadahosi : 'ko nu kho hetu ko paccayo yena me obhāso antaradhāyati dassanañca rūpānanti? tassa mayhaṃ, anuruddhā, etadahosi : 'amanasikāro kho me udapādi, amanasikārādhikaraṇañca pana me samādhi cavi. Samādhimhi cute obhāso antaradhāyati dassanañca rūpānaṃ. Sohaṃ tathā karissāmi yathā me puna na vicikicchā uppajjissati na amanasikāroti. ''So kho ahaṃ, anuruddhā - pe - tassa mayhaṃ, anuruddhā, etadahosi : 'thinamiddhaṃ kho me udapādi, thinamiddhādhikaraṇañca pana me samādhi cavi. Samādhimhi cute obhāso antaradhāyati dassanañca rūpānaṃ. Sohaṃ tathā karissāmi yathā me puna na vicikicchā uppajjissati na amanasikāro na thinamiddhanti. ''So kho ahaṃ, anuruddhā - pe - tassa mayhaṃ, anuruddhā, etadahosi : 'chambhitattaṃ kho me udapādi, chambhitattādhikaraṇañca pana me samādhi cavi. Samādhimhi cute obhāso antaradhāyati dassanañca rūpānaṃ. Seyyathāpi, anuruddhā, puriso addhānamaggappaṭipanno, tassa ubhatopasse vaṭṭakā [vadhakā (sī. syā. kaṃ. pī.)] uppateyyuṃ, tassa tatonidānaṃ chambhitattaṃ uppajjeyya evameva kho me, anuruddhā, chambhitattaṃ udapādi, chambhitattādhikaraṇañca pana me samādhi cavi. Samādhimhi cute obhāso antaradhāyati dassanañca rūpānaṃ. Sohaṃ tathā karissāmi yathā me puna na vicikicchā uppajjissati na amanasikāro na thinamiddhaṃ na chambhitattanti.

''So kho ahaṃ, anuruddhā - pe - tassa mayhaṃ, anuruddhā, etadahosi : 'uppilaṃ [ubbillaṃ (sī. pī.), ubbilaṃ (syā. kaṃ.)] kho me udapādi, uppilādhikaraṇañca pana me samādhi cavi. Samādhimhi cute obhāso antaradhāyati dassanañca rūpānaṃ . Seyyathāpi, anuruddhā, puriso ekaṃ nidhimukhaṃ gavesanto sakideva pañcanidhimukhāni adhigaccheyya, tassa tatonidānaṃ uppilaṃ uppajjeyya evameva kho me, anuruddhā, uppilaṃ udapādi, uppilādhikaraṇañca pana me samādhi cavi. Samādhimhi cute obhāso antaradhāyati dassanañca rūpānaṃ. Sohaṃ tathā karissāmi yathā me puna na vicikicchā uppajjissati, na amanasikāro, na thinamiddhaṃ, na chambhitattaṃ, na uppilanti. ''So kho ahaṃ, anuruddhā - pe - tassa mayhaṃ, anuruddhā, etadahosi : 'duṭṭhullaṃ kho me udapādi, duṭṭhullādhikaraṇañca pana me samādhi cavi. Samādhimhi cute obhāso antaradhāyati dassanañca rūpānaṃ. Sohaṃ tathā karissāmi yathā me puna na vicikicchā uppajjissati, na amanasikāro, na thinamiddhaṃ, na chambhitattaṃ, na uppilaṃ, na duṭṭhullanti. ''So kho ahaṃ, anuruddhā - pe - tassa mayhaṃ, anuruddhā, etadahosi : 'accāraddhavīriyaṃ kho me udapādi, accāraddhavīriyādhikaraṇañca pana me samādhi cavi. Samādhimhi cute obhāso antaradhāyati dassanañca rūpānaṃ. Seyyathāpi, anuruddhā, puriso ubhohi hatthehi vaṭṭakaṃ gāḷhaṃ gaṇheyya, so tattheva patameyya [matameyya (bahūsu) pa + taṃ + eyya patameyya-iti padavibhāgo] evameva kho me, anuruddhā, accāraddhavīriyaṃ udapādi, accāraddhavīriyādhikaraṇañca pana me samādhi cavi. Samādhimhi cute obhāso antaradhāyati dassanañca rūpānaṃ. Sohaṃ tathā karissāmi yathā me puna na vicikicchā uppajjissati, na amanasikāro, na thinamiddhaṃ, na chambhitattaṃ, na uppilaṃ, na duṭṭhullaṃ, na accāraddhavīriyanti. ''So kho ahaṃ, anuruddhā - pe - tassa mayhaṃ, anuruddhā, etadahosi : 'atilīnavīriyaṃ kho me udapādi , atilīnavīriyādhikaraṇañca pana me samādhi cavi. Samādhimhi cute obhāso antaradhāyati dassanañca rūpānaṃ. Seyyathāpi, anuruddhā, puriso vaṭṭakaṃ sithilaṃ gaṇheyya, so tassa hatthato uppateyya evameva kho me, anuruddhā, atilīnavīriyaṃ udapādi, atilīnavīriyādhikaraṇañca pana me samādhi cavi. Samādhimhi cute obhāso antaradhāyati dassanañca rūpānaṃ. Sohaṃ tathā karissāmi yathā me puna na vicikicchā uppajjissati, na amanasikāro, na thinamiddhaṃ, na chambhitattaṃ, na uppilaṃ, na duṭṭhullaṃ, na accāraddhavīriyaṃ, na atilīnavīriyanti. ''So kho ahaṃ, anuruddhā - pe - tassa mayhaṃ, anuruddhā, etadahosi : 'abhijappā kho me udapādi, abhijappādhikaraṇañca pana me samādhi cavi. Samādhimhi cute obhāso antaradhāyati dassanañca rūpānaṃ. Sohaṃ tathā karissāmi yathā me puna na vicikicchā uppajjissati, na amanasikāro, na thinamiddhaṃ, na chambhitattaṃ, na uppilaṃ, na duṭṭhullaṃ, na accāraddhavīriyaṃ, na atilīnavīriyaṃ, na abhijappāti. ''So kho ahaṃ, anuruddhā - pe - tassa mayhaṃ, anuruddhā, etadahosi : 'nānattasaññā kho me udapādi, nānattasaññādhikaraṇañca pana me samādhi cavi. Samādhimhi cute obhāso antaradhāyati dassanañca rūpānaṃ. Sohaṃ tathā karissāmi yathā me puna na vicikicchā uppajjissati, na amanasikāro, na thinamiddhaṃ, na chambhitattaṃ, na uppilaṃ, na duṭṭhullaṃ, na accāraddhavīriyaṃ, na atilīnavīriyaṃ, na abhijappā, na nānattasaññāti. ''So kho ahaṃ, anuruddhā, appamatto ātāpī pahitatto viharanto obhāsañceva sañjānāmi dassanañca rūpānaṃ. So kho pana me obhāso nacirasseva antaradhāyati dassanañca rūpānaṃ. Tassa mayhaṃ anuruddhā etadahosi : 'ko nu kho hetu ko paccayo yena me obhāso antaradhāyati dassanañca rūpānanti. Tassa mayhaṃ, anuruddhā, etadahosi : 'atinijjhāyitattaṃ kho me rūpānaṃ udapādi, atinijjhāyitattādhikaraṇañca pana me rūpānaṃ samādhi cavi. Samādhimhi cute obhāso antaradhāyati dassanañca rūpānaṃ. Sohaṃ tathā karissāmi yathā me puna na vicikicchā uppajjissati, na amanasikāro, na thinamiddhaṃ, na chambhitattaṃ, na uppilaṃ, na duṭṭhullaṃ, na accāraddhavīriyaṃ, na atilīnavīriyaṃ, na abhijappā, na nānattasaññā, na atinijjhāyitattaṃ rūpānanti.

242. ''So kho ahaṃ, anuruddhā, 'vicikicchā cittassa upakkilesoti : iti viditvā vicikicchaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahiṃ, 'amanasikāro cittassa upakkilesoti : iti viditvā amanasikāraṃ cittassa upakkilesaṃ pajahiṃ, 'thinamiddhaṃ cittassa upakkilesoti : iti viditvā thinamiddhaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahiṃ, 'chambhitattaṃ cittassa upakkilesoti : iti viditvā chambhitattaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahiṃ, 'uppilaṃ cittassa upakkilesoti : iti viditvā uppilaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahiṃ, 'duṭṭhullaṃ cittassa upakkilesoti : iti viditvā duṭṭhullaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahiṃ, 'accāraddhavīriyaṃ cittassa upakkilesoti : iti viditvā accāraddhavīriyaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahiṃ, 'atilīnavīriyaṃ cittassa upakkilesoti : iti viditvā atilīnavīriyaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahiṃ, 'abhijappā cittassa upakkilesoti : iti viditvā abhijappaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahiṃ, 'nānattasaññā cittassa upakkilesoti : iti viditvā nānattasaññaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahiṃ, 'atinijjhāyitattaṃ rūpānaṃ cittassa upakkilesoti : iti viditvā atinijjhāyitattaṃ rūpānaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahiṃ.

243. ''So kho ahaṃ, anuruddhā, appamatto ātāpī pahitatto viharanto obhāsañhi kho sañjānāmi, na ca rūpāni passāmi rūpāni hi kho passāmi, na ca obhāsaṃ sañjānāmi : 'kevalampi rattiṃ, kevalampi divaṃ [divasaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)], kevalampi rattindivaṃ [rattidivaṃ (ka.)]. Tassa mayhaṃ, anuruddhā, etadahosi : 'ko nu kho hetu ko paccayo yvāhaṃ obhāsañhi kho sañjānāmi na ca rūpāni passāmi rūpāni hi kho [kho tasmiṃ samaye (sī. ka.)] passāmi na ca obhāsaṃ sañjānāmi : kevalampi rattiṃ, kevalampi divaṃ, kevalampi rattindivanti. Tassa mayhaṃ, anuruddhā, etadahosi : 'yasmiñhi kho ahaṃ samaye rūpanimittaṃ amanasikaritvā obhāsanimittaṃ manasi karomi, obhāsañhi kho tasmiṃ samaye sañjānāmi, na ca rūpāni passāmi. Yasmiṃ panāhaṃ samaye obhāsanimittaṃ amanasikaritvā rūpanimittaṃ manasi karomi, rūpāni hi kho tasmiṃ samaye passāmi na ca obhāsaṃ sañjānāmi : kevalampi rattiṃ, kevalampi divaṃ, kevalampi rattindivanti. ''So kho ahaṃ, anuruddhā, appamatto ātāpī pahitatto viharanto parittañceva obhāsaṃ sañjānāmi, parittāni ca rūpāni passāmi appamāṇañceva obhāsaṃ sañjānāmi, appamāṇāni ca rūpāni passāmi : kevalampi rattiṃ, kevalampi divaṃ, kevalampi rattindivaṃ. Tassa mayhaṃ, anuruddhā, etadahosi : 'ko nu kho hetu ko paccayo yvāhaṃ parittañceva obhāsaṃ sañjānāmi, parittāni ca rūpāni passāmi appamāṇañceva obhāsaṃ sañjānāmi, appamāṇāni ca rūpāni passāmi : kevalampi rattiṃ, kevalampi divaṃ, kevalampi rattindivanti. Tassa mayhaṃ, anuruddhā, etadahosi : 'yasmiṃ kho me samaye paritto samādhi hoti, parittaṃ me tasmiṃ samaye cakkhu hoti. Sohaṃ parittena cakkhunā parittañceva obhāsaṃ sañjānāmi, parittāni ca rūpāni passāmi. Yasmiṃ pana me samaye appamāṇo samādhi hoti, appamāṇaṃ me tasmiṃ samaye cakkhu hoti. Sohaṃ appamāṇena cakkhunā appamāṇañceva obhāsaṃ sañjānāmi, appamāṇāni ca rūpāni passāmi : kevalampi rattiṃ, kevalampi divaṃ, kevalampi rattindivanti.

244. Yato kho me , anuruddhā, 'vicikicchā cittassa upakkilesoti : iti viditvā vicikicchā cittassa upakkileso pahīno ahosi, 'amanasikāro cittassa upakkilesoti : iti viditvā amanasikāro cittassa upakkileso pahīno ahosi, 'thinamiddhaṃ cittassa upakkilesoti : iti viditvā thinamiddhaṃ cittassa upakkileso pahīno ahosi, 'chambhitattaṃ cittassa upakkilesoti : iti viditvā chambhitattaṃ cittassa upakkileso pahīno ahosi, 'uppilaṃ cittassa upakkilesoti : iti viditvā uppilaṃ cittassa upakkileso pahīno ahosi, 'duṭṭhullaṃ cittassa upakkilesoti : iti viditvā duṭṭhullaṃ cittassa upakkileso pahīno ahosi, 'accāraddhavīriyaṃ cittassa upakkilesoti : iti viditvā accāraddhavīriyaṃ cittassa upakkileso pahīno ahosi, 'atilīnavīriyaṃ cittassa upakkilesoti : iti viditvā atilīnavīriyaṃ cittassa upakkileso pahīno ahosi, 'abhijappā cittassa upakkilesoti : iti viditvā abhijappā cittassa upakkileso pahīno ahosi, 'nānattasaññā cittassa upakkilesoti : iti viditvā nānattasaññā cittassa upakkileso pahīno ahosi, 'atinijjhāyitattaṃ rūpānaṃ cittassa upakkilesoti : iti viditvā atinijjhāyitattaṃ rūpānaṃ cittassa upakkileso pahīno ahosi.

245. ''Tassa mayhaṃ, anuruddhā, etadahosi : 'ye kho me cittassa upakkilesā te me pahīnā. Handa, dānāhaṃ tividhena samādhiṃ bhāvemīti [bhāvesinti (sī. syā. kaṃ.)]. So kho ahaṃ, anuruddhā, savitakkampi savicāraṃ samādhiṃ bhāvesiṃ [bhāvemi (ka.)], avitakkampi vicāramattaṃ samādhiṃ bhāvesiṃ, avitakkampi avicāraṃ samādhiṃ bhāvesiṃ, sappītikampi samādhiṃ bhāvesiṃ, nippītikampi samādhiṃ bhāvesiṃ, sātasahagatampi samādhiṃ bhāvesiṃ, upekkhāsahagatampi samādhiṃ bhāvesiṃ. Yato kho me, anuruddhā, savitakkopi savicāro samādhi bhāvito ahosi, avitakkopi vicāramatto samādhi bhāvito ahosi, avitakkopi avicāro samādhi bhāvito ahosi, sappītikopi samādhi bhāvito ahosi, nippītikopi samādhi bhāvito ahosi, sātasahagatopi samādhi bhāvito ahosi, upekkhāsahagatopi samādhi bhāvito ahosi. ñĀṇañca pana me dassanaṃ udapādi, akuppā me cetovimutti. Ayamantimā jāti, natthi dāni punabbhavoti. Idamavoca Bhagavā. Attamano āyasmā anuruddho bhagavato bhāsitaṃ abhinandīti.

Upakkilesasuttaṃ niṭṭhitaṃ aṭṭhamaṃ.

128. Upakkilesasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

236. Evaṃ me sutanti upakkilesasuttaṃ. Tattha etadavocāti neva bhedādhippāyena na piyakamyatāya, atha khvāssa etadahosi – ‘‘ime bhikkhū mama vacanaṃ gahetvā na oramissanti, buddhā ca nāma hitānukampakā, addhā nesaṃ bhagavā ekaṃ kāraṇaṃ kathessati, taṃ sutvā ete oramissanti, tato tesaṃ phāsuvihāro bhavissatī’’ti. Tasmā etaṃ ‘‘idha, bhante’’tiādivacanamavoca. Mā bhaṇḍanantiādīsu ‘‘akatthā’’ti pāṭhasesaṃ gahetvā ‘‘mā bhaṇḍanaṃ akatthā’’ti evaṃ attho daṭṭhabbo. Aññataroti so kira bhikkhu bhagavato atthakāmo, ayaṃ kirassa adhippāyo – ‘‘ime bhikkhū kodhābhibhūtā satthu vacanaṃ na gaṇhanti, mā bhagavā ete ovadanto kilamī’’ti, tasmā evamāha.

Piṇḍāya pāvisīti na kevalaṃ pāvisi, yenapi janena na diṭṭho, so maṃ passatūtipi adhiṭṭhāsi. Kimatthaṃ adhiṭṭhāsīti? Tesaṃ bhikkhūnaṃ damanatthaṃ. Bhagavā hi tadā piṇḍapātappaṭikkanto ‘‘puthusaddo samajano’’tiādigāthā bhāsitvā kosambito bālakaloṇakāragāmaṃ gato. Tato pācīnavaṃsadāyaṃ, tato pālileyyakavanasaṇḍaṃ gantvā pālileyyahatthināgena upaṭṭhahiyamāno temāsaṃ vasi. Nagaravāsinopi – ‘‘satthā vihāraṃ gato, gacchāma dhammassavanāyā’’ti gandhapupphahatthā vihāraṃ gantvā ‘‘kahaṃ, bhante, satthā’’ti pucchiṃsu. ‘‘Kahaṃ tumhe satthāraṃ dakkhatha, satthā ‘ime bhikkhū samagge karissāmī’ti āgato, samagge kātuṃ asakkonto nikkhamitvā gato’’ti. ‘‘Mayaṃ satampi sahassampi datvā satthāraṃ ānetuṃ na sakkoma, so no ayācito sayameva āgato, mayaṃ ime bhikkhū nissāya satthu sammukhā dhammakathaṃ sotuṃ na labhimhā. Ime satthāraṃ uddissa pabbajitā, tasmimpi sāmaggiṃ karonte samaggā na jātā, kassāññassa vacanaṃ karissanti. Alaṃ na imesaṃ bhikkhā dātabbā’’ti sakalanagare daṇḍaṃ ṭhapayiṃsu. Te punadivase sakalanagaraṃ piṇḍāya caritvā kaṭacchumattampi bhikkhaṃ alabhitvā vihāraṃ āgamaṃsu. Upāsakāpi te puna āhaṃsu – ‘‘yāva satthāraṃ na khamāpetha, tāva vo tameva daṇḍakamma’’nti. Te ‘‘satthāraṃ khamāpessāmā’’ti bhagavati sāvatthiyaṃ anuppatte tattha agamaṃsu. Satthā tesaṃ aṭṭhārasa bhedakaravatthūni desesīti ayamettha pāḷimuttakakathā.

237. Idāni puthusaddotiādigāthāsu puthu mahāsaddo assāti puthusaddo. Samajanoti samāno ekasadiso jano, sabbovāyaṃ bhaṇḍanakārakajano samantato saddaniccharaṇena puthusaddo ceva sadiso cāti vuttaṃ hoti. Na bālo koci maññathāti tatra koci ekopi ahaṃ bāloti na maññati, sabbepi paṇḍitamāninoyeva. Nāññaṃ bhiyyo amaññarunti koci ekopi ahaṃ bāloti na ca maññi, bhiyyo ca saṅghasmiṃ bhijjamāne aññampi ekaṃ ‘‘mayhaṃ kāraṇā saṅgho bhijjatī’’ti idaṃ kāraṇaṃ na maññīti attho.

Parimuṭṭhāti muṭṭhassatino. Vācāgocarabhāṇinoti rākārassa rassādeso kato; vācāgocarāva, na satipaṭṭhānagocarā, bhāṇino ca, kathaṃ bhāṇino? Yāvicchanti mukhāyāmaṃ, yāva mukhaṃ pasāretuṃ icchanti, tāva pasāretvā bhāṇino, ekopi saṅghagāravena mukhasaṅkocanaṃ na karotīti attho. Yena nītāti yena kalahena imaṃ nillajjabhāvaṃ nītā. Na taṃ vidū na taṃ jānanti ‘‘evaṃ sādīnavo aya’’nti.

Ye ca taṃ upanayhantīti taṃ akkocchi mantiādikaṃ ākāraṃ ye upanayhanti. Sanantanoti porāṇo.

Pareti paṇḍite ṭhapetvā tato aññe bhaṇḍanakārakā pare nāma. Te ettha saṅghamajjhe kalahaṃ karontā ‘‘mayaṃ yamāmase upayamāma nassāma satataṃ samitaṃ maccusantikaṃ gacchāmā’’ti na jānanti. Ye ca tattha vijānantīti ye ca tattha paṇḍitā ‘‘mayaṃ maccuno samīpaṃ gacchāmā’’ti vijānanti. Tato sammanti medhagāti evañhi te jānantā yonisomanasikāraṃ uppādetvā medhagānaṃ kalahānaṃ vūpasamāya paṭipajjanti.

Aṭṭhicchinnāti ayaṃ gāthā jātake (jā. 1.9.16) āgatā, brahmadattañca dīghāvukumārañca sandhāya vuttā. Ayañhettha attho – tesampi tathā pavattaverānaṃ hoti saṅgati, kasmā tumhākaṃ na hoti, yesaṃ vo neva mātāpitūnaṃ aṭṭhīni chinnāni, na pāṇā haṭā na gavāssadhanāni haṭānīti.

Sace labhethātiādigāthā paṇḍitasahāyassa ca bālasahāyassa ca vaṇṇāvaṇṇadīpanatthaṃ vuttā. Abhibhuyya sabbāni parissayānīti pākaṭaparissaye ca paṭicchannaparissaye ca abhibhavitvā tena saddhiṃ attamano satimā careyyāti.

Rājāva raṭṭhaṃ vijitanti yathā attano vijitaraṭṭhaṃ mahājanakarājā ca arindamamahārājā ca pahāya ekakā vicariṃsu, evaṃ vicareyyāti attho. Mātaṅgaraññeva nāgoti mātaṅgo araññe nāgova. Mātaṅgoti hatthi vuccati. Nāgoti mahantādhivacanametaṃ. Yathā hi mātuposako mātaṅganāgo araññe eko cari, na ca pāpāni akāsi, yathā ca pālileyyako, evaṃ eko care, na ca pāpāni kayirāti vuttaṃ hoti.

238. Bālakaloṇakāragāmoti upāligahapatissa bhogagāmo. Tenupasaṅkamīti kasmā upasaṅkami? Gaṇe kirassa ādīnavaṃ disvā ekavihāriṃ bhikkhuṃ passitukāmatā udapādi, tasmā sītādīhi pīḷito uṇhādīni patthayamāno viya upasaṅkami. Dhammiyā kathāyāti ekībhāve ānisaṃsappaṭisaṃyuttāya. Yena pācīnavaṃsadāyo, tattha kasmā upasaṅkami? Kalahakārake kirassa diṭṭhādīnavattā samaggavāsino bhikkhū passitukāmatā udapādi, tasmā sītādīhi pīḷito uṇhādīni patthayamāno viya tattha upasaṅkami. Āyasmā ca anuruddhotiādi vuttanayameva.

241. Atthi pana voti pacchimapucchāya lokuttaradhammaṃ puccheyya. So pana therānaṃ natthi, tasmā taṃ pucchituṃ na yuttanti parikammobhāsaṃ pucchati. Obhāsañceva sañjānāmāti parikammobhāsaṃ sañjānāma. Dassanañca rūpānanti dibbacakkhunā rūpadassanañca sañjānāma. Tañca nimittaṃ nappaṭivijjhāmāti tañca kāraṇaṃ na jānāma, yena no obhāso ca rūpadassanañca antaradhāyati.

Taṃ kho pana vo anuruddhā nimittaṃ paṭivijjhitabbanti taṃ vo kāraṇaṃ jānitabbaṃ. Ahampi sudanti anuruddhā tumhe kiṃ na āḷulessanti, ahampi imehi ekādasahi upakkilesehi āḷulitapubboti dassetuṃ imaṃ desanaṃ ārabhi. Vicikicchā kho metiādīsu mahāsattassa ālokaṃ vaḍḍhetvā dibbacakkhunā nānāvidhāni rūpāni disvā ‘‘idaṃ kho ki’’nti vicikicchā udapādi. Samādhi cavīti parikammasamādhi cavi. Obhāsoti parikammobhāsopi antaradhāyi, dibbacakkhunāpi rūpaṃ na passi. Amanasikāroti rūpāni passato vicikicchā uppajjati, idāni kiñci na manasikarissāmīti amanasikāro udapādi.

Thinamiddhanti kiñci amanasikarontassa thinamiddhaṃ udapādi.

Chambhitattanti himavantābhimukhaṃ ālokaṃ vaḍḍhetvā dānavarakkhasaajagarādayo addasa, athassa chambhitattaṃ udapādi.

Uppilanti ‘‘mayā diṭṭhabhayaṃ pakatiyā olokiyamānaṃ natthi. Adiṭṭhe kiṃ nāma bhaya’’nti cintayato uppilāvitattaṃ udapādi. Sakidevāti ekapayogeneva pañca nidhikumbhiyopi passeyya.

Duṭṭhullanti mayā vīriyaṃ gāḷhaṃ paggahitaṃ, tena me uppilaṃ uppannanti vīriyaṃ sithilamakāsi, tato kāyadaratho kāyaduṭṭhullaṃ kāyālasiyaṃ udapādi.

Accāraddhavīriyanti mama vīriyaṃ sithilaṃ karoto duṭṭhullaṃ uppannanti puna vīriyaṃ paggaṇhato accāraddhavīriyaṃ udapādi. Patameyyāti mareyya.

Atilīnavīriyanti mama vīriyaṃ paggaṇhato evaṃ jātanti puna vīriyaṃ sithilaṃ karoto atilīnavīriyaṃ udapādi.

Abhijappāti devalokābhimukhaṃ ālokaṃ vaḍḍhetvā devasaṅghaṃ passato taṇhā udapādi.

Nānattasaññāti mayhaṃ ekajātikaṃ rūpaṃ manasikarontassa abhijappā uppannā, nānāvidharūpaṃ manasi karissāmīti kālena devalokābhimukhaṃ kālena manussalokābhimukhaṃ vaḍḍhetvā nānāvidhāni rūpāni manasikaroto nānattasaññā udapādi.

Atinijjhāyitattanti mayhaṃ nānāvidhāni rūpāni manasikarontassa nānattasaññā udapādi, iṭṭhaṃ vā aniṭṭhaṃ vā ekajātikameva manasi karissāmīti tathā manasikaroto atinijjhāyitattaṃ rūpānaṃ udapādi.

243. Obhāsanimittaṃ manasi karomīti parikammobhāsameva manasi karomi. Na ca rūpāni passāmīti dibbacakkhunā rūpāni na passāmi. Rūpanimittaṃ manasi karomīti dibbacakkhunā visayarūpameva manasi karomi.

Parittañceva obhāsanti parittakaṭṭhāne obhāsaṃ. Parittāni ca rūpānīti parittakaṭṭhāne rūpāni. Vipariyāyena dutiyavāro veditabbo. Paritto samādhīti parittako parikammobhāso, obhāsaparittatañhi sandhāya idha parikammasamādhi ‘‘paritto’’ti vutto. Parittaṃ me tasmiṃ samayeti tasmiṃ samaye dibbacakkhupi parittakaṃ hoti. Appamāṇavārepi eseva nayo.

245. Avitakkampi vicāramattanti pañcakanaye dutiyajjhānasamādhiṃ. Avitakkampi avicāranti catukkanayepi pañcakanayepi jhānattayasamādhiṃ. Sappītikanti dukatikajjhānasamādhiṃ. Nippītikanti dukajjhānasamādhiṃ. Sātasahagatanti tikacatukkajjhānasamādhiṃ. Upekkhāsahagatanti catukkanaye catutthajjhānasamādhiṃ pañcakanaye pañcamajjhānasamādhiṃ.

Kadā pana bhagavā imaṃ tividhaṃ samādhiṃ bhāveti? Mahābodhimūle nisinno pacchimayāme. Bhagavato hi paṭhamamaggo paṭhamajjhāniko ahosi, dutiyādayo dutiyatatiyacatutthajjhānikā. Pañcakanaye pañcamajjhānassa maggo natthīti so lokiyo ahosīti lokiyalokuttaramissakaṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Upakkilesasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

Ý kiến bạn đọc