Cận Duyên và Tư Trợ của Pháp Hành _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ 3.3.2021 _ Bài 117. Ðại Kinh Bốn Mươi (Mahācattārīsaka Sutta)

Cận Duyên và Tư Trợ của Pháp Hành _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ 3.3.2021 _ Bài 117. Ðại Kinh Bốn Mươi (Mahācattārīsaka Sutta)

Thứ tư, 03/03/2021, 18:35 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 3.3.2021

117. Ðại Kinh Bốn Mươi (Mahācattārīsaka Sutta)

''Cận Duyên và Tư Trợ của Pháp Hành''

Mahācattārīsaka nghĩa là là bài kinh về bốn mươi pháp quan trọng. Chữ đại kinh ở đây không giống như những bài kinh khác. Không có tiểu kinh mang tên tương tự. Như vậy chữ tên kinh ở đây nên dịch là “Kinh Tứ Thập Đại Pháp”. Trong pháp thoại hằng ngày dành cho chư tỳ kheo, Bậc Đạo Sư dạy về bốn mươi pháp liên quan tới định học (samādhi). Điều thú vị bài kinh nhấn mạnh “định học tăng thượng” mà qua đó ba pháp chánh tinh tấn (nỗ lực đúng chỗ), chánh niệm (tỉnh táo giác sát), chánh định (tập trung bền bĩ) trở thành những cận duyên và tư trợ cho các chi đạo khác như chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Bài kinh nầy cũng là một trong số ít bài kinh của Kinh Tạng giảng về bát chánh đạo theo ý nghĩa phổ quát và ý nghĩa của pháp bản thể tám đạo chi (maggaṅgā) như được dạy trong Thắng pháp Abhidhamma. Chẳng những vậy bài kinh nầy là một hướng dẫn cụ thể những điểm trọng yếu trong pháp hành.

561. Đại định đúng nghĩa đại định

Định lực chỉ thật sự có ảnh hưởng lớn nếu đi chung với các chi đạo khác:

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Bạch Thế Tôn". -- "Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông Thánh chánh định cùng với các cận duyên và các tư trợ. Hãy lắng tai nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng". -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh chánh định với các cận duyên và các tư trợ? Chính là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm. Này các Tỷ-kheo, phàm có nhất tâm nào (ekaggatā) được tư trợ với bảy chi phần này, này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Thánh chánh định cùng với các cận duyên và các tư trợ.

562. Vai trò dẫn đạo của chánh kiến

Cái nhìn chân xác được xem là dẫn đầu tất cả chi đạo:

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào là, các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu? Tuệ tri tà kiến là tà kiến, tuệ tri chánh kiến là chánh kiến. Như vậy là chánh kiến của vị ấy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà kiến? Không có bố thí, không có cúng dường, không có tế tự, không có quả báo các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh; ở đời không có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt lại tuyên bố lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo là tà kiến.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến? Chánh kiến này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại. Này các Tỷ-kheo, có loại chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y (upadhivepakkā); có loại chánh kiến, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi (maggaṅgā).

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Có bố thí, có cúng dường, có tế tự, có quả báo các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh; ở đời có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt đời này và đời khác lại tuyên bố lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Phàm cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc trí tuệ, tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp giác chi, chánh kiến, đạo chi của một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Thánh tâm. Chánh kiến như vậy, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Ai tinh tấn đoạn trừ tà kiến, thành tựu chánh kiến; như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà kiến, chánh niệm đạt được và an trú chánh kiến; như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh kiến, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

563. Chánh tư duy trong liên hệ với các pháp khác.

Chánh tư duy không thể có được một cách đơn thuần:

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu? Tuệ tri tà tư duy là tà tư duy, tuệ tri chánh tư duy là chánh tư duy, như vậy là chánh kiến của các vị ấy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà tư duy? Dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy, này các Tỷ-kheo, như vậy là tà tư duy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tư duy? Chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: có loại chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y; có loại chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tư duy hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Ly dục tư duy, vô sân tư duy, bất hại tư duy, như vậy, này các Tỷ-kheo là chánh tư duy, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tư duy, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Phàm cái gì này các Tỷ-kheo thuộc suy tư, tầm cầu, tư duy, một ngữ hành do sự hoàn toàn chú tâm chuyên tâm của một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Thánh tâm; chánh tư duy như vậy, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Ai tinh tấn đoạn trừ tà tư duy, thành tựu chánh tư duy, như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà tư duy, chánh niệm đạt được và an trú chánh tư duy, như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh tư duy, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

564. Chánh ngữ

Cận duyên và tư trợ của chánh ngữ

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo chánh kiến đi hàng đầu? Tuệ tri tà ngữ là tà ngữ, tuệ tri chánh ngữ là chánh ngữ; như vậy là chánh kiến của vị ấy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà ngữ? Vọng ngữ, nói hai lưỡi, ác khẩu, nói lời phù phiếm; như vậy, này các Tỷ-kheo, là tà ngữ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ? Chánh ngữ, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: có loại chánh ngữ, này các Tỷ-kheo, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y; có loại chánh ngữ, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Viễn ly vọng ngữ, viễn ly nói hai lưỡi, viễn ly ác khẩu, viễn ly phù phiếm ngữ; như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh ngữ, hữu lậu thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly bốn ngữ ác hành, đối với một vị tu tập Thánh đạo, thuần thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Hiền Thánh tâm; như vậy, này các Tỷ-kheo là chánh ngữ, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Ai tinh tấn đoạn trừ tà ngữ, thành tựu chánh ngữ; như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà ngữ, chánh niệm đạt được và an trú chánh ngữ; như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy, ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh ngữ, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

565. Chánh nghiệp

Cận duyên và tư trợ của chánh nghiệp

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu? Tuệ tri tà nghiệp là tà nghiệp, tuệ tri chánh nghiệp là chánh nghiệp; như vậy là chánh kiến của vị ấy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà nghiệp? Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục; như vậy, này các Tỷ-kheo, là tà nghiệp.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh nghiệp? Chánh nghiệp, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: Có loại chánh nghiệp, này các Tỷ-kheo, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y; có loại chánh nghiệp, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh nghiệp thuộc hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Viễn ly sát sanh, viễn ly lấy của không cho, viễn ly tà hạnh trong các dục; như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh nghiệp, thuộc hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh nghiệp, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly ba thân ác hành đối với một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Hiền Thánh tâm; như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh nghiệp, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Ai tinh tấn đoạn trừ tà nghiệp, thành tựu chánh nghiệp; như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà nghiệp, chánh niệm đạt được và an trú chánh nghiệp; như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh nghiệp, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

566. Chánh mạng

Cận duyên và tư trợ của chánh mạng

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu? Tuệ tri được tà mạng là tà mạng, tuệ tri được chánh mạng là chánh mạng; như vậy là chánh kiến của vị ấy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà mạng? Lừa đảo, nói lời mê ly, hiện tướng, gian trá, lấy lợi cầu lợi; như vậy, này các Tỷ-kheo, là tà mạng.

Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh mạng? Chánh mạng, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: có loại chánh mạng, này các Tỷ-kheo, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y; có chánh mạng, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Và thế nào, này các Tỷ-kheo là chánh mạng, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử bỏ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng, như vậy, này các Tỷ-kheo là chánh mạng, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh mạng, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Cái gì, này các Tỷ-kheo thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly tà mạng đối với một vị tu tập Thánh đạo, thuần thục trong Thánh đạo. Có vô lậu tâm, có Hiền Thánh tâm; như vậy, này các Tỷ-kheo là chánh mạng, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Ai tinh tấn đoạn trừ tà mạng, thành tựu chánh mạng; như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà mạng, chánh niệm đạt được và an trú chánh mạng, như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy là ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh mạng, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

567. Ðại pháp môn Bốn mươi

Sự liên đới mang tánh tuần tự của các yếu tố tu tập là điều cần lưu tâm:

Ở đây, này các Tỷ-kheo chánh kiến đi hàng đầu. Và thế nào, này Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu? Chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, do chánh kiến, được khởi lên. Chánh ngữ do chánh tư duy được khởi lên. Chánh nghiệp do chánh tà ngữ được khởi lên. Chánh mạng do chánh nghiệp được khởi lên. Chánh tinh tấn do chánh mạng được khởi lên. Chánh niệm do chánh tinh tấn được khởi lên. Chánh định do chánh niệm được khởi lên. Chánh trí do chánh định được khởi lên. Chánh giải thoát do chánh trí được khởi lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đạo lộ của vị hữu học gồm có tám chi phần, và đạo lộ của vị A-la- hán gồm có mười chi phần.

568. Mỗi căn bệnh có thuốc trị liệu riêng

Không có một phương thuốc trị bách bệnh. Mỗi chứng bệnh có trị liệu riêng:

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu? Tà kiến này các Tỷ-kheo, do chánh kiến làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà kiến duyên khởi, các pháp ấy bị tiêu diệt trong vị có chánh kiến. Và những thiện pháp được chánh kiến duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà tư duy, này các Tỷ-kheo, do chánh tư duy làm cho tiêu diệt và những ác bất thiện pháp, được tà tư duy duyên khởi, các pháp ấy bị tiêu diệt trong người có chánh tư duy. Và những thiện pháp được chánh tư duy duyên khởi, các pháp ấy được phát triển trở thành viên mãn.

Tà ngữ, này các Tỷ-kheo, do chánh ngữ làm cho tiêu diệt và những ác bất thiện pháp được tà ngữ duyên khởi, các pháp ấy bị tiêu diệt trong người có chánh ngữ. Và những thiện pháp được chánh ngữ duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà nghiệp, này các Tỷ-kheo, do chánh nghiệp làm cho tiêu diệt, và những ác bất thiện pháp được tà nghiệp duyên khởi, các pháp ấy bị tiêu diệt trong người có chánh nghiệp. Và những thiện pháp được chánh nghiệp duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà mạng, này các Tỷ-kheo, do chánh mạng làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà mạng duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh mạng. Và những thiện pháp được chánh mạng duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà tinh tấn, này các Tỷ-kheo, do chánh tinh tấn làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà tinh tấn duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh tinh tấn. Và những thiện pháp sai biệt được khởi lên do duyên chánh tinh tấn, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà niệm, này các Tỷ-kheo, do chánh niệm làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà niệm duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh niệm. Và những thiện pháp được chánh niệm duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà định, này các Tỷ-kheo do chánh định làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà định duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh định. Và những thiện pháp được chánh định duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà trí, này các Tỷ-kheo, do chánh trí làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà trí duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh trí. Và những thiện pháp được chánh trí duyên khởi, các pháp ấy được phát triển và trở thành viên mãn.

Tà giải thoát, này các Tỷ-kheo, do chánh giải thoát làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà giải thoát duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh giải thoát. Và các thiện pháp sai biệt được chánh giải thoát duyên khởi, các pháp ấy được phát triển và trở thành viên mãn.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, có hai mươi thiện phần, hai mươi bất thiện phần. Ðại pháp môn Bốn mươi đã được chuyển vận không bị chận đứng lại bởi một Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma, Phạm thiên hay một ai ở đời.

Nếu có Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, nghĩ rằng đại pháp môn Bốn mươi này đáng bị phê bình, đáng bị phỉ báng, thời ngay hiện tại, mười thuận thuyết tùy thuyết hợp pháp được nói lên để chỉ trích người ấy. Nếu Tôn giả chỉ trích chánh kiến, thời các Sa-môn có tà kiến, các Tôn giả ấy là những vị đáng được cúng dường, các Tôn giả ấy là những vị đáng được tán thán. Nếu Tôn giả chỉ trích chánh tư duy, thời các Sa-môn, Bà-la-môn có tà tư duy, các Tôn giả ấy là những vị đáng được cúng dường, các Tôn giả ấy là những vị đáng được tán thán. Nếu Tôn giả chỉ trích chánh ngữ... chánh nghiệp... chánh mạng... chánh tinh tấn... chánh niệm... chánh định... chánh trí... Nếu Tôn giả chỉ trích chánh giải thoát, thời các Sa-môn, Bà-la-môn có tà giải thoát, các Tôn giả ấy là những vị đáng cúng dường, các Tôn giả ấy là những vị đáng được tán thán. Nếu có Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ- kheo, nghĩ rằng đại pháp môn Bốn mươi này đáng bị phê bình, đáng bị phỉ báng, thời ngay hiện tại, mười thuận thuyết hợp pháp được nói lên để chỉ trích người ấy.

569. Đời sống và sự tu tập khó có thể chỉ trích

Khó ai có thể chỉ trích đời sống ứng dụng mười chánh đạo với cận duyên và tư trợ thông quan sự giảng giải 40 đại pháp

Này các Tỷ-kheo, cho đến các dân chúng ở Ukkala và dân chúng Vassa, dân chúng Bhanna theo vô nhân luận, theo vô tác luận, theo hư vô luận, những vị ấy cũng không nghĩ rằng đại pháp môn Bốn mươi đáng chỉ trích, đáng bị phỉ báng. Vì sao vậy? Vì sợ quở trách, phẫn nộ, công kích.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Thảo luận 1. Xin giải thích ý nghĩa của đạo chi (maggaṅgā) _ do TT Tuệ Siêu giảng giải

Thảo luận 2. Tại sao giải thoát mà lại có tà giải thoát? _ do TT Tuệ Siêu giảng giải

Thảo luận 3. Xin giải thích về ý nghĩa của “cận duyên và tư trợ (saupanisaṃ saparikkhāraṃ) _ do TT Tuệ Siêu giảng giải

Thảo luận 4. Trong câu Phật ngôn: Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các ngươi thánh chánh định cùng với các cận duyên và các tư trợ (ariyaṃ vo, bhikkhave, sammāsamādhiṃ desessāmi saupanisaṃ saparikkhāraṃ) chữ “thánh chánh định (ariya sammāsamādhi) chỉ riêng cho chánh định trong bát chánh đạo hay là định học tăng thượng (bao gồm cả chánh tinh tấn, chánh niệm)? _ do TT Tuệ Siêu giảng giải

 

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 117 [tóm tắt]

Đại Kinh Bốn Mươi

(Mahācattārīsaka Sutta)

(M.iii, 71)

Đức Thế Tôn giảng về Đại pháp môn Bốn mươi, gồm 20 thiện phần và 20 bất thiện phần, nên gọi là Đại Kinh Bốn Mươi. Hai mươi thiện phần gồm có bắt đầu là chánh kiến và bảy chi phần kia của Bát chánh đạo, cộng thêm chánh trí và Chánh giải thoát là mười, cùng với mười thiện pháp do duyên chánh tri kiến. Hai mươi bất thiện phần là ngược lại.

Trong mỗi chi phần của Bát chánh đạo, chánh kiến đều cần thiết, cộng với chánh tinh tấn, chánh niệm là ba pháp xoay quanh mỗi chi phần.

I. Đầu tiên là chánh kiến, cũng cần có chánh kiến đi hàng đầu, ở đây có nghĩa là biết rõ tà kiến là tà kiến, và biết rõ chánh kiến là chánh kiến. Tà kiến nghĩa là bác bỏ nhân quả, chủ trương đoạn diệt, không có Sa-môn, Bà-la- môn chứng ngộ với thượng trí và sau khi chứng, tự mình tuyên bố như vậy. Chánh kiến thì gồm có hai loại, hữu lậu và vô lậu. Hữu lậu là chánh kiến ngược với tà kiến ở trên thuộc phước báo, vô lậu là chánh kiến thuộc về trí tuệ, đạo chi, của một vị tu tập thành thục trong Thánh đạo. Tinh tấn đoạn trừ tà kiến, thành tựu chánh kiến gọi là chánh tinh tấn. Chánh niệm đoạn trừ tà kiến, an trú chánh kiến gọi là chánh niệm. Ba pháp này xoay quanh chánh kiến, ấy là chánh kiến, chánh tinh tấn và chánh niệm.

II. Chánh tư duy: Cần chánh kiến đi hàng đầu. Biết tà tư duy là tà tư duy; biết chánh tư duy là chánh tư duy, ấy là chánh kiến. Tà tư duy là dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy. Chánh tư duy có hai: Hữu lậu, thuộc phước báo, tức ngược với tà tư duy trên; và vô lậu, thuộc trí tuệ, là cái gì thuộc tư duy, tầm cầu, chuyên tâm của một vị thuần thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, thánh tâm. Tinh tấn đoạn trừ tà tư duy, thành tựu chánh tư duy, gọi là chánh tinh tấn. Chánh niệm đoạn trừ tà tư duy, an trú chánh tư duy, ấy là chánh niệm. Ba pháp này xoay quanh chánh tư duy, ấy là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

III. Chánh ngữ: Ở đây chánh tri kiến đi đầu. Biết tà ngữ là tà ngữ, biết chánh ngữ là chánh ngữ, đó là chánh kiến. Tà ngữ là bốn ác nghiệp của miệng (nói dối, nói ly gián, nói ác khẩu, nói ba hoa). Chánh ngữ có hai loại: Hữu lậu chánh ngữ là viễn ly bốn ác nghiệp nói trên, thuộc phước báo; vô lậu chánh ngữ là cái gì thuộc viễn ly từ bỏ bốn ác nghiệp của miệng đối với một vị tu tập, thuần thục trong chánh đạo, siêu thế, thuộc đạo chi. Tinh tấn đoạn trừ tà ngữ, thành tựu chánh ngữ gọi là chánh tinh tấn. Chánh niệm đoạn trừ tà ngữ, an trú chánh ngữ gọi là chánh niệm. Ba pháp xoay quanh chánh ngữ là chánh kiến, chánh tinh tấn và chánh niệm.

IV. Chánh nghiệp: Dẫn đầu là chánh kiến để biết tà nghiệp là tà nghiệp, chánh nghiệp là chánh nghiệp. Tà nghiệp là ba thân ác hành (sát, đạo, dâm). Chánh nghiệp có hai: Hữu lậu và vô lậu. Nghiệp hữu lậu thuộc về phước báo, tức là bỏ ba thân ác hành. Chánh nghiệp vô lậu thuộc trí tuệ, siêu thế, thuộc về sự viễn ly ba thân ác hành của bậc Thánh. Tinh tấn đoạn trừ tà nghiệp, thành tựu chánh nghiệp gọi là chánh tinh tấn. Chánh niệm đoạn trừ tà nghiệp, an trú chánh nghiệp, gọi là chánh niệm.

V. Chánh mạng: Dẫn đầu là chánh kiến để biết tà mạng là tà mạng, chánh mạng là chánh mạng. Tà mạng là lừa đảo, gian trá, lấy lợi cầu lợi. Chánh mạng có 2: Hữu lậu thuộc phước báo, tức từ bỏ tà mạng, sống với chánh mạng; vô lậu thuộc trí tuệ, là sự viễn ly tà mạng của bậc Thánh, siêu thế, thuộc đạo chi. Tinh tấn đoạn trừ tà mạng, an trú chánh mạng gọi là chánh tinh tấn. Chánh niệm đoạn trừ tà mạng, an trú chánh mạng gọi là chánh niệm. Ba pháp này xoay quanh chánh mạng: Chánh kiến, Chánh tinh tấn và Chánh niệm.

VI. Chánh kiến đi hàng đầu trong đạo lộ của bậc hữu học gồm tám chi phần cũng như trong đạo lộ bậc vô học gồm mười chi phần ấy là: Do chánh kiến mà chánh tư duy khởi; do chánh tư duy, chánh ngữ khởi; do chánh ngữ, chánh nghiệp khởi; do chánh nghiệp, chánh mạng khởi; do chánh mạng, chánh tinh tấn khởi; do chánh tinh tấn, chánh niệm khởi; do chánh niệm, chánh định khởi; do chánh định, chánh trí khởi; do chánh trí, chánh giải thoát khởi.

VII. Chánh kiến đi hàng đầu trong sự tiêu diệt mười tà, bắt đầu với tà kiến, và mười bất thiện pháp do duyên mười tà ấy. Chánh kiến cũng đi hàng đầu trong sự thành tựu mười thiện pháp do duyên chánh kiến. Tà kiến do chánh kiến làm cho tiêu diệt, và những ác pháp do tà kiến được vị có chánh kiến đoạn trừ. Những thiện pháp do duyên chánh kiến được vị ấy tu tập, làm cho viên mãn. Tà tư duy do chánh tư duy làm cho tiêu diệt, tà ngữ do chánh ngữ làm cho tiêu diệt, tà nghiệp do chánh nghiệp... cho đến tà giải thoát được chánh giải thoát làm cho tiêu diệt. Và những bất thiện pháp do duyên tà giải thoát được tiêu diệt trong vị có chánh giải thoát. Như vậy có 20 thiện phần, 20 bất thiện phần, Đại Pháp Môn Bốn Mươi đã được chuyển vận không bị chặn đứng bởi một Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma, Phạm thiên hay bất cứ ai ở đời.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy, và các vị Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 117 [dàn ý]

Đại Kinh Bốn Mươi

(Mahācattārīsaka Sutta)

(M.iii, 71)

A. Duyên khởi:

Thế Tôn dạy sẽ giảng về Thánh định cùng với các cận duyên và các tư trợ.

B. Chánh kinh:

I. Định nghĩa Thánh định với các cận duyên với các tư trợ.

II. Chánh kiến đi hàng đầu. Định nghĩa chánh kiến. Thế nào là tà kiến và chánh kiến. Liên hệ giữa chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

III. Chánh kiến đi hàng đầu. Định nghĩa chánh kiến. Thế nào là tà tư duy, chánh tư duy. Liên hệ giữa chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm với chánh tư duy.

IV. Chánh kiến đi hàng đầu. Định nghĩa chánh kiến. Thế nào là tà ngữ, chánh ngữ. Liên hệ giữa chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm với chánh ngữ.

V. Chánh kiến đi hàng đầu. Định nghĩa chánh kiến. Thế nào là tà nghiệp, chánh nghiệp. Liên hệ giữa chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm với chánh nghiệp.

VI. Chánh kiến đi hàng đầu. Định nghĩa chánh kiến. Thế nào là tà mạng, chánh mạng. Liên hệ giữa chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm với chánh mạng.

VII. Chánh kiến đi hàng đầu. Định nghĩa chánh kiến. Thế nào là 8 chi phần của bậc hữu học và 10 chi phần của bậc A-la-hán.

VIII. Chánh kiến đi hàng đầu. Định nghĩa chánh kiến. Thế nào là đại pháp môn 40 pháp. Đại pháp môn 40 pháp này vượt khỏi các chỉ trích.

C.Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 117 [toát yếu]

Đại Kinh Bốn Mươi

(Mahācattārīsaka Sutta)

(M.iii, 71)

I. TOÁT YẾU

Mahācattārīsaka Sutta - The Great Forty.

The Buddha defines the factors of the Noble Eightfold Path and explains their inter-relationships.

Số bốn mươi vĩ đại.

Phật định nghĩa các chi của thánh đạo tám ngành và giải thích tương quan giữa các chi phần ấy.

II. TÓM TẮT

Phật dạy các tỷ kheo về Ðịnh của bậc thánh [1], cùng những yếu tố hỗ trợ cho định, gồm bảy chính còn lại trong Bát chánh đạo là Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chính tinh tấn và chánh niệm.

1. Về Chánh kiến:

a. Chánh kiến là yếu tố dẫn đạo [2], biết phân biệt giữa chánh kiến và tà kiến thì gọi là chánh kiến [3]. Tà kiến là không tin có bố thí, nhân quả, đời này đời sau, cha mẹ, thánh hiền.

b. Chánh kiến gồm hai, là hữu lậu và vô lậu. Hữu lậu là loại chánh kiến thuộc thế gian, thuộc phước báu, chấp thủ [4] như tin có bố thí vân vân, ngược với tà kiến nói trên. Còn chánh kiến vô lậu [5] là cái thấy thuộc đạo nơi người đã thuần thục trong thánh đạo, có vô lậu tâm, thánh tâm.

c. Ai tinh tấn đoạn trừ tà kiến thành tựu chánh kiến, gọi là chính tinh tấn. Ai chánh niệm đoạn trừ tà kiến, an trú chánh kiến, gọi là chánh niệm. Vậy có ba yếu tố xoay quanh chánh kiến, đó là chánh kiến, chính tinh tấn và chánh niệm [6].

2. Về Chánh tư duy:

a. Chánh kiến đi hàng đầu [7]: Biết phân biệt giữa chánh tư duy và tà tư duy gọi là chánh kiến. Tà tư duy là tư duy có dục, sân, hại. Chánh tư duy là tư duy ly dục, vô sân, bất hại [8].

b. Chánh tư duy có hai loại, hữu lậu và vô lậu. Hữu lậu là chánh tư duy ly dục vô sân bất hại nói trên. Vô lậu là chánh tư duy siêu thế, thuộc bậc thánh, thuộc đạo [9].

c. Tinh tấn đoạn trừ tà tư duy, thành tựu chánh tư duy, gọi là chính tinh tấn. Chánh niệm đoạn trừ tà tư duy, an trú chánh tư duy, gọi là chánh niệm. Như vậy cũng có ba yếu tố xoay quanh chánh tư duy, là chánh kiến, chính tinh tấn và chánh niệm [10].

3. Về Chánh ngữ:

a. Cần có chánh kiến để phân biệt tà ngữ và chánh ngữ. Tà ngữ là nói láo, hai lưỡi, ác khẩu, phù phiếm.

b. Chánh ngữ có hai loại là hữu lậu, vô lậu. Chánh ngữ hữu lậu là từ bỏ bốn ác khẩu nghiệp nói trên, đem lại phước báo. Chánh ngữ vô lậu là sự viễn ly bốn loại tà ngữ nơi một bậc thánh có tâm siêu thế, thuộc đạo [11].

c. Tinh tấn trừ tà ngữ, thành tựu chánh ngữ, gọi là chính tinh tấn. Chánh niệm đoạn trừ tà ngữ, an trú chánh ngữ, gọi là chánh niệm. Vậy về chánh ngữ cũng có ba yếu tố xoay quanh, là chánh kiến, chính tinh tấn, chánh niệm.

4. Về Chánh nghiệp:

a. Chánh kiến cũng đi trước để biết phân biệt giữa tà nghiệp và chánh nghiệp. Tà nghiệp là sát đạo dâm.

b. Chánh nghiệp cũng có hai loại, hữu lậu, thuộc phước báo, là từ bỏ ba tà nghiệp nói trên. Vô lậu là chánh nghiệp thuộc siêu thế, thuộc đạo, sự viễn ly ba thân ác hành nơi một bậc thánh.

c. Ai tinh tấn đoạn trừ tà nghiệp, thành tựu chánh nghiệp, gọi là tinh tấn. Chánh niệm đoạn trừ tà nghiệp an trú chánh nghiệp, gọi là chánh niệm. Như vậy về chánh nghiệp cũng có ba yếu tố khác xoay quanh là chánh kiến, chính tinh tấn và chánh niệm như trên.

5. Về Chánh mạng:

a. Chánh kiến cũng đi trước để phân biệt giữa tà mạng và chánh mạng. Tà mạng nơi tỷ kheo là lừa đảo, nói mê ly, hiện tướng, gian trá, lấy lợi cầu lợi [12].

b. Chánh mạng cũng có hai, hữu lậu và vô lậu. Từ bỏ tà mạng là chánh mạng hữu lậu thuộc phước báo. Viễn ly tà mạng nơi vị tu tập thánh đạo, có vô lậu tâm, gọi là chánh mạng siêu thế, thuộc đạo.

c. Ba yếu tố xoay quanh chánh mạng cũng như trên.

6. Ðại tứ thập:

Chánh kiến đi hàng đầu, vì nhờ có chánh kiến mà sinh chánh tư duy [13], do chánh tư duy có chánh ngữ, do chánh ngữ có chánh nghiệp, do chánh nghiệp có chánh mạng, do chánh mạng có chính tinh tấn, do chính tinh tấn có chánh niệm, do chánh niệm có chánh định, do chánh định có chính trí, do chính trí có chính giải thoát. Như vậy là đạo lộ của hữu học gồm tám chi và của A-la-hán gồm mười chi [14]. Ở đây, trước tiên là chánh kiến; Nơi người có chánh kiến, tà kiến được từ bỏ, và những bất thiện do duyên tà kiến cũng được loại trừ. Những thiện pháp do chánh kiến phát sinh được tu tập cho đến viên mãn... Nơi người có chính giải thoát, tà giải thoát và những bất thiện do tà giải thoát được từ bỏ, các thiện pháp do chính giải thoát phát sinh được tu tập cho đến viên mãn. Vậy có hai mươi thiện phần, hai mươi bất thiện [15] gọi là đại pháp môn bốn mươi.

Ðại pháp môn này đã được chuyển vận không bị chận đứng bởi bất cứ sa môn bà-la-môn nào trên thế giới, vì nếu ai bác bỏ nó ngay trong hiện tại sẽ bị chỉ trích với mười mệnh đề hợp pháp rằng: Bác bỏ chánh kiến tức là xem các sa môn bà-la-môn có tà kiến đáng được tôn trọng, cúng dường... Bác bỏ chính giải thoát tức là xem các sa môn bà- la-môn tà giải thoát là đáng tôn trọng cúng dường. Ngay những người theo Vô nhân luận, hư vô luận như hai bậc thầy sống ở Okkala là Vassa và Bhanna [16] cũng không nghĩ pháp môn này là đáng chỉ trích.

III. CHÚ GIẢI

1. Ariyam sammā samādhim sa-upanisam saparikkhāram. MA giải thích chữ thánh ở đây có nghĩa là siêu thế, và nói đây là định thuộc đạo lộ siêu thế. Những điều kiện, chỗ dựa của nó là bảy đạo chi kia, như sẽ được hiển thị.

2. Pubhangamā: tiên phong. MA nói hai loại chánh kiến đi tiên phong là chánh kiến thuộc tuệ tra tầm các hành là vô thường khổ vô ngã; và chánh kiến thuộc đạo khởi lên như là quả của tuệ quán đưa đến sự đoạn tận nhiễm ô. Chánh kiến thuộc tuệ làm tiên phong dường như được hiển thị trong đoạn 4, 10, 16, 22 và 28; chánh kiến thuộc đạo làm tiên phong được nói trong đoạn 34, 35.

3. Lời này gợi ý rằng muốn có được chánh kiến về bản chất của thực tại thì trước hết phải biết phân biệt giữa tà giáo và chính giáo về bản chất vạn pháp. Theo MA đây là chánh kiến thuộc tuệ, cái tuệ quán liễu tri tà kiến đối với một đối tượng là nhờ đi sâu vào tính vô thường khổ vô ngã của nó, và chánh kiến là nhờ thi thố nhiệm vụ liễu tri ấy và nhờ đánh tan hoài nghi.

4. Ðây là chánh kiến thế gian, một công đức đưa đến tái sinh tốt đẹp nhưng tự mình nó thì không đủ để vượt ra ngoài cõi hữu.

5. Ðịnh nghĩa này cho chánh kiến siêu thế là tuệ giác bát nhã được tìm thấy trong các điều kiện đưa đến giác ngộ như là một căn, lực, giác chi và đạo chi. Chỗ khác, như kinh 141, chánh kiến thuộc đạo được định nghĩa là tri kiến về Bốn chân lý. Ta có thể nói hiểu rõ khái niệm bốn chân lý là chánh kiến thế gian, còn chánh kiến xuất thế là sự thâm nhập 4 đế bằng đạo lộ thực chứng Niết-bàn.

6. MA: Chúng đi kèm chánh kiến làm hàng đầu. Chánh tinh tấn và chánh niệm câu hữu với chánh kiến siêu thế; chánh kiến thuộc tuệ là tiên phong của chánh kiến siêu thế.

7. MA giải thích đây là chánh kiến thuộc tuệ, liễu tri chánh tư duy qua nhiệm vụ của nó và bằng cách dẹp trừ hoang mang. Nhưng dường như vấn đề ở đây là cốt phân biệt rõ hai loại ý hành hay tư duy.

8. Ðây là định nghĩa chuẩn về chánh tư duy kể như một trong bát chánh đạo, xem Trang 141.

9. Trong định nghĩa này, tư duy (sankappa) đồng nghĩa với tầm (vitakka), được giải thích xa hơn nữa là yếu tố đưa đến định an chỉ nhờ hướng tâm và dán chặt tâm trên đối tượng của nó. Về tầm ngữ như ngữ hành, xem Trung bộ 44.

10. MA: Lời này chỉ nói đến các pháp câu hữu với chánh tư duy siêu thế. Trong giai đoạn chuẩn bị tu tập, thì ba chánh tư duy thế gian khởi lên riêng rẽ, nhưng ở sát-na đạo lộ siêu thế, một ý hành duy nhất khởi lên cắt đứt cả ba tà tư duy. Vậy chánh tư duy siêu thế cũng có thể mô tả là tư duy về từ bỏ hay ly dục, vô sân và bất hại. Cũng vậy với chánh ngữ vân vân.

11. Trong khi chánh ngữ thế gian được thực hành theo bốn kiểu tùy loại tà ngữ phải tránh, vào sát-na thuộc đạo lộ siêu thế, một yếu tố chánh ngữ duy nhất làm cả bốn nhiệm vụ cắt đứt khuynh hướng đối với bốn loại tà ngữ.

Cũng vậy với chánh nghiệp.

12. Với tỷ kheo, có những cách bất chính khi xin nhu yếu phẩm được nói trong TTĐ I. MA nói các cách xin đề cập trong kinh không phải là loại tà mạng duy nhất, tà mạng này bao hàm bất cứ kiểu kiếm sống nào vi phạm giới luật Phật chế. Tăng chi 5 kể năm loại tà mạng của cư sĩ là buôn bán khí giới, chúng sinh, thịt, rượu và độc chất.

13. MA giải thích rằng với một người đã có chánh kiến thuộc đạo thì đương nhiên sẽ có chánh tư duy thuộc đạo; cũng thế người có chánh kiến thuộc quả thì chánh tư duy thuộc quả cũng xuất hiện. Tương tự với các chi phần kế tiếp ngoại trừ hai cái cuối đề cập đạo lộ siêu thế.

14. Hai yếu tố mà A-la-hán có thêm là chính trí (có thể xem là trí hồi quan rằng mình đã phá hủy các nhiễm ô) và chính giải thoát, các kinh nghiệm thân chứng rằng tâm giải thoát tất cả ô nhiễm.

15. Hai mươi thiện là mười chính và các thiện pháp phát xuất từ mỗi chính; còn hai mươi bất thiện là mười tà và các bất thiện pháp phát xuất từ mỗi tà. Do đây có tên Ðại tứ thập.

16. MA chỉ nói hai vị này là những người sống ở xứ Okkala.

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V. KỆ TỤNG

Phật dạy các tỷ kheo

Về Ðịnh của bậc thánh

Cùng cận duyên, tư trợ

(những yếu tố giúp vào)

Gồm bảy chính còn lại

Trong con đường Bát chính.

1. Chánh kiến đi hàng đầu:

Biết phân biệt tà, chính

Thì gọi là chánh kiến.

Tà kiến là không tin

Có bố thí, nhân quả

Ðời này và đời sau

Cha mẹ và hiền thánh.

Chánh kiến gồm hai loại

Thế gian và xuất thế

Chánh kiến thuộc thế gian

Ngược tà kiến nói trên.

Thế gian là hữu lậu

Thuộc phước báo, chấp thủ

Còn chánh kiến vô lậu

Thuộc thánh đạo, thánh tâm.

Siêng đoạn trừ tà kiến

Và thành tựu chánh kiến

Gọi là chính tinh tấn;

Tâm chuyên nhất một niềm

Ðoạn tà, tu chánh kiến

Ðược gọi là chánh niệm.

Chánh kiến, tinh tấn, niệm

Ði kèm theo chánh kiến

Trong thánh chánh định này.

2. Muốn có chánh tư duy

Trước hết cần chánh kiến

Biết thế nào tà tư

Và thế nào chính tư.

Tà tư duy: tư tưởng

Có dục, sân và hại.

Chánh tư duy ly dục

Vô sân và bất hại.

Chánh tư duy có hai

Hữu lậu và vô lậu

Hữu lậu là tư duy

Lìa dục sân và hại

Vô lậu là siêu thế

Tư duy thuộc thánh đạo.

Siêng trừ tà tư duy

Thành tựu chánh tư duy

Gọi là chính tinh tấn;

Tâm chuyên nhất một niềm

Bỏ tà, tu tập chính

Ðược gọi là chánh niệm.

Chánh kiến, tinh tấn, niệm

Ði kèm chánh tư duy

Trong thánh chánh định này.

3. Chánh ngữ cần chánh kiến

Phân biệt tà, chánh ngữ.

Tà nói dối, hai lưỡi

Ác khẩu và phù phiếm.

Từ bỏ bốn tà ngữ

Sẽ đem lại phước báo

Ðây Chánh ngữ thế gian.

Còn Chánh ngữ vô lậu

Là viễn ly bốn tà

Thuộc đạo tâm, siêu thế.

Siêng loại trừ tà ngữ

Và thực hành chánh ngữ

Gọi là chính tinh tấn;

Tâm chuyên nhất một niềm

Bỏ tà, tu tập chính

Ðược gọi là chánh niệm.

Chánh kiến, tinh tấn, niệm

Ði kèm theo chánh ngữ

Trong thánh chánh định này.

4. Chánh nghiệp cũng như trên

Cần trước tiên chánh kiến

Phân biệt tà, chánh nghiệp:

Tà nghiệp sát đạo dâm

Từ bỏ sát đạo dâm

Là Chánh nghiệp hữu lậu

Sẽ được hưởng phước báo.

Còn chánh nghiệp vô lậu

Là viễn ly ác hành

Thuộc đạo tâm, siêu thế.

Siêng loại trừ tà nghiệp

Và thực hành chánh nghiệp

Gọi là chính tinh tấn;

Tâm chuyên nhất một niềm

Bỏ tà, tu tập chính

Ðược gọi là chánh niệm.

Chánh kiến, tinh tấn, niệm

Ði kèm theo chánh nghiệp

Trong thánh chánh định này.

5. Chánh mạng cần chánh kiến

Phân biệt tà, chánh mạng:

Lừa đảo, nói mê ly,

Hiện tướng và gian trá

Cùng lấy lợi cầu lợi

Năm cách khất thực ấy

Ðược gọi là tà mạng

Nơi một vị tỷ kheo.

Từ bỏ tà mạng ấy

Là chánh mạng hữu lậu

Sự viễn ly tà mạng

Nơi vị tu thánh đạo,

Là chánh mạng siêu thế.

Siêng loại trừ tà mạng

Và thực hành chánh mạng

Gọi là chính tinh tấn;

Tâm chuyên nhất một niềm

Bỏ tà, tu tập chính

Ðược gọi là chánh niệm

Chánh kiến, tinh tấn, niệm

Ði kèm theo chánh mạng

Trong thánh chánh định này.

6. Trong đạo lộ hữu học

(với tám chi thánh đạo)

Hoặc đạo A-la-hán

(với mười chi thánh đạo)

Chánh kiến cũng dẫn đầu:

Do vì có chánh kiến

Mà có chánh tư duy

Do chính tư, chánh ngữ,

Do chánh ngữ, chánh nghiệp,

Do chánh nghiệp, chánh mạng

Do chánh mạng, chính tiến

Do chính tiến, chánh niệm

Do chánh niệm, chánh định

Do chánh định, chính trí

Và do chính trí này

Mà có chính giải thoát.

Trước tiên là chánh kiến

Nơi người có chánh kiến

Tà kiến được từ bỏ

Và những pháp bất thiện

Do tà kiến sinh ra

Đồng thời được loại trừ

Tất cả các thiện pháp

Phát xuất từ chánh kiến

Ðược tu tập viên mãn.

(Với chín pháp còn lại

Chánh tư duy... giải thoát

Cũng triển khai như trên

Chiếu theo đây nên biết.)

Có hai mươi thiện phần

Và hai mươi bất thiện

Trong đại pháp bốn mươi

Ðược chuyển vận bất tuyệt

Bất cứ ai trên đời

Cũng không thể chận đứng.

Nếu có ai bác nó

Sẽ bị chỉ trích ngay

Với lý luận hợp pháp:

- Ông bài xích chánh kiến

Tức xem đáng tôn thờ

Những kẻ có tà kiến

Cho đến Chánh giải thoát

Nếu ông bài xích nó

Tức xem đáng tôn thờ

Những kẻ tà giải thoát.

Ngay người Vô nhân luận

Cũng ngán pháp môn này.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

117. Mahācattārīsakasuttaṃ [Mūla]

136. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''ariyaṃ vo, bhikkhave, sammāsamādhiṃ desessāmi saupanisaṃ saparikkhāraṃ. Taṃ suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha bhāsissāmīti. ''Evaṃ, bhanteti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''katamo ca, bhikkhave, ariyo sammāsamādhi saupaniso saparikkhāro? seyyathidaṃ : sammādiṭṭhi, sammāsaṅkappo, sammāvācā, sammākammanto, sammāājīvo, sammāvāyāmo, sammāsati yā kho, bhikkhave, imehi sattahaṅgehi cittassa ekaggatā parikkhatā : ayaṃ vuccati, bhikkhave, ariyo sammāsamādhi saupaniso itipi, saparikkhāro itipi. Tatra, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti. Kathañca, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti? micchādiṭṭhiṃ 'micchādiṭṭhīti pajānāti, sammādiṭṭhiṃ 'sammādiṭṭhīti pajānāti : sāssa hoti sammādiṭṭhi. ''Katamā ca, bhikkhave, micchādiṭṭhi? 'natthi dinnaṃ, natthi yiṭṭhaṃ, natthi hutaṃ, natthi sukatadukkaṭānaṃ kammānaṃ phalaṃ vipāko, natthi ayaṃ loko, natthi paro loko, natthi mātā, natthi pitā, natthi sattā opapātikā, natthi loke samaṇabrāhmaṇā sammaggatā sammāpaṭipannā ye imañca lokaṃ parañca lokaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedentīti : ayaṃ, bhikkhave, micchādiṭṭhi. ''Katamā ca, bhikkhave, sammādiṭṭhi? sammādiṭṭhiṃpahaṃ [sammādiṭṭhimahaṃ (ka.) evaṃ sammāsaṅkappaṃpahaṃkyādīsupi], bhikkhave, dvāyaṃ [dvayaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.) ṭīkā oloketabbā] vadāmi : atthi, bhikkhave, sammādiṭṭhi sāsavā puññabhāgiyā upadhivepakkā atthi, bhikkhave, sammādiṭṭhi ariyā anāsavā lokuttarā maggaṅgā. Katamā ca, bhikkhave, sammādiṭṭhi sāsavā puññabhāgiyā upadhivepakkā ? 'atthi dinnaṃ, atthi yiṭṭhaṃ, atthi hutaṃ, atthi sukatadukkaṭānaṃ kammānaṃ phalaṃ vipāko, atthi ayaṃ loko, atthi paro loko, atthi mātā, atthi pitā, atthi sattā opapātikā, atthi loke samaṇabrāhmaṇā sammaggatā sammāpaṭipannā ye imañca lokaṃ parañca lokaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedentīti : ayaṃ, bhikkhave, sammādiṭṭhi sāsavā puññabhāgiyā upadhivepakkā. ''Katamā ca, bhikkhave, sammādiṭṭhi ariyā anāsavā lokuttarā maggaṅgā? yā kho, bhikkhave, ariyacittassa anāsavacittassa ariyamaggasamaṅgino ariyamaggaṃ bhāvayato paññā paññindriyaṃ paññābalaṃ dhammavicayasambojjhaṅgo sammādiṭṭhi maggaṅgaṃ [maggaṅgā (sī. pī.)] : ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammādiṭṭhi ariyā anāsavā lokuttarā maggaṅgā. So micchādiṭṭhiyā pahānāya vāyamati, sammādiṭṭhiyā, upasampadāya, svāssa [svāyaṃ (ka.)] hoti sammāvāyāmo. So sato micchādiṭṭhiṃ pajahati, sato sammādiṭṭhiṃ upasampajja viharati, sāssa [sāyaṃ (ka.)] hoti sammāsati. Itiyime [itime (sī.), itissime (syā. kaṃ. pī.)] tayo dhammā sammādiṭṭhiṃ anuparidhāvanti anuparivattanti, seyyathidaṃ : sammādiṭṭhi, sammāvāyāmo, sammāsati.

137. ''Tatra, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti. Kathañca, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti? micchāsaṅkappaṃ 'micchāsaṅkappoti pajānāti, sammāsaṅkappaṃ 'sammāsaṅkappoti pajānāti, sāssa hoti sammādiṭṭhi . ''Katamo ca, bhikkhave, micchāsaṅkappo? kāmasaṅkappo, byāpādasaṅkappo, vihiṃsāsaṅkappo : ayaṃ, bhikkhave, micchāsaṅkappo. ''Katamo ca, bhikkhave, sammāsaṅkappo? sammāsaṅkappaṃpahaṃ, bhikkhave, dvāyaṃ vadāmi : atthi, bhikkhave, sammāsaṅkappo sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko atthi, bhikkhave, sammāsaṅkappo ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo. Katamo ca, bhikkhave, sammāsaṅkappo sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko? nekkhammasaṅkappo, abyāpādasaṅkappo, avihiṃsāsaṅkappo : 'ayaṃ, bhikkhave, sammāsaṅkappo sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko. ''Katamo ca, bhikkhave, sammāsaṅkappo ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo? yo kho, bhikkhave, ariyacittassa anāsavacittassa ariyamaggasamaṅgino ariyamaggaṃ bhāvayato takko vitakko saṅkappo appanā byappanā cetaso abhiniropanā vacīsaṅkhāro : ayaṃ, bhikkhave, sammāsaṅkappo ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo. So micchāsaṅkappassa pahānāya vāyamati, sammāsaṅkappassa upasampadāya, svāssa hoti sammāvāyāmo. So sato micchāsaṅkappaṃ pajahati, sato sammāsaṅkappaṃ upasampajja viharati sāssa hoti sammāsati. Itiyime tayo dhammā sammāsaṅkappaṃ anuparidhāvanti anuparivattanti, seyyathidaṃ : sammādiṭṭhi, sammāvāyāmo, sammāsati.

138. ''Tatra, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti. Kathañca, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti? micchāvācaṃ 'micchāvācāti pajānāti, sammāvācaṃ 'sammāvācāti pajānāti sāssa hoti sammādiṭṭhi. Katamā ca, bhikkhave, micchāvācā? musāvādo, pisuṇā vācā, pharusā vācā, samphappalāpo : ayaṃ, bhikkhave, micchāvācā. Katamā ca, bhikkhave, sammāvācā? sammāvācaṃpahaṃ, bhikkhave, dvāyaṃ vadāmi : atthi, bhikkhave, sammāvācā sāsavā puññabhāgiyā upadhivepakkā atthi, bhikkhave , sammāvācā ariyā anāsavā lokuttarā maggaṅgā. Katamā ca, bhikkhave, sammāvācā sāsavā puññabhāgiyā upadhivepakkā? musāvādā veramaṇī, pisuṇāya vācāya veramaṇī, pharusāya vācāya veramaṇī, samphappalāpā veramaṇī : ayaṃ, bhikkhave, sammāvācā sāsavā puññabhāgiyā upadhivepakkā. Katamā ca, bhikkhave, sammāvācā ariyā anāsavā lokuttarā maggaṅgā? yā kho, bhikkhave, ariyacittassa anāsavacittassa ariyamaggasamaṅgino ariyamaggaṃ bhāvayato catūhi vacīduccaritehi ārati virati paṭivirati veramaṇī : ayaṃ, bhikkhave, sammāvācā ariyā anāsavā lokuttarā maggaṅgā. So micchāvācāya pahānāya vāyamati, sammāvācāya upasampadāya svāssa hoti sammāvāyāmo. So sato micchāvācaṃ pajahati, sato sammāvācaṃ upasampajja viharati sāssa hoti sammāsati. Itiyime tayo dhammā sammāvācaṃ anuparidhāvanti anuparivattanti, seyyathidaṃ : sammādiṭṭhi, sammāvāyāmo, sammāsati.

139. ''Tatra, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti. Kathañca, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti? micchākammantaṃ 'micchākammantoti pajānāti, sammākammantaṃ 'sammākammantoti pajānāti sāssa hoti sammādiṭṭhi. Katamo ca, bhikkhave, micchākammanto? pāṇātipāto, adinnādānaṃ, kāmesumicchācāro : ayaṃ, bhikkhave, micchākammanto. Katamo ca, bhikkhave, sammākammanto? sammākammantaṃpahaṃ, bhikkhave , dvāyaṃ vadāmi : atthi, bhikkhave, sammākammanto sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko atthi, bhikkhave, sammākammanto ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo. Katamo ca, bhikkhave, sammākammanto sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko? pāṇātipātā veramaṇī, adinnādānā veramaṇī, kāmesumicchācārā veramaṇī : ayaṃ, bhikkhave, sammākammanto sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko. Katamo ca, bhikkhave, sammākammanto ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo? yā kho, bhikkhave, ariyacittassa anāsavacittassa ariyamaggasamaṅgino ariyamaggaṃ bhāvayato tīhi kāyaduccaritehi ārati virati paṭivirati veramaṇī : ayaṃ, bhikkhave, sammākammanto ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo. So micchākammantassa pahānāya vāyamati, sammākammantassa upasampadāya svāssa hoti sammāvāyāmo. So sato micchākammantaṃ pajahati, sato sammākammantaṃ upasampajja viharati sāssa hoti sammāsati. Itiyime tayo dhammā sammākammantaṃ anuparidhāvanti anuparivattanti, seyyathidaṃ : sammādiṭṭhi, sammāvāyāmo, sammāsati.

140. ''Tatra, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti. Kathañca, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti? micchāājīvaṃ 'micchāājīvoti pajānāti, sammāājīvaṃ 'sammāājīvoti pajānāti sāssa hoti sammādiṭṭhi. Katamo ca, bhikkhave, micchāājīvo? kuhanā, lapanā, nemittikatā, nippesikatā, lābhena lābhaṃ nijigīsanatā [nijigiṃ sanatā (sī. syā. kaṃ. pī.)] : ayaṃ, bhikkhave, micchāājīvo. Katamo ca, bhikkhave, sammāājīvo? sammāājīvaṃpahaṃ, bhikkhave , dvāyaṃ vadāmi : atthi, bhikkhave, sammāājīvo sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko atthi, bhikkhave, sammāājīvo ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo. Katamo ca, bhikkhave, sammāājīvo sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko? idha, bhikkhave, ariyasāvako micchāājīvaṃ pahāya sammāājīvena jīvikaṃ kappeti : ayaṃ, bhikkhave, sammāājīvo sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko. Katamo ca, bhikkhave, sammāājīvo ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo? yā kho, bhikkhave, ariyacittassa anāsavacittassa ariyamaggasamaṅgino ariyamaggaṃ bhāvayato micchāājīvā ārati virati paṭivirati veramaṇī : ayaṃ, bhikkhave, sammāājīvo ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo. So micchāājīvassa pahānāya vāyamati, sammāājīvassa upasampadāya svāssa hoti sammāvāyāmo. So sato micchāājīvaṃ pajahati, sato sammāājīvaṃ upasampajja viharati sāssa hoti sammāsati. Itiyime tayo dhammā sammāājīvaṃ anuparidhāvanti anuparivattanti, seyyathidaṃ : sammādiṭṭhi, sammāvāyāmo, sammāsati.

141. ''Tatra, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti. Kathañca, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti? sammādiṭṭhiss , bhikkhave, sammāsaṅkappo pahoti, sammāsaṅkappassa sammāvācā pahoti, sammāvācassa sammākammanto pahoti, sammākammantassa sammāājīvo pahoti, sammāājīvassa sammāvāyāmo pahoti, sammāvāyāmassa sammāsati pahoti, sammāsatissa sammāsamādhi pahoti, sammāsamādhissa sammāñāṇaṃ pahoti, sammāñāṇassa sammāvimutti pahoti. Iti kho, bhikkhave, aṭṭhaṅgasamannāgato sekkho [aṭṭhaṅgasamannāgatā sekhā paṭipadā (sī.), aṭṭhaṅgasamannāgato sekho pāṭipado (pī. ka.) ( ) natthi sī. syā. kaṃ. pī. potthakesu], dasaṅgasamannāgato arahā hoti. (Tatrapi sammāñāṇena aneke pāpakā akusalā dhammā vigatā bhāvanāpāripūriṃ gacchanti).

142. ''Tatra, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti. Kathañca, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti? sammādiṭṭhissa, bhikkhave, micchādiṭṭhi nijjiṇṇā hoti. Ye ca micchādiṭṭhipaccayā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti te cassa nijjiṇṇā honti. Sammādiṭṭhipaccayā aneke kusalā dhammā bhāvanāpāripūriṃ gacchanti. Sammāsaṅkappassa, bhikkhave, micchāsaṅkappo nijjiṇṇo hoti - pe - sammāvācassa, bhikkhave, micchāvācā nijjiṇṇā hoti... sammākammantassa, bhikkhave, micchākammanto nijjiṇṇo hoti... sammāājīvassa, bhikkhave, micchāājīvo nijjiṇṇo hoti... sammāvāyāmassa , bhikkhave , micchāvāyāmo nijjiṇṇo hoti... sammāsatissa, bhikkhave, micchāsati nijjiṇṇā hoti... sammāsamādhissa, bhikkhave, micchāsamādhi nijjiṇṇo hoti... sammāñāṇassa, bhikkhave, micchāñāṇaṃ nijjiṇṇaṃ hoti... sammāvimuttassa, bhikkhave, micchāvimutti nijjiṇṇā hoti. Ye ca micchāvimuttipaccayā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti te cassa nijjiṇṇā honti. Sammāvimuttipaccayā ca aneke kusalā dhammā bhāvanāpāripūriṃ gacchanti. ''Iti kho, bhikkhave, vīsati kusalapakkhā, vīsati akusalapakkhā : mahācattārīsako dhammapariyāyo pavattito appaṭivattiyo samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmiṃ.

143. ''Yo hi koci, bhikkhave, samaṇo vā brāhmaṇo vā imaṃ mahācattārīsakaṃ dhammapariyāyaṃ garahitabbaṃ paṭikkositabbaṃ maññeyya tassa diṭṭheva dhamme dasasahadhammikā vādānuvādā gārayhaṃ ṭhānaṃ āgacchanti : sammādiṭṭhiṃ ce bhavaṃ garahati, ye ca micchādiṭṭhī samaṇabrāhmaṇā te bhoto pujjā, te bhoto pāsaṃsā sammāsaṅkappaṃ ce bhavaṃ garahati , ye ca micchāsaṅkappā samaṇabrāhmaṇā te bhoto pujjā, te bhoto pāsaṃsā sammāvācaṃ ce bhavaṃ garahati - pe - sammākammantaṃ ce bhavaṃ garahati... sammāājīvaṃ ce bhavaṃ garahati... sammāvāyāmaṃ ce bhavaṃ garahati... sammāsatiṃ ce bhavaṃ garahati... sammāsamādhiṃ ce bhavaṃ garahati... sammāñāṇaṃ ce bhavaṃ garahati ... sammāvimuttiṃ ce bhavaṃ garahati, ye ca micchāvimuttī samaṇabrāhmaṇā te bhoto pujjā, te bhoto pāsaṃsā. Yo koci, bhikkhave, samaṇo vā brāhmaṇo vā imaṃ mahācattārīsakaṃ dhammapariyāyaṃ garahitabbaṃ paṭikkositabbaṃ maññeyya tassa diṭṭheva dhamme ime dasasahadhammikā vādānuvādā gārayhaṃ ṭhānaṃ āgacchanti. Yepi te, bhikkhave, ahesuṃ okkalā vassabhaññā [vayabhiññā (ka.) Saṃyutta Nikāye 3.62 Anguttara Nikāye 4.30 passitabbaṃ] ahetuvādā akiriyavādā natthikavādā tepi mahācattārīsakaṃ dhammapariyāyaṃ na garahitabbaṃ napaṭikkositabbaṃ amaññiṃsu [maññeyyuṃ (ka.)]. Taṃ kissa hetu? nindābyārosaupārambhabhayāti. Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

Mahācattārīsakasuttaṃ niṭṭhitaṃ sattamaṃ.

117. Mahācattārīsakasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

136. Evaṃ me sutanti mahācattārīsakasuttaṃ. Tattha ariyanti niddosaṃ lokuttaraṃ, niddosañhi ‘‘ariya’’nti vuccati. Sammāsamādhinti maggasamādhiṃ. Saupanisanti sapaccayaṃ. Saparikkhāranti saparivāraṃ.

Parikkhatāti parivāritā. Sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hotīti dvidhā sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti purecārikā vipassanāsammādiṭṭhi ca maggasammādiṭṭhi ca. Vipassanāsammādiṭṭhi tebhūmakasaṅkhāre aniccādivasena parivīmaṃsati; maggasammādiṭṭhi pana parivīmaṃsanapariyosāne bhūmiladdhaṃ vaṭṭaṃ samugghāṭayamānā vūpasamayamānā sītudakaghaṭasahassaṃ matthake āsiñcamānā viya uppajjati. Yathā hi khettaṃ kurumāno kassako paṭhamaṃ araññe rukkhe chindati, pacchā aggiṃ deti, so aggi paṭhamaṃ chinne rukkhe anavasese jhāpeti, evameva vipassanāsammādiṭṭhi paṭhamaṃ aniccādivasena saṅkhāre vīmaṃsati, maggasammādiṭṭhi tāya vīmaṃsanatthaṃ saṅkhāre puna appavattivasena samugghāṭayamānā uppajjati, sā duvidhāpi idha adhippetā.

Micchādiṭṭhīti pajānātīti micchādiṭṭhiṃ aniccaṃ dukkhaṃ anattāti lakkhaṇapaṭivedhena ārammaṇato pajānāti, sammādiṭṭhiṃ kiccato asammohato pajānāti. Sāssa hoti sammādiṭṭhīti sā evaṃ pajānanā assa sammādiṭṭhi nāma hoti.

Dvāyaṃ vadāmīti dvayaṃ vadāmi, duvidhakoṭṭhāsaṃ vadāmīti attho. Puññabhāgiyāti puññakoṭṭhāsabhūtā. Upadhivepakkāti upadhisaṅkhātassa vipākassa dāyikā.

Paññā paññindriyantiādīsu vibhajitvā vibhajitvā amatadvāraṃ paññapeti dassetīti paññā. Tasmiṃ atthe indattaṃ karotīti paññindriyaṃ. Avijjāya na kampatīti paññābalaṃ. Bojjhaṅgappattā hutvā catusaccadhamme vicinātīti dhammavicayasambojjhaṅgo. Maggasampattiyā pasaṭṭhā sobhanā diṭṭhīti sammādiṭṭhi. Ariyamaggassa aṅganti maggaṅgaṃ. Soti so bhikkhu. Pahānāyāti pajahanatthāya. Upasampadāyāti paṭilābhatthāya. Sammāvāyāmoti niyyāniko kusalavāyāmo. Satoti satiyā samannāgato hutvā. Anuparidhāvanti anuparivattantīti sahajātā ca purejātā ca hutvā parivārenti. Ettha hi sammāvāyāmo ca sammāsati ca lokuttarasammādiṭṭhiṃ sahajātā parivārenti rājānaṃ viya ekarathe ṭhitā asiggāhachattaggāhā. Vipassanāsammādiṭṭhi pana purejātā hutvā parivāreti rathassa purato pattikādayo viya. Dutiyapabbato paṭṭhāya pana sammāsaṅkappādīnaṃ tayopi sahajātaparivārāva hontīti veditabbā.

137. Micchāsaṅkappoti pajānātīti micchāsaṅkappaṃ aniccaṃ dukkhaṃ anattāti lakkhaṇapaṭivedhena ārammaṇato pajānāti sammāsaṅkappaṃ kiccato asammohato pajānāti. Ito aparesu sammāvācādīsupi evameva yojanā veditabbā. Kāmasaṅkappādayo dvedhāvitakkasutte (ma. ni. 1.206) vuttāyeva.

Takkotiādīsu takkanavasena takko. Sveva ca upasaggena padaṃ vaḍḍhetvā vitakkoti vutto, sveva saṅkappanavasena saṅkappo. Ekaggo hutvā ārammaṇe appetīti appanā. Upasaggena pana padaṃ vaḍḍhetvā byappanāti vuttaṃ. Cetaso abhiniropanāti cittassa abhiniropanā. Vitakkasmiñhi sati vitakko ārammaṇe cittaṃ abhiniropeti vitakke pana asati attanoyeva dhammatāya cittaṃ ārammaṇaṃ abhiruhati jātisampanno abhiññātapuriso viya rājagehaṃ. Anabhiññātassa hi paṭihārena vā dovārikena vā attho hoti, abhiññātaṃ jātisampannaṃ sabbe rājarājamahāmattā jānantīti attanova dhammatāya nikkhamati ceva pavisati ca, evaṃsampadamidaṃ veditabbaṃ. Vācaṃ saṅkharotīti vacīsaṅkhāro. Ettha ca lokiyavitakko vācaṃ saṅkharoti, na lokuttaro. Kiñcāpi na saṅkharoti, vacīsaṅkhārotveva ca panassa nāmaṃ hoti. Sammāsaṅkappaṃ anuparidhāvantīti lokuttarasammāsaṅkappaṃ parivārenti. Ettha ca tayopi nekkhammasaṅkappādayo pubbabhāge nānācittesu labbhanti, maggakkhaṇe pana tiṇṇampi kāmasaṅkappādīnañca padacchedaṃ samugghātaṃ karonto maggaṅgaṃ pūrayamāno ekova sammāsaṅkappo uppajjitvā nekkhammasaṅkappādivasena tīṇi nāmāni labhati. Parato sammāvācādīsupi eseva nayo.

138. Musāvādā veramaṇītiādīsu viratipi cetanāpi vaṭṭati. Āratītiādīsu vacīduccaritehi ārakā ramatīti ārati. Vinā tehi ramatīti virati. Tato tato paṭinivattāva hutvā tehi vinā ramatīti paṭivirati. Upasaggavasena vā padaṃ vaḍḍhitaṃ, sabbamidaṃ oramanabhāvasseva adhivacanaṃ. Veraṃ maṇati vināsetīti veramaṇi. Idampi oramanasseva vevacanaṃ.

139. Pāṇātipātā veramaṇītiādīsupi cetanā viratīti ubhayampi vaṭṭatiyeva.

140. Kuhanātiādīsu tividhena kuhanavatthunā lokaṃ etāya kuhayanti vimhāpayantīti kuhanā. Lābhasakkāratthikā hutvā etāya lapantīti lapanā. Nimittaṃ sīlametesanti nemittikā, tesaṃ bhāvo nemittikatā. Nippeso sīlametesanti nippesikā, tesaṃ bhāvo nippesikatā. Lābhena lābhaṃ nijigīsanti magganti pariyesantīti lābhena lābhaṃ nijigīsanā, tesaṃ bhāvo lābhena lābhaṃ nijigīsanatā. Ayamettha saṅkhepo, vitthārena panetā kuhanādikā visuddhimagge sīlaniddeseyeva pāḷiñca aṭṭhakathañca āharitvā pakāsitā. Micchāājīvassa pahānāyāti ettha na kevalaṃ pāḷiyaṃ āgatova micchāājīvo, ājīvahetu pana pavattitā pāṇātipātādayo sattakammapathacetanāpi micchāājīvova. Tāsaṃyeva sattannaṃ cetanānaṃ padapacchedaṃ samugghātaṃ kurumānaṃ maggaṅgaṃ pūrayamānā uppannā virati sammāājīvo nāma.

141. Sammādiṭṭhissāti maggasammādiṭṭhiyaṃ ṭhitassa puggalassa. Sammāsaṅkappo pahotīti maggasammāsaṅkappo pahoti, phalasammādiṭṭhissapi phalasammāsaṅkappo pahotīti evaṃ sabbapadesu attho veditabbo. Sammāñāṇassa sammāvimuttīti ettha pana maggasammāsamādhimhi ṭhitassa maggapaccavekkhaṇaṃ sammāñāṇaṃ pahoti, phalasammāsamādhimhi ṭhitassa phalapaccavekkhaṇaṃ sammāñāṇaṃ pahoti. Maggapaccavekkhaṇasammāñāṇe ca ṭhitassa maggasammāvimutti pahoti, phalapaccavekkhaṇasammāñāṇe ṭhitassa phalasammāvimutti pahotīti attho. Ettha ca ṭhapetvā aṭṭha phalaṅgāni sammāñāṇaṃ paccavekkhaṇaṃ katvā sammāvimuttiṃ phalaṃ kātuṃ vaṭṭatīti vuttaṃ.

142. Sammādiṭṭhissa, bhikkhave, micchādiṭṭhi nijjiṇṇā hotītiādīsu avasesanikāyabhāṇakā phalaṃ kathitanti vadanti, majjhimabhāṇakā pana dasannaṃ nijjaravatthūnaṃ āgataṭṭhāne maggo kathitoti vadanti. Tattha dassanaṭṭhena sammādiṭṭhi veditabbā, viditakaraṇaṭṭhena sammāñāṇaṃ, tadadhimuttaṭṭhena sammāvimutti.

Vīsati kusalapakkhāti sammādiṭṭhiādayo dasa, ‘‘sammādiṭṭhipaccayā ca aneke kusalā dhammā’’tiādinā nayena vuttā dasāti evaṃ vīsati kusalapakkhā honti. Vīsati akusalapakkhāti ‘‘micchādiṭṭhi nijjiṇṇā hotī’’tiādinā nayena vuttā micchādiṭṭhiādayo dasa, ‘‘ye ca micchādiṭṭhipaccayā aneke pāpakā’’tiādinā vuttā dasa cāti evaṃ vīsati akusalapakkhā veditabbā. Mahācattārīsakoti mahāvipākadānena mahantānaṃ kusalapakkhikānañceva akusalapakkhikānañca cattārīsāya dhammānaṃ pakāsitattā mahācattārīsakoti.

Imasmiñca pana sutte pañca sammādiṭṭhiyo kathitā vipassanāsammādiṭṭhi kammassakatāsammādiṭṭhi maggasammādiṭṭhi phalasammādiṭṭhi paccavekkhaṇāsammādiṭṭhīti. Tattha ‘‘micchādiṭṭhiṃ micchādiṭṭhīti pajānātī’’tiādinā nayena vuttā vipassanāsammādiṭṭhi nāma. ‘‘Atthi dinna’’ntiādinā nayena vuttā kammassakatāsammādiṭṭhi nāma. ‘‘Sammādiṭṭhissa, bhikkhave, sammāsaṅkappo pahotī’’ti ettha pana maggasammādiṭṭhi phalasammādiṭṭhīti dvepi kathitā. ‘‘Sammāñāṇaṃ pahotī’’ti. Ettha pana paccavekkhaṇāsammādiṭṭhi kathitāti veditabbā.

143. Sammādiṭṭhiṃ ce bhavaṃ garahatīti micchādiṭṭhi nāmāyaṃ sobhanāti vadantopi sammādiṭṭhi nāmāyaṃ na sobhanāti vadantopi sammādiṭṭhiṃ garahati nāma. Okkalāti okkalajanapadavāsino. Vassabhaññāti vasso ca bhañño cāti dve janā. Ahetuvādāti natthi hetu natthi paccayo sattānaṃ visuddhiyāti evamādivādino. Akiriyavādāti karoto na karīyati pāpanti evaṃ kiriyapaṭikkhepavādino. Natthikavādāti natthi dinnantiādivādino. Te imesu tīsupi dassanesu okkantaniyāmā ahesuṃ. Kathaṃ panetesu niyāmo hotīti. Yo hi evarūpaṃ laddhiṃ gahetvā rattiṭṭhānadivāṭṭhāne nisinno sajjhāyati vīmaṃsati, tassa ‘‘natthi hetu natthi paccayo karoto na karīyati pāpaṃ, natthi dinnaṃ, kāyassa bhedā ucchijjatī’’ti tasmiṃ ārammaṇe micchāsati santiṭṭhati, cittaṃ ekaggaṃ hoti, javanāni javanti. Paṭhamajavane satekiccho hoti, tathā dutiyādīsu. Sattame buddhānampi atekiccho anivattī ariṭṭhakaṇḍakasadiso hoti.

Tattha koci ekaṃ dassanaṃ okkamati, koci dve, koci tīṇipi, niyatamicchādiṭṭhikova hoti, patto saggamaggāvaraṇañceva mokkhamaggāvaraṇañca. Abhabbo tassa attabhāvassa anantaraṃ saggampi gantuṃ, pageva mokkhaṃ, vaṭṭakhāṇu nāmesa satto pathavīgopako, yebhuyyena evarūpassa bhavato vuṭṭhānaṃ natthi. Vassabhaññāpi edisā ahesuṃ. Nindābyārosaupārambhabhayāti attano nindābhayena ghaṭṭanabhayena upavādabhayena cāti attho. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Mahācattārīsakasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

Ý kiến bạn đọc