CÁI NHÌN TÍCH CỰC _ 145. Kinh Giáo Giới Phú-Lâu-Na  (Puṇṇovāda Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 2.6.2021

CÁI NHÌN TÍCH CỰC _ 145. Kinh Giáo Giới Phú-Lâu-Na (Puṇṇovāda Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 2.6.2021

Thứ ba, 01/06/2021, 18:55 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 2.6.2021


CÁI NHÌN TÍCH CỰC

145. Kinh Giáo Giới Phú-Lâu-Na

(Puṇṇovāda Sutta)

Tôn giả Puṇṇa nguyên là một thương buôn đến từ Sunāparanta một vùng châu thổ của sông Irrawaddy River, gần Pagan Miến Điện ngày nay. Đến Sàvatthi buôn bán không lâu, Puṇṇa phát tâm xuất gia theo Phật. Có lẽ tự biết sức khoẻ có hạn nên quyết định trở về cố hương và đã thỉnh cầu Đức Phật dạy về pháp hành để tự mình tu tập. Đức Phật cũng lưu ý về sự bảo thủ cực đoan của những dân Sunāparanta có thể là trở ngại cho sự tu tập cho Punna. Những gì Tôn giả Puṇṇa trả lời trở thành câu chuyện truyền đời về cái nhìn như lý tác ý.

671. Lời cầu pháp của một người cầu tu cầu học

Tự biết bán thế xuất gia và tuổi đã lớn, Tôn giả Puṇṇa khẩn khoản thỉnh cầu Bậc Đạo Sư chỉ dẫn về pháp hành:

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà-Lâm), tại tịnh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Rồi Tôn giả Puṇṇa (Phú-lâu-na), vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Puṇṇa bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, tốt lành thay nếu Thế Tôn giáo giới với lời giáo giới vắn tắt cho con, để con có thể, sau khi nghe Thế Tôn, sống một mình, nhàn tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

-- Vậy này Puṇṇa, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Puṇṇa vâng đáp Thế Tôn.

Thế Tôn nói như sau:

-- Này Puṇṇa, có những sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ tán thưởng, chấp thủ và an trú trong ấy, thời do hoan hỷ tán thưởng, chấp thủ và an trú, dục hỷ sanh; và này Puṇṇa, Ta nói rằng, từ sự tập khởi của dục hỷ, là sự tập khởi của khổ. Này Punna, có những tiếng do tai nhận thức; có những hương do mũi nhận thức; có những vị do lưỡi nhận thức; có những cảm xúc do thân nhận thức; có những pháp do ý nhận thức; khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ, tán thưởng, chấp thủ và an trú trong ấy, thời do hoan hỷ, tán thưởng, chấp thủ và an trú tham đắm, dục hỷ sanh; và này Puṇṇa. Ta nói rằng, từ sự tập khởi của dục hỷ, là sự tập khởi của khổ.

Này Puṇṇa, có những sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả lạc, khả hỷ, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán thưởng, không chấp thủ và an trú, thời dục hỷ diệt. Này Puṇṇa, Ta nói rằng, tự sự diệt tận dục hỷ là sự diệt tận đau khổ. Này Puṇṇa, có những tiếng do tai nhận thức; có những hương do mũi nhận thức; có những vị do lưỡi nhận thức; có những cảm xúc do thân nhận thức; có những pháp do ý nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán thưởng, không chấp thủ và an trú, thời dục hỷ diệt. Này Puṇṇa, Ta nói rằng, từ sự diệt tận dục hỷ là sự diệt tận đau khổ.

672. Vấn đề đôi khi không phải là ở cái gì được thấy mà ở góc nhìn

Đức Phật sau khi hướng dẫn pháp tu đã nêu lên những câu hỏi về trú xứ. Tôn giả Puṇṇa đã trả lời bằng cái nhìn của chánh tư niệm:

Này Puṇṇa, Ông sẽ sống ở quốc độ nào, nay Ông đã được Ta giáo giới với lời giáo giới vắn tắt?

-- Bạch Thế Tôn, nay con đã được Thế Tôn giáo giới với lời giáo giới vắn tắt, có một quốc độ tên là Sunāparanta (Tây phương Du-na Quốc), con sẽ sống tại đấy.

-- Này Puṇṇa, người nước Sunāparanta là hung bạo. Này Puṇṇa, người nước Sunāparanta là thô ác. Này Puṇṇa, nếu người nước Sunāparanta mắng nhiếc Ông, nhục mạ Ông, thời này Puṇṇa, tại đấy Ông sẽ như thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, nếu người nước Sunāparanta mắng nhiếc con, nhục mạ con, thời tại đấy, con sẽ nghĩ như sau: "Thật là hiền thiện, người nước Sunāparanta này! Thật là chí thiện, người nước Sunāparanta này! Vì rằng họ không lấy tay đánh đập ta". Bạch Thế Tôn, tại đây con sẽ nghĩ như vậy. Bạch Thiện Thế, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.

-- Nhưng này Puṇṇa, nếu các người nước Sunāparanta lấy tay đánh đập Ông, thời này Puṇṇa, tại đấy Ông sẽ nghĩ như thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunāparanta lấy tay đánh đập con; thời tại đấy, con sẽ nghĩ như sau: ""Thật là thiện, người nước Sunāparanta này! Thật là chí thiện, người nước Sunāparanta này! Vì rằng họ không lấy các cục đất ném đánh ta". Bạch Thế Tôn, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy! Bạch Thiện Thệ, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.

-- Nhưng này Puṇṇa, nếu các người nước Sunapa ranta lấy các cục đất ném đánh Ông, thời này Puṇṇa, tại đấy Ông sẽ nghĩ thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunāparanta lấy cục đất ném đánh con; thời tại đấy, con sẽ nghĩ như sau: "Thật là hiền thiện, các người nước Sunāparanta! Thật là chí thiện, các người nước Sunāparanta! Vì rằng họ không lấy gậy đánh đập ta". Bạch Thế Tôn, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy. Bạch Thiện Thệ, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.

-- Nhưng này Puṇṇa, nếu các người nước Sunāparanta lấy gậy đánh đập Ông, thời này Puṇṇa, tại đấy Ông nghĩ thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunāparanta lấy gậy đánh đập con; thời tại đấy, con sẽ nghĩ như sau: "Thật là hiền thiện, các người nước Sunāparanta! Thật là chí thiện, các người nước Sunāparanta! Vì rằng họ không lấy dao đánh đập ta". Bạch Thế Tôn, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy. Bạch Thiện Thệ, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.

-- Nhưng này Puṇṇa, nếu các người nước Sunāparanta lấy dao đánh đập Ông, thời này Puṇṇa, tại đấy Ông nghĩ thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunāparanta lấy dao đánh đập con; thời tại đấy, con sẽ nghĩ như sau: "Thật là hiền thiện, các người nước Sunāparanta! Thật là chí thiện, các người nước Sunāparanta! Vì rằng họ không lấy đao sắc bén đoạt hại mạng ta". Bạch Thế Tôn, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy. Bạch Thiện Thệ, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.

-- Nhưng này Puṇṇa, nếu các người nước Sunāparanta lấy dao sắc bén đoạt hại mạng Ông, thời này Puṇṇa, tại đấy Ông nghĩ thế nào?

-- -Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunāparanta sẽ lấy dao sắc bén đoạt hại mạng con; thời tại đấy con sẽ nghĩ như sau: "Có những đệ tử của Thế Tôn, ưu phiền và nhàm chán thân thể và sinh mạng đi tìm con dao (để tự sát). Nay ta khỏi cần đi tìm đã được con dao ấy". Bạch Thế Tôn, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy. Bạch Thiện Thệ, tại đấy, con sẽ nghĩ như vậy.

-- Lành thay, lành thay, này Puṇṇa! Này Puṇṇa, Ông có thể sống trong nước Sunāparanta, khi Ông có được đầy đủ sự nhiếp phục và an tịnh này. Này Puṇṇa, Ông nay hãy làm những gì Ông nghĩ là hợp thời.

673. Là tân tỳ kheo nhưng có hành trạng của một trưởng tử Như Lai

Mặc dù tu chưa lâu nhưng Tôn giả Puṇṇa thể hiện đầy đủ những điểm đáng kính trong sự học pháp, hành pháp, chứng pháp và hoằng pháp:

Rồi Tôn giả Puṇṇa, sau khi hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, dọn dẹp sàng tọa, lấy y bát, rồi ra đi, đi đến nước Sunāparanta. Tiếp tục du hành, (Tôn giả Puṇṇa) đi đến nước Sunāparanta. Tại đây, Tôn giả Puṇṇa sống trong nước Sunāparanta. Rồi Tôn giả Puṇṇa nội trong mùa an cư mùa mưa ấy, nhiếp được khoảng năm trăm nam cư sĩ; cũng trong mùa an cư mùa mưa ấy, nhiếp độ khoảng năm trăm nữ cư sĩ; cũng trong mùa an cư mùa mưa ấy, chứng được Tam minh. Sau một thời gian, Tôn giả Puṇṇa mệnh chung.

Rồi một số đông Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Thiện nam tử Puṇṇa ấy, sau khi được Thế Tôn giáo giới với bài giáo giới vắn tắt đã mệnh chung. Sanh thú của vị ấy là gì? Ðời sau của vị ấy là thế nào?

-- Này các Tỷ-kheo, Thiện nam tử Puṇṇa là bậc Hiền trí. Vị ấy thực hành pháp và tùy pháp. Vị ấy không phiền nhiễu Ta với những câu hỏi về pháp. Này các Tỷ-kheo, Thiện nam tử Punna đã nhập Niết-bàn.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Thảo luận 1. Nếu giáo pháp có thể được hướng dẫn ngắn gọn đề thành tựu sự giác ngộ giải thoát thì tại sao sự đa văn được tán thán?

Thảo luận 2. Tại sao có những chúng sanh ba la mật đã đầy đủ để viên thành đạo quả nhưng trong kiếp chót mãi đến lúc sắp mệnh chung mới thành tựu đạo quả?

Thảo luận 3. Trong tinh thần hoằng pháp độ sanh có nên hay không nên tránh những đối tượng không có thiện cảm với Phật pháp?

Thảo luận 4. Làm thế nào để khi các căn tiếp xúc với các cảnh khả ái, khả ý không dục nhiễm, tham cầu?

Thảo luận 5. Cái nhìn tích cực có giúp chuyển hoá hoàn cảnh bên ngoài hay chỉ là cách tự an ủi?

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 145 [tóm tắt]

Kinh Giáo Giới Phú-Lâu-Na

(Puṇṇovāda Sutta)

(M.iii, 267)

Tôn giả Puṇṇa đến xin Thế Tôn giáo giới để có thể sống độc cư nhàn tịnh. Thế Tôn thuyết pháp cho Tôn giả về thái độ vị Tỷ-kheo khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, nếu có hân hoan thì có đau khổ, không hân hoan đối với các sắc, thanh, ... khả ái, hấp dẫn... thì không đau khổ. Sự diệt tận hân hoan là diệt tận đau khổ.

Sau khi thuyết pháp cho Tôn giả Puṇṇa, Thế Tôn hỏi Tôn giả sẽ sống ở quốc độ nào. Tôn giả bạch, sẽ đến Sunāparanta (Tây phương Du-na quốc). Đức Phật cho biết, dân ở đó rất hung ác. Puṇṇa có thể bị chúng mắng nhiếc, vậy thì sẽ làm sao? Puṇṇa trả lời: “Con sẽ nghĩ, như vậy, chúng còn hiền thiện vì không đánh bằng tay”. Đức Phật hỏi, nếu chúng đánh bằng tay? Puṇṇa đáp: “Con nghĩ chúng còn tốt, vì không đánh bằng cục đất”. Đức Phật hỏi, nếu bị đánh bằng những cục đất? Puṇṇa đáp: “Con nghĩ chúng còn tốt vì không đánh con bằng gậy”. Đức Phật hỏi, nếu chúng dùng gậy đánh? –”Con nghĩ chúng vẫn còn tốt, vì không lấy dao đâm”. Đức Phật hỏi, nếu chúng lấy dao đâm? –”Con nghĩ, chúng còn tốt vì chưa chém con đến nỗi chết”. Còn nếu chém chết thì sao? –”Bạch Thế Tôn, con nghĩ rằng, có người nhàm chán thân thể và sinh mạng, đi tìm con dao để tự sát. Nay con không cần tìm, đã được con dao, con sẽ nghĩ như vậy”.

Khi ấy Thế Tôn khen Tôn giả Puṇṇa đã đầy đủ sự nhiếp phục và an tịnh, có thể đi đến nước ấy.

Tôn giả Puṇṇa đến nước Sunāparanta chỉ trong khoảng mùa mưa đã nhiếp độ được 500 nam cư sĩ, 500 nữ cư sĩ và chứng Tam minh. Sau một thời gian, Ngài mệnh chung. Đức Thế Tôn cho biết Tôn giả đã nhập Niết- bàn, không trở lui đời này nữa.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 145 [dàn ý]

Kinh Giáo Giới Phú-Lâu-Na

(Puṇṇovāda Sutta)

(M.iii, 267)

A. Duyên khởi:

Tôn giả Puṇṇa thỉnh Thế Tôn thuyết pháp vắn tắt để Tôn giả có thể tinh cần hành trì. Thế Tôn nhận lời.

B. Chánh kinh:

I. Thế Tôn giảng vị Tỷ-kheo tham đắm năm dục trưởng dưỡng thời khổ sanh, không tham đắm 5 dục trưởng dưỡng đưa đến khổ diệt.

II. Khi được biết Tôn giả Puṇṇa sẽ sống ở Sunparanta, Thế Tôn hỏi Tôn giả sẽ phản ứng như thế nào đối với cách đối đãi bạo ngược của dân vùng ấy. Khi Tôn giả nói lên hạnh kham nhẫn của mình, Thế Tôn xác chứng Tôn giả Puṇṇa có thể sống tại địa phương ấy.

III. Tôn giả Puṇṇa hóa độ được 1000 nam cư sĩ, nữ cư sĩ, chứng được 3 minh và mệnh chung.

IV. Thế Tôn xác chứng Tôn giả Puṇṇa đã nhập Niết-bàn.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 145 [toát yếu]

Kinh Giáo Giới Phú-Lâu-Na

(Puṇṇovāda Sutta)

(M.iii, 267)

I. TOÁT YẾU

Advice to Punna.

The bhikkhu Punna receives a short exhortation from the Buddha and decides to go live among the fierce people of a remote territory.

Lời khuyên Punna.

Tỷ kheo Punna nhận một lời khích lệ của Phật và quyết định đến sống giữa dân chúng dữ dằn tại một xứ xa xôi.

II. TÓM TẮT

Tôn giả Phú-lâu-na đến xin Phật giáo giới vắn tắt trước khi ông đi nhập thất tu hành. Phật dạy có các sắc do mắt nhận thức có liên hệ đến dục, hấp dẫn; nếu tỷ kheo hoan hỷ, tán thưởng, chấp thủ, tham đắm trong ấy, hân hoan sanh. Từ sự tập khởi của hân hoan, có tập khởi của khổ.

Nếu không hoan hỷ, tán thưởng... thì hân hoan diệt. Từ sự diệt tận của hân hoan có sự diệt tận của khổ. Ðối với thanh hương vị xúc pháp cũng thế.

Sau khi giáo giới vắn tắt như vậy, đức Thế Tôn hỏi tôn giả sẽ đi đâu. Tôn giả thưa, sẽ đến xứ Du-na (Sunāparanta) ở phía tây.

Phật dạy, dân xứ đó rất thô ác hung bạo, nếu họ mắng nhiếc nhục mạ ông thì sao. Phú-lâu-na đáp: Con sẽ nghĩ rằng họ vẫn còn hiền, vì họ không dùng tay đánh đập con.

Nếu họ dùng tay đánh ông thì sao? Bạch Thế Tôn, con sẽ nghĩ họ còn tốt, vì dùng tay đánh chứ không ném đất vào con.

Nếu họ lại ném đất vào ngươi? Dạ con sẽ nghĩ họ vẫn còn tốt vì không dùng gậy mà đánh con.

Nếu họ đánh cả gậy? Thì con sẽ nghĩ họ còn tốt vì chưa dùng dao mà đánh.

Nếu họ đánh con bằng dao, con sẽ nghĩ họ vẫn còn tốt vì chỉ đánh chứ chưa dùng dao sắc để đoạt mạng con.

Nếu họ lấy dao sắc bén đoạt mạng con, con sẽ nghĩ rằng có những đệ tử của Thế Tôn nhàm chán thân thể và sinh mạng nên đã tìm con dao tự sát. Nay con không cần tìm mà vẫn được con dao.

Phật dạy Phú-lâu-na, nếu có đầy đủ sự nhiếp phục và an tịnh ấy, tôn giả có thể đến sống tại xứ kia. Sau khi đến đấy chỉ trong một mùa an cư, tôn giả đã hóa độ cho nhiều cư dân và chứng ba minh.

Khi nghe tôn giả mệnh chung, chúng tỷ kheo đến hỏi Phật chỗ tái sanh của tôn giả. Phật dạy vị ấy đã nhập Niết-bàn.

III. CHÚ GIẢI

Do có hân hoan mới có khổ; không hân hoan thì không khổ. Thái độ không hân hoan này không phải chán đời mà là hỷ túc: vui với bất cứ hoàn cảnh nào gặp phải; giải thoát mọi ham muốn.

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V. KỆ TỤNG

Tôn giả Phú-lâu-na

Ðến xin thỉnh giáo

Phật Trước khi đi tha phương

Ðể du hành du hóa.

Phật giáo giới vắn tắt:

Các sắc mắt nhận thức

Có liên hệ đến dục,

Khả ái và hấp dẫn;

Nếu tỷ kheo hoan hỷ,

Tán thưởng và chấp thủ

Tham đắm trong sắc ấy,

Thì hân hoan sinh ra.

Do hân hoan, có khổ.

Không đam mê trong đó

Thì hân hoan cũng diệt

Do vui diệt, khổ diệt.

Với thanh hương vị xúc

Và pháp cũng như vậy.

Rồi đức Thế Tôn hỏi

Tôn giả sẽ đi đâu?

Con đến xứ Du-na

Và sẽ sống tại đấy.

Này hỡi Phú-lâu-na

Dân xứ đó hung ác

Nếu lỡ chúng mắng nhiếc

Nhục mạ ông thì sao?

Bạch Thế Tôn, con nghĩ

Họ vẫn còn hiền thiện,

Vì không dùng tay đánh

Nếu họ lại đánh ông?

Con thấy họ còn tốt,

Vì chỉ dùng tay đánh

Không ném đất vào con.

Nếu ngươi bị ném đất?

Con nghĩ họ còn tốt

Vì không đánh bằng gậy

Nếu họ dùng gậy đánh?

Con sẽ thấy họ tốt

Vì chưa dùng đến dao

Nếu họ đánh bằng dao,

Con nghĩ họ vẫn tốt

Vì không dùng dao bén

Ðến nỗi đoạt mạng con.

Nếu họ lấy dao bén

Ðoạt mạng sống của con,

Thì con sẽ nghĩ rằng

Có những đệ tử Phật

Vì nhàm chán thân thể

Tìm con dao tự sát.

Nay con không cần tìm

Mà vẫn được con dao...

Phật dạy Phú-lâu-na,

Ðầy đủ sự nhiếp phục

Và an tịnh như thế,

Tôn giả có thể đi

Ðến sống tại xứ kia.

Sau một mùa an cư,

Tại xứ Du-na ấy

Tôn giả đã hóa độ

Cho rất nhiều cư dân

Và đã chứng ba minh.

Khi tôn giả mệnh chung,

Chúng tỷ kheo hỏi

Phật Chỗ tái sanh tôn giả.

Phật dạy: Phú-lâu-na

Là một bậc hiền giả

Thực hành Pháp, tùy Pháp

Không phiền nhiễu

Thế Tôn Vị thiện nam tử ấy

Nay đã nhập Niết-bàn.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

145. Puṇṇovādasuttaṃ [Mūla]

395. Evaṃ    me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho āyasmā puṇṇo sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yena Bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā puṇṇo bhagavantaṃ etadavoca : ''sādhu maṃ, bhante, Bhagavā saṃkhittena ovādena ovadatu, yamahaṃ bhagavato dhammaṃ sutvā eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto vihareyyanti. ''Tena hi, puṇṇa, suṇāhi, sādhukaṃ manasi karohi bhāsissāmīti. ''Evaṃ, bhanteti kho āyasmā puṇṇo bhagavato paccassosi. Bhagavā etadavoca : ''santi kho, puṇṇa, cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Taṃ ce bhikkhu abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṃ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato uppajjati nandī [nandi (syā. kaṃ.)]. 'Nandīsamudayā dukkhasamudayo, puṇṇāti vadāmi. ''Santi kho, puṇṇa, sotaviññeyyā saddā... ghānaviññeyyā gandhā... jivhāviññeyyā rasā... kāyaviññeyyā phoṭṭhabbā... manoviññeyyā dhammā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Taṃ ce bhikkhu abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṃ abhinandato abhivadato  ajjhosāya tiṭṭhato uppajjati nandī. 'Nandīsamudayā dukkhasamudayo, puṇṇāti vadāmi. ''Santi  ca kho, puṇṇa, cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Taṃ ce bhikkhu nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṃ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato nandī nirujjhati. 'Nandīnirodhā dukkhanirodho, puṇṇāti vadāmi. ''Santi  ca kho, puṇṇa, sotaviññeyyā saddā... ghānaviññeyyā gandhā... jivhāviññeyyā rasā... kāyaviññeyyā phoṭṭhabbā... manoviññeyyā dhammā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā  rajanīyā. Taṃ ce bhikkhu nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṃ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato nandī nirujjhati. 'Nandīnirodhā dukkhanirodho, puṇṇāti vadāmi. ''Iminā ca tvaṃ puṇṇa, mayā saṃkhittena ovādena ovadito katarasmiṃ janapade viharissasīti? ''imināhaṃ, bhante, bhagavatā saṃkhittena ovādena ovadito, atthi sunāparanto nāma janapado, tatthāhaṃ viharissāmīti.

396. ''Caṇḍā kho, puṇṇa, sunāparantakā manussā pharusā kho, puṇṇa, sunāparantakā manussā. Sace taṃ, puṇṇa, sunāparantakā manussā akkosissanti paribhāsissanti, tattha te, puṇṇa, kinti bhavissatīti? ''sace maṃ, bhante, sunāparantakā manussā akkosissanti paribhāsissanti, tattha me evaṃ bhavissati : 'bhaddakā [bhadrakā (ka.)] vatime sunāparantakā  manussā, subhaddakā vatime sunāparantakā manussā, yaṃ me nayime pāṇinā pahāraṃ dentīti. Evamettha [evammettha (?)], Bhagavā, bhavissati evamettha, sugata, bhavissatīti. ''Sace pana te, puṇṇa, sunāparantakā manussā pāṇinā pahāraṃ dassanti, tattha pana te, puṇṇa, kinti bhavissatīti? ''sace me, bhante, sunāparantakā manussā pāṇinā pahāraṃ dassanti, tattha me evaṃ bhavissati : 'bhaddakā vatime sunāparantakā manussā, subhaddakā vatime sunāparantakā manussā, yaṃ me nayime leḍḍunā pahāraṃ dentīti. Evamettha, Bhagavā, bhavissati evamettha, sugata, bhavissatīti. ''Sace pana te, puṇṇa, sunāparantakā manussā leḍḍunā pahāraṃ dassanti, tattha pana te, puṇṇa, kinti bhavissatīti? ''sace me, bhante, sunāparantakā manussā  leḍḍunā pahāraṃ dassanti, tattha me evaṃ bhavissati : 'bhaddakā vatime sunāparantakā manussā, subhaddakā vatime sunāparantakā manussā, yaṃ me nayime daṇḍena pahāraṃ dentīti. Evamettha, Bhagavā, bhavissati evamettha, sugata, bhavissatīti. ''Sace   pana te, puṇṇa, sunāparantakā manussā daṇḍena pahāraṃ dassanti, tattha pana te, puṇṇa, kinti bhavissatīti? ''sace me, bhante, sunāparantakā manussā daṇḍena pahāraṃ dassanti, tattha me evaṃ bhavissati : 'bhaddakā vatime sunāparantakā manussā, subhaddakā vatime  sunāparantakā manussā, yaṃ me nayime satthena pahāraṃ dentīti. Evamettha, Bhagavā, bhavissati evamettha, sugata, bhavissatīti. ''Sace pana te, puṇṇa, sunāparantakā manussā satthena pahāraṃ dassanti, tattha pana te, puṇṇa, kinti bhavissatīti? ''sace me, bhante, sunāparantakā manussā satthena pahāraṃ dassanti, tattha me evaṃ bhavissati : 'bhaddakā vatime sunāparantakā manussā, subhaddakā vatime sunāparantakā manussā, yaṃ maṃ [yaṃ me (sī. pī. ka.)] nayime tiṇhena satthena jīvitā voropentīti. Evamettha, Bhagavā, bhavissati evamettha, sugata, bhavissatīti. ''Sace pana taṃ, puṇṇa, sunāparantakā manussā tiṇhena satthena jīvitā voropessanti, tattha pana te, puṇṇa, kinti bhavissatīti? ''sace maṃ, bhante, sunāparantakā manussā tiṇhena satthena jīvitā voropessanti, tattha me evaṃ bhavissati : 'santi kho bhagavato sāvakā kāye ca jīvite ca aṭṭīyamānā harāyamānā jigucchamānā satthahārakaṃ pariyesanti. Taṃ me idaṃ apariyiṭṭhaṃyeva satthahārakaṃ laddhanti. Evamettha, Bhagavā, bhavissati evamettha, sugata, bhavissatīti. ''Sādhu, sādhu, puṇṇa! sakkhissasi kho tvaṃ, puṇṇa, iminā damūpasamena samannāgato sunāparantasmiṃ janapade viharituṃ. Yassadāni tvaṃ, puṇṇa, kālaṃ maññasīti.

397. Atha kho āyasmā puṇṇo bhagavato bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā bhagavantaṃ abhivādetvā  padakkhiṇaṃ katvā senāsanaṃ saṃsāmetvā pattacīvaramādāya yena sunāparanto janapado tena  cārikaṃ pakkāmi. Anupubbena cārikaṃ caramāno yena sunāparanto janapado tadavasari. Tatra sudaṃ āyasmā puṇṇo sunāparantasmiṃ janapade viharati. Atha kho āyasmā puṇṇo tenevantaravassena pañcamattāni upāsakasatāni paṭivedesi [paṭipādesi (sī. pī.), paṭidesesi (syā. kaṃ.)], tenevantaravassena pañcamattāni upāsikasatāni paṭivedesi, tenevantaravassena tisso vijjā sacchākāsi. Atha kho āyasmā puṇṇo aparena samayena parinibbāyi. Atha  kho sambahulā bhikkhū yena Bhagavā tenupasaṅkamiṃsu upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṃ etadavocuṃ : ''yo so, bhante, puṇṇo nāma  kulaputto bhagavatā saṃkhittena ovādena ovadito so kālaṅkato. Tassa kā gati, ko abhisamparāyoti? ''paṇḍito, bhikkhave, puṇṇo kulaputto paccapādi [saccavādī dhammavādī (ka.)] dhammassānudhammaṃ, na ca maṃ dhammādhikaraṇaṃ viheṭhesi. Parinibbuto, bhikkhave, puṇṇo kulaputtoti. Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

Puṇṇovādasuttaṃ niṭṭhitaṃ tatiyaṃ.

145. Puṇṇovādasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

395. Evaṃ me sutanti puṇṇovādasuttaṃ. Tattha paṭisallānāti ekībhāvā. Taṃ ceti taṃ cakkhuñceva rūpañca. Nandīsamudayā dukkhasamudayoti nandiyā taṇhāya samodhānena pañcakkhandhadukkhassa samodhānaṃ hoti. Iti chasu dvāresu dukkhaṃ samudayoti dvinnaṃ saccānaṃ vasena vaṭṭaṃ matthakaṃ pāpetvā dassesi. Dutiyanaye nirodho maggoti dvinnaṃ saccānaṃ vasena vivaṭṭaṃ matthakaṃ pāpetvā dassesi. Iminā ca tvaṃ puṇṇāti pāṭiyekko anusandhi. Evaṃ tāva vaṭṭavivaṭṭavasena desanaṃ arahatte pakkhipitvā idāni puṇṇattheraṃ sattasu ṭhānesu sīhanādaṃ nadāpetuṃ iminā ca tvantiādimāha.

396. Caṇḍāti duṭṭhā kibbisā. Pharusāti kakkhaḷā. Akkosissantīti dasahi akkosavatthūhi akkosissanti. Paribhāsissantīti kiṃ samaṇo nāma tvaṃ, idañca idañca te karissāmāti tajjessanti. Evametthāti evaṃ mayhaṃ ettha bhavissati.

Daṇḍenāti catuhatthena daṇḍena vā ghaṭikamuggarena vā. Satthenāti ekatodhārādinā. Satthahārakaṃ pariyesantīti jīvitahārakaṃ satthaṃ pariyesanti. Idaṃ thero tatiyapārājikavatthusmiṃ asubhakathaṃ sutvā attabhāvena jigucchantānaṃ bhikkhūnaṃ satthahārakapariyesanaṃ sandhāyāha. Damūpasamenāti ettha damoti indriyasaṃvarādīnaṃ etaṃ nāmaṃ. ‘‘Saccena danto damasā upeto, vedantagū vusitabrahmacariyo’’ti (saṃ. ni. 1.195; su. ni. 467) ettha hi indriyasaṃvaro damoti vutto. ‘‘Yadi saccā damā cāgā, khantyā bhiyyodha vijjatī’’ti (saṃ. ni. 1.246; su. ni. 191) ettha paññā damoti vutto. ‘‘Dānena damena saṃyamena saccavajjenā’’ti (dī. ni. 1.166; ma. ni. 2.226) ettha uposathakammaṃ damoti vuttaṃ. Imasmiṃ pana sutte khanti damoti veditabbā. Upasamoti tasseva vevacanaṃ.

397. Atha kho āyasmā puṇṇoti ko panesa puṇṇo, kasmā panettha gantukāmo ahosīti. Sunāparantavāsiko eva eso, sāvatthiyaṃ pana asappāyavihāraṃ sallakkhetvā tattha gantukāmo ahosi.

Tatrāyaṃ anupubbikathā – sunāparantaraṭṭhe kira ekasmiṃ vāṇijakagāme ete dve bhātaro. Tesu kadāci jeṭṭho pañca sakaṭasatāni gahetvā janapadaṃ gantvā bhaṇḍaṃ āharati, kadāci kaniṭṭho. Imasmiṃ pana samaye kaniṭṭhaṃ ghare ṭhapetvā jeṭṭhabhātiko pañca sakaṭasatāni gahetvā janapadacārikaṃ caranto anupubbena sāvatthiṃ patvā jetavanassa nātidūre sakaṭasatthaṃ nivāsetvā bhuttapātarāso parijanaparivuto phāsukaṭṭhāne nisīdi.

Tena ca samayena sāvatthivāsino bhuttapātarāsā uposathaṅgāni adhiṭṭhāya suddhuttarāsaṅgā gandhapupphādihatthā yena buddho yena dhammo yena saṅgho, tanninnā tappoṇā tappābbhārā hutvā dakkhiṇadvārena nikkhamitvā jetavanaṃ gacchanti. So te disvā ‘‘kahaṃ ime gacchanti’’ti ekamanussaṃ pucchi. Kiṃ tvaṃ ayyo na jānāsi, loke buddhadhammasaṅgharatanāni nāma uppannāni, iccesa mahājano satthu santike dhammakathaṃ sotuṃ gacchatīti. Tassa buddhoti vacanaṃ chavicammādīni chinditvā aṭṭhimiñjaṃ āhacca aṭṭhāsi. Atha attano parijanaparivuto tāya parisāya saddhiṃ vihāraṃ gantvā satthu madhurassarena dhammaṃ desentassa parisapariyante ṭhito dhammaṃ sutvā pabbajjāya cittaṃ uppādesi. Atha tathāgatena kālaṃ viditvā parisāya uyyojitāya satthāraṃ upasaṅkamitvā vanditvā svātanāya nimantetvā dutiyadivase maṇḍapaṃ kāretvā āsanāni paññapetvā buddhappamukhassa saṅghassa mahādānaṃ datvā bhuttapātarāso uposathaṅgāni adhiṭṭhāya bhaṇḍāgārikaṃ pakkosāpetvā, ettakaṃ bhaṇḍaṃ vissajjitaṃ, ettakaṃ na vissajjitanti sabbaṃ ācikkhitvā – ‘‘imaṃ sāpateyyaṃ mayhaṃ kaniṭṭhassa dehī’’ti sabbaṃ niyyātetvā satthu santike pabbajitvā kammaṭṭhānaparāyaṇo ahosi.

Athassa kammaṭṭhānaṃ manasikarontassa kammaṭṭhānaṃ na upaṭṭhāti. Tato cintesi – ‘‘ayaṃ janapado mayhaṃ asappāyo, yaṃnūnāhaṃ satthu santike kammaṭṭhānaṃ gahetvā sakaṭṭhānameva gaccheyya’’nti. Atha pubbaṇhasamaye piṇḍāya caritvā sāyanhasamaye paṭisallānā vuṭṭhahitvā bhagavantaṃ upasaṅkamitvā kammaṭṭhānaṃ kathāpetvā satta sīhanāde naditvā pakkāmi. Tena vuttaṃ – ‘‘atha kho āyasmā puṇṇo…pe… viharatī’’ti.

Kattha panāyaṃ vihāsīti? Catūsu ṭhānesu vihāsi, sunāparantaraṭṭhaṃ tāva pavisitvā ajjuhatthapabbate nāma pavisitvā vāṇijagāmaṃ piṇḍāya pāvisi. Atha naṃ kaniṭṭhabhātā sañjānitvā bhikkhaṃ datvā, ‘‘bhante, aññattha agantvā idheva vasathā’’ti paṭiññaṃ kāretvā tattheva vasāpesi.

Tato samuddagirivihāraṃ nāma agamāsi. Tattha ayakantapāsāṇehi paricchinditvā katacaṅkamo atthi, taṃ koci caṅkamituṃ samattho nāma natthi. Tattha samuddavīciyo āgantvā ayakantapāsāṇesu paharitvā mahāsaddaṃ karonti. Theronaṃ – ‘‘kammaṭṭhānaṃ manasikarontānaṃ phāsuvihāro hotū’’ti samuddaṃ nissaddaṃ katvā adhiṭṭhāsi.

Tato mātulagiriṃ nāma agamāsi. Tattha sakuṇasaṅgho ussanno, rattiñca divā ca saddo ekābaddhova hoti, thero imaṃ ṭhānaṃ aphāsukanti tato makulakārāmavihāraṃ nāma gato. So vāṇijagāmassa nātidūro naccāsanno gamanāgamanasampanno vivitto appasaddo. Thero imaṃ ṭhānaṃ phāsukanti tattha rattiṭṭhānadivāṭṭhānacaṅkamanādīni kāretvā vassaṃ upagacchi. Evaṃ catūsu ṭhānesu vihāsi.

Athekadivasaṃ tasmiṃyeva antovasse pañca vāṇijasatāni parasamuddaṃ gacchāmāti nāvāya bhaṇḍaṃ pakkhipiṃsu. Nāvārohanadivase therassa kaniṭṭhabhātā theraṃ bhojetvā therassa santike sikkhāpadāni gahetvā vanditvā gacchanto, – ‘‘bhante, mahāsamuddo nāma appameyyo anekantarāyo, amhe āvajjeyyāthā’’ti vatvā nāvaṃ āruhi. Nāvā uttamajavena gacchamānā aññataraṃ dīpakaṃ pāpuṇi. Manussā pātarāsaṃ karissāmāti dīpake otiṇṇā. Tasmiṃ dīpe aññaṃ kiñci natthi, candanavanameva ahosi.

Atheko vāsiyā rukkhaṃ ākoṭetvā lohitacandanabhāvaṃ ñatvā āha – ‘‘bho mayaṃ lābhatthāya parasamuddaṃ gacchāma, ito ca uttari lābho nāma natthi, caturaṅgulamattā ghaṭikā satasahassaṃ agghati, hāretabbakayuttaṃ bhaṇḍaṃ hāretvā candanassa pūremā’’ti. Te tathā kariṃsu. Candanavane adhivatthā amanussā kujjhitvā – ‘‘imehi amhākaṃ candanavanaṃ nāsitaṃ, ghātessāma ne’’ti cintetvā – ‘‘idheva ghātitesu sabbaṃ vanaṃ ekaṃ kuṇapaṃ bhavissati, samuddamajjhe nesaṃ nāvaṃ osīdessāmā’’ti āhaṃsu. Atha tesaṃ nāvaṃ āruyha muhuttaṃ gatakāleyeva uppādikaṃ uṭṭhapetvā sayampi te amanussā bhayānakāni rūpāni dassayiṃsu. Bhītā manussā attano attano devatā namassanti. Therassa kaniṭṭho cūḷapuṇṇakuṭumbiko – ‘‘mayhaṃ bhātā avassayo hotū’’ti therassa namassamāno aṭṭhāsi.

Theropi kira tasmiṃyeva khaṇe āvajjitvā tesaṃ byasanuppattiṃ ñatvā vehāsaṃ uppatitvā sammukhe aṭṭhāsi. Amanussā theraṃ disvā ‘‘ayyo puṇṇatthero etī’’ti pakkamiṃsu, uppādikaṃ sannisīdi. Thero mā bhāyathāti te assāsetvā ‘‘kahaṃ gantukāmatthā’’ti pucchi. Bhante, amhākaṃ sakaṭṭhānameva gacchāmāti. Thero nāvaṃ phale akkamitvā ‘‘etesaṃ icchitaṭṭhānaṃ gacchatū’’ti adhiṭṭhāsi. Vāṇijā sakaṭṭhānaṃ gantvā taṃ pavattiṃ puttadārassa ārocetvā ‘‘etha theraṃ saraṇaṃ gacchāmā’’ti pañcasatā attano pañcamātugāmasatehi saddhiṃ tīsu saraṇesu patiṭṭhāya upāsakattaṃ paṭivedesuṃ. Tato nāvāya bhaṇḍaṃ otāretvā therassa ekaṃ koṭṭhāsaṃ katvā – ‘‘ayaṃ, bhante, tumhākaṃ koṭṭhāso’’ti āhaṃsu. Thero – ‘‘mayhaṃ visuṃ koṭṭhāsakiccaṃ natthi, satthā pana tumhehi diṭṭhapubbo’’ti. Na diṭṭhapubbo, bhanteti. Tena hi iminā satthu maṇḍalamāḷaṃ karotha, evaṃ satthāraṃ passissathāti. Te sādhu, bhanteti tena ca koṭṭhāsena attano ca koṭṭhāsehi maṇḍalamāḷaṃ kātuṃ ārabhiṃsu.

Satthāpi kira āraddhakālato paṭṭhāya paribhogaṃ akāsi. Ārakkhamanussā rattiṃ obhāsaṃ disvā ‘‘mahesakkhā devatā atthī’’ti saññaṃ kariṃsu. Upāsakā maṇḍalamāḷañca bhikkhusaṅghassa ca senāsanāni niṭṭhapetvā dānasambhāraṃ sajjetvā – ‘‘kataṃ, bhante, amhehi attano kiccaṃ, satthāraṃ pakkosathā’’ti therassa ārocesuṃ. Thero sāyanhasamaye iddhiyā sāvatthiṃ patvā, ‘‘bhante, vāṇijagāmavāsino tumhe daṭṭhukāmā, tesaṃ anukampaṃ karothā’’ti bhagavantaṃ yāci. Bhagavā adhivāsesi. Thero bhagavato adhivāsanaṃ viditvā sakaṭṭhānameva paccāgato.

Bhagavāpi ānandatheraṃ āmantesi, – ‘‘ānanda, sve sunāparante vāṇijagāme piṇḍāya carissāma, tvaṃ ekūnapañcasatānaṃ bhikkhūnaṃ salākaṃ dehī’’ti. Thero sādhu, bhanteti bhikkhusaṅghassa tamatthaṃ ārocetvā nabhacārikā bhikkhū salākaṃ gaṇhantūti āha. Taṃdivasaṃ kuṇḍadhānatthero paṭhamaṃ salākaṃ aggahesi. Vāṇijagāmavāsinopi ‘‘sve kira satthā āgamissatī’’ti gāmamajjhe maṇḍapaṃ katvā dānaggaṃ sajjayiṃsu. Bhagavā pātova sarīrapaṭijagganaṃ katvā gandhakuṭiṃ pavisitvā phalasamāpattiṃ appetvā nisīdi. Sakkassa paṇḍukambalasilāsanaṃ uṇhaṃ ahosi. So kiṃ idanti āvajjetvā satthu sunāparantagamanaṃ disvā vissakammaṃ āmantesi – ‘‘tāta ajja bhagavā timattāni yojanasatāni piṇḍācāraṃ karissati, pañca kūṭāgārasatāni māpetvā jetavanadvārakoṭṭhamatthake gamanasajjāni katvā ṭhapehī’’ti. So tathā akāsi. Bhagavato kūṭāgāraṃ catumukhaṃ ahosi, dvinnaṃ aggasāvakānaṃ dvimukhāni, sesāni ekamukhāni. Satthā gandhakuṭito nikkhamma paṭipāṭiyā ṭhapitakūṭāgāresu dhurakūṭāgāraṃ pāvisi. Dve aggasāvake ādiṃ katvā ekūnapañcabhikkhusatānipi kūṭāgāraṃ gantvā nisinnā ahesuṃ. Ekaṃ tucchakūṭāgāraṃ ahosi, pañcapi kūṭāgārasatāni ākāse uppatiṃsu.

Satthā saccabandhapabbataṃ nāma patvā kūṭāgāraṃ ākāse ṭhapesi. Tasmiṃ pabbate saccabandho nāma micchādiṭṭhikatāpaso mahājanaṃ micchādiṭṭhiṃ uggaṇhāpento lābhaggayasaggappatto hutvā vasati. Abbhantare cassa antocāṭiyaṃ padīpo viya arahattassa upanissayo jalati. Taṃ disvā dhammamassa kathessāmīti gantvā dhammaṃ desesi. Tāpaso desanāpariyosāne arahattaṃ pāpuṇi, maggenevāssa abhiññā āgatā. Ehibhikkhu hutvā iddhimayapattacīvaradharo hutvā kūṭāgāraṃ pāvisi.

Bhagavā kūṭāgāragatehi pañcahi bhikkhusatehi saddhiṃ vāṇijagāmaṃ gantvā kūṭāgārāni adissamānāni katvā vāṇijagāmaṃ pāvisi. Vāṇijā buddhappamukhassa bhikkhusaṅghassa mahādānaṃ datvā satthāraṃ makulakārāmaṃ nayiṃsu. Satthā maṇḍalamāḷaṃ pāvisi. Mahājano yāva satthā bhattadarathaṃ paṭipassambheti, tāva pātarāsaṃ katvā uposathaṅgāni samādāya bahuṃ gandhañca pupphañca ādāya dhammassavanatthāya ārāmaṃ paccāgamāsi. Satthā dhammaṃ desesi. Mahājanassa bandhanamokkho jāto, mahantaṃ buddhakolāhalaṃ ahosi.

Satthā mahājanassa saṅgahatthaṃ katipāhaṃ tattheva vasi, aruṇaṃ pana mahāgandhakuṭiyaṃyeva uṭṭhapesi. Tattha katipāhaṃ vasitvā vāṇijagāme piṇḍāya caritvā ‘‘tvaṃ idheva vasāhī’’ti puṇṇattheraṃ nivattetvā antare nammadānadī nāma atthi, tassā tīraṃ agamāsi. Nammadānāgarājā satthu paccuggamanaṃ katvā nāgabhavanaṃ pavesetvā tiṇṇaṃ ratanānaṃ sakkāraṃ akāsi. Satthā tassa dhammaṃ kathetvā nāgabhavanā nikkhami. So – ‘‘mayhaṃ, bhante, paricaritabbaṃ dethā’’ti yāci, bhagavā nammadānadītīre padacetiyaṃ dassesi. Taṃ vīcīsu āgatāsu pidhīyati, gatāsu vivarīyati, mahāsakkārappattaṃ ahosi. Satthā tato nikkhamma saccabandhapabbataṃ gantvā saccabandhaṃ āha – ‘‘tayā mahājano apāyamagge otārito, tvaṃ idheva vasitvā etesaṃ laddhiṃ vissajjāpetvā nibbānamagge patiṭṭhāpehī’’ti. Sopi paricaritabbaṃ yāci. Satthā ghanapiṭṭhipāsāṇe allamattikapiṇḍamhi lañchanaṃ viya padacetiyaṃ dassesi, tato jetavanameva gato. Etamatthaṃ sandhāya tenevantaravassenātiādi vuttaṃ.

Parinibbāyīti anupādisesāya nibbānadhātuyā parinibbāyi. Mahājano therassa satta divasāni sarīrapūjaṃ katvā bahūni gandhakaṭṭhāni samodhānetvā sarīraṃ jhāpetvā dhātuyo ādāya cetiyaṃ akāsi. Sambahulā bhikkhūti therassa āḷāhane ṭhitabhikkhū. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Puṇṇovādasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet