Biết Sống Trong Hiện Tại _ 131. Kinh Nhất Dạ Hiền Giả (Bhaddekaratta Sutta) & Kinh số (132-133-134) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya  _  30.3.2021

Biết Sống Trong Hiện Tại _ 131. Kinh Nhất Dạ Hiền Giả (Bhaddekaratta Sutta) & Kinh số (132-133-134) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ 30.3.2021

Thứ ba, 30/03/2021, 16:00 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 30.3.2021

131. Kinh Nhất Dạ Hiền Giả (Bhaddekaratta Sutta)

Biết Sống Trong Hiện Tại

Bhaddekaratta là cụm từ khiến các dịch giả khổ tâm tìm ý nghĩa chính xác. Nghĩa đen của mệnh đề nầy là “Bậc trí của một đêm”. Đó là cách nói mang tánh tỷ giảo như câu “Đồng nhân nhất dạ thoại, độc thắng thập niên thư”. Theo một số học giả thì cụm từ bhaddekaratta có lẽ do Đức Phật dùng lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại thời hiện tại (…) mặc dù chư Phật quá khứ đã dùng. Từ vựng nầy là chứa đựng ý nghĩa gần nhất với tâm thái “như nhiên” mà một vị thành tựu tuệ quán minh sát nhìn hiện tượng giới bao gồm cả năm uẩn. Trong lời dạy về sự quán chiếu thực tại của một vị tu tập minh sát không hoài niệm, mong cầu hay dự phóng về “cái tôi” mà chỉ thấy tất cả là hiện tượng kết cấu của pháp hữu vi luôn sanh diệt. Nhận thức nầy không còn trong giai đoạn thực tập mà trở thành tâm thái tự nhiên của một người thật sự thấy và biết.

Ba bài kinh mang số 132, 133, 134 của Trung Bộ cũng đều mang ý nghĩa của “nhất dạ hiền”. Duyên sự có khác nhưng giáo nghĩa giống nhau do vậy gom chung thành một bài học. Duyên sự của ba bài kinh trên được in sau kinh số 131 mang mục đích tham khảo.

622. Lời kinh cô đọng

Đức Thế Tôn đã mô tả tâm thái của một bậc thành tựu tuệ quán với ý nghĩa hàm xúc qua một bài kệ:

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tịnh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". --"Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ- kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng cho các Ông: 'Nhứt dạ Hiền giả' (Bhaddekaratta), tổng thuyết và biệt thuyết. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ thuyết giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng.

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính ở đây.

Không động, không rung chuyển

Biết vậy, nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,

Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được,

Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,

Ðêm ngày không mệt mỏi,

Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,

Bậc an tịnh, trầm lặng.

623. Ý nghĩa quảng diễn

Rồi Bậc Đạo Sư giảng dạy rộng rãi và chính xác ý nghĩa của bài kệ:

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: "Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là tưởng của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là hành của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy, "Như vậy, là thức của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là truy tìm quá khứ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: "Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là tưởng của tôi... Như vậy là hành của tôi... Như vậy là thức của tôi trong quá khứ"; và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không truy tìm quá khứ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào ước vọng tương lai? Vị ấy nghĩ: "Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy là tưởng của tôi... là hành của tôi... Như vậy là thức của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là ước vọng trong tương lai.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: "Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai", và không truy tìm hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai", và không truy tìm hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là tưởng... sẽ là hành... sẽ là thức của tôi trong tương lai, "và không truy tìm hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là ước vọng trong tương lai.

Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu không đi đến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh; không đi đến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân; quán sắc là tự ngã, hay quán tự ngã là có sắc, hay quán sắc là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong sắc; hay vị ấy quán thọ là tự ngã, hay quán tự ngã là có thọ; hay quán thọ là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thọ; hay vị ấy quán tưởng là tự ngã, hay quán tự ngã là có tưởng, hay vị ấy quán tưởng là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong tưởng; hay vị ấy quán hành là tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là có hành, hay vị ấy quán hành là trong tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là trong hành; hay vị ấy quán thức là tự ngã, hay quán tự ngã là có thức, hay quán thức là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thức. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị Ða văn Thánh đệ tử đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc là trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc; không quán thọ... không quán tưởng... không quán hành... không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.

Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng.

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính ở đây.

Không động, không rung chuyển

Biết vậy, nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,

Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được,

Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,

Ðêm ngày không mệt mỏi,

Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,

Bậc an tịnh, trầm lặng.

Khi ta nói: "Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông: 'Nhứt dạ Hiền giả', tổng thuyết và biệt thuyết", chính duyên ở đây mà nói vậy.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 131 [tóm tắt]

Kinh Nhứt Dạ Hiền Giả

(Bhaddekaratta Sutta)

(M.iii, 187)

Đức Phật giảng về thái độ của bậc trí không tuy tìm các pháp quá khứ, không ước vọng tương lai và đối với pháp hiện tại thì quán sát với trí tuệ. Người như vậy sẽ trở thành bất động, không bị chi phối bởi ái và kiến. Đức Phật khuyên hãy nỗ lực tu tập như vậy ngày đêm không mệt mỏi vì chết có thể đến bất ngờ. Người an trú trong tuệ quán ấy xứng đáng là bậc hiền giả.

Truy tầm quá khứ là khi một người có ý nghĩ: “Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ, như vậy là thọ... tưởng... hành..., thức của tôi trong quá khứ” và nó tìm sự hân hoan trong ý nghĩ ấy. Không truy tầm quá khứ là khi nó chỉ nghĩ như vậy, mà không tìm sự hân hoan trong đó.

Ước vọng tương lai là khi có ý nghĩ như sau về tương lai: “Mong rằng như vậy là sắc... thọ... tưởng... hành... thức của tôi trong tương lai” và có sự hân hoan trong đó, không ước vọng tương lai là khi chỉ nghĩ như vậy mà không có sự hân hoan trong ý nghĩ ấy.

Kẻ vô văn phàm phu không tu tập Thánh pháp, bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại, quán sắc là tự ngã, quán tự ngã có sắc, quán sắc là trong tự ngã, quán tự ngã là trong sắc. Quán thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy, thành 20 tà kiến chấp ngã. Đó là bị lôi cuốn vào các pháp hiện tại, không bị lôi cuốn là khi bậc đa văn Thánh đệ tử thuần thục Thánh pháp, không quán sắc, thọ, tưởng, hành, thức là tự ngã, không có 20 tà kiến nói trên về tự ngã. Như vậy là không bị lôi cuốn vào trong các pháp hiện tại.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 131 [dàn ý]

Kinh Nhứt Dạ Hiền Giả

(Bhaddekaratta Sutta)

(M.iii, 187)

A. Duyên khởi:

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và nói sẽ giảng tổng thuyết và biệt thuyết về nhứt dạ hiền giả.

B. Chánh kinh:

I. Thế Tôn giảng tổng thuyết nhứt dạ hiền giả.

II. Biệt thuyết về nhứt dạ hiền giả:

1.Thế nào là truy tìm quá khứ và không truy tìm quá khứ.

2.Thế nào là ước vọng tương lai và không ước vọng tương lai.

3. Thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại và không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.

C. Kết luận:

Thế Tôn xác nhận do duyên ở đây nói lên bài kệ này.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 131 [toát yếu]

Kinh Nhứt Dạ Hiền Giả

(Bhaddekaratta Sutta)

(M.iii, 187)

I. TOÁT YẾU

Bhaddekaratta Sutta (One Fortunate Attachment); Ānandabhaddekaratta Sutta (Ānanda and One Fortunate Attachment); Mahakaccanabhaddekaratta Sutta (Maha Kaccana and One Fortunate Attachment); Lomasakaṅgiyabhaddekaratta Sutta (Lomasa - kangiya and One Fortunate Attachment):

The four suttas all revolve around a stanza spoken by the Buddha emphasising the need for present effort in developing insight into things as they are.

Kinh Nhất dạ hiền giả; A-nan và kinh Nhất dạ hiền;

Ðại Ca-chiên-diên và kinh Nhất dạ hiền; Lomasakaṅgiya và kinh Nhất dạ hiền:

Cả bốn kinh này đều xoay quanh một bài kệ Phật thuyết, nhấn mạnh nhu yếu nỗ lực ngay trong hiện tại để phát triển tuệ quán đi sâu vào các pháp hiện tại như chúng đang là.

II. TÓM TẮT

Phật dạy một bài kệ rồi sau đó giảng rộng ý nghĩa. Bài kệ đại ý dạy đừng truy tìm quá khứ [1], ước vọng tương lai, vì quá khứ đã chấm dứt, tương lai chưa đến. Ðối với các pháp hiện tại [2], hãy quán sát với trí tuệ [3] để không bị lay chuyển [4]. Phải nhiệt tâm tu hành tuệ quán như vậy ngay hôm nay, vì không thể biết ngày mai sẽ thế nào. Sự chết không hẹn trước, không thể điều đình với nó. Người nào luôn luôn an trú trong tuệ quán này với nhiệt tâm không mỏi mệt, kẻ ấy xứng đáng được gọi là bậc Nhất dạ hiền [5].

Rồi Phật giảng rộng như sau. Truy tìm quá khứ là nhớ miên man về sắc, thọ, tưởng, hành, thức của mình với sự hân hoan. Không truy tìm là nghĩ trong quá khứ ta có sắc thọ tưởng hành thức như vậy, nhưng không có hân hoan [6]. Ước vọng tương lai là nghĩ đến năm uẩn của mình với tâm hân hoan. Không ước vọng tương lai là nghĩ như trên nhưng không có hân hoan. Bị lôi cuốn [7] trong các pháp hiện tại là khi phàm phu không tu học thánh pháp, xem sắc là tự ngã, hoặc tự ngã có sắc, hoặc sắc trong tự ngã, hoặc xem tự ngã ở trong sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng xem như vậy (gọi là mười hai thân kiến). Không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại là khi vị thánh đệ tử đa văn nhờ có tu tập thánh pháp nên đối với năm uẩn thân tâm này, không xem là tự ngã.

III. CHÚ GIẢI

1. Năm uẩn (tức bản thân) trong quá khứ.

2. Năm uẩn trong hiện tại.

3. Vipassati, thấy bằng trí tuệ, tuệ quán, nghĩa là thấy rõ ba đặc tính vô thường khổ vô ngã.

4. Không bị lay chuyển trước vui khổ do ngã chấp.

5. Bhaddekaratta, từ này rất khó hiểu, được HT Minh Châu dịch theo danh từ là Nhất dạ hiền. Theo MA, chỉ cho sự thành tựu tuệ quán (chú thích của HT Minh Châu). Theo Ñaṇamoli, chỉ một vị yêu thích hạnh độc cư, và độc cư đây có nghĩa là tâm độc cư chuyên nhất, không ở với một pháp thứ hai. Theo Bodhi, là người có một sự bám víu tốt lành, là bám sát hạnh sống một mình, tâm không ở chung với pháp nào khác. Hoặc (theo Bodhi) chỉ là cái tên mà Phật đặt cho pháp tu thiền quán do Ngài giảng dạy.

6. Hân hoan vui thích là chứng tỏ còn tham.

7. Bị lôi cuốn vào các pháp (tự ngã) hiện tại, do tham ái và tà kiến.

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V. KỆ TỤNG

Phật dạy bài kệ sau:

Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng.

Quá khứ đã đoạn tận

Tương lai lại chưa đến

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính ở đây.

Không động, không lay chuyển

Biết vậy, nên tu tập

Hôm nay nhiệt tâm làm,

Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được

Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,

Ðêm ngày không mệt mỏi,

Xứng gọi Nhất dạ hiền,

Bậc an tịnh trầm lặng.

Nói xong bài kệ trên

Ngài giải thích ý nghĩa:

Truy tìm về quá khứ

Là nghĩ với hân hoan:

Như vậy, sắc của ta

Trong thời gian đã qua.

Thọ, tưởng, hành, thức ta

Ðã từng là như vậy.

Không truy tìm quá khứ

Là khi nghĩ như trên

Mà trong tâm bình thản

Không thích thú hân hoan.

Ước vọng về tương lai

Là ước gì mai sau

Năm uẩn ta như vậy

Và khởi lên hân hoan.

Phàm phu bị lôi cuốn

Trong các pháp hiện tại

Vì không tu thánh pháp

Xem sắc là tự ngã,

Hoặc tự ngã có sắc,

Hoặc sắc trong tự ngã,

Hoặc ngã ở trong sắc

Với thọ, tưởng, hành, thức

Cũng đều xem như vậy

Cộng hai mươi thân kiến.

Thánh đệ tử đa văn

Nhờ học pháp thánh nhân

Không xem là tự ngã

Năm uẩn thân tâm này.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

131. Bhaddekarattasuttaṃ [Mūla]

272. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''bhaddekarattassa vo, bhikkhave, uddesañca vibhaṅgañca desessāmi. Taṃ suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha bhāsissāmīti. ''Evaṃ, bhanteti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca :

''Atītaṃ nānvāgameyya, nappaṭikaṅkhe anāgataṃ.

Yadatītaṃ pahīnaṃ taṃ, appattañca anāgataṃ..

''Paccuppannañca yo [yaṃ (nettipāḷi)] dhammaṃ, tattha tattha vipassati.

Asaṃhīraṃ [asaṃhiraṃ (syā. kaṃ. ka.)] asaṃkuppaṃ, taṃ vidvā manubrūhaye..

''Ajjeva kiccamātappaṃ [kiccaṃ ātappaṃ (sī. ka.)], ko jaññā maraṇaṃ suve.

Na hi no saṅgaraṃ tena, mahāsenena maccunā..

''Evaṃ vihāriṃ ātāpiṃ, ahorattamatanditaṃ.

Taṃ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate muni [munīti (sī. syā. kaṃ. pī.)]..

273. ''Kathañca , bhikkhave, atītaṃ anvāgameti? 'evaṃrūpo ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ samanvāneti, 'evaṃvedano ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ samanvāneti, 'evaṃsañño ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ samanvāneti, 'evaṃsaṅkhāro ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ samanvāneti, 'evaṃviññāṇo ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ samanvāneti : evaṃ kho, bhikkhave, atītaṃ anvāgameti. ''Kathañca, bhikkhave, atītaṃ nānvāgameti? 'evaṃrūpo ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ na samanvāneti, 'evaṃvedano ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ na samanvāneti, 'evaṃsañño ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ na samanvāneti, 'evaṃsaṅkhāro ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ na samanvāneti, 'evaṃviññāṇo ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ na samanvāneti : evaṃ kho, bhikkhave, atītaṃ nānvāgameti.

274. ''Kathañca, bhikkhave, anāgataṃ paṭikaṅkhati? 'evaṃrūpo siyaṃ anāgatamaddhānanti tattha nandiṃ samanvāneti, evaṃvedano siyaṃ - pe - evaṃsañño siyaṃ... evaṃsaṅkhāro siyaṃ... evaṃviññāṇo siyaṃ anāgatamaddhānanti tattha nandiṃ samanvāneti : evaṃ kho, bhikkhave, anāgataṃ paṭikaṅkhati. ''Kathañca, bhikkhave, anāgataṃ nappaṭikaṅkhati? 'evaṃrūpo siyaṃ anāgatamaddhānanti tattha nandiṃ na samanvāneti, evaṃvedano siyaṃ ... evaṃsañño siyaṃ... evaṃsaṅkhāro siyaṃ... 'evaṃviññāṇo siyaṃ anāgatamaddhānanti tattha nandiṃ na samanvāneti : evaṃ kho, bhikkhave, anāgataṃ nappaṭikaṅkhati.

275. ''Kathañca, bhikkhave, paccuppannesu dhammesu saṃhīrati? idha, bhikkhave, assutavā puthujjano ariyānaṃ adassāvī ariyadhammassa akovido ariyadhamme avinīto sappurisānaṃ adassāvī sappurisadhammassa akovido sappurisadhamme avinīto rūpaṃ attato samanupassati, rūpavantaṃ vā attānaṃ, attani vā rūpaṃ, rūpasmiṃ vā attānaṃ vedanaṃ - pe - saññaṃ... saṅkhāre... viññāṇaṃ attato samanupassati, viññāṇavantaṃ vā attānaṃ attani vā viññāṇaṃ, viññāṇasmiṃ vā attānaṃ : evaṃ kho, bhikkhave, paccuppannesu dhammesu saṃhīrati. ''Kathañca , bhikkhave, paccuppannesu dhammesu na saṃhīrati? idha, bhikkhave, sutavā ariyasāvako ariyānaṃ dassāvī ariyadhammassa kovido ariyadhamme suvinīto sappurisānaṃ dassāvī sappurisadhammassa kovido sappurisadhamme suvinīto na rūpaṃ attato samanupassati, na rūpavantaṃ vā attānaṃ, na attani vā rūpaṃ, na rūpasmiṃ vā attānaṃ na vedanaṃ... na saññaṃ... na saṅkhāre... na viññāṇaṃ attato samanupassati, na viññāṇavantaṃ vā attānaṃ, na attani vā viññāṇaṃ, na viññāṇasmiṃ vā attānaṃ : evaṃ kho, bhikkhave, paccuppannesu dhammesu na saṃhīrati.

''Atītaṃ nānvāgameyya, nappaṭikaṅkhe anāgataṃ.

Yadatītaṃ pahīnaṃ taṃ, appattañca anāgataṃ..

''Paccuppannañca yo dhammaṃ, tattha tattha vipassati.

Asaṃhīraṃ asaṃkuppaṃ, taṃ vidvā manubrūhaye..

''Ajjeva kiccamātappaṃ, ko jaññā maraṇaṃ suve.

Na hi no saṅgaraṃ tena, mahāsenena maccunā..

''Evaṃ vihāriṃ ātāpiṃ, ahorattamatanditaṃ.

Taṃ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate munīti.. '''Bhaddekarattassa vo, bhikkhave, uddesañca vibhaṅgañca desessāmīti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ idametaṃ paṭicca vuttanti. Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

Bhaddekarattasuttaṃ niṭṭhitaṃ paṭhamaṃ.

131. Bhaddekarattasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

272. Evaṃ me sutanti bhaddekarattasuttaṃ. Tattha bhaddekarattassāti vipassanānuyogasamannāgatattā bhaddakassa ekarattassa. Uddesanti mātikaṃ. Vibhaṅganti vitthārabhājanīyaṃ.

Atītanti atīte pañcakkhandhe. Nānvāgameyyāti taṇhādiṭṭhīhi nānugaccheyya. Nappaṭikaṅkheti taṇhādiṭṭhīhi na pattheyya. Yadatītanti idamettha kāraṇavacanaṃ. Yasmā yaṃ atītaṃ, taṃ pahīnaṃ niruddhaṃ atthaṅgataṃ, tasmā taṃ puna nānugaccheyya. Yasmā ca yaṃ anāgataṃ, taṃ appattaṃ ajātaṃ anibbattaṃ, tasmā tampi na pattheyya.

Tattha tatthāti paccuppannampi dhammaṃ yattha yattheva uppanno, tattha tattheva ca naṃ aniccānupassanādīhi sattahi anupassanāhi yo vipassati araññādīsu vā tattha tattheva vipassati. Asaṃhīraṃ asaṃkuppanti idaṃ vipassanāpaṭivipassanādassanatthaṃ vuttaṃ. Vipassanā hi rāgādīhi na saṃhīrati na saṃkuppatīti asaṃhīraṃ asaṃkuppaṃ, taṃ anubrūhaye vaḍḍheyya, paṭivipasseyyāti vuttaṃ hoti. Atha vā nibbānaṃ rāgādīhi na saṃhīrati na saṃkuppatīti asaṃhīraṃ asaṃkuppaṃ. Taṃ vidvā paṇḍito bhikkhu anubrūhaye, punappunaṃ tadārammaṇaṃ taṃ taṃ phalasamāpattiṃ appento vaḍḍheyyāti attho.

Tassa pana anubrūhantassa atthāya – ajjeva kiccamātappanti kilesānaṃ ātāpanaparitāpanena ātappanti laddhanāmaṃ vīriyaṃ ajjeva kātabbaṃ. Ko jaññā maraṇaṃ suveti sve jīvitaṃ vā maraṇaṃ vā ko jānāti. Ajjeva dānaṃ vā dassāmi, sīlaṃ vā rakkhissāmi, aññataraṃ vā pana kusalaṃ karissāmīti hi ‘‘ajja tāva papañco atthi, sve vā punadivase vā karissāmī’’ti cittaṃ anuppādetvā ajjeva karissāmīti evaṃ vīriyaṃ kātabbanti dasseti. Mahāsenenāti aggivisasatthādīni anekāni maraṇakāraṇāni tassa senā, tāya mahatiyā senāya vasena mahāsenena evarūpena maccunā saddhiṃ ‘‘katipāhaṃ tāva āgamehi yāvāhaṃ buddhapūjādiṃ attano avassayakammaṃ karomī’’ti. Evaṃ mittasanthavākārasaṅkhāto vā, ‘‘idaṃ sataṃ vā sahassaṃ vā gahetvā katipāhaṃ āgamehī’’ti evaṃ lañjānuppadānasaṅkhāto vā, ‘‘imināhaṃ balarāsinā paṭibāhissāmī’’ti evaṃ balarāsisaṅkhāto vā saṅgaro natthi. Saṅgaroti hi mittasanthavākāralañjānuppadānabalarāsīnaṃ nāmaṃ, tasmā ayamattho vutto.

Atanditanti analasaṃ uṭṭhāhakaṃ. Evaṃ paṭipannattā bhaddo ekaratto assāti bhaddekaratto. Iti taṃ evaṃ paṭipannapuggalaṃ ‘‘bhaddekaratto aya’’nti. Rāgādīnaṃ santatāya santo buddhamuni ācikkhati.

273. Evaṃrūpotiādīsu kāḷopi samāno indanīlamaṇivaṇṇo ahosinti evaṃ manuññarūpavaseneva evaṃrūpo ahosiṃ. Kusalasukhasomanassavedanāvaseneva evaṃvedano. Taṃsampayuttānaṃyeva saññādīnaṃ vasena evaṃsañño evaṃsaṅkhāro evaṃviññāṇo ahosiṃ atītamaddhānanti.

Tattha nandiṃ samanvānetīti tesu rūpādīsu taṇhaṃ samanvāneti anupavatteti. Hīnarūpādivasena pana evaṃrūpo ahosiṃ…pe… evaṃviññāṇo ahosinti na maññati.

Nandiṃ na samanvānetīti taṇhaṃ vā taṇhāsampayuttadiṭṭhiṃ vā nānupavattayati.

274. Evaṃrūpo siyantiādīsupi taṃmanuññarūpādivaseneva taṇhādiṭṭhipavattasaṅkhātā nandisamanvānayanāva veditabbā.

275. Kathañca, bhikkhave, paccuppannesu dhammesu saṃhīratīti idaṃ ‘‘paccuppannañca yo dhammaṃ, tattha tattha vipassati. Asaṃhīraṃ asaṃkuppa’’nti uddesassa niddesatthaṃ vuttaṃ. Kāmañcettha ‘‘kathañca, bhikkhave, paccuppannaṃ dhammaṃ na vipassatī’’tiādi vattabbaṃ siyā, yasmā pana asaṃhīrāti ca asaṃkuppāti ca vipassanā vuttā, tasmā tassā eva abhāvañca bhāvañca dassetuṃ saṃhīratīti mātikaṃ uddharitvā vitthāro vutto. Tattha saṃhīratīti vipassanāya abhāvato taṇhādiṭṭhīhi ākaḍḍhiyati. Na saṃhīratīti vipassanāya bhāvena taṇhādiṭṭhīhi nākaḍḍhiyati. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Bhaddekarattasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

-ooOoo-

[Ba bài kinh mang số 132, 133, 134 của Trung Bộ cũng đều mang ý nghĩa của “nhất dạ hiền”. Duyên sự có khác nhưng giáo nghĩa giống nhau do vậy gom chung thành một bài học. Duyên sự của ba bài kinh trên được in sau kinh số 131 mang mục đích tham khảo]

132. Kinh A-Nan Nhất Dạ Hiền Giả

(Ānandabhaddekaratta Sutta)

624. Lời trùng tuyên của thị giả Phật

Tôn giả Ānanda đã giảng dạy ý nghĩa của “nhất dạ hiền” trong bối cảnh thích hợp khiến Tăng chúng hoan hỷ:
 

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm), tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ Tôn giả Ānanda (A-nan) tại hội trường thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo với bài thuyết pháp. (Tôn giả) giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tổng thuyết và biệt thuyết. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy đi đến hội trường, sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo, ai tại hội trường đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo với bài thuyết pháp. Ai đã giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tổng thuyết và biệt thuyết?

-- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Ānanda tại hội trường đã thuyết thị, khích lệ, làm cho thích thú, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo với bài thuyết pháp. (Tôn giả) đã giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tổng thuyết và biệt thuyết.

Rồi Thế Tôn bảo Tôn giả Ānanda:

-- Nhưng như thế nào, này Ānanda, Ông đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo với bài thuyết pháp? Ông có phải đã giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tổng thuyết và biệt thuyết?

-- Ðúng vậy, bạch Thế Tôn, con đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ- kheo với bài thuyết pháp. Con đã giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tổng thuyết và biệt thuyết:

Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng.

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính ở đây.

Không động, không rung chuyển

Biết vậy, nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,

Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được,

Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,

Ðêm ngày không mệt mỏi,

Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,

Bậc an tịnh, trầm lặng.

Này các Hiền giả, thế nào là truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: "Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là tưởng của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là hành của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy, "Như vậy, là thức của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Hiền giả, là truy tìm quá khứ.

Và này các Hiền giả, thế nào là không truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: "Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là tưởng của tôi... Như vậy là hành của tôi... Như vậy là thức của tôi trong quá khứ"; và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Hiền giả, là không truy tìm quá khứ.

Và này các Hiền giả, thế nào ước vọng tương lai? Vị ấy nghĩ: "Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy là tưởng của tôi... là hành của tôi... Như vậy là thức của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Hiền giả, là ước vọng trong tương lai.

Và này các Hiền giả, thế nào là không ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: "Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai", và không truy tìm hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai", và không truy tìm hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là tưởng... sẽ là hành... sẽ là thức của tôi trong tương lai, "và không truy tìm hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Hiền giả, là ước vọng trong tương lai.

Và này các Hiền giả, như thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Hiền giả, có kẻ vô văn phàm phu không đi đến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh; không đi đến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân; quán sắc là tự ngã, hay quán tự ngã là có sắc, hay quán sắc là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong sắc, hay vị ấy quán thọ là tự ngã, hay quán tự ngã là có thọ; hay quán thọ là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thọ, hay vị ấy quán tưởng là trong tự ngã, hay quán tự ngã là có tưởng, hay vị ấy quán tưởng là tự ngã, hay quán tự ngã là có tưởng, hay vị ấy quán hành là tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là có hành, hay vị ấy quán hành là trong tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là trong hành; hay vị ấy quán thức là tự ngã, hay quán tự ngã là có thức, hay quán thức là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thức. Như vậy, này các Hiền giả, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.

Và này các Hiền giả, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Hiền giả, có vị Ða văn Thánh đệ tử đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc là trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc; không quán thọ... không quán tưởng... không quán hành... không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này các Hiền giả, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.

Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng.

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính ở đây.

Không động, không rung chuyển

Biết vậy, nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,

Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được,

Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,

Ðêm ngày không mệt mỏi,

Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,

Bậc an tịnh, trầm lặng.

Như vậy, bạch Thế Tôn, con đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo. Con đã giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tổng thuyết và biệt thuyết.

-- Lành thay, lành thay, này Ānanda! Lành thay, này Ānanda! Ông đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo với bài thuyết pháp. Ông đã giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tổng thuyết và biệt thuyết.

Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng.

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính ở đây.

Không động, không rung chuyển

Biết vậy, nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,

Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được,

Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,

Ðêm ngày không mệt mỏi,

Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,

Bậc an tịnh, trầm lặng.

-- Và thế nào, này Ānanda, thế nào là truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: "Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là tưởng của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là hành của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy, "Như vậy, là thức của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này Ananda, là truy tìm quá khứ.

Và này Ānanda, thế nào là không truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: "Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là tưởng của tôi... Như vậy là hành của tôi... Như vậy là thức của tôi trong quá khứ"; và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này Ānanda, là không truy tìm quá khứ.

Và này Ānanda, thế nào ước vọng tương lai? Vị ấy nghĩ: "Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy là tưởng của tôi... là hành của tôi... Như vậy là thức của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này Ānanda, là ước vọng trong tương lai.

Và này Ānanda, thế nào là không ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: "Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai", và không truy tìm hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai", và không truy tìm hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là tưởng... sẽ là hành... sẽ là thức của tôi trong tương lai, "và không truy tìm hân hoan trong ấy. Như vậy, này Ānanda, là ước vọng trong tương lai.

Và này Ānanda, như thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này Ānanda, có kẻ vô văn phàm phu không đi đến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh; không đi đến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân; quán sắc là tự ngã, hay quán tự ngã là có sắc, hay quán sắc là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong sắc, hay vị ấy quán thọ là tự ngã, hay quán tự ngã là có thọ; hay quán thọ là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thọ, hay vị ấy quán tưởng là trong tự ngã, hay quán tự ngã là có tưởng, hay vị ấy quán tưởng là tự ngã, hay quán tự ngã là có tưởng, hay vị ấy quán hành là tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là có hành, hay vị ấy quán hành là trong tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là trong hành; hay vị ấy quán thức là tự ngã, hay quán tự ngã là có thức, hay quán thức là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thức. Như vậy, này Ānanda, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.

Và này Ānanda, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này Ānanda, có vị Ða văn Thánh đệ tử đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc là trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc; không quán thọ... không quán tưởng... không quán hành... không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này Ānanda, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.

Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng.

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính ở đây.

Không động, không rung chuyển

Biết vậy, nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,

Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được,

Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,

Ðêm ngày không mệt mỏi,

Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,

Bậc an tịnh, trầm lặng.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ānanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 132 [tóm tắt]

A-Nan Nhứt Dạ Hiền Giả Kinh

(Ānandabhaddekaratta Sutta)

(M.iii, 189)

Kinh này nhắc lại kinh số 131, nhưng thay vì đức Phật thuyết, thì ở đây lại do Tôn giả Ānanda thuyết cho chúng Tỷ-kheo, làm cho chúng Tỷ-kheo phấn khởi, hoan hỷ với bài thuyết pháp. Khi đức Thế Tôn biết Tôn giả Ānanda đã thuyết giảng kinh này cho chúng Tỷ-kheo, Ngài tỏ lời tán thán và nhắc lại giải thích của Ngài về truy tầm quá khứ, ước vọng tương lai và bị lôi cuốn trong hiện tại, như ở kinh 131. Thế Tôn giảng xong, Tôn giả Ānanda hoan hỷ tín thọ.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 132 [dàn ý]

A-Nan Nhứt Dạ Hiền Giả Kinh

(Ānandabhaddekaratta Sutta)

(M.iii, 189)

A. Duyên khởi:

Tôn giả Ānanda tại hội trường thuyết pháp, khích lệ, sách tấn các Tỷ-kheo với bài kinh nhất dạ hiền giả. Thế Tôn đến hỏi Tôn giả Ānanda đã thuyết giảng như thế nào.

B. Chánh kinh:

I. Tôn giả Ānanda trả lời là đã thuyết về tổng thuyết và biệt thuyết đề tài này.

II. Thế Tôn giảng cho Ānanda bài kinh này:

1.Tổng thuyết.

2.Biệt thuyết:

a. Thế nào là truy tìm quá khứ.

b. Thế nào là không truy tìm quá khứ.

c. Thế nào là ước vọng tương lai.

d. Thế nào là không ước vọng tương lai.

e. Thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.

Thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.

C. Kết luận:

Tôn già Ānanda hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 132 [toát yếu]

A-Nan Nhứt Dạ Hiền Giả Kinh

(Ānandabhaddekaratta Sutta)

(M.iii, 189)

I.TOÁT YẾU

II.TÓM TẮT

III.CHÚ GIẢI

(Toát yếu, Tóm tắt và Chú giải như kinh số 131)

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V.KỆ TỤNG

Kinh này giống kinh trên

Do A-nan trùng tuyên

Cho tỷ kheo tăng chúng

Những gì Phật đã dạy.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

132. Ānandabhaddekarattasuttaṃ [Mūla]

276. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tena kho pana samayena āyasmā ānando upaṭṭhānasālāyaṃ bhikkhūnaṃ dhammiyā kathāya sandasseti samādapeti samuttejeti sampahaṃseti, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca bhāsati. Atha kho Bhagavā sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yenupaṭṭhānasālā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi. Nisajja kho Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''ko nu kho, bhikkhave, upaṭṭhānasālāyaṃ bhikkhūnaṃ dhammiyā kathāya sandassesi samādapesi samuttejesi sampahaṃsesi, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca abhāsīti? ''āyasmā, bhante, ānando upaṭṭhānasālāyaṃ bhikkhūnaṃ dhammiyā kathāya sandassesi samādapesi samuttejesi sampahaṃsesi, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca abhāsīti. Atha kho Bhagavā āyasmantaṃ ānandaṃ āmantesi : ''yathā kathaṃ pana tvaṃ, ānanda, bhikkhūnaṃ dhammiyā kathāya sandassesi samādapesi samuttejesi sampahaṃsesi , bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca abhāsīti? ''evaṃ kho ahaṃ, bhante, bhikkhūnaṃ dhammiyā kathāya sandassesiṃ samādapesiṃ samuttejesiṃ sampahaṃsesiṃ, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca abhāsiṃ :

''Atītaṃ nānvāgameyya, nappaṭikaṅkhe anāgataṃ.

Yadatītaṃ pahīnaṃ taṃ, appattañca anāgataṃ..

''Paccuppannañca yo dhammaṃ, tattha tattha vipassati.

Asaṃhīraṃ asaṃkuppaṃ, taṃ vidvā manubrūhaye..

''Ajjeva kiccamātappaṃ, ko jaññā maraṇaṃ suve.

Na hi no saṅgaraṃ tena, mahāsenena maccunā..

''Evaṃ vihāriṃ ātāpiṃ, ahorattamatanditaṃ.

Taṃ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate muni..

277. ''Kathañca, āvuso, atītaṃ anvāgameti? evaṃrūpo ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ samanvāneti, evaṃvedano ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ samanvāneti, evaṃsañño ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ samanvāneti, evaṃsaṅkhāro ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ samanvāneti, evaṃviññāṇo ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ samanvāneti : evaṃ kho, āvuso, atītaṃ anvāgameti. ''Kathañca, āvuso, atītaṃ nānvāgameti? evaṃrūpo ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ na samanvāneti, evaṃvedano ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ na samanvāneti, evaṃsañño ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ na samanvāneti, evaṃsaṅkhāro ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ na samanvāneti, evaṃviññāṇo ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ na samanvāneti : evaṃ kho, āvuso, atītaṃ nānvāgameti. ''Kathañca, āvuso, anāgataṃ paṭikaṅkhati? evaṃrūpo siyaṃ anāgatamaddhānanti tattha nandiṃ samanvāneti, evaṃvedano siyaṃ - pe - evaṃsañño siyaṃ... evaṃsaṅkhāro siyaṃ... evaṃviññāṇo siyaṃ anāgatamaddhānanti tattha nandiṃ samanvāneti : evaṃ kho, āvuso, anāgataṃ paṭikaṅkhati. ''Kathañca, āvuso, anāgataṃ nappaṭikaṅkhati? evaṃrūpo siyaṃ anāgatamaddhānanti tattha nandiṃ na samanvāneti, evaṃvedano siyaṃ - pe - evaṃsañño siyaṃ... evaṃsaṅkhāro siyaṃ... evaṃviññāṇo siyaṃ anāgatamaddhānanti tattha nandiṃ na samanvāneti : evaṃ kho, āvuso, anāgataṃ nappaṭikaṅkhati. ''Kathañca, āvuso, paccuppannesu dhammesu saṃhīrati? idha, āvuso, assutavā puthujjano ariyānaṃ adassāvī ariyadhammassa akovido ariyadhamme avinīto sappurisānaṃ adassāvī sappurisadhammassa akovido sappurisadhamme avinīto rūpaṃ attato samanupassati, rūpavantaṃ vā attānaṃ, attani vā rūpaṃ, rūpasmiṃ vā attānaṃ vedanaṃ... saññaṃ... saṅkhāre... viññāṇaṃ attato samanupassati, viññāṇavantaṃ vā attānaṃ, attani vā viññāṇaṃ, viññāṇasmiṃ vā attānaṃ : evaṃ kho, āvuso, paccuppannesu dhammesu saṃhīrati. ''Kathañca , āvuso, paccuppannesu dhammesu na saṃhīrati? idha, āvuso, sutavā ariyasāvako ariyānaṃ dassāvī ariyadhammassa kovido ariyadhamme suvinīto sappurisānaṃ dassāvī sappurisadhammassa kovido sappurisadhamme suvinīto na rūpaṃ attato samanupassati, na rūpavantaṃ vā attānaṃ, na attani vā rūpaṃ, na rūpasmiṃ vā attānaṃ na vedanaṃ... na saññaṃ... na saṅkhāre... na viññāṇaṃ attato samanupassati, na viññāṇavantaṃ vā attānaṃ, na attani vā viññāṇaṃ, na viññāṇasmiṃ vā attānaṃ : evaṃ kho, āvuso, paccuppannesu dhammesu na saṃhīrati.

''Atītaṃ nānvāgameyya, nappaṭikaṅkhe anāgataṃ.

Yadatītaṃ pahīnaṃ taṃ, appattañca anāgataṃ..

''Paccuppannañca yo dhammaṃ, tattha tattha vipassati.

Asaṃhīraṃ asaṃkuppaṃ, taṃ vidvā manubrūhaye..

''Ajjeva kiccamātappaṃ, ko jaññā maraṇaṃ suve.

Na hi no saṅgaraṃ tena, mahāsenena maccunā..

''Evaṃ vihāriṃ ātāpiṃ, ahorattamatanditaṃ.

Taṃ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate munīti.. ''Evaṃ kho ahaṃ, bhante, bhikkhūnaṃ dhammiyā kathāya sandassesiṃ samādapesiṃ samuttejesiṃ sampahaṃsesiṃ, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca abhāsinti.

278. ''Sādhu , sādhu, ānanda! sādhu kho tvaṃ, ānanda, bhikkhūnaṃ dhammiyā kathāya sandassesi samādapesi samuttejesi sampahaṃsesi, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca abhāsi :

''Atītaṃ nānvāgameyya - pe -

Taṃ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate munīti.. ''Kathañca, ānanda, atītaṃ anvāgameti - pe - evaṃ kho, ānanda, atītaṃ anvāgameti. Kathañca, ānanda, atītaṃ nānvāgameti - pe - evaṃ kho, ānanda, atītaṃ nānvāgameti. Kathañca, ānanda, anāgataṃ paṭikaṅkhati - pe - evaṃ kho, ānanda, anāgataṃ paṭikaṅkhati. Kathañca, ānanda, anāgataṃ nappaṭikaṅkhati - pe - evaṃ kho, ānanda, anāgataṃ nappaṭikaṅkhati. Kathañca, ānanda, paccuppannesu dhammesu saṃhīrati - pe - evaṃ kho, ānanda, paccuppannesu dhammesu saṃhīrati. Kathañca, ānanda, paccuppannesu dhammesu na saṃhīrati - pe - evaṃ kho, ānanda, paccuppannesu dhammesu na saṃhīrati.

''Atītaṃ nānvāgameyya - pe -

Taṃ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate munīti.. Idamavoca Bhagavā. Attamano āyasmā ānando bhagavato bhāsitaṃ abhinandīti.

Ānandabhaddekarattasuttaṃ niṭṭhitaṃ dutiyaṃ.

132. Ānandabhaddekarattasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

276. Evaṃ me sutanti ānandabhaddekarattasuttaṃ. Tattha paṭisallānā vuṭṭhitoti phalasamāpattito vuṭṭhito. Ko nu kho, bhikkhaveti jānantova kathāsamuṭṭhāpanatthaṃ pucchi.

278. Sādhu sādhūti therassa sādhukāramadāsi. Sādhu kho tvanti parimaṇḍalehi padabyañjanehi parisuddhehi kathitattā desanaṃ pasaṃsanto āha. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Ānandabhaddekarattasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

133. Kinh Ðại Ca-Chiên-Diên Nhất Dạ Hiền Giả

(Mahākaccānabhaddekaratta Sutta)

625. Lời quảng diễn của một bậc đại đệ tử với khả năng giảng rõ những Phật ngôn cô đọng

Tôn giả Samiddhi được nghe Phật ngôn như ẩn ngữ từ một vị thiên. Sau nầy được Tôn giả Mahākaccāna giảng giải rộng rãi:

Một thời Thế Tôn trú ở Rājagaha (Vương Xá), tại Tinh xá Tapoda. Lúc bấy giờ, Tôn giả Samiddhi, thức dậy vừa lúc bình minh đi đến Tapoda để tắm rửa tay chân. Tắm rửa tay chân ở Tapoda xong, sau khi lên khỏi (nước), vị ấy đứng mặc một y để tay chân cho khô. Rồi sau khi đêm vừa mãn, một Thiên thần, chói sáng với dung sắc thù thắng cả vùng Tapoda, đi đến Tôn giả Samiddhi, sau khi đến, liền đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên Thần ấy thưa Tôn giả Samiddhi:

-- Này Tỷ-kheo, Ngài có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả không?

-- Này Hiền giả, tôi không có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Nhưng này Hiền giả, Hiền giả có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả không?

-- Này Tỷ-kheo, tôi cũng không có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Nhưng này Tỷ-kheo, Ngài có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả không?

-- Này Hiền giả, tôi không có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả. Nhưng này Hiền giả, Hiền giả có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả không?

-- Này Tỷ-kheo, tôi không có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Tỷ-kheo, hãy học tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Tỷ-kheo, hãy học cho thuần thục tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Tỷ-kheo hãy thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Vì rằng, này Tỷ-kheo, tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả là liên hệ đến mục đích và căn bản của Phạm hạnh.

Thiên thần ấy nói như vậy. Sau khi nói vậy, vị ấy biến mất ở đấy. Rồi Tôn giả Samiddhi sau khi đêm ấy đã mãn, liền đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên Tôn giả Samiddhi bạch Thế Tôn:

-- Ở đây, bạch Thế Tôn, con thức dậy vừa lúc bình mình đi đến Tapoda để tắm rửa tay chân. Tắm rửa tay chân ở Tapoda xong, sau khi lên khỏi (nước), con đứng mặc một y để tay chân cho khô. Rồi bạch Thế Tôn, sau khi đêm vừa mãn một Thiên thần, chói sáng với dung sắc thù thắng cả vùng Tapoda, ... và là căn bản Phạm hạnh". Thiên thần ấy nói như vậy. Sau khi nói như vậy, vị ấy biến mất ở đấy. Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết giảng cho tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả!

-- Vậy này Tỷ-kheo, hãy nghe và suy nghiệm kỹ Ta sẽ nói.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Samiddhi vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng.

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính ở đây.

Không động, không rung chuyển

Biết vậy, nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,

Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được,

Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,

Ðêm ngày không mệt mỏi,

Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,

Bậc an tịnh, trầm lặng.

Thế Tôn nói như vậy. Sau khi nói như vậy, Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá.

Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, liền suy nghĩ: "Này chư Hiền, Thế Tôn sau khi thuyết giảng phần tổng thuyết một cách vắn tắt cho chúng ta không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tịnh xá.

Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng.

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính ở đây.

Không động, không rung chuyển

Biết vậy, nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,

Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được,

Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,

Ðêm ngày không mệt mỏi,

Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,

Bậc an tịnh, trầm lặng.

Nay không biết ai có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi".

Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ như sau: "Tôn giả Mahākaccāna (Ðại Ca-chiên-diên) này đã được Thế Tôn tán thán và được các đồng Phạm hạnh có trí kính trọng; Tôn giả Mahakaccana có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi. Vậy chúng ta hãy đến Tôn giả Mahākaccāna, sau khi đến chúng ta hãy hỏi Tôn giả Mahākaccāna về ý nghĩa này".

Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến Tôn giả Mahākaccāna, sau khi đến nói lên với Tôn giả Mahākaccāna những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy thưa với Tôn giả Mahākaccāna:

-- Thưa Hiền giả Kaccāna, Thế Tôn sau khi đọc tổng thuyết này, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá:

Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng.

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính ở đây.

Không động, không rung chuyển

Biết vậy, nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,

Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được,

Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,

Ðêm ngày không mệt mỏi,

Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,

Bậc an tịnh, trầm lặng.

Nay không biết ai có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi. Rồi này Hiền giả Kaccana, chúng tôi suy nghĩ như sau: "Tôn giả Mahākaccāna này đã được Thế Tôn tán thán ... chúng ta hãy hỏi Tôn giả Mahākaccāna về ý nghĩa này". Tôn giả Mahākaccāna hãy giải thích cho.

-- Này chư Hiền, ví như một người cần thiết lõi cây, tìm cầu lõi cây, đang đi tìm cầu lõi cây, đứng trước một cây lớn có lõi cây. Người ấy bỏ rễ, bỏ thân cây, nghĩ rằng lõi cây cần phải tìm trong các nhánh cây, lá cây. Cũng vậy, là việc làm của chư Tôn giả... Chư Tôn giả đứng trước mặt Thế Tôn, chư Tôn giả lại vượt qua Thế Tôn, và nghĩ rằng cần phải hỏi tôi về ý nghĩa này. Nhưng này chư Hiền, Thế Tôn biết những gì cần biết, thấy những gì cần thấy, bậc có mắt, bậc Trí giả, bậc Pháp giả, bậc Phạm thiên, bậc Thuyết giả, bậc Tuyên thuyết giả, bậc dẫn đến mục đích, bậc đem cho bất tử, bậc Pháp chủ, bậc Như Lai. Nay đã đến thời chư Hiền hãy đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích cho chư Hiền như thế nào, chư Hiền hãy như vậy thọ trì.

-- Thưa Hiền giả Kaccāna, chắc chắn Thế Tôn biết những gì cần biết, thấy những gì cần thấy, bậc có mắt, bậc Trí giả, bậc Pháp giả, bậc Phạm thiên, bậc Thuyết giả, bậc Tuyên thuyết giả, bậc dẫn đến mục đích, bậc đem cho bất tử, bậc Pháp chủ, bậc Như Lai... Nay đã đến thời chúng tôi đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích cho chúng tôi như thế nào, chúng tôi sẽ như vậy thọ trì. Nhưng Tôn giả Mahākaccāna được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng Phạm hạnh kính trọng. Tôn giả Mahākaccāna có thể giải thích một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi. Mong Tôn giả Mahākaccāna giải thích cho nếu Tôn giả không cảm thấy phiền phức.

-- Vậy chư hiền, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, tôi sẽ nói.

-- Thưa vâng, Hiền giả.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Māhakaccāna. Tôn giả Mahākaccāna nói như sau:

-- Này Hiền giả, phần tổng thuyết Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào trong tinh xá:

Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng.

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính ở đây.

Không động, không rung chuyển

Biết vậy, nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,

Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được,

Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,

Ðêm ngày không mệt mỏi,

Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,

Bậc an tịnh, trầm lặng.

Về phần tổng thuyết này chỉ được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi, này chư Hiền, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau:

Này chư Hiền, thế nào là truy tìm quá khứ? "Mắt của tôi trong thời quá khứ là như vậy, các sắc pháp là như vậy", và thức ở đây bị ái và dục trói chặt. Vì thức bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Vì hân hoan trong ấy, vị ấy truy tìm quá khứ. "Tai của tôi trong quá khứ là như vậy, các tiếng là như vậy"... "Mũi của tôi trong quá khứ là như vậy, các hương là như vậy"... "Lưỡi của tôi trong quá khứ là như vậy, các vị là như vậy"... "Thân của tôi trong quá khứ là như vậy, các xúc là như vậy"... "Ý của tôi trong quá khứ là như vậy, các pháp là như vậy", và thức ở đây, bị dục và ái trói chặt. Vì rằng thức bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Vì hân hoan trong ấy, vị ấy truy tìm quá khứ.

Và này chư Hiền, thế nào là không truy tìm quá khứ? "Mắt của tôi trong thời quá khứ là như vậy, các sắc pháp là như vậy", và thức ở đây không bị dục và ái trói chặt. Vì thức không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Vì không hân hoan trong ấy, vị ấy không truy tìm quá khứ. "Tai của tôi trong quá khứ là như vậy, các tiếng là như vậy",... "Mũi của tôi trong quá khứ là như vậy, các hương là như vậy",... "Lưỡi của tôi trong quá khứ là như vậy, các vị là như vậy",... "Thân của tôi trong quá khứ là như vậy, các xúc là như vậy", ... "Ý của tôi trong quá khứ là như vậy. các pháp là như vậy", và thức ở đây không bị dục và ái trói chặt. Vì thức không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Vì không hân hoan trong ấy, vị ấy không truy tìm quá khứ. Như vậy, này chư Hiền, là không truy tìm quá khứ.

Và này chư Hiền, thế nào là ước vọng tương lai? "Mong rằng mắt của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các sắc pháp là như vậy", và vị ấy hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Vì duyên hướng tâm như vậy, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy ước vọng tương lai. "Mong rằng tai của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các tiếng là như vậy",... "Mong rằng mũi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các hương là như vậy",... "Mong rằng lưỡi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các vị là như vậy",... "Mong rằng thân của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các xúc là như vậy",... "Mong rằng ý của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các pháp là như vậy", và vị ấy hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Vì duyên hướng tâm như vậy, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy ước vọng tương lai. Như vậy, này chư Hiền là ước vọng tương lai.

Và này chư Hiền, thế nào là không ước vọng tương lai? "Mong rằng mắt của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các sắc pháp là như vậy", vị ấy không hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Do duyên không hướng tâm, vị ấy không hân hoan trong ấy, vị ấy không có ước vọng tương lai. "Mong rằng tai của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các tiếng là như vậy",... "Mong rằng mũi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các hương là như vậy", ... "Mong rằng lưỡi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các vị là như vậy",... "Mong rằng thân của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các xúc là như vậy", ... "Mong rằng ý của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các pháp là như vậy", vị ấy không hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Do duyên không hướng tâm, vị ấy không hân hoan trong ấy. Do không hân hoan trong ấy, vị ấy không có ước vọng tương lai. Như vậy, này chư Hiền, là không ước vọng tương lai.

Và này chư Hiền, thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Này chư Hiền, nếu mắt và các sắc pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Này chư Hiền, nếu tai và các tiếng... nếu mũi và các hương ... nếu lưỡi và các vị... nếu thân và các xúc... Này chư Hiền nếu ý và các pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Như vậy, này chư Hiền, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.

Và này chư Hiền, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Này chư Hiền, nếu mắt và các sắc pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Do không hân hoan trong ấy, vị ấy không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Này chư Hiền, nếu tai và các tiếng... Này chư Hiền, nếu mũi và các hương... Này chư Hiền, nếu lưỡi và các vị... Này chư Hiền, nếu thân và các xúc... Này chư Hiền, nếu ý và các pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Do không hân hoan trong ấy, vị ấy không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Như vậy, này chư Hiền là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.

Này chư Hiền, phần tổng thuyết Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào trong tinh xá.

Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng.

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính ở đây.

Không động, không rung chuyển

Biết vậy, nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,

Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được,

Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,

Ðêm ngày không mệt mỏi,

Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,

Bậc an tịnh, trầm lặng.

Phần tổng thuyết này, này chư Hiền, được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi; này chư Hiền, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. Và nếu chư Tôn giả muốn, hãy đi đến Thế Tôn và hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích các Tôn giả như thế nào, hãy như vậy thọ trì.

Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Mahākaccāna giảng, từ chỗ ngồi đứng dậy đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn sau khi đọc phần tổng thuyết một cách vắn tắt cho chúng con, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, và đi vào tinh xá:

Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng.

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính ở đây.

Không động, không rung chuyển

Biết vậy, nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,

Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được,

Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,

Ðêm ngày không mệt mỏi,

Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,

Bậc an tịnh, trầm lặng.

Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, chúng con suy nghĩ như sau: "Thế Tôn sau khi đọc phần tổng thuyết một cách vắn tắt cho chúng con, không giải nghĩa một cách rộng rãi, và đã đi vào tinh xá:

Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng.

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính ở đây.

Không động, không rung chuyển

Biết vậy, nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,

Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được,

Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,

Ðêm ngày không mệt mỏi,

Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,

Bậc an tịnh, trầm lặng.

Nay không biết ai có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi".

Rồi bạch Thế Tôn, chúng con suy nghĩ như sau: "Tôn giả Mahākaccāna (Ðại Ca chiên diên) này... chúng ta hãy hỏi Tôn giả Mahākaccāna về ý nghĩa này. "Rồi bạch Thế Tôn, chúng con đi đến Tôn giả Mahākaccāna, sau khi đến chúng con hỏi Tôn giả Mahākaccāna về ý nghĩa này. Ý nghĩa của những (chữ) ấy đã được Tôn giả Mahākaccāna giải thích cho chúng con với những phương pháp này, các những câu này, với những chữ này.

-- Này các Tỷ-kheo, Mahākaccāna là bậc Hiền trí. Này các Tỷ-kheo, Mahākaccāna là bậc Ðại trí tuệ. Này các Tỷ-kheo nếu các Ông hỏi Ta về ý nghĩa này, Ta cũng giải thích cho các Ông như vậy, như Mahākaccāna đã giải thích. Thật sự ý nghĩa ấy là vậy, và các Ông hãy thọ trì như vậy.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 133 [tóm tắt]

Kinh Đại Ca-Chiên-Diên Nhứt Dạ Hiền Giả

(Mahākaccānabhaddekaratta Sutta)

(M.iii, 192)

Tôn giả Samiddhi được một vị Thiên thần xuất hiện khuyên hãy học kỹ và thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt dạ hiền giả, khuyên xong thì biến mất. Tôn giả đi đến Thế Tôn xin Ngài giảng giải. Thế Tôn nói lên một bài kệ vắn tắt, đại ý bảo người tinh cần tu tập “Quá khứ không truy tầm, tương lai không ước vọng; tuệ quán pháp hiện tại”, an trú ngày đêm như vậy thì được bất động, xứng đáng bậc hiền giả. Thế Tôn dạy xong bài kệ vắn tắt liền đi vào tịnh xá.

Các Tỷ-kheo tìm tới Tôn giả Ca-chiên-diên, thỉnh cầu Tôn giả giải thích rộng rãi ý nghĩa bài kệ. Tôn giả giải thích như sau:

Truy tầm quá khứ là khi vị ấy nghĩ: “Mắt của tôi như vậy trong quá khứ, các sắc pháp như vậy” và thức bị ái dục trói chặt, sinh ra hân hoan, do hân hoan, nó truy tầm quá khứ. Đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp và tai, mũi, lưỡi, thân, ý, cũng vậy, thức vị ấy bị trói buộc bởi ái và dục, sanh ra hân hoan; do hân hoan, nó truy tầm quá khứ.

Không truy tầm quá khứ là khi vị ấy nghĩ: “Mắt của tôi trong quá khứ là như vậy, các sắc pháp như vậy”, nhưng thức không bị trói buộc trong ái và dục, nên không sanh hân hoan, do đó, không truy tầm quá khứ. Đối với tai và tiếng, mũi và mùi, lưỡi và vị, thân và xúc, ý và các pháp, vị ấy cũng nghĩ như trên nhưng thức không bị ái và dục trói buộc nên không hân hoan, do đó, không truy tầm quá khứ.

Ước vọng tương lai là khi vị ấy nghĩ: “Mong rằng mắt của tôi trong tương lai sẽ như vậy, các sắc pháp như vậy” và nó hướng tâm đạt cho được cái gì chưa được. Do duyên hướng tâm, nó sanh ra hân hoan, do hân hoan nó ước vọng tương lai. Đối với tai và tiếng, ý và các pháp cũng vậy.

Không ước vọng tương lai là khi vị ấy chỉ diễn đạt một niềm ước mong như trên, nhưng không hướng tâm đạt cho được cái gì chưa được nên không hân hoan ước vọng tương lai.

Bị lôi cuốn vào các pháp hiện tại là khi vị ấy mắt thấy sắc, tai nghe tiếng... hiện tại thức bị trói buộc bởi ái và dục, sanh tâm hân hoan, do đó bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Không bị lôi cuốn là khi mắt thấy sắc, tai nghe tiếng... mà thức không bị ái và dục chi phối, không hân hoan trong ấy.

Sau khi Tôn giả giảng rộng ý nghĩa bài kệ như trên, các vị Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ và đến thuật lại với Thế Tôn. Thế Tôn ấn khả những lời giải thích ấy là đúng như chính Ngài giải thích, và khuyên các Tỷ-kheo thọ trì như vậy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 133 [dàn ý]

Kinh Đại Ca-Chiên-Diên Nhứt Dạ Hiền Giả

(Mahākaccānabhaddekaratta Sutta)

(M.iii, 192)

A. Duyên khởi:

Một thiên nhân khuyên Tỷ-kheo Samiddhi nên thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt dạ hiền giả. Tôn giả đi đến hỏi Thế Tôn, và Thế Tôn nói lên bài kệ ấy rồi đi vào tinh xá.

B. Chánh kinh:

I. Các Tỷ-kheo đến mời Tôn giả Kaccāna giải thích tổng thuyết và biệt thuyết bài kệ ấy. Ban đầu Tôn giả khiêm tốn chối từ, sau Tôn giả chấp nhận và thuyết giảng.

II. Tôn giả Kaccāna thuyết giảng:

Phần tổng thuyết.

Phần biệt thuyết:

a. Thế nào là quá khứ có truy tầm và quá khứ không truy tầm.

b. Thế nào là ước vọng tương lai và không ước vọng tương lai.

c. Thế nào là bị lôi cuốn trong hiện tại và không bị lôi cuốn trong hiện tại.

III. Các Tỷ-kheo tường thuật lại lời thuyết giảng của Tôn giả Kaccāna lên Thế Tôn. Thế Tôn tán thán Tôn giả Kaccāna và xác nhận lời thuyết giảng đúng với chánh pháp.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 133 [toát yếu]

Kinh Đại Ca-Chiên-Diên Nhứt Dạ Hiền Giả

(Mahākaccānabhaddekaratta Sutta)

(M.iii, 192)

I. TOÁT YẾU

II. TÓM TẮT

(Toát yếu và Tóm tắt như kinh số 131)

III. CHÚ GIẢI

Trong hai kinh trước (số 131, 132) và kinh tiếp theo kinh này (số 134), Phật dựa trên năm uẩn để phân tích, nhưng kinh này Phật cốt đưa ra sáu nội ngoại xứ. Hiểu tôn ý của Phật, tôn giả Ca-chiên-diên đã giảng rộng theo chiều hướng ấy.

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V. KỆ TỤNG

Tôn giả Xa-mi-đi

Ðược một vị thiên nhân

Khuyên thọ trì bài kệ

Về kinh Nhất dạ hiền.

Ông liền đến bên Phật

Xin đọc bài kệ trên

Ðược Thế Tôn đọc lên

Ca-chiên-diên giảng rộng.

Thay vì nói năm uẩn

Ngài giảng căn trần thức

Cộng thành mười tám xứ:

Khi căn trần tiếp xúc

Mà thức không bị trói

Bởi sợi dây tham ái

Thì không khởi hân hoan

Không truy tìm quá khứ

Không ước vọng tương lai

Cũng không bị cuốn lôi

Vào các pháp hiện tại.

Tôn giả Ca-chiên-diên

Ðã khai triển như vậy

Và Ngài được Phật khen

Là bậc đại trí hiền.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

133. Mahākaccānabhaddekarattasuttaṃ [Mūla]

279. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā rājagahe viharati tapodārāme. Atha kho āyasmā samiddhi rattiyā paccūsasamayaṃ paccuṭṭhāya yena tapodo [tapodā (sī.)] tenupasaṅkami gattāni parisiñcituṃ. Tapode gattāni parisiñcitvā paccuttaritvā ekacīvaro aṭṭhāsi gattāni pubbāpayamāno [sukkhāpayamāno (ka.)]. Atha kho aññatarā devatā abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇā kevalakappaṃ tapodaṃ obhāsetvā yenāyasmā samiddhi tenupasaṅkami upasaṅkamitvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā āyasmantaṃ samiddhiṃ etadavoca : ''dhāresi tvaṃ, bhikkhu, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañcāti? ''na kho ahaṃ, āvuso, dhāremi bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca. Tvaṃ panāvuso, dhāresi bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañcāti? ''ahampi kho, bhikkhu, na dhāremi bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca. Dhāresi pana tvaṃ, bhikkhu, bhaddekarattiyo gāthāti? ''na kho ahaṃ, āvuso, dhāremi bhaddekarattiyo gāthāti. Tvaṃ panāvuso, dhāresi bhaddekarattiyo gāthāti? ''ahampi kho, bhikkhu na dhāremi bhaddekarattiyo gāthāti. Uggaṇhāhi tvaṃ, bhikkhu, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca pariyāpuṇāhi tvaṃ, bhikkhu, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca dhārehi tvaṃ, bhikkhu, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca. Atthasaṃhito, bhikkhu, bhaddekarattassa uddeso ca vibhaṅgo ca ādibrahmacariyakoti. Idamavoca sā devatā idaṃ vatvā tatthevantaradhāyi.

280. Atha kho āyasmā samiddhi tassā rattiyā accayena yena Bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā samiddhi bhagavantaṃ etadavoca : ''idhāhaṃ, bhante, rattiyā paccūsasamayaṃ paccuṭṭhāya yena tapodo tenupasaṅkamiṃ gattāni parisiñcituṃ. Tapode gattāni parisiñcitvā paccuttaritvā ekacīvaro aṭṭhāsiṃ gattāni pubbāpayamāno. Atha kho bhante, aññatarā devatā abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇā kevalakappaṃ tapodaṃ obhāsetvā yenāhaṃ tenupasaṅkami upasaṅkamitvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā maṃ etadavoca : 'dhāresi tvaṃ, bhikkhu, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañcāti? ''evaṃ vutte ahaṃ, bhante, taṃ devataṃ etadavocaṃ : 'na kho ahaṃ, āvuso, dhāremi bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca. Tvaṃ panāvuso, dhāresi bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañcāti? 'ahampi kho, bhikkhu, na dhāremi bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca. Dhāresi pana tvaṃ, bhikkhu, bhaddekarattiyo gāthāti? 'na kho ahaṃ, āvuso, dhāremi bhaddekarattiyo gāthāti. Tvaṃ panāvuso, dhāresi bhaddekarattiyo gāthāti? 'ahampi kho, bhikkhu, na dhāremi bhaddekarattiyo gāthāti. Uggaṇhāhi tvaṃ, bhikkhu, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca pariyāpuṇāhi tvaṃ, bhikkhu, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca dhārehi tvaṃ, bhikkhu, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca. Atthasaṃhito, bhikkhu, bhaddekarattassa uddeso ca vibhaṅgo ca ādibrahmacariyakoti. Idamavoca, bhante, sā devatā idaṃ vatvā tatthevantaradhāyi. Sādhu me, bhante, Bhagavā bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca desetūti. ''Tena hi, bhikkhu, suṇāhi, sādhukaṃ manasi karohi bhāsissāmīti. ''Evaṃ, bhanteti kho āyasmā samiddhi bhagavato paccassosi. Bhagavā etadavoca :

''Atītaṃ nānvāgameyya, nappaṭikaṅkhe anāgataṃ.

Yadatītaṃ pahīnaṃ taṃ, appattañca anāgataṃ..

''Paccuppannañca yo dhammaṃ, tattha tattha vipassati.

Asaṃhīraṃ asaṃkuppaṃ, taṃ vidvā manubrūhaye..

''Ajjeva kiccamātappaṃ, ko jaññā maraṇaṃ suve.

Na hi no saṅgaraṃ tena, mahāsenena maccunā..

''Evaṃ vihāriṃ ātāpiṃ, ahorattamatanditaṃ.

Taṃ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate munīti.. Idamavoca Bhagavā idaṃ vatvāna sugato uṭṭhāyāsanā vihāraṃ pāvisi. Atha kho tesaṃ bhikkhūnaṃ , acirapakkantassa bhagavato, etadahosi : ''idaṃ kho no, āvuso, Bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho :

''Atītaṃ nānvāgameyya, nappaṭikaṅkhe anāgataṃ.

Yadatītaṃ pahīnaṃ taṃ, appattañca anāgataṃ..

''Paccuppannañca yo dhammaṃ, tattha tattha vipassati.

Asaṃhīraṃ asaṃkuppaṃ, taṃ vidvā manubrūhaye..

''Ajjeva kiccamātappaṃ, ko jaññā maraṇaṃ suve.

Na hi no saṅgaraṃ tena, mahāsenena maccunā..

''Evaṃ vihāriṃ ātāpiṃ, ahorattamatanditaṃ.

Taṃ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate munīti.. ''Ko nu kho imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajeyyāti? atha kho tesaṃ bhikkhūnaṃ etadahosi : ''ayaṃ kho āyasmā mahākaccāno satthu ceva saṃvaṇṇito sambhāvito ca viññūnaṃ sabrahmacārīnaṃ pahoti cāyasmā mahākaccāno imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajituṃ. Yaṃnūna mayaṃ yenāyasmā mahākaccāno tenupasaṅkameyyāma upasaṅkamitvā āyasmantaṃ mahākaccānaṃ etamatthaṃ paṭipuccheyyāmāti.

281. Atha kho te bhikkhū yenāyasmā mahākaccāno tenupasaṅkamiṃsu upasaṅkamitvā āyasmatā mahākaccānena saddhiṃ sammodiṃsu. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū āyasmantaṃ mahākaccānaṃ etadavocuṃ : ''idaṃ kho no, āvuso kaccāna, Bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho :

''Atītaṃ nānvāgameyya - pe -

Taṃ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate munīti.. ''Tesaṃ no, āvuso kaccāna, amhākaṃ, acirapakkantassa bhagavato, etadahosi : idaṃ kho no, āvuso, Bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho :

''Atītaṃ nānvāgameyya - pe -

Taṃ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate munīti.. ''Ko nu kho imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajeyyāti? tesaṃ no , āvuso kaccāna, amhākaṃ etadahosi : 'ayaṃ kho āyasmā mahākaccāno satthu ceva saṃvaṇṇito sambhāvito ca viññūnaṃ sabrahmacārīnaṃ. Pahoti cāyasmā mahākaccāno imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajituṃ. Yaṃnūna mayaṃ yenāyasmā mahākaccāno tenupasaṅkameyyāma upasaṅkamitvā āyasmantaṃ mahākaccānaṃ etamatthaṃ paṭipuccheyyāmāti. Vibhajatāyasmā mahākaccānoti. ''Seyyathāpi, āvuso, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva mūlaṃ atikkamma khandhaṃ sākhāpalāse sāraṃ pariyesitabbaṃ maññeyya evaṃ sampadamidaṃ āyasmantānaṃ satthari sammukhībhūte taṃ bhagavantaṃ atisitvā amhe etamatthaṃ paṭipucchitabbaṃ maññatha [maññetha (pī.)]. So hāvuso, Bhagavā jānaṃ jānāti, passaṃ passati, cakkhubhūto ñāṇabhūto dhammabhūto brahmabhūto vattā pavattā atthassa ninnetā amatassa dātā dhammassāmī tathāgato. So ceva panetassa kālo ahosi yaṃ bhagavantaṃyeva etamatthaṃ paṭipuccheyyātha, yathā vo Bhagavā byākareyya tathā naṃ dhāreyyāthāti. ''Addhāvuso kaccāna, Bhagavā jānaṃ jānāti, passaṃ passati, cakkhubhūto ñāṇabhūto dhammabhūto brahmabhūto vattā pavattā atthassa ninnetā amatassa dātā dhammassāmī tathāgato. So ceva panetassa kālo ahosi yaṃ bhagavantaṃyeva etamatthaṃ paṭipuccheyyāma yathā no Bhagavā byākareyya tathā naṃ dhāreyyāma. Api cāyasmā mahākaccāno satthuceva saṃvaṇṇito sambhāvito ca viññūnaṃ sabrahmacārīnaṃ pahoti cāyasmā mahākaccāno imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajituṃ. Vibhajatāyasmā mahākaccāno agaruṃ karitvāti [agarukaritvā (sī. syā. kaṃ. pī.)]. ''Tena hāvuso, suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha bhāsissāmīti. ''Evamāvusoti kho te bhikkhū āyasmato mahākaccānassa paccassosuṃ. Āyasmā mahākaccāno etadavoca : ''yaṃ kho no, āvuso, Bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho :

''Atītaṃ nānvāgameyya - pe -

Taṃ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate munīti.. Imassa kho ahaṃ, āvuso, bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa evaṃ vitthārena atthaṃ ājānāmi :

282. ''Kathañca, āvuso, atītaṃ anvāgameti? iti me cakkhu ahosi atītamaddhānaṃ iti rūpāti : tattha chandarāgappaṭibaddhaṃ [chandarāgappaṭibandhaṃ (ka.)] hoti viññāṇaṃ, chandarāgappaṭibaddhattā viññāṇassa tadabhinandati, tadabhinandanto atītaṃ anvāgameti. Iti me sotaṃ ahosi atītamaddhānaṃ iti saddāti - pe - iti me ghānaṃ ahosi atītamaddhānaṃ iti gandhāti... iti me jivhā ahosi atītamaddhānaṃ iti rasāti... iti me kāyo ahosi atītamaddhānaṃ iti phoṭṭhabbāti... iti me mano ahosi atītamaddhānaṃ iti dhammāti : tattha chandarāgappaṭibaddhaṃ hoti viññāṇaṃ, chandarāgappaṭibaddhattā viññāṇassa tadabhinandati, tadabhinandanto atītaṃ anvāgameti : evaṃ kho, āvuso, atītaṃ anvāgameti. ''Kathañca , āvuso, atītaṃ nānvāgameti? iti me cakkhu ahosi atītamaddhānaṃ iti rūpāti : tattha na chandarāgappaṭibaddhaṃ hoti viññāṇaṃ, na chandarāgappaṭibaddhattā viññāṇassa na tadabhinandati, na tadabhinandanto atītaṃ nānvāgameti. Iti me sotaṃ ahosi atītamaddhānaṃ iti saddāti - pe - iti me ghānaṃ ahosi atītamaddhānaṃ iti gandhāti... iti me jivhā ahosi atītamaddhānaṃ iti rasāti... iti me kāyo ahosi atītamaddhānaṃ iti phoṭṭhabbāti... iti me mano ahosi atītamaddhānaṃ iti dhammāti : tattha na chandarāgappaṭibaddhaṃ hoti viññāṇaṃ, na chandarāgappaṭibaddhattā viññāṇassa, na tadabhinandati, na tadabhinandanto atītaṃ nānvāgameti : evaṃ kho, āvuso, atītaṃ nānvāgameti.

283. ''Kathañca , āvuso, anāgataṃ paṭikaṅkhati? iti me cakkhu siyā anāgatamaddhānaṃ iti rūpāti : appaṭiladdhassa paṭilābhāya cittaṃ paṇidahati, cetaso paṇidhānapaccayā tadabhinandati, tadabhinandanto anāgataṃ paṭikaṅkhati. Iti me sotaṃ siyā anāgatamaddhānaṃ iti saddāti - pe - iti me ghānaṃ siyā anāgatamaddhānaṃ iti gandhāti... iti me jivhā siyā anāgatamaddhānaṃ iti rasāti... iti me kāyo siyā anāgatamaddhānaṃ iti phoṭṭhabbāti... iti me mano siyā anāgatamaddhānaṃ iti dhammāti : appaṭiladdhassa paṭilābhāya cittaṃ paṇidahati, cetaso paṇidhānapaccayā tadabhinandati, tadabhinandanto anāgataṃ paṭikaṅkhati : evaṃ kho, āvuso, anāgataṃ paṭikaṅkhati.

''Kathañca, āvuso, anāgataṃ nappaṭikaṅkhati? iti me cakkhu siyā anāgatamaddhānaṃ iti rūpāti : appaṭiladdhassa paṭilābhāya cittaṃ nappaṇidahati , cetaso appaṇidhānapaccayā na tadabhinandati, na tadabhinandanto anāgataṃ nappaṭikaṅkhati. Iti me sotaṃ siyā anāgatamaddhānaṃ iti saddāti - pe - iti me ghānaṃ siyā anāgatamaddhānaṃ iti gandhāti... iti me jivhā siyā anāgatamaddhānaṃ iti rasāti... iti me kāyo siyā anāgatamaddhānaṃ iti phoṭṭhabbāti... iti me mano siyā anāgatamaddhānaṃ iti dhammāti : appaṭiladdhassa paṭilābhāya cittaṃ nappaṇidahati, cetaso appaṇidhānapaccayā na tadabhinandati, na tadabhinandanto anāgataṃ nappaṭikaṅkhati : evaṃ kho, āvuso, anāgataṃ nappaṭikaṅkhati.

284. ''Kathañca, āvuso, paccuppannesu dhammesu saṃhīrati? yañcāvuso, cakkhu ye ca rūpā : ubhayametaṃ paccuppannaṃ. Tasmiṃ ce paccuppanne chandarāgappaṭibaddhaṃ hoti viññāṇaṃ, chandarāgappaṭibaddhattā viññāṇassa tadabhinandati, tadabhinandanto paccuppannesu dhammesu saṃhīrati. Yañcāvuso, sotaṃ ye ca saddā - pe - yañcāvuso, ghānaṃ ye ca gandhā... yā cāvuso, jivhā ye ca rasā... yo cāvuso, kāyo ye ca phoṭṭhabbā... yo cāvuso, mano ye ca dhammā : ubhayametaṃ paccuppannaṃ. Tasmiṃ ce paccuppanne chandarāgappaṭibaddhaṃ hoti viññāṇaṃ, chandarāgappaṭibaddhattā viññāṇassa tadabhinandati, tadabhinandanto paccuppannesu dhammesu saṃhīrati : evaṃ kho, āvuso, paccuppannesu dhammesu saṃhīrati. ''Kathañca , āvuso, paccuppannesu dhammesu na saṃhīrati? yañcāvuso, cakkhu ye ca rūpā : ubhayametaṃ paccuppannaṃ. Tasmiṃ ce paccuppanne na chandarāgappaṭibaddhaṃ hoti viññāṇaṃ, na chandarāgappaṭibaddhattā viññāṇassa na tadabhinandati, na tadabhinandanto paccuppannesu dhammesu na saṃhīrati. Yañcāvuso, sotaṃ ye ca saddā - pe - yañcāvuso, ghānaṃ ye ca gandhā... yā cāvuso, jivhā ye ca rasā... yo cāvuso, kāyo ye ca phoṭṭhabbā... yo cāvuso, mano ye ca dhammā : ubhayametaṃ paccuppannaṃ. Tasmiṃ ce paccuppanne na chandarāgappaṭibaddhaṃ hoti viññāṇaṃ, na chandarāgappaṭibaddhattā viññāṇassa na tadabhinandati, na tadabhinandanto paccuppannesu dhammesu na saṃhīrati : evaṃ kho, āvuso, paccuppannesu dhammesu na saṃhīrati.

285. ''Yaṃ kho no, āvuso, Bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho :

''Atītaṃ nānvāgameyya - pe -

Taṃ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate munīti..

''Imassa kho ahaṃ, āvuso, bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa evaṃ vitthārena atthaṃ ājānāmi. Ākaṅkhamānā ca pana tumhe āyasmanto bhagavantaṃyeva upasaṅkamitvā etamatthaṃ paṭipuccheyyātha, yathā vo Bhagavā byākaroti tathā naṃ dhāreyyāthāti.

Atha kho te bhikkhū āyasmato mahākaccānassa bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā yena Bhagavā tenupasaṅkamiṃsu upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṃ etadavocuṃ : ''yaṃ kho no, bhante, Bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho :

''Atītaṃ nānvāgameyya - pe -

Taṃ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate munīti.. Tesaṃ no, bhante, amhākaṃ, acirapakkantassa bhagavato, etadahosi : ''idaṃ kho no, āvuso, Bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho :

''Atītaṃ nānvāgameyya, nappaṭikaṅkhe anāgataṃ.

Yadatītaṃ pahīnaṃ taṃ, appattañca anāgataṃ..

''Paccuppannañca yo dhammaṃ, tattha tattha vipassati.

Asaṃhīraṃ asaṃkuppaṃ, taṃ vidvā manubrūhaye..

''Ajjeva kiccamātappaṃ, ko jaññā maraṇaṃ suve.

Na hi no saṅgaraṃ tena, mahāsenena maccunā..

''Evaṃ vihāriṃ ātāpiṃ, ahorattamatanditaṃ.

Taṃ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate munīti.. '''Ko nu kho imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajeyyāti? tesaṃ no, bhante, amhākaṃ etadahosi : 'ayaṃ kho āyasmā mahākaccāno satthu ceva saṃvaṇṇito sambhāvito ca viññūnaṃ sabrahmacārīnaṃ. Pahoti cāyasmā mahākaccāno imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajituṃ. Yaṃnūna mayaṃ yenāyasmā mahākaccāno tenupasaṅkameyyāma upasaṅkamitvā āyasmantaṃ mahākaccānaṃ etamatthaṃ paṭipuccheyyāmāti. Atha kho mayaṃ, bhante, yenāyasmā mahākaccāno tenupasaṅkamimha upasaṅkamitvā āyasmantaṃ mahākaccānaṃ etamatthaṃ paṭipucchimha. Tesaṃ no, bhante, āyasmatā mahākaccānena imehi ākārehi imehi padehi imehi byañjanehi attho vibhattoti. ''Paṇḍito, bhikkhave, mahākaccāno mahāpañño, bhikkhave mahākaccāno. Maṃ cepi tumhe, bhikkhave, etamatthaṃ paṭipuccheyyātha, ahampi taṃ evamevaṃ byākareyyaṃ yathā taṃ mahākaccānena byākataṃ. Eso, cevetassa attho. Evañca naṃ dhārethāti. Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

Mahākaccānabhaddekarattasuttaṃ niṭṭhitaṃ tatiyaṃ.

133. Mahākaccānabhaddekarattasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

279. Evaṃ me sutanti mahākaccānabhaddekarattasuttaṃ. Tattha tapodārāmeti tattodakassa rahadassa vasena evaṃladdhanāme ārāme. Vebhārapabbatassa kira heṭṭhā bhūmaṭṭhakanāgānaṃ pañcayojanasatikaṃ nāgabhavanaṃ devalokasadisaṃ maṇimayena talena ārāmauyyānehi ca samannāgataṃ, tattha nāgānaṃ kīḷanaṭṭhāne mahāudakarahado, tato tapodā nāma nadī sandati kuthitā uṇhodakā. Kasmā panesā edisā jātā? Rājagahaṃ kira parivāretvā mahā petaloko, tattha dvinnaṃ mahālohakumbhinirayānaṃ antarena ayaṃ tapodā āgacchati, tasmā sā kuthitā sandati. Vuttampi cetaṃ – ‘‘yatāyaṃ, bhikkhave, tapodā sandati, so daho acchodako sītodako sātodako setodako suppatittho ramaṇīyo pahūtamacchakacchapo, cakkamattāni ca padumāni pupphanti. Apicāyaṃ, bhikkhave, tapodā dvinnaṃ mahānirayānaṃ antarikāya āgacchati, tenāyaṃ tapodā kuthitā sandatī’’ti (pārā. 231). Imassa pana ārāmassa abhisammukhaṭṭhāne tato mahāudakarahado jāto, tassa nāmavasenāyaṃ vihāro tapodārāmoti vuccati.

280. Samiddhīti tassa kira therassa attabhāvo samiddho abhirūpo pāsādiko, tasmā samiddhitveva saṅkhaṃ gato. Ādibrahmacariyakoti maggabrahmacariyassa ādi pubbabhāgappaṭipattibhūto. Idaṃ vatvāna sugato uṭṭhāyāsanāti madhupiṇḍikasutte (ma. ni. 1.199 ādayo) vuttanayeneva vitthāretabbaṃ.

282. Iti me cakkhunti imasmiṃ kira sutte bhagavā dvādasāyatanavaseneva mātikaṃ ṭhapesi. Theropi ‘‘bhagavatā heṭṭhā dvīsu, upari catutthe cāti imesu tīsu suttesu pañcakkhandhavasena mātikā ca vibhaṅgo ca kato, idha pana dvādasāyatanavaseneva vibhajanatthaṃ mātikā ṭhapitā’’ti nayaṃ paṭilabhitvā evamāha. Imaṃ pana nayaṃ labhantena therena bhāriyaṃ kataṃ, apade padaṃ dassitaṃ, ākāse padaṃ kataṃ, tena naṃ bhagavā imameva suttaṃ sandhāya – ‘‘etadaggaṃ, bhikkhave, mama sāvakānaṃ bhikkhūnaṃ saṃkhittena bhāsitassa vitthārena atthaṃ vibhajantānaṃ yadidaṃ mahākaccāno’’ti (a. ni. 1.197) etadagge ṭhapesi. Ettha pana cakkhūti cakkhupasādo. Rūpāti catusamuṭṭhānikarūpā. Iminā nayena sesāyatanānipi veditabbāni. Viññāṇanti nikantiviññāṇaṃ. Tadabhinandatīti taṃ cakkhuñceva rūpañca taṇhādiṭṭhivasena abhinandati. Anvāgametīti taṇhādiṭṭhīhi anugacchati.

Iti me mano ahosi atītamaddhānaṃ iti dhammāti ettha pana manoti bhavaṅgacittaṃ. Dhammāti tebhūmakadhammārammaṇaṃ.

283. Paṇidahatīti patthanāvasena ṭhapesi. Paṇidhānapaccayāti patthanāṭṭhapanakāraṇā. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Mahākaccānabhaddekarattasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

134. Kinh Lomasakaṅgiya Nhất Dạ Hiền Giả

(Lomasakaṅgiyabhaddekaratta Sutta)

626. Rời quê hương Phật để cầu Phật

Tôn giả Lomasakaṅgiya khi trú ở giữa dòng họ Sakya (Thích-ca), tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la- vệ), ở tinh xá Nigrodha (Ni Câu Luật) được nghe về “nhất dạ hiền” đã tìm đến Sāvatthī (Xá Vệ) để cầu đạo giải thoát:

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, Tôn giả Lomasakaṅgiya trú ở giữa dòng họ Sakya (Thích-ca), tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la- vệ), ở tinh xá Nigrodha (Ni Câu Luật). Rồi Thiên tử Candana sau khi đêm vừa mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng cả vùng tinh xá Nigrodha, đi đến Tôn giả Lomasakaṅgiya, sau khi đến liền đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên tử Candana thưa với Tôn giả Lomasakaṅgiya:

-- Này Tỷ-kheo, Ngài có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả không?

-- Này Hiền giả, tôi không thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Hiền giả, Hiền giả có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả không?

-- Này Tỷ-kheo, tôi cũng không thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Nhưng này Tỷ- kheo, Ngài có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả không?

-- Này Hiền giả, tôi không thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Hiền giả, Hiền giả có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả không?

-- Này Tỷ-kheo, tôi có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả.

-- Này Hiền giả, Hiền giả thọ trì như thế nào bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả?

-- Một thời này Tỷ-kheo, Thế Tôn trú giữa chư Thiên Tam thập tam thiên, dưới cây Pāricchattaka (Trú độ thọ), trên hòn đá Paṇḍukambala (Vô cấu bạch thạch). Tại đấy Thế Tôn đọc lên tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả cho chư Thiên ở Tam thập tam thiên:

Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng.

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính ở đây.

Không động, không rung chuyển

Biết vậy, nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,

Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được,

Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,

Ðêm ngày không mệt mỏi,

Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,

Bậc an tịnh, trầm lặng.

Này Tỷ-kheo, tôi thọ trì về bài kệ Nhứt Dạ Hiền Giả như vậy. Này Tỷ-kheo, hãy học tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Tỷ-kheo, hãy học cho thuần thục tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Vì rằng này Tỷ- kheo, tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả liên hệ đến mục đích, là căn bản của Phạm hạnh.

Rồi Tôn giả Lomasakaṅgiya, sau khi đêm ấy đã mãn, dọn dẹp sàng tọa, lấy y áo và lên đường đi đến Sāvatthī. Tuần tự du hành, (Tôn giả) đi đến Savatthi, Jetavana, tinh xá ông Anāthapiṇḍika, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Lomasakaṅgiya bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, một thời con trú giữa dòng họ Sakya, tại Kapilavatthu, tinh xá ông Anathapindika. Rồi bạch Thế Tôn, một Thiên tử, sau khi đêm vừa mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng cả vùng tinh xá Nigrodha, đến con và đứng một bên. Ðứng một bên, bạch Thế Tôn, Thiên tử ấy thưa với con: "Này Tỷ- kheo, Ngài có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả không?" Ðược nói vậy, bạch Thế Tôn, con nói với Thiên tử ấy: "Này Hiền giả, tôi không thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả". "-- Này Hiền giả, Hiền giả có thọ trì... là căn bản của Phạm hạnh.

Bạch Thế Tôn, Thiên tử ấy nói như vậy. Nói như vậy xong, vị ấy biến mất tại đấy. Lành thay bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn giảng cho con tổng thuyết và biệt thuyết về bài kệ Nhứt Dạ Hiền Giả.

-- Này Tỷ-kheo, Ông có biết Thiên tử ấy không? Bạch Thế Tôn, con không biết Thiên tử ấy.

-- Này Tỷ-kheo, Thiên tử ấy tên là Candana. Này Tỷ-kheo, Candana là Thiên tử, sau khi chú tâm, sau khi tác ý, sau khi tập trung nội tâm, lóng tai nghe pháp. Vậy này Tỷ-kheo, hãy nghe và suy nghiệm kỹ Ta sẽ nói.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn, Tôn giả Lomasakaṅgiya vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng.

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính ở đây.

Không động, không rung chuyển

Biết vậy, nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,

Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được,

Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,

Ðêm ngày không mệt mỏi,

Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,

Bậc an tịnh, trầm lặng.

Và này Tỷ-kheo, thế nào là truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: "Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là tưởng của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là hành của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy, "Như vậy, là thức của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này Tỷ-kheo, là truy tìm quá khứ.

Và này Tỷ-kheo, thế nào là không truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: "Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là tưởng của tôi... Như vậy là hành của tôi... Như vậy là thức của tôi trong quá khứ"; và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này Tỷ-kheo, là không truy tìm quá khứ.

Và này Tỷ-kheo, thế nào ước vọng tương lai? Vị ấy nghĩ: "Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy là tưởng của tôi... là hành của tôi... Như vậy là thức của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này Tỷ-kheo, là ước vọng trong tương lai.

Và này Tỷ-kheo, thế nào là không ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: "Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai", và không truy tìm hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai", và không truy tìm hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là tưởng... sẽ là hành... sẽ là thức của tôi trong tương lai, "và không truy tìm hân hoan trong ấy. Như vậy, này Tỷ-kheo, là ước vọng trong tương lai.

Và này Tỷ-kheo, như thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu không đi đến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh; không đi đến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân; quán sắc là tự ngã, hay quán tự ngã là có sắc, hay quán sắc là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong sắc; hay vị ấy quán thọ là tự ngã, hay quán tự ngã là có thọ, hay quán thọ là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thọ; hay vị ấy quán tưởng là tự ngã, hay quán tự ngã là có tưởng, hay vị ấy quán tưởng là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong tưởng; hay vị ấy quán hành là tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là có hành, hay vị ấy quán hành là trong tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là trong hành; hay vị ấy quán thức là tự ngã, hay quán tự ngã là có thức, hay quán thức là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thức. Như vậy, này Tỷ-kheo, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.

Và này Tỷ-kheo, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này Tỷ-kheo, có vị Ða văn Thánh đệ tử đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc là trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc; không quán thọ... không quán tưởng... không quán hành... không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này Tỷ- kheo, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.

Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng.

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính ở đây.

Không động, không rung chuyển

Biết vậy, nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,

Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được,

Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,

Ðêm ngày không mệt mỏi,

Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,

Bậc an tịnh, trầm lặng.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Lomasakaṅgiya hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 134 [tóm tắt]

Kinh Lomasakaṅgiya Nhứt Dạ Hiền Giả

(Lomasakangiyabhaddekaratta Sutta)

(M.iii, 199)

Tôn giả Lomasakaṅgiya một hôm được một vị Thiên tử xuất hiện hỏi là Tôn giả có thọ trì tổng thuyết, biệt thuyết về Nhứt dạ hiền giả và bài kệ về Nhứt Dạ hiền giả không. Được đáp là không, vị Thiên tử bèn kể rằng Thế Tôn có nói lên bài kệ tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt dạ hiền giả cho chư Thiên ở Tam thập tam thiên: “Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng... chỉ có pháp hiện tại, tuệ quán chính ở đây...”. Vị Thiên tử khuyên Tôn giả hãy thọ trì bài kệ, học cho thuần thục tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt dạ hiền giả, vì nó liên hệ đến mục đích và là căn bản của Phạm hạnh.

Tôn giả Lomasakangiya đi đến Thế Tôn thuật lại câu chuyện trên và được Thế Tôn giảng rộng ý nghĩa của bài kệ như đã giảng ở các kinh từ 131 – 133. Tôn giả hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 134 [dàn ý]

Kinh Lomasakaṅgiya Nhứt Dạ Hiền Giả

(Lomasakangiyabhaddekaratta Sutta)

(M.iii, 199)

A. Duyên khởi:

Thiên tử Candana đến gặp Tôn giả Lomasakaṅgiya và câu chuyện sau đây được khởi lên giữa 2 vị này.

B. Chánh kinh:

I. Thiên tử Candana hỏi Tôn giả có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết, có thọ trì bài kệ Nhứt dạ hiền giả không. Tôn giả trả lời là không.

II. Tôn giả Lomasakaṅgiya hỏi Thiên tử có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết, có thọ trì bài kệ Nhứt dạ hiền giả không. Thiên tử trả lời là không có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết, nhưng một thời có nghe Thế Tôn đọc lên bài kệ về Nhứt dạ hiền giả cho chư thiên Tam Thập tam Thiên. Rồi Thiên tử đọc lên bài kệ và khuyên Tôn giả nên học tổng thuyết và biệt thuyết, nên học cho thuần thục, nên thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết, vì bài kệ ấy liên hệ đến mục đích và là căn bản của Phạm hạnh.

III. Tôn giả Lomasakaṅgiya đến yết kiến Thế Tôn và thuật lại cuộc gặp gỡ với Thiên tử Candana. Nhân dịp này Thế Tôn thuyết cho Tôn giả về tổng thuyết và biệt thuyết bài kệ Nhất dạ hiền giả.

C. Kết luận:

Tôn giả Lomasakaṅgiya hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 134 [toát yếu]

Kinh Lomasakaṅgiya Nhứt Dạ Hiền Giả

(Lomasakaṅgiyabhaddekaratta Sutta)

(M.iii, 199)

I. TOÁT YẾU

II. TÓM TẮT

(Toát yếu và Tóm tắt như kinh số 131)

III. CHÚ GIẢI

Theo chú giải Trưởng lão kệ, thì tôn giả Lomasakaṅgiya vào thời Phật Ca-diếp đã xuất gia làm tỷ kheo. Sau khi nghe Phật Ca-diếp dạy kinh Bhaddekaratta này, một tỷ kheo nói về kinh ấy cho Lomasakangiya nhưng ông không hiểu và đã kêu lên: Mong rằng trong đời sau, tôi có thể giảng cho ông về kinh này. Vị tỷ kheo kia nói: Tôi cũng mong mỏi sẽ hỏi ông về kinh ấy. Do lời nguyện ấy mà trong kiếp này, Lomasakangiya tái sinh vào một gia đình họ Thích Ca ở Ca-tỳ-la-vệ, trong khi vị tỷ kheo kia đã làm một vị trời tên Candana.

Theo Sớ giải, Kinh này được giảng vào lúc đức Thế Tôn thành đạo đã được bảy năm. Khi ấy Ngài đang trải qua ba tháng an cư mùa mưa tại cung trời 33, giảng Abhidhamma cho chư thiên quy tụ lại từ mười ngàn thế giới hệ.

IV. PHÁP SỐ

(không có)

VI.KỆ TỤNG

Tỷ kheo Lô-ma-xa

Ðược thiên nhân khuyến khích

Nên thọ trì bài kệ

Về Nhất dạ hiền giả.

Vị trời này được nghe

Phật giảng bài kệ ấy

Tại Tam thập tam thiên:

Quá khứ không truy tầm…

Tương lai lại chưa đến.

Bài Kệ Nhất dạ hiền

Liên hệ đến mục đích

Là căn bản Phạm hạnh.

Tôn giả đến bên Phật

Tường thuật hết sự tình

Phật giảng lại kệ này

Ðại cương và chi tiết.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

134. Lomasakaṅgiyabhaddekarattasuttaṃ [Mūla]

286. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tena kho pana samayena āyasmā lomasakaṅgiyo [lomasakakaṅgiyo (ṭīkā)] sakkesu viharati kapilavatthusmiṃ nigrodhārāme. Atha kho candano devaputto abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇo kevalakappaṃ nigrodhārāmaṃ obhāsetvā yenāyasmā lomasakaṅgiyo tenupasaṅkami upasaṅkamitvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhito kho candano devaputto āyasmantaṃ lomasakaṅgiyaṃ etadavoca : ''dhāresi tvaṃ, bhikkhu, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañcāti? ''na kho ahaṃ, āvuso, dhāremi bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca. Tvaṃ panāvuso, dhāresi bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañcāti? ''ahampi kho, bhikkhu, na dhāremi bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca. Dhāresi pana tvaṃ, bhikkhu, bhaddekarattiyo gāthāti? ''na kho ahaṃ, āvuso, dhāremi bhaddekarattiyo gāthā. Tvaṃ panāvuso, dhāresi bhaddekarattiyo gāthāti? ''dhāremi kho ahaṃ, bhikkhu, bhaddekarattiyo gāthāti. ''Yathā kathaṃ pana tvaṃ, āvuso, dhāresi bhaddekarattiyo gāthāti? ''ekamidaṃ, bhikkhu, samayaṃ Bhagavā devesu tāvatiṃsesu viharati pāricchattakamūle paṇḍukambalasilāyaṃ. Tatra Bhagavā devānaṃ tāvatiṃsānaṃ bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca abhāsi :

''Atītaṃ nānvāgameyya, nappaṭikaṅkhe anāgataṃ.

Yadatītaṃ pahīnaṃ taṃ, appattañca anāgataṃ..

''Paccuppannañca yo dhammaṃ, tattha tattha vipassati.

Asaṃhīraṃ asaṃkuppaṃ, taṃ vidvā manubrūhaye..

''Ajjeva kiccamātappaṃ, ko jaññā maraṇaṃ suve.

Na hi no saṅgaraṃ tena, mahāsenena maccunā..

''Evaṃ vihāriṃ ātāpiṃ, ahorattamatanditaṃ.

Taṃ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate munīti.. ''Evaṃ kho ahaṃ, bhikkhu, dhāremi bhaddekarattiyo gāthā. Uggaṇhāhi tvaṃ, bhikkhu, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca pariyāpuṇāhi tvaṃ , bhikkhu, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca dhārehi tvaṃ, bhikkhu, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca. Atthasaṃhito, bhikkhu, bhaddekarattassa uddeso ca vibhaṅgo ca ādibrahmacariyakoti. Idamavoca candano devaputto. Idaṃ vatvā tatthevantaradhāyi.

287. Atha kho āyasmā lomasakaṅgiyo tassā rattiyā accayena senāsanaṃ saṃsāmetvā pattacīvaramādāya yena sāvatthi tena cārikaṃ pakkāmi. Anupubbena cārikaṃ caramāno yena sāvatthi jetavanaṃ anāthapiṇḍikassa ārāmo yena Bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā lomasakaṅgiyo bhagavantaṃ etadavoca :

''Ekamidāhaṃ, bhante, samayaṃ sakkesu viharāmi kapilavatthusmiṃ nigrodhārāme. Atha kho, bhante, aññataro devaputto abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇo kevalakappaṃ nigrodhārāmaṃ obhāsetvā yenāhaṃ tenupasaṅkami upasaṅkamitvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhito kho, bhante, so devaputto maṃ etadavoca : 'dhāresi tvaṃ, bhikkhu, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañcāti? evaṃ vutte ahaṃ, bhante, taṃ devaputtaṃ etadavocaṃ : 'na kho ahaṃ, āvuso, dhāremi bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca. Tvaṃ panāvuso, dhāresi bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañcāti? 'ahampi kho, bhikkhu, na dhāremi bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca. Dhāresi pana tvaṃ, bhikkhu, bhaddekarattiyo gāthāti? 'na kho ahaṃ, āvuso, dhāremi bhaddekarattiyo gāthā. Tvaṃ panāvuso, dhāresi bhaddekarattiyo gāthāti? 'dhāremi kho ahaṃ, bhikkhu, bhaddekarattiyo gāthāti. 'Yathā kathaṃ pana tvaṃ, āvuso, dhāresi bhaddekarattiyo gāthāti? ekamidaṃ, bhikkhu, samayaṃ Bhagavā devesu tāvatiṃsesu viharati pāricchattakamūle paṇḍukambalasilāyaṃ . Tatra kho Bhagavā devānaṃ tāvatiṃsānaṃ bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca abhāsi :

''Atītaṃ nānvāgameyya - pe -

Taṃ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate munīti..

''Evaṃ kho ahaṃ, bhikkhu, dhāremi bhaddekarattiyo gāthā. Uggaṇhāhi tvaṃ, bhikkhu, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca pariyāpuṇāhi tvaṃ, bhikkhu, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca dhārehi tvaṃ, bhikkhu, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca. Atthasaṃhito, bhikkhu, bhaddekarattassa uddeso ca vibhaṅgo ca ādibrahmacariyakoti. Idamavoca, bhante, so devaputto idaṃ vatvā tatthevantaradhāyi. Sādhu me, bhante, Bhagavā bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca desetūti.

288. ''Jānāsi pana tvaṃ, bhikkhu, taṃ devaputtanti? ''na kho ahaṃ, bhante, jānāmi taṃ devaputtanti. ''Candano nāma so, bhikkhu, devaputto. Candano, bhikkhu, devaputto aṭṭhiṃ katvā [aṭṭhikatvā (sī. syā. kaṃ. pī.)] manasikatvā sabbacetasā [sabbaṃ cetaso (sī. syā. kaṃ. pī.), sabbaṃ cetasā (ka.)] samannāharitvā ohitasoto dhammaṃ suṇāti. Tena hi, bhikkhu, suṇāhi, sādhukaṃ manasi karohi bhāsissāmīti. ''Evaṃ, bhanteti kho āyasmā lomasakaṅgiyo bhagavato paccassosi. Bhagavā etadavoca :

''Atītaṃ nānvāgameyya, nappaṭikaṅkhe anāgataṃ.

Yadatītaṃ pahīnaṃ taṃ, appattañca anāgataṃ..

''Paccuppannañca yo dhammaṃ, tattha tattha vipassati.

Asaṃhīraṃ asaṃkuppaṃ, taṃ vidvā manubrūhaye..

''Ajjeva kiccamātappaṃ, ko jaññā maraṇaṃ suve.

Na hi no saṅgaraṃ tena, mahāsenena maccunā.

''Evaṃ vihāriṃ ātāpiṃ, ahorattamatanditaṃ.

Taṃ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate muni..

''Kathañca, bhikkhu, atītaṃ anvāgameti - pe - evaṃ kho, bhikkhu, atītaṃ anvāgameti. Kathañca , bhikkhu, atītaṃ nānvāgameti - pe - evaṃ kho, bhikkhu, atītaṃ nānvāgameti. Kathañca, bhikkhu, anāgataṃ paṭikaṅkhati - pe - evaṃ kho, bhikkhu, anāgataṃ paṭikaṅkhati. Kathañca, bhikkhu, anāgataṃ nappaṭikaṅkhati - pe - evaṃ kho, bhikkhu, anāgataṃ nappaṭikaṅkhati. Kathañca, bhikkhu, paccuppannesu dhammesu saṃhīrati - pe - evaṃ kho, bhikkhu, paccuppannesu dhammesu saṃhīrati. Kathañca, bhikkhu, paccuppannesu dhammesu na saṃhīrati - pe - evaṃ kho, bhikkhu, paccuppannesu dhammesu na saṃhīrati.

''Atītaṃ nānvāgameyya, nappaṭikaṅkhe anāgataṃ.

Yadatītaṃ pahīnaṃ taṃ, appattañca anāgataṃ..

''Paccuppannañca yo dhammaṃ, tattha tattha vipassati.

Asaṃhīraṃ asaṃkuppaṃ, taṃ vidvā manubrūhaye..

''Ajjeva kiccamātappaṃ, ko jaññā maraṇaṃ suve.

Na hi no saṅgaraṃ tena, mahāsenena maccunā..

''Evaṃ vihāriṃ ātāpiṃ, ahorattamatanditaṃ.

Taṃ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate munīti.. Idamavoca Bhagavā. Attamano āyasmā lomasakaṅgiyo bhagavato bhāsitaṃ abhinandīti.

Lomasakaṅgiyabhaddekarattasuttaṃ niṭṭhitaṃ catutthaṃ.

134. Lomasakaṅgiyabhaddekarattasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

286. Evaṃ me sutanti lomasakaṅgiyabhaddekarattasuttaṃ. Tattha lomasakaṅgiyoti aṅgathero kira nāmesa, kāyassa pana īsakalomasākāratāya lomasakaṅgiyoti pākaṭo jāto. Candano devaputtoti kassapasammāsambuddhakāle kiresa candano nāma upāsako aḍḍho mahaddhano tīṇi ratanāni catūhi paccayehi pūjetvā devaloke nibbatto, purimanāmena candano devaputtotveva saṅkhaṃ gato. Paṇḍukambalasilāyanti rattakambalasilāyaṃ. Tassā kira rattakambalasseva jayasumanapuppharāsi viya vaṇṇo, tasmā ‘‘paṇḍukambalasilā’’ti vuccati.

Kadā pana tattha bhagavā vihāsīti? Bodhipattito sattame saṃvacchare sāvatthiyaṃ āsāḷhīmāsapuṇṇamāya dvādasayojanāya parisāya majjhe yamakapāṭihāriyaṃ katvā oruyha kaṇḍambamūle paññattavarabuddhāsane nisīditvā dhammadesanāya mahājanaṃ mahāviduggato uddharitvā buddhā nāma yasmā pāṭihāriyaṃ katvā manussapathe na vasanti, tasmā passamānasseva tassa janassa padavīkkamaṃ katvā tāvatiṃsabhavane pāricchattakamūle paṇḍukambalasilāyaṃ vassaṃ upagato, tasmiṃ samaye vihāsi.

Tatra bhagavāti tatra viharanto bhagavā yebhuyyena dasahi cakkavāḷasahassehi sannipatitāhi devatāhi parivuto mātaraṃ kāyasakkhiṃ katvā abhidhammapiṭakaṃ kathento gambhīraṃ nipuṇaṃ tilakkhaṇāhataṃ rūpārūpaparicchedakathaṃ paṭivijjhituṃ asakkontānaṃ devānaṃ saṃvegajananatthaṃ antarantarā bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca abhāsi. Tatrāyaṃ devaputto uggaṇhanto imā gāthā saddhiṃ vibhaṅgena uggaṇhi, devattassa pana pamādādhiṭṭhānattā dibbehi ārammaṇehi nippīḷiyamāno anupubbena suttaṃ sammuṭṭho gāthāmattameva dhāresi. Tenāha ‘‘evaṃ kho ahaṃ bhikkhu dhāremi bhaddekarattiyo gāthā’’ti.

Uggaṇhāhi tvantiādīsu tuṇhībhūto nisīditvā suṇanto uggaṇhāti nāma, vācāya sajjhāyaṃ karonto pariyāpuṇāti nāma, aññesaṃ vācento dhāreti nāma. Sesamettha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Lomasakaṅgiyabhaddekarattasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

Ý kiến bạn đọc