BÀI HỌC ĐẶC BIỆT _ Một Số Các Câu Hỏi  Chung Quanh Diễn Trình Tâm _ Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma _ Bài học ngày 23.5.2021

BÀI HỌC ĐẶC BIỆT _ Một Số Các Câu Hỏi Chung Quanh Diễn Trình Tâm _ Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma _ Bài học ngày 23.5.2021

Chủ nhật, 23/05/2021, 19:32 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma

Bài học ngày 23.5.2021

Bài học đặc biệt

Một Số Các Câu Hỏi

Chung Quanh Diễn Trình Tâm

1. Tại sao trong diễn trình tâm qua ngũ môn cho thấy sự tiếp xúc trực tiếp của tâm với năm cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc rất ngắn ngủi thế thì tại sao trong kinh thường nói tới ảnh hưởng to lớn của ngũ dục đối với tâm?

2. Ký ức được cất chứa ở đâu theo Thắng Pháp Abhidhamma?

3. Mỗi sát na tâm chỉ biết một cảnh thế thì tại sao có trường hợp một người có thể làm nhiều việc một lúc?

4. Diễn trình tâm thức nói gì về sự xen lẫn giữa các cảm thọ như thọ hỷ, thọ xả nối liền nhau?

5. Đau khổ được xem là quả của nghiệp nhưng theo Thắng Pháp thì thọ ưu chỉ có trong tâm sân mà tâm sân là thứ tâm tạo nghiệp chứ không phải là quả của nghiệp nhưng được trình bày trong giai đoạn xử lý (javana) của diễn trình tâm thức. Nên hiểu sao về điều nầy?

6. Sự vi tế của diễn trình tâm dường như rất khó để can thiệp bằng ý chí của người tu tập. Vậy sự “tu tâm dưỡng tánh” thì được hiểu thế nào?

7. Những sát na xử lý cảnh – javana – đối với phàm nhân là tạo nghiệp như vậy phải chăng chúng sanh không thể nào sống với cách sống nào đó mà không tạo nghiệp?

8. Có đúng chăng với sự trình bày về diễn trình tâm thức trong Thắng Pháp thì sự chuyển nghiệp, chuyển quả của nghiệp là điều bất khả thi?

9. Tâm xử lý (javana) có 7 sát na. Tại sao con số 7 được nói trong nhiều trường hợp khác nhau (….) Kinh điển có giải thích gì về con số nầy?

10. Những người điên loạn tâm thức có sanh diệt theo diễn trình như được đề cập trong Thắng Pháp?

11. Phật pháp, đặc biệt là Thắng Pháp Abhidhamma, không nói về một linh hồn bất diệt mà chỉ nói về giòng tâm thức sanh diệt vậy khác biệt thế nào với chủ nghĩa duy vật (phủ nhận linh hồn)?

Biên soạn giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

Ý kiến bạn đọc