- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma
Bài học ngày 18.4.2021
Bài 66
Sáu Khía Cạnh Quan Trọng Của Tâm Thức:
5. CẢNH (Ārammaṇa) – (Phần 1 của 3 phần)
Tâm định nghĩa là biết cảnh. Cảnh là đối tượng của tâm. Không thể hiểu về tâm nếu không hiểu về cảnh. Đây là một trong những lãnh vực tương đối khó hiểu của Thắng Pháp nói riêng và Phật học nói chung.
Có hai cách nói về cảnh:
Nói hẹp thì có 6 cảnh: Cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh pháp.
Nói rộng thì có 16 cảnh: Cảnh ngũ, cảnh chơn đế, cảnh thi thiết, cảnh dục giới, cảnh đáo đại, cảnh niết bàn, cảnh danh pháp, cảnh sắc pháp, cảnh quá khứ, cảnh hiện tại, cảnh vị lai, cảnh ngoại thời, cảnh nội phần, cảnh ngoại phần, cảnh nội và ngoại phần.
Sự chồng lấn và sai biệt khi phân tích về cảnh là điểm cần lưu ý. Cùng là một đối tượng mà vừa là cảnh sác, cảnh chân đế, cảnh dục giới, cảnh sắc pháp, cảnh hiện tại … Do vậy không nên hiểu là mỗi cảnh là cá thể hoàn toàn biệt lập.
Cũng như những khía cạnh quan trọng khác của tâm thức, người học cần chú ý phần liệt kệ mỗi cảnh có bao nhiêu tâm nhận biết và mỗi tâm có thế biết bao nhiêu cảnh. Sự rõ ràng về điểm nầy rất cần thiết để hiểu vê danh pháp.
Trước hết là cảnh nói hẹp có 6:
1. Cảnh sắc là tất cả những gì được nhận biết trực tiếp bằng thị giác hay nhãn thức.
2. Cảnh thinh là tất cả những gì được nhận biết trực tiếp bằng thính giác hay nhĩ thức.
3. Cảnh khí là tất cả những gì được nhận biết trực tiếp bằng khứu giác hay tỷ thức.
4. Cảnh vị là tất cả những gì được nhận biết trực tiếp bằng vị giác hay thiệt thức.
5. Cảnh xúc là tất cả những gì được nhận biết trực tiếp bằng xúc giác hay thân thức.
6. Cảnh pháp là tất cả đối tượng của tâm ngoài năm cảnh trên. Đây là điểm tương đối rất tế nhị.
Nên hiểu cảnh pháp qua một số phương diện sau:
a. Những gì không trực tiếp nhận biết bằng ngũ song thức thì là cảnh pháp thí dục nghe nhìn một bức tranh thuỷ mạc. Chỉ có màu sắc, đường nét thuộc cảnh sắc còn ý niệm đó là tranh thuỷ mạc, tranh cổ, tranh có giá trị lớn... thuộc cảnh pháp.
b. Những đối tượng của tâm không thuộc vật chất đều là cảnh pháp. Năm cảnh của ngũ song thức thuộc vật chất. Cảnh của danh pháp, kể cả niết bàn, đều thuộc cảnh pháp.
c. Những đối tượng của tâm thuộc sắc tế đều lả cảnh pháp. Có những hiện tượng vật chất chỉ có thể hiểu qua suy luận mà không thể trực tiếp nhận biết bằng ngũ quan.
d. Những đối tượng của tâm không thuộc hiện tại đều là cảnh pháp. Cảnh ngũ lả cảnh trực tiếp được biết qua năm giác quan. Khi những cảnh nầy thuộc quá khứ thì là cảnh pháp như hương vị của một món ăn hôm qua bây giờ nghĩ nhớ là thì đã trở thành cảnh pháp.
e. Những đối tượng của tâm thuộc khái niệm thi thiết đểu là cảnh pháp. Năm cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc thuộc thực tánh pháp trong lúc những khái niệm thi thiết đều là cảnh pháp. Thí dụ nhìn một toàn nhà gọi đó lả biệt thự, lâu đài, tổ ấm … đều là khái niệm.
f. Những đối tượng của tâm không thuộc dục giới đều là cảnh pháp.