Bài 60. Tương Hợp Thuộc Tánh  Đối Với Tâm "tt" _ "25 Thuộc Tánh Tịnh Hảo" _ Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma _ 28.2.2021

Bài 60. Tương Hợp Thuộc Tánh Đối Với Tâm "tt" _ "25 Thuộc Tánh Tịnh Hảo" _ Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma _ 28.2.2021

Chủ nhật, 28/02/2021, 20:11 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma

Bài học ngày 28.2.2021

Bài 60 .Tương Hợp Thuộc Tánh Đối Với Tâm 'tt'

(lưu ý: phần nầy sẽ được giảng trong nhiều bài học)

Sự tương hợp giữa tâm và tánh trong bài học học trước là “mỗi tâm có bao nhiêu thuộc tánh tương hợp”. Bài học nầy nhắm vào “mỗi thuộc tánh tương hợp bao nhiêu tâm”. Cái nhìn đối ngược nầy giúp người học hiểu rõ hơn về tâm và các thuộc tánh.

Đồ Biểu _ Tương Hợp Thuộc Tánh Đối Với Tâm _ "25 Thuôc Tánh Tịnh Hảo"

25 THUỘC TÁNH TỊNH HẢO 

19 Thuộc tánh tịnh hảo biến hành; tín, niệm, tàm, quý, vô tham, vô sân, quân bình, tĩnh tâm, tĩnh tánh, khinh tâm, khinh tánh, nhu tâm, nhu tánh, thích tâm, thích tánh, thuần tâm, thuần tánh, trực tâm, trực tánh

Tương hợp với 91 tâm tịnh hảo theo cách “ắt có và đủ” (trong 121 trừ 18 tâm vô nhân và 12 tâm bất thiện).

Tất cả tâm tịnh hảo đều có 19 thuộc tánh nầy nên gọi là “tịnh hảo biến hành”. Với phương nầy cho thấy định nghĩa về tâm tịnh hảo trong Thắng Pháp có những yếu tính vĩ mô cần được hiểu khác hơn cách nói theo bình diện rộng như tín, niệm, tàm, quý… Và cần phân định rõ ý nghĩa giữa “thiện” và “tịnh hảo”

3 thuộc tánh ngăn trừ phần: chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng.

Tương hợp với 40 tâm siêu thế theo cách đồng sanh và cố định; 8 tâm thiện dục giới tịnh hảo theo cách bất định và chỉ có hoặc một trong ba.

Ba thuộc tánh chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng là ba khuynh hướng ngăn trừ khác nhau nên không thể đồng sanh trong tâm thiện dục giới nhưng lại đồng sanh trong tâm siêu thế như tinh hoa của “bát chi đạo” đây là một ý nghĩa đặc biệt về đạo quả được giải thích theo Thắng Pháp.

 

Chư vị A la hán đã đoạn tận phiền não nên không có 3 thuộc tánh ngăn trừ phần trong các tâm duy tác dục giới tịnh hảo.

2 thuộc tánh vô lượng phần: bi, tuỳ hỷ

Tương hợp với 8 tâm thiện dục giới tịnh hảo, 8 tâm duy tác dục giới tịnh hảo, 12 tâm sắc giới thọ hỷ theo cách bất định và chỉ có hoặc một trong hai.

Dù trong cuộc sống hằng ngày hay trong thiền chứng thì bi và tuỳ hỷ không phải lúc nào cũng có. Và khi có thì hai thuộc tánh nầy có hai đối tượng khác biệt (chúng sanh đau khổ, và chúng sanh hạnh phúc) nên không đồng sanh. Sự có mặt của thuộc tánh bi trong các tâm thọ hỷ là một lý giải quan trọng về tâm bi không có nghĩa là bi luỵ.

Thuộc tánh tuệ phần

Tương hợp với 79 tâm hợp trí (12 tâm hợp trí dục giới tịnh hảo, 15 tâm sắc giới, 12 tâm vô sắc, 40 tâm siêu thế).

Mặc dù có mặt trong 79 tâm hợp trí nhưng tánh cách trí tuệ ở mỗi thứ tâm có phần sai biệt. Người học cần hiểu rõ sự khác biệt của trí tuệ trong đời sống hằng ngày, trong tâm thiền hiệp thế, trong tâm đạo và quả siêu thế.

Biểu Đồ Chư Pháp Tương Hợp Thuộc Tánh Đối Với Tâm _ Nhóm Tịnh Hảo
Biểu Đồ Chư Pháp Tương Hợp Thuộc Tánh Đối Với Tâm _ Nhóm Ngăn Trừ Phần
Biểu Đồ Chư Pháp Tương Hợp Thuộc Tánh Đối Với Tâm _ Nhóm Vô Lượng Phần
Biểu Đồ Chư Pháp Tương Hợp Thuộc Tánh Đối Với Tâm _ Thuộc Tánh Trí Tuệ

...

Bài học trước là: Tương Hợp Giữa Tâm và Thuộc tánh

Bài học tiếp theo sẽ là: Tương Hợp Thuộc Tánh Đối Với Tâm (tiếp theo)

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet