BÀI 12. ĐỘNG TỪ THÌ HIỆN TẠI, CÁCH CHỦ ĐỘNG _ Môn học: Phạn ngữ “HỌC PĀLI TRONG 32 BÀI” _ Bài học ngày 3.9.2021

BÀI 12. ĐỘNG TỪ THÌ HIỆN TẠI, CÁCH CHỦ ĐỘNG _ Môn học: Phạn ngữ “HỌC PĀLI TRONG 32 BÀI” _ Bài học ngày 3.9.2021

Thứ sáu, 03/09/2021, 19:14 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: Phạn ngữ “HỌC PĀLI TRONG 32 BÀI”

Bài học ngày 3.9.2021


BÀI 12. ĐỘNG TỪ THÌ HIỆN TẠI, CÁCH CHỦ ĐỘNG

VĂN PHẠM

1. Chia Động Từ

THÌ HIỆN TẠI, CÁCH CHỦ ĐỘNG

- Cho đến bài học nầy cách chia động từ chỉ mới đề cập thì hiện tại, ngôi thứ ba. Bài học nầy hướng dẫn cách chia cả ba ngôi.

- Trong tiếng Pāli ba ngôi của động từ xếp thứ tự ngược so với trong Anh ngữ: Ngôi thứ ba nêu trước rồi ngôi thứ hai, thứ nhất.

- Thì hiện tại trong tiếng Pāli cũng có phần khác với simple present tense trong tiếng Anh. Thì hiện tại trong tiếng Pāli không chỉ cho thói quen cố hữu, cái gì luôn luôn xẩy ra.

Số ít:

Ngôi thứ ba: (So) pacati = ông ấy nấu

Ngôi thứ hai: (Tvaṃ) pacasi = anh nấu

Ngôi thứ nhất: (Ahaṃ) pacāmi = tôi nấu

Số nhiều:

Ngôi thứ ba: (Te) pacanti = họ nấu

Ngôi thứ hai: (Tumhe) pacatha = anh nấu

Ngôi thứ nhất: (Mayaṃ) pacāma = chúng ta nấu

2. Vài câu kiểu mẫu

Số ít:

1. So bhattaṃ pacati = ông ấy nấu

2. Tvaṃ bhattaṃ pacasi = anh nấu

3. Ahaṃ bhattaṃ pacāmi = tôi nấu

Số nhiều:

1. Te bhattaṃ pacanti = họ nấu

2. Tumhe bhattaṃ pacatha = các anh nấu

3. Mayaṃ bhattaṃ pacāma = chúng tôi nấu

PĀLI VUI ĐỂ HỌC

- Sai lầm lớn thường có của người học Phật Pháp là … tra từ điển. Từ điển giúp nhiều trong việc chuyển ngữ nhưng thường rất nghèo nàn để đưa ra sự lựa chọn tinh xác ý nghĩa của một từ vựng trong một ngữ cảnh cá biệt nào đó. Trường hợp nầy rất thường xẩy ra trong Phật học. Thử lấy một thuật ngữ rất phổ thông trong Phật học là từ saṅkhāra thường được dịch là “hành”. Sau đây là một số ý nghĩa đặc trưng của chữ nầy:

- Saṅkhāra được dịch là pháp hữu vi hay pháp hành chỉ cho tất cả hiện tượng vật chất và tâm thức. Ở đây được hiểu là pháp “bị tạo” mà cũng là “duyên tạo” (vừa là năng duyên vừa là sở duyên). Pháp hữu vi đối lập với pháp vô vi là niết bàn.

- Saṅkhāra trong năm uẩn được dịch là hành uẩn là một trong bốn danh uẩn (thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn). Với định nghĩa mang tính tương đối thì thọ uẩn là thành phần cảm biến; tưởng uẩn là thành phần kinh nghiệm tích lũy, thức uẩn là giác quan biết cảnh thì hành uẩn là thành phần xử lý.

- Saṅkhāra trong giáo lý duyên khởi trong công đoạn “vô minh duyên hành, hành duyên thức” chỉ cho sự tạo tác dẫn đến quả dị thục. Nói cách khác là nghiệp.

- Saṅkhāra trong thân hành, ngữ hành, ý hành (kāyasaṅkhāra, vacīsaṅkhāra, cittasaṅkhāra) thì mang ý nghĩa hoàn toàn chuyên biệt. Thân hành chỉ cho hơi thở; ngữ hành chỉ cho tầm và tứ; ý hành chỉ cho thọ và tưởng.

- Ngoài ra chữ saṅkhāra còn nhiều ý nghĩa khác trong kinh điển tuỳ theo ngữ cảnh.

- Một vị Sư khi bàn về ý nghĩa của từ nầy phát biểu là chữ saṅkhāra dịch là hành vì …“hành hạ đầu óc của mình”.

PĀLI VÀ NGHI THỨC NHẬT HÀNH

LỜI TỤNG BIẾN THÀNH CHÂN NGÔN

Trong nghi thức của Phật giáo Tích Lan những đoạn kinh tụng thường có câu đi sau “do lời chân thành nầy xin những pháp cát tường sanh khởi”. Lời chân thành hay chân ngôn dựa trên ý nghĩa về năng lực của tâm thành hay lời thật - một ý nghĩa rất đặc biệt trong sự hành trì của người có niềm tin ở năng lực của chân pháp. Câu sau đây là một câu quen thuộc biến lời tụng thành chân ngôn mà người Phật tử nên trì tụng:

Etena saccavajjena

hotu me jayamaṅgalaṃ

(Nguyện do chân ngôn nầy

Xin cát tường phát sanh.

Hay

Nguyện lời chân thật tác thành thắng duyên)

BÀI TẬP 12

Dịch sang tiếng Việt

1. Tvaṃ mittehi saddhiṃ rathena āpaṇamhā bhaṇḍāni āharasi.

2. Ahaṃ udakamhā padumāni āharitvā vāṇijassa dadāmi.

3. Tumhe samaṇānaṃ dātuṃ cīvarāni pariyesatha.

4. Mayaṃ sagge uppajjituṃ ākaṅkhamānā sīlāni rakkhāma.

5. Te dhammaṃ adhigantuṃ ussahantānaṃ samaṇānaṃ dānaṃ dadanti.

6. So araññamhi uppatante sakuṇe passituṃ pabbataṃ āruhati.

7. Mayaṃ sugatassa sāvake vandituṃ vihārasmiṃ sannipatāma.

8. Āgacchantaṃ tāpasaṃ disvā so bhattaṃ āharituṃ gehaṃ pavisati.

9. Ahaṃ udakaṃ oruyha brāhmaṇassa dussāni dhovāmi.

10. Tvaṃ gehassa dvāraṃ vivaritvā pānīyaṃ pattamhā ādāya pivasi.

Dịch sang tiếng Pāli

1. Tôi gọi đứa bé đang vuốt ve con chó.

2. Chúng tôi học Phật pháp khi nói chuyện với các chư sư vân tập trong tịnh xá.

3. Ngồi trong công viên, các anh ăn trái cây với những người bạn.

4. Bạn ngồi trên ghế uống sữa.

5. Chúng tôi rời nhà và trông thấy những con nai đi lại trong rừng.

6. Tôi mong ước hiểu được giáo pháp.

7. Đứng trên núi chúng tôi thấy ánh trăng chiếu trên mặt biển.

8. Tôi kéo chiếc xe của bác nông dân ra khỏi con đường.

9. Các anh ngồi trên chỗ ngồi. Tôi mang nước uống từ trong nhà.

10.Chúng tôi đi bách bộ trên cánh đồng nhìn những con chim ăn hạt giống.

SỬA BÀI TẬP 11

Dịch sang tiếng Việt

6. Araññe āhiṇḍanto luddako dhāvantaṃ migaṃ passitvā sarena vijjhati.

7. Uyyāne āhiṇḍamānamhā kumāramhā brāhmaṇo padumāni yācati.

8. Rathena gacchamānehi amaccehi saha ācariyo hasati.

9. Dānaṃ dadāmānā sīlāni rakkhamānā manussā sagge uppajjanti.

10. Dhaññaṃ ākaṅkhantassa purisassa dhanaṃ dātuṃ vāṇijo icchati.

Dịch sang tiếng Pāli

6. Những sa môn đi vào thành mong được đảnh lễ Phật đang trú ở tịnh xá.

7. Đang đứng trên cầu thang đứa bé trong thấy những con khỉ ngồi trên cây.

8. Những bé trai cho cơm đến những con cá đang lội trong nước.

9. Viên thuỷ thủ mong vượt trùng dương xin tiền từ nhà vua.

10. Những người đàn ông tận mắt thấy ánh trăng chiếu trên mặt biển.

Biên soạn giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

Ý kiến bạn đọc