- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya
Bài học ngày 27.6.2020
15. Kinh Tư Lượng (Anumāna Sutta)
"..."
Gọi là Kinh Tư lượng (Anumāna sutta) vì nội dung dạy một vị tỳ kheo nên suy xét (tư lượng – anumāna) về bản thân của mình như thế nào để trở thành người được Tăng chúng chỉ dẫn và góp ý trong sự tu tập.
Thuở ấy Tôn giả Mahāmoggallāna sống giữa những người thuộc dòng họ Bhagga, tại núi Suṁsumāragira, rừng Bhesakalā, Vườn Nai, Ngài giáo huấn chư tỳ kheo thế là người khó nói, khó đón nhận sự xây dựng từ Tăng chúng và những đức tánh nào khiến một tỳ kheo trở thành là người dễ nói, dễ đón nhận sự xây dựng từ Tăng chúng.
081. Một tỳ kheo thỉnh giáo nhưng Tăng chúng không nên góp ý xây dựng
Sống giữa Tăng chúng là cơ hội lớn để rèn luyện bản thân của một người xuất gia. Tuy vậy không phải ai cũng có thể đón nhận sự chỉ giáo chân tình của thầy tổ, pháp lữ bởi vì chướng ngại từ cá tánh của mình:
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Tôn giả Mahāmoggallāna sống giữa những người thuộc dòng họ Bhagga, tại núi Suṁsumāragira, rừng Bhesakalā, vườn Lộc Uyển. Ở đây, Tôn giả Mahāmoggallāna (Ðại Mục-kiền-liên) gọi các Tỷ-kheo: --"Chư Hiền Tỷ-kheo." --"Thưa Hiền giả. "Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahāmoggallāna. Tôn giả Mahāmoggallāna nói như sau:
-- Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo thỉnh nguyện: "Mong rằng chư Tôn giả nói với tôi, mong rằng tôi được chư Tôn giả nói!" Nhưng nếu vị ấy là một người khó nói, đầy đủ những tánh khiến người ấy trở thành khó nói, khó kham nhẫn, không cung kính đón nhận khi được giảng dạy thì các vị đồng phạm hạnh nghĩ rằng, Tỷ-kheo ấy không đáng nói đến, nghĩ rằng Tỷ-kheo ấy không đáng được giáo huấn, nghĩ rằng không nên đặt lòng tin vào người ấy.
Chư Hiền, thế nào là những tánh khiến người ấy trở thành khó nói?
(1) Chư Hiền, ở đây, vị Tỷ-kheo có ác dục bị ác dục chi phối; chư Hiền, Tỷ-kheo có ác dục, bị ác dục chi phối, như vậy là một tánh khiến trở thành khó nói.
(2) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo khen mình chê người; chư Hiền, Tỷ-kheo khen mình chê người, như vậy là một tánh khiến trở thành khó nói.
(3) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, bị phẫn nộ chi phối; chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, bị phẫn nộ chi phối, như vậy là một tánh khiến trở thành khó nói.
(4) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành người có hiềm hận; chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành người có hiềm hận, như vậy là... khó nói.
(5) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp; chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp, như vậy là... khó nói.
(6) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ; chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ... khó nói.
(7) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội trở lại chống đối vị đã buộc tội mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... khó nói.
(8) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội trở lại chỉ trích vị đã buộc tội mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... khó nói.
(9) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... khó nói.
(10) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội tránh né vấn đề với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề, để lộ phẫn nộ, sân hận và bất mãn của mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... khó nói.
(11) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội không giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... khó nói.
(12) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo hư ngụy và não hại; chư Hiền, Tỷ-kheo hư ngụy và não hại... khó nói. (13) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo tật đố và xan tham; chư Hiền, Tỷ-kheo tật đố và xan tham... khó nói.
(14) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo lừa đảo và lường gạt; chư Hiền, Tỷ-kheo lừa đảo và lường gạt... khó nói.
(15) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo ngoan mê và quá mạn; chư Hiền, Tỷ-kheo ngoan mê và quá mạn... khó nói.
(16) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả; chư Hiền, Tỷ- kheo chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, như vậy là một tánh trở thành khó nói.
Chư Hiền, như vậy được gọi là những tánh khiến trở thành khó nói.
16 tật xấu gì khiến một tỳ kheo thành người khó nói là :
- ác dục, khen mình chê người, phẫn nộ, hiềm hận;
- cố chấp, thốt lời giận dữ, chống đối, chỉ trích;
- chất vấn, nói lãng, không giải thích, hư ngụy não hại;
- xan tham tật đố, lừa đảo, ngã mạn, khó xả.
082. Những đức tánh khiến một tỳ kheo đáng được Tăng chúng góp ý xây dựng
Đức tánh nhu thuận, chịu lắng nghe và biết phục thiện là những lợi lạc to lớn của bất cứ ai sống giữa cộng đồng Tăng chúng:
Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo không thỉnh nguyện: "Mong rằng chư Tôn giả nói với tôi, mong rằng tôi được chư Tôn giả nói!"; Và nếu vị ấy là một người dễ nói, đầy đủ những đức tánh khiến người ấy trở thành dễ nói, kham nhẫn, cung kính đón nhận khi được nghe giảng dạy, thì các vị đồng phạm hạnh nghĩ rằng, Tỷ- kheo ấy đáng được nói đến, nghĩ rằng Tỷ-kheo ấy đáng được giáo huấn, nghĩ rằng nên đặt lòng tin vào người ấy.
Chư Hiền, thế nào là những đức tánh khiến người ấy trở thành dễ nói?
(1) Chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo không có ác dục, không bị ác dục chi phối; chư Hiền, Tỷ-kheo không có ác dục, không bị ác dục chi phối, như vậy là một đức tánh khiến trở thành dễ nói.
(2) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không khen mình chê người; chư Hiền, Tỷ-kheo không khen mình chê người... dễ nói.
(3) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ, không bị phẫn nộ chi phối; chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ,... trở thành dễ nói.
(4) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân trở thành người hiềm hận; chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ... trở thành dễ nói.
(5) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp; chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ... trở thành dễ nói.
(6) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ, không vì phẫn nộ thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ; chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ... trở thành dễ nói.
(7) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội, không trở lại chống đối vị đã buộc tội mình; chư Hiền, Tỷ- kheo bị buộc tội... trở thành dễ nói.
(8) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội không trở lại chỉ trích vị đã khiển trách mình; chư Hiền, Tỷ- kheo bị buộc tội ... trở thành dễ nói.
(9) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội không trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình; chư Hiền, Tỷ- kheo bị buộc tội... trở thành dễ nói.
(10) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội, không tránh né vấn đề với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề, để lộ phẫn nộ, sân hận và bất mãn của mình, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... trở thành dễ nói.
(11) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội, giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... trở thành dễ nói.
(12) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không hư ngụy và não hại, chư Hiền, Tỷ-kheo không hư ngụy và não hại... trở thành dễ nói.
(13) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không tật đố và xan tham, chư Hiền, Tỷ-kheo không tật đố và xan tham ... trở thành dễ nói.
(14) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không khi cuống và lường gạt. Chư Hiền, Tỷ-kheo không khi cuống và lường gạt... trở thành dễ nói.
(15) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không ngoan mê và quá mạn, chư Hiền, Tỷ-kheo không ngoan mê và quá mạn... trở thành dễ nói.
(16) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả, chư Hiền, Tỷ-kheo không chấp trước thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả, như vậy là một đức tánh trở thành dễ nói.
Chư Hiền, như vậy được gọi là những đức tánh khiến trở thành dễ nói.
16 đức tánh khiến một tỳ kheo thành người dễ nói là :
- không ác dục, không khen mình chê người, không phẫn nộ, không hiềm hận;
- không cố chấp, không thốt lời giận dữ, không chống đối, không chỉ trích;
- không chất vấn, không nói lãng, không giải thích, không hư ngụy não hại;
- không xan tham tật đố, không lừa đảo, không ngã mạn, không khó xả.
083. Tự xét bản thân để chuyển hoá
Một tỳ kheo thật tu, thật học là người có khả năng nhìn lại chính bản thân để cải thiện. Đây là ý nghĩa chính mà bài kinh gọi là “tư lượng”:
(1) Chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo cần phải tư lượng tự ngã với tự ngã như sau: "Người này có ác dục, bị ác dục chi phối nên ta không ưa người ấy, không thích người ấy. Và nếu ta có ác dục, bị ác dục chi phối, các người khác sẽ không ưa ta, không thích ta". Chư Hiền, Tỷ-kheo khi biết vậy cần phải phát tâm như sau: "Ta sẽ không có ác dục, sẽ không bị ác dục chi phối."
(2) "Người này khen mình chê người, nên ta không ưa người ấy, không thích người ấy. Và nếu ta khen mình chê người, các người khác sẽ không ưa ta, sẽ không thích ta". Chư Hiền, Tỷ-kheo khi biết vậy, cần phải phát tâm như sau: "Ta sẽ không khen mình chê người."
(3) "Người này có phẫn nộ, bị phẫn nộ chi phối, nên ta không ưa người ấy... Ta sẽ không phẫn nộ, không bị phẫn nộ chi phối";
(4) "Người này phẫn nộ, vì vị phẫn nộ làm nhân trở thành người hiềm hận nên ta không ưa người ấy... Ta sẽ không phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân trở thành người hiềm hận";
(5) "Người này phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp nên ta không ưa người ấy... Ta sẽ không phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp";
(6) "Người này phẫn nộ, thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ nên Ta không ưa người ấy... Ta sẽ không phẫn nộ, không thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ";
(7) "Người này bị buộc tội, trở lại chống đối vị đã buộc tội mình, nên Ta không ưa người ấy... Ta có bị buộc tội, sẽ không trở lại chống đối vị buộc tội mình";
(8) "Người này bị buộc tội trở lại chỉ trích vị đã khiển trách mình, nên Ta không ưa người ấy... Ta có bị buộc tội, sẽ không trở lại chỉ trích vị buộc tội mình";
(9) "Người này bị buộc tội, trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình, nên ta không ưa người ấy... Ta có bị buộc tội, sẽ không trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình";
(10) "Người này bị buộc tội, tránh né vấn đề với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề, để lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn của mình, nên ta không ưa người ấy... Ta bị buộc tội sẽ không tránh né vấn đề với một vấn đề khác, không trả lời ra ngoài vấn đề, và không để lộ phẫn nộ, sân hận bất mãn của mình";
(11) "Người này bị buộc tội, không giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội biết nên ta không ưa người ấy... Ta bị buộc tội, sẽ giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội biết";
(12) "Người này hư ngụy và não hại nên Ta không ưa người ấy... Ta sẽ không hư ngụy và não hại"; (13) "Người này tật đố và xan tham nên ta không ưa người ấy... Ta sẽ không tật đố và xan tham";
(13) "Người này khi cuống và lường gạt nên ta không ưa người ấy... Ta sẽ không khi cuống và lường gạt";
(14) "Người này ngoan mê và quá mạn nên ta không ưa người ấy... Ta sẽ không ngoan mê và quá mạn";
(15) "Người này chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả nên ta không ưa người ấy, không thích người ấy. Và nếu ta chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, các người khác sẽ không ưa ta, không thích ta". Chư Hiền, Tỷ-kheo khi biết vậy, cần phải phát tâm như sau: "Ta sẽ không chấp trước thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả".
Chư Hiền, ở đây, Tỷ-kheo cần phải quán sát tự ngã với tự ngã như sau:
(1) "Không biết ta có ác dục, có bị ác dục chi phối không?" Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo quán sát và biết rằng: "Ta có ác dục và bị ác dục chi phối", thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ các ác, bất thiện pháp ấy. Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo quán sát và biết rằng: "Ta không có ác dục, không bị ác dục chi phối", thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học các thiện pháp.
(2) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phải quán sát tự ngã với tự ngã như sau: "Không biết ta có khen mình chê người hay không? Ta không khen mình chê người... các thiện pháp.
(3) Lại nữa... không biết ta có phẫn nộ, bị phẫn nộ chi phối không...? Ta không có phẫn nộ, không bị phẫn nộ chi phối... các thiện pháp.
(4) Lại nữa... không biết ta có phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân, trở thành có hiềm hận không...? Ta không có phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân, trở thành người hiềm hận... các thiện pháp.
(5) Lại nữa... không biết ta có phẫn nộ làm nhân, trở thành người cố chấp...? Ta không có phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân, trở thành người cố chấp... các thiện pháp.
(6) Lại nữa,... không biết ta có phẫn nộ, thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ...? Ta không có phẫn nộ, không thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ... các thiện pháp.
(7) Lại nữa... Ta bị buộc tội, không biết ta có trở lại chống đối vị đã buộc tội ta...? Ta bị buộc tội, ta không trở lại chống vị đã buộc tội ta... các thiện pháp.
(8) Lại nữa... Ta bị buộc tội, không biết ta có trở lại chỉ trích vị đã buộc tội ta...? Ta bị buộc tội, ta không trở lại chỉ trích vị đã buộc tội ta ... các thiện pháp.
(9) Lại nữa... Ta bị buộc tội, không biết ta có trở lại chất vấn vị đã buộc tội ta...? Ta bị buộc tội, ta không trở lại chất vấn vị đã buộc tội ta ... các thiện pháp.
(10) Lại nữa... Ta bị buộc tội, không biết ta có tránh né vấn đề với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề, để lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn của ta...? Ta bị buộc tội, ta không tránh né vấn đề với một vấn đề khác, không trả lời ngoài vấn đề, và ta không để lộ sự phẫn nộ, sân hận và bất mãn của ta... các thiện pháp.
(11) Lại nữa... Ta bị buộc tội, không biết ta có giải thích thỏa mãn hành động của ta cho vị buộc tội biết... Ta bị buộc tội, Ta có giải thích thỏa mãn hành động của ta cho vị buộc tội biết... các thiện pháp.
(12) Lại nữa, không biết ta có hư ngụy và não hại...? Ta không có hư ngụy và não hại... các thiện pháp. (13) Lại nữa, không biết ta có tật đố và xan tham...? Ta không có tật đố và xan tham... các thiện pháp.
(14) Lại nữa, không biết ta có khi cuống và lường gạt...? Ta không có khi cuống và lường gạt... các thiện pháp.
(15) Lại nữa... không biết ta có ngoan mê và quá mạn...? Ta không có ngoan mê và quá mạn... các thiện pháp".
(16) Lại nữa, chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo cần phải quán sát tự ngã như sau: "Không biết ta có chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả không?" Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo quán sát và biết rằng: "Ta có chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả", thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ những ác, bất thiện pháp ấy. Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo quán sát và biết rằng: "Ta không chấp trước thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả", thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học thiện pháp.
Chư Hiền, nếu trong khi quán sát, Tỷ-kheo thấy rõ rằng tất cả các ác, bất thiện pháp chưa được đoạn trừ trong nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ các ác, bất thiện pháp ấy. Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát thấy rõ rằng tất cả các ác, bất thiện pháp đã được đoạn trừ trong nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học thiện pháp.
Chư Hiền, ví như một phụ nữ hay một đàn ông trẻ tuổi, trong tuổi thanh xuân, tánh ưa trang điểm, tự quán sát mặt mày của mình trong một tấm kính sạch sẽ và trong suốt, hay trong một bát nước trong sáng. Nếu người ấy thấy bụi bặm hay cấu uế trên mặt mình, thì người ấy tinh tấn đoạn trừ bụi bặm hay cấu uế ấy. Nếu người ấy không thấy bụi bặm hay cấu uế trên mặt mình, thì người ấy sẽ hoan hỷ nghĩ rằng: "Thật sự ta được điều tốt đẹp; thật sự ta được thanh tịnh". Cũng vậy chư Hiền, nếu trong khi quán sát, Tỷ-kheo thấy rõ rằng tất cả các ác, bất thiện pháp chưa đoạn trừ ở nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ các ác, bất thiện pháp ấy. Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát thấy rõ rằng các ác, bất thiện pháp đã đoạn trừ ở nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học thiện pháp.
Tôn giả Mahāmoggallāna thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Tôn giả Mahāmoggallāna.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng
-ooOoo-
Kinh số 15 [tóm tắt]
Kinh Tư Lượng
(Anumāna Sutta)
(M.i, 95)
Kinh này do Tôn giả Mục-kiền-liên giảng cho các Tỷ- kheo. Tôn giả nói có Tỷ-kheo muốn chư Tăng nói chuyện với mình nhưng vị ấy là người khó nói, nghĩa là có mười sáu ác pháp, nên chúng Tăng không muốn nói. Trái lại, Tỷ-kheo dù không có muốn chư Tăng nói chuyện với mình, nhưng nếu là người dễ nói, không có mười sáu ác pháp, thời chúng Tăng vui vẻ nói chuyện.
Rồi Tôn giả khuyên các Tỷ-kheo nên tư lượng, suy luận (anuminitabham) và nên tư sát (paccavekkhatabham), tự ngã với tự ngã. Nếu người khác có một trong mười sáu ác pháp, mình không ưa thích người ấy, thời nếu mình có một trong mười sáu ác pháp, thời người khác không ưa thích mình. Vì vậy, mình cần phải phát tâm từ bỏ mười sáu ác pháp. Vị Tỷ-kheo cần phải tư sát tự mình có mười sáu ác pháp hay không. Nếu có mười sáu ác pháp, thời phải tinh tấn đoạn trừ, nếu không có, thời sống với niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học thiện pháp.
Mười sáu ác pháp được liệt kê như sau:
1/ Bị ác dục chi phối,
2/ Khen mình chê người,
3/ Có phẫn nộ,
4/ Hiềm hận,
5/ Cố chấp,
6/ Nói những lời phẫn nộ,
7/ Bị buộc tội, chống đối vị buộc tội,
8/ Bị buộc tội, trở lại buộc tội vị đã buộc tội mình,
9/ Bị buộc tội, trở lại chất vấn người buộc tội mình,
10/ Bị buộc tội, tránh vấn đề với một vấn đề khác,
11/ Bị buộc tội, không giải thích thỏa mãn hành động của mình cho người buộc tội,
12/ Gièm pha và não hại,
13/ Tật đố và xan tham,
14/ Man trá và lừa đảo,
15/ Ngoan cố và quá mạn,
16/ Chấp trước thế tục, cố chấp tri kiến, tánh khó hành xả.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 15 [dàn ý]
Kinh Tư Lượng
(Anumāna Sutta)
(M.i, 95)
A. Duyên khởi:
Ngài Mục-kiền-liên gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.
B. Chánh kinh:
I. Những ai là người khó nói, dầu có muốn chúng Tăng nói với mình, cũng không có toại nguyện. Những ai là người dễ nói, thời chúng Tăng sẽ nói chuyện, dầu không có thỉnh nguyện.
II. Tỷ-kheo cần phải tư lượng tự ngã với tự ngã: “Nếu người có 16 ác pháp thời ta không ưa người ấy. Nên ta có 16 ác pháp, người ấy sẽ không ưa ta. Vậy cần phải tự mình đoạn trừ 16 ác pháp ấy.”
III. Tỷ-kheo cần phải quán sát tự ngã với tự ngã, nếu có 16 ác pháp, thời phải tinh tấn đoạn trừ. Nếu không có 16 ác pháp, cần phải tu học thiện pháp.
IV. Cần phải quán sát nội tâm, nếu còn có ác bất thiện pháp, thời phải tinh tấn đoạn trừ. Nếu không còn các ác pháp, bất thiện pháp, thời cần phải hoan hỷ ngày đêm tu học thiện pháp.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Mục-kiền-liên thuyết.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 15 [toát yếu]
Kinh Tư Lượng
(Anumāna Sutta)
(M.i, 95)
I. TOÁT YẾU
Anumāna Sutta - Inference.
The venerable Mahāmoggallāna enumerates the qualities that make a bhikkhu difficult to admonish and teaches how one should examine oneself to remove the defects in onés character.
Suy diễn.
Tôn giả Mục-kiền-liên kể ra những đặc tính làm cho một tỳ kheo trở thành kẻ khó nói, và dạy người ta nên tự xét như thế nào để tẩy trừ những khuyết điểm trong nhân cách mình.
II. TÓM TẮT
Tôn giả Mục-kiền-liên dạy các tỳ kheo, có 16 tật xấu nơi một tỳ kheo làm cho vị ấy trở thành kẻ "khó nói", không được các vị đồng phạm hạnh giáo huấn, tin tưởng.
16 tật xấu là:
- ác dục, khen mình chê người, phẫn nộ, hiềm hận;
- cố chấp, thốt lời giận dữ, chống đối, chỉ trích;
- chất vấn, nói lãng, không giải thích, hư ngụy não hại; - xan tham tật đố, lừa đảo, ngã mạn, khó xả.
Ngược lại, tỳ kheo không có 16 thói ấy là người dễ nói, được các đồng phạm hạnh tin tưởng, giáo giới.
Khi thấy người khác có những thói như trên mà mình không ưa, tỳ kheo nên tự xét mình [tư lượng] để phát tâm tránh những thói ấy. Nếu xét thấy mình có những thói như vậy, thì phải tinh tấn đoạn trừ. Nếu xét thấy mình không có, hãy hoan hỷ ngày đêm tu học các thiện pháp.
III. CHÚ GIẢI
Cổ đức đã gọi kinh này là Biệt giải thoát giới của tỳ kheo. Một tỳ kheo mỗi ngày nên có ba lần tự xét theo trong kinh dạy. Nếu không được ba lần thì hai lần, hay ít nhất một lần.
Ác dục là có những "thầm mong" bất chính như nói trong kinh số 5. "Hiềm hận" là thù dai; "cố chấp" là ngoan cố do phẫn nộ; "chống đối" là cãi lại mỗi khi bị buộc tội; "chỉ trích" là chỉ trích lại người buộc tội mình.
IV. PHÁP SỐ
(không có)
V. KỆ TỤNG
Tỳ kheo cần tự xét
Tránh mười sáu lỗi lầm
Của một kẻ "khó nói"
Khiến người khác không ưa:
Là khen mình chê người
Ác dục và phẫn nộ
Hiềm hận và ngoan cố
Thốt ra lời giận dữ
Chống đối và chỉ trích
Chất vấn và nói lãng
Được hỏi không giải thích
Hư ngụy và não hại
Xan tham và tật đố
Lừa đảo và ngã mạn
Cố chấp khó hành xả.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải
-ooOoo-
15. Anumānasuttaṃ [Mūla]
181. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ āyasmā mahāmoggallāno bhaggesu viharati susumāragire [suṃsumāragire (sī. syā. pī.)] bhesakaḷāvane migadāye. Tatra kho āyasmā mahāmoggallāno bhikkhū āmantesi : ''āvuso, bhikkhavoti. ''Āvusoti kho te bhikkhū āyasmato mahāmoggallānassa paccassosuṃ. Āyasmā mahāmoggallāno etadavoca : ''pavāreti cepi, āvuso, bhikkhu : 'vadantu maṃ āyasmanto, vacanīyomhi āyasmantehīti, so ca hoti dubbaco, dovacassakaraṇehi dhammehi samannāgato, akkhamo appadakkhiṇaggāhī anusāsaniṃ, atha kho naṃ sabrahmacārī na ceva vattabbaṃ maññanti, na ca anusāsitabbaṃ maññanti, na ca tasmiṃ puggale vissāsaṃ āpajjitabbaṃ maññanti. ''Katame cāvuso, dovacassakaraṇā dhammā? idhāvuso, bhikkhu pāpiccho hoti, pāpikānaṃ icchānaṃ vasaṃ gato. Yampāvuso, bhikkhu pāpiccho hoti, pāpikānaṃ icchānaṃ vasaṃ gato : ayampi dhammo dovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu attukkaṃsako hoti paravambhī. Yampāvuso, bhikkhu attukkaṃsako hoti paravambhī : ayampi dhammo dovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu kodhano hoti kodhābhibhūto. Yampāvuso, bhikkhu kodhano hoti kodhābhibhūto : ayampi dhammo dovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso , bhikkhu kodhano hoti kodhahetu upanāhī. Yampāvuso, bhikkhu kodhano hoti kodhahetu upanāhī : ayampi dhammo dovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu kodhano hoti kodhahetu abhisaṅgī. Yampāvuso, bhikkhu kodhano hoti kodhahetu abhisaṅgī : ayampi dhammo dovacassakaraṇo.
''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu kodhano hoti kodhasāmantā [kodhasāmantaṃ (syā. pī. ka.)] vācaṃ nicchāretā. Yampāvuso, bhikkhu kodhano hoti kodhasāmantā vācaṃ nicchāretā : ayampi dhammo dovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu codito [cudito (sī. syā. pī.)] codakena codakaṃ paṭippharati. Yampāvuso, bhikkhu codito codakena codakaṃ paṭippharati : ayampi dhammo dovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu codito codakena codakaṃ apasādeti. Yampāvuso, bhikkhu codito codakena codakaṃ apasādeti : ayampi dhammo dovacassakaraṇo.
''Puna caparaṃ , āvuso, bhikkhu codito codakena codakassa paccāropeti. Yampāvuso, bhikkhu codito codakena codakassa paccāropeti : ayampi dhammo dovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu codito codakena aññenaññaṃ paṭicarati, bahiddhā kathaṃ apanāmeti, kopañca dosañca appaccayañca pātukaroti. Yampāvuso, bhikkhu codito codakena aññenaññaṃ paṭicarati, bahiddhā kathaṃ apanāmeti, kopañca dosañca appaccayañca pātukaroti : ayampi dhammo dovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu codito codakena apadāne na sampāyati. Yampāvuso, bhikkhu codito codakena apadāne na sampāyati : ayampi dhammo dovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu makkhī hoti paḷāsī. Yampāvuso, bhikkhu makkhī hoti paḷāsī : ayampi dhammo dovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu issukī hoti maccharī. Yampāvuso, bhikkhu issukī hoti maccharī : ayampi dhammo dovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu saṭho hoti māyāvī. Yampāvuso, bhikkhu saṭho hoti māyāvī : ayampi dhammo dovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu thaddho hoti atimānī. Yampāvuso, bhikkhu thaddho hoti atimānī : ayampi dhammo dovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu sandiṭṭhiparāmāsī hoti ādhānaggāhī duppaṭinissaggī. Yampāvuso, bhikkhu sandiṭṭhiparāmāsī hoti ādhānaggāhī duppaṭinissaggī : ayampi dhammo dovacassakaraṇo. Ime vuccantāvuso, dovacassakaraṇā dhammā.
182. ''No cepi, āvuso, bhikkhu pavāreti : 'vadantu maṃ āyasmanto, vacanīyomhi āyasmantehīti, so ca hoti suvaco, sovacassakaraṇehi dhammehi samannāgato, khamo padakkhiṇaggāhī anusāsaniṃ, atha kho naṃ sabrahmacārī vattabbañceva maññanti, anusāsitabbañca maññanti, tasmiñca puggale vissāsaṃ āpajjitabbaṃ maññanti. ''Katame cāvuso, sovacassakaraṇā dhammā? idhāvuso, bhikkhu na pāpiccho hoti, na pāpikānaṃ icchānaṃ vasaṃ gato. Yampāvuso, bhikkhu na pāpiccho hoti na pāpikānaṃ icchānaṃ vasaṃ gato : ayampi dhammo sovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu anattukkaṃsako hoti aparavambhī. Yampāvuso, bhikkhu anattukkaṃsako hoti aparavambhī : ayampi dhammo sovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu na kodhano hoti na kodhābhibhūto. Yampāvuso, bhikkhu na kodhano hoti na kodhābhibhūto : ayampi dhammo sovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu na kodhano hoti na kodhahetu upanāhī. Yampāvuso, bhikkhu na kodhano hoti na kodhahetu upanāhī : ayampi dhammo sovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu na kodhano hoti na kodhahetu abhisaṅgī. Yampāvuso, bhikkhu na kodhano hoti na kodhahetu abhisaṅgī : ayampi dhammo sovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu na kodhano hoti na kodhasāmantā vācaṃ nicchāretā. Yampāvuso , bhikkhu na kodhano hoti na kodhasāmantā vācaṃ nicchāretā : ayampi dhammo sovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu codito codakena codakaṃ nappaṭippharati. Yampāvuso, bhikkhu codito codakena codakaṃ nappaṭippharati : ayampi dhammo sovacassakaraṇo . ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu codito codakena codakaṃ na apasādeti. Yampāvuso, bhikkhu codito codakena codakaṃ na apasādeti : ayampi dhammo sovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu codito codakena codakassa na paccāropeti. Yampāvuso, bhikkhu codito codakena codakassa na paccāropeti : ayampi dhammo sovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu codito codakena na aññenaññaṃ paṭicarati, na bahiddhā kathaṃ apanāmeti, na kopañca dosañca appaccayañca pātukaroti. Yampāvuso, bhikkhu codito codakena na aññenaññaṃ paṭicarati, na bahiddhā kathaṃ apanāmeti, na kopañca dosañca appaccayañca pātukaroti : ayampi dhammo sovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu codito codakena apadāne sampāyati. Yampāvuso, bhikkhu codito codakena apadāne sampāyati : ayampi dhammo sovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu amakkhī hoti apaḷāsī. Yampāvuso, bhikkhu amakkhī hoti apaḷāsī : ayampi dhammo sovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu anissukī hoti amaccharī. Yampāvuso, bhikkhu anissukī hoti amaccharī : ayampi dhammo sovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu asaṭho hoti amāyāvī. Yampāvuso, bhikkhu asaṭho hoti amāyāvī : ayampi dhammo sovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu atthaddho hoti anatimānī. Yampāvuso, bhikkhu atthaddho hoti anatimānī : ayampi dhammo sovacassakaraṇo. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu asandiṭṭhiparāmāsī hoti anādhānaggāhī suppaṭinissaggī. Yampāvuso, bhikkhu asandiṭṭhiparāmāsī hoti, anādhānaggāhī suppaṭinissaggī : ayampi dhammo sovacassakaraṇo. Ime vuccantāvuso, sovacassakaraṇā dhammā.
183. ''Tatrāvuso , bhikkhunā attanāva attānaṃ evaṃ anuminitabbaṃ [anumānitabbaṃ (sī.)] : 'yo khvāyaṃ puggalo pāpiccho, pāpikānaṃ icchānaṃ vasaṃ gato, ayaṃ me puggalo appiyo amanāpo ahañceva kho panassaṃ pāpiccho pāpikānaṃ icchānaṃ vasaṃ gato, ahaṃpāssaṃ paresaṃ appiyo amanāpoti. Evaṃ jānantenāvuso, bhikkhunā 'na pāpiccho bhavissāmi, na pāpikānaṃ icchānaṃ vasaṃ gatoti cittaṃ uppādetabbaṃ. '''Yo khvāyaṃ puggalo attukkaṃsako paravambhī, ayaṃ me puggalo appiyo amanāpo ahañceva kho panassaṃ attukkaṃsako paravambhī, ahaṃpāssaṃ paresaṃ appiyo amanāpoti. Evaṃ jānantenāvuso, bhikkhunā 'anattukkaṃsako bhavissāmi aparavambhīti cittaṃ uppādetabbaṃ. '''Yo khvāyaṃ puggalo kodhano kodhābhibhūto, ayaṃ me puggalo appiyo amanāpo. Ahañceva kho panassaṃ kodhano kodhābhibhūto, ahaṃpāssaṃ paresaṃ appiyo amanāpoti. Evaṃ jānantenāvuso, bhikkhunā 'na kodhano bhavissāmi na kodhābhibhūtoti cittaṃ uppādetabbaṃ. '''Yo khvāyaṃ puggalo kodhano kodhahetu upanāhī, ayaṃ me puggalo appiyo amanāpo ahañceva kho panassaṃ kodhano kodhahetu upanāhī, ahaṃpāssaṃ paresaṃ appiyo amanāpoti. Evaṃ jānantenāvuso, bhikkhunā 'na kodhano bhavissāmi na kodhahetu upanāhīti cittaṃ uppādetabbaṃ. '''Yo khvāyaṃ puggalo kodhano kodhahetu abhisaṅgī, ayaṃ me puggalo appiyo amanāpo ahañceva kho panassaṃ kodhano kodhahetu abhisaṅgī, ahaṃpāssaṃ paresaṃ appiyo amanāpoti. Evaṃ jānantenāvuso, bhikkhunā 'na kodhano bhavissāmi na kodhahetu abhisaṅgīti cittaṃ uppādetabbaṃ. '''Yo khvāyaṃ puggalo kodhano kodhasāmantā vācaṃ nicchāretā, ayaṃ me puggalo appiyo amanāpo ahañceva kho panassaṃ kodhano kodhasāmantā vācaṃ nicchāretā, ahaṃpāssaṃ paresaṃ appiyo amanāpoti. Evaṃ jānantenāvuso, bhikkhunā 'na kodhano bhavissāmi na kodhasāmantā vācaṃ nicchāressāmīti cittaṃ uppādetabbaṃ. '''Yo khvāyaṃ puggalo codito codakena codakaṃ paṭippharati, ayaṃ me puggalo appiyo amanāpo ahañceva kho pana codito codakena codakaṃ paṭipphareyyaṃ , ahaṃpāssaṃ paresaṃ appiyo amanāpoti. Evaṃ jānantenāvuso, bhikkhunā 'codito codakena codakaṃ nappaṭippharissāmīti cittaṃ uppādetabbaṃ. '''Yo khvāyaṃ puggalo codito codakena codakaṃ apasādeti, ayaṃ me puggalo appiyo amanāpo ahañceva kho pana codito codakena codakaṃ apasādeyyaṃ, ahaṃpāssaṃ paresaṃ appiyo amanāpoti. Evaṃ jānantenāvuso, bhikkhunā 'codito codakena codakaṃ na apasādessāmīti cittaṃ uppādetabbaṃ. '''Yo khvāyaṃ puggalo codito codakena codakassa paccāropeti, ayaṃ me puggalo appiyo amanāpo ahañceva kho pana codito codakena codakassa paccāropeyyaṃ, ahaṃpāssaṃ paresaṃ appiyo amanāpoti. Evaṃ jānantenāvuso, bhikkhunā 'codito codakena codakassa na paccāropessāmīti cittaṃ uppādetabbaṃ. '''Yo khvāyaṃ puggalo codito codakena aññenaññaṃ paṭicarati, bahiddhā kathaṃ apanāmeti, kopañca dosañca appaccayañca pātukaroti, ayaṃ me puggalo appiyo amanāpo ahañceva kho pana codito codakena aññenaññaṃ paṭicareyyaṃ, bahiddhā kathaṃ apanāmeyyaṃ , kopañca dosañca appaccayañca pātukareyyaṃ, ahaṃpāssaṃ paresaṃ appiyo amanāpoti. Evaṃ jānantenāvuso, bhikkhunā 'codito codakena na aññenaññaṃ paṭicarissāmi, na bahiddhā kathaṃ apanāmessāmi, na kopañca dosañca appaccayañca pātukarissāmīti cittaṃ uppādetabbaṃ. '''Yo khvāyaṃ puggalo codito codakena apadāne na sampāyati, ayaṃ me puggalo appiyo amanāpo ahañceva kho pana codito codakena apadāne na sampāyeyyaṃ, ahaṃpāssaṃ paresaṃ appiyo amanāpoti. Evaṃ jānantenāvuso, bhikkhunā 'codito codakena apadāne sampāyissāmīti cittaṃ uppādetabbaṃ. '''Yo khvāyaṃ puggalo makkhī paḷāsī, ayaṃ me puggalo appiyo amanāpo ahañceva kho panassaṃ makkhī paḷāsī, ahaṃpāssaṃ paresaṃ appiyo amanāpoti. Evaṃ jānantenāvuso, bhikkhunā 'amakkhī bhavissāmi apaḷāsīti cittaṃ uppādetabbaṃ. '''Yo khvāyaṃ puggalo issukī maccharī, ayaṃ me puggalo appiyo amanāpo ahañceva kho panassaṃ issukī maccharī, ahaṃpāssaṃ paresaṃ appiyo amanāpoti. Evaṃ jānantenāvuso, bhikkhunā 'anissukī bhavissāmi amaccharīti cittaṃ uppādetabbaṃ. '''Yo khvāyaṃ puggalo saṭho māyāvī, ayaṃ me puggalo appiyo amanāpo ahañceva kho panassaṃ saṭho māyāvī, ahaṃpāssaṃ paresaṃ appiyo amanāpoti. Evaṃ jānantenāvuso, bhikkhunā 'asaṭho bhavissāmi amāyāvīti cittaṃ uppādetabbaṃ. '''Yo khvāyaṃ puggalo thaddho atimānī, ayaṃ me puggalo appiyo amanāpo ahañceva kho panassaṃ thaddho atimānī, ahaṃpāssaṃ paresaṃ appiyo amanāpoti. Evaṃ jānantenāvuso, bhikkhunā 'atthaddho bhavissāmi anatimānīti cittaṃ uppādetabbaṃ. '''Yo khvāyaṃ puggalo sandiṭṭhiparāmāsī ādhānaggāhī duppaṭinissaggī, ayaṃ me puggalo appiyo amanāpo ahañceva kho panassaṃ sandiṭṭhiparāmāsī ādhānaggāhī duppaṭinissaggī, ahaṃpāssaṃ paresaṃ appiyo amanāpoti. Evaṃ jānantenāvuso, bhikkhunā 'asandiṭṭhiparāmāsī bhavissāmi anādhānaggāhī suppaṭinissaggīti cittaṃ uppādetabbaṃ.
184. ''Tatrāvuso , bhikkhunā attanāva attānaṃ evaṃ paccavekkhitabbaṃ : 'kiṃ nu khomhi pāpiccho, pāpikānaṃ icchānaṃ vasaṃ gatoti? sace, āvuso , bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'pāpiccho khomhi, pāpikānaṃ icchānaṃ vasaṃ gatoti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṃyeva pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya vāyamitabbaṃ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'na khomhi pāpiccho, na pāpikānaṃ icchānaṃ vasaṃ gatoti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṃ evaṃ paccavekkhitabbaṃ : 'kiṃ nu khomhi attukkaṃsako paravambhīti? sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'attukkaṃsako khomhi paravambhīti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṃyeva pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya vāyamitabbaṃ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'anattukkaṃsako khomhi aparavambhīti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṃ evaṃ paccavekkhitabbaṃ : 'kiṃ nu khomhi kodhano kodhābhibhūtoti? sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'kodhano khomhi kodhābhibhūtoti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṃyeva pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya vāyamitabbaṃ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'na khomhi kodhano kodhābhibhūtoti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṃ evaṃ paccavekkhitabbaṃ : 'kiṃ nu khomhi kodhano kodhahetu upanāhīti? sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti 'kodhano khomhi kodhahetu upanāhīti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṃyeva pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya vāyamitabbaṃ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti 'na khomhi kodhano kodhahetu upanāhīti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṃ evaṃ paccavekkhitabbaṃ : 'kiṃ nu khomhi kodhano kodhahetu abhisaṅgīti? sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'kodhano khomhi kodhahetu abhisaṅgīti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṃyeva pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya vāyamitabbaṃ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'na khomhi kodhano kodhahetu abhisaṅgīti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṃ evaṃ paccavekkhitabbaṃ : 'kiṃ nu khomhi kodhano kodhasāmantā vācaṃ nicchāretāti? sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'kodhano khomhi kodhasāmantā vācaṃ nicchāretāti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṃyeva pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya vāyamitabbaṃ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'na khomhi kodhano kodhasāmantā vācaṃ nicchāretāti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṃ evaṃ paccavekkhitabbaṃ : 'kiṃ nu khomhi codito codakena codakaṃ paṭippharāmīti? sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti 'codito khomhi codakena codakaṃ paṭippharāmīti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṃyeva pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya vāyamitabbaṃ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'codito khomhi codakena codakaṃ nappaṭippharāmīti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṃ evaṃ paccavekkhitabbaṃ : 'kiṃ nu khomhi codito codakena codakaṃ apasādemīti? sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti 'codito khomhi codakena codakaṃ apasādemīti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṃyeva pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya vāyamitabbaṃ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'codito khomhi codakena codakaṃ na apasādemīti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṃ evaṃ paccavekkhitabbaṃ : 'kiṃ nu khomhi codito codakena codakassa paccāropemīti? sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'codito khomhi codakena codakassa paccāropemīti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṃyeva pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya vāyamitabbaṃ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'codito khomhi codakena codakassa na paccāropemīti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṃ evaṃ paccavekkhitabbaṃ : 'kiṃ nu khomhi codito codakena aññenaññaṃ paṭicarāmi, bahiddhā kathaṃ apanāmemi, kopañca dosañca appaccayañca pātukaromīti? sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'codito khomhi codakena aññenaññaṃ paṭicarāmi, bahiddhā kathaṃ apanāmemi, kopañca dosañca appaccayañca pātukaromīti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṃyeva pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya vāyamitabbaṃ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'codito khomhi codakena na aññenaññaṃ paṭicarāmi, na bahiddhā kathaṃ apanāmemi, na kopañca dosañca appaccayañca pātukaromīti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṃ evaṃ paccavekkhitabbaṃ : 'kiṃ nu khomhi codito codakena apadāne na sampāyāmīti? sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'codito khomhi codakena apadāne na sampāyāmīti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṃyeva pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya vāyamitabbaṃ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'codito khomhi codakena apadāne sampāyāmīti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu. ''Puna caparaṃ , āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṃ evaṃ paccavekkhitabbaṃ : 'kiṃ nu khomhi makkhī paḷāsīti? sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'makkhī khomhi paḷāsīti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṃyeva pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya vāyamitabbaṃ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'amakkhī khomhi apaḷāsīti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṃ evaṃ paccavekkhitabbaṃ : 'kiṃ nu khomhi issukī maccharīti? sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'issukī khomhi maccharīti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṃyeva pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya vāyamitabbaṃ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'anissukī khomhi amaccharīti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṃ evaṃ paccavekkhitabbaṃ : 'kiṃ nu khomhi saṭho māyāvīti? sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'saṭho khomhi māyāvīti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṃyeva pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya vāyamitabbaṃ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'asaṭho khomhi amāyāvīti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṃ evaṃ paccavekkhitabbaṃ : 'kiṃ nu khomhi thaddho atimānīti? sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'thaddho khomhi atimānīti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṃyeva pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya vāyamitabbaṃ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'atthaddho khomhi anatimānīti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṃ evaṃ paccavekkhitabbaṃ : 'kiṃ nu khomhi sandiṭṭhiparāmāsī ādhānaggāhī duppaṭinissaggīti? sace, āvuso , bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'sandiṭṭhiparāmāsī khomhi ādhānaggāhī duppaṭinissaggīti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṃyeva pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya vāyamitabbaṃ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'asandiṭṭhiparāmāsī khomhi anādhānaggāhī suppaṭinissaggīti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu. ''Sace , āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno sabbepime pāpake akusale dhamme appahīne attani samanupassati, tenāvuso, bhikkhunā sabbesaṃyeva imesaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya vāyamitabbaṃ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno sabbepime pāpake akusale dhamme pahīne attani samanupassati, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ, ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu. ''Seyyathāpi, āvuso, itthī vā puriso vā, daharo yuvā maṇḍanajātiko, ādāse vā parisuddhe pariyodāte, acche vā udakapatte, sakaṃ mukhanimittaṃ paccavekkhamāno, sace tattha passati rajaṃ vā aṅgaṇaṃ vā, tasseva rajassa vā aṅgaṇassa vā pahānāya vāyamati no ce tattha passati rajaṃ vā aṅgaṇaṃ vā, teneva attamano hoti : 'lābhā vata me, parisuddhaṃ vata meti. Evameva kho, āvuso, sace bhikkhu paccavekkhamāno sabbepime pāpake akusale dhamme appahīne attani samanupassati, tenāvuso, bhikkhunā sabbesaṃyeva imesaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya vāyamitabbaṃ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno sabbepime pāpake akusale dhamme pahīne attani samanupassati, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ, ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesūti. Idamavocāyasmā mahāmoggallāno. Attamanā te bhikkhū āyasmato mahāmoggallānassa bhāsitaṃ abhinandunti.
Anumānasuttaṃ niṭṭhitaṃ pañcamaṃ.
15. Anumānasuttavaṇṇanā [Atthakathā]
181. Evaṃ me sutanti anumānasuttaṃ. Tattha bhaggesūti evaṃnāmake janapade, vacanattho panettha vuttānusāreneva veditabbo. Susumāragireti evaṃnāmake nagare. Tassa kira nagarassa vatthupariggahadivase avidūre udakarahade suṃsumāro saddamakāsi, giraṃ nicchāresi. Atha nagare niṭṭhite suṃsumāragiraṃ tvevassa nāmaṃ akaṃsu. Bhesakaḷāvaneti bhesakaḷānāmake vane. ‘‘Bhesagaḷāvane’’tipi pāṭho. Migadāyeti taṃ vanaṃ migapakkhīnaṃ abhayadinnaṭṭhāne jātaṃ, tasmā migadāyoti vuccati.
Pavāretīti icchāpeti. Vadantūti ovādānusāsanivasena vadantu, anusāsantūti attho. Vacanīyomhīti ahaṃ tumhehi vattabbo, anusāsitabbo ovaditabboti attho. So ca hoti dubbacoti so ca dukkhena vattabbo hoti, vutto na sahati. Dovacassakaraṇehīti dubbacabhāvakārakehi upari āgatehi soḷasahi dhammehi. Appadakkhiṇaggāhī anusāsaninti yo hi vuccamāno tumhe maṃ kasmā vadatha, ahaṃ attano kappiyākappiyaṃ sāvajjānavajjaṃ atthānatthaṃ jānāmīti vadati. Ayaṃ anusāsaniṃ padakkhiṇato na gaṇhāti, vāmato gaṇhāti, tasmā appadakkhiṇaggāhīti vuccati.
Pāpikānaṃ icchānanti lāmakānaṃ asantasambhavanapatthanānaṃ. Paṭippharatīti paṭiviruddho, paccanīko hutvā tiṭṭhati, apasādetīti kiṃ nu kho tuyhaṃ bālassa abyattassa bhaṇitena, tvampi nāma bhaṇitabbaṃ maññissasīti evaṃ ghaṭṭeti. Paccāropetīti, tvampi khosi itthannāmaṃ āpattiṃ āpanno, taṃ tāva paṭikarohīti evaṃ paṭiāropeti.
Aññenaññaṃ paṭicaratīti aññena kāraṇena vacanena vā aññaṃ kāraṇaṃ vacanaṃ vā paṭicchādeti. ‘‘Āpattiṃ āpannosī’’ti vutte ‘‘ko āpanno, kiṃ āpanno, kismiṃ āpanno, kaṃ bhaṇatha, kiṃ bhaṇathā’’ti vā vadati. ‘‘Evarūpaṃ kiñci tayā diṭṭha’’nti vutte ‘‘na suṇāmī’’ti sotaṃ vā upaneti. Bahiddhā kathaṃ apanāmetīti ‘‘itthannāmaṃ āpattiṃ āpannosī’’ti puṭṭho ‘‘pāṭaliputtaṃ gatomhī’’ti vatvā puna ‘‘na tava pāṭaliputtagamanaṃ pucchāma, āpattiṃ pucchāmā’’ti vutte ‘‘tato rājagehaṃ gatomhī’’ti, rājagehaṃ vā yāhi brāhmaṇagehaṃ vā, āpattiṃ āpannosīti. Tattha me sūkaramaṃsaṃ laddhantiādīni vadanto kathaṃ bahiddhā vikkhipati.
Apadāneti attano cariyāya. Na sampāyatīti, āvuso, tvaṃ kuhiṃ vasasi, kaṃ nissāya vasasīti vā, yaṃ tvaṃ vadesi ‘‘mayā esa āpattiṃ āpajjanno diṭṭho’’ti. Tvaṃ tasmiṃ samaye kiṃ karosi, ayaṃ kiṃ karoti, kattha vā tvaṃ acchasi kattha vā ayantiādinā nayena cariyaṃ puṭṭho sampādetvā kathetuṃ na sakkoti.
183. Tatrāvusoti, āvuso, tesu soḷasasu dhammesu. Attanāva attānaṃ evaṃ anuminitabbanti evaṃ attanāva attā anumetabbo tuletabbo tīretabbo.
184. Paccavekkhitabbanti paccavekkhitabbo. Ahorattānusikkhināti divāpi rattimpi sikkhantena, ratiñca divā ca kusalesu dhammesu sikkhantena pītipāmojjameva uppādetabbanti attho.
Acche vā udakapatteti pasanne vā udakabhājane. Mukhanimittanti mukhapaṭibimbaṃ. Rajanti āgantukarajaṃ. Aṅgaṇanti tattha jātakaṃ tilakaṃ vā piḷakaṃ vā. Sabbepime pāpake akusale dhamme pahīneti iminā sabbappahānaṃ kathesi. Kathaṃ? Ettakā akusalā dhammā pabbajitassa nānucchavikāti paṭisaṅkhānaṃ uppādayato hi paṭisaṅkhānappahānaṃkathitaṃ hoti. Sīlaṃ padaṭṭhānaṃ katvā kasiṇaparikammaṃ ārabhitvā aṭṭha samāpattiyo nibbattentassa vikkhambhanappahānaṃ kathitaṃ. Samāpattiṃ padaṭṭhānaṃ katvā vipassanaṃ vaḍḍhentassa tadaṅgappahānaṃ kathitaṃ. Vipassanaṃ vaḍḍhetvā maggaṃ bhāventassa samucchedappahānaṃ kathitaṃ. Phale āgate paṭippassaddhippahānaṃ, nibbāne āgate nissaraṇappahānanti evaṃ imasmiṃ sutte sabbappahānaṃ kathitaṃva hoti.
Idañhi suttaṃ bhikkhupātimokkhaṃ nāmāti porāṇā vadanti. Idaṃ divasassa tikkhattuṃ paccavekkhitabbaṃ. Pāto eva vasanaṭṭhānaṃ pavisitvā nisinnena ‘‘ime ettakā kilesā atthi nu kho mayhaṃ natthī’’ti paccavekkhitabbā. Sace atthīti passati, tesaṃ pahānāya vāyamitabbaṃ. No ce passati, supabbajitosmīti attamanena bhavitabbaṃ. Bhattakiccaṃ katvā rattiṭṭhāne vā divāṭṭhāne vā nisīditvāpi paccavekkhitabbaṃ. Sāyaṃ vasanaṭṭhāne nisīditvāpi paccavekkhitabbaṃ. Tikkhattuṃ asakkontena dve vāre paccavekkhitabbaṃ. Dve vāre asakkontena pana avassaṃ ekavāraṃ paccavekkhitabbaṃ, appaccavekkhituṃ na vaṭṭatīti vadanti. Sesaṃ sabbattha uttānatthamevāti.
Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya
Anumānasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.