"..." _ 13. Ðại Kinh Khổ Uẩn (Mahādukkhakkhanda Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ 24.6.2020

"..." _ 13. Ðại Kinh Khổ Uẩn (Mahādukkhakkhanda Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ 24.6.2020

Chủ nhật, 07/03/2021, 15:19 GMT+7

Đại kinh khổ uẩn phần 2: https://www.youtube.com/watch?v=w6tcwZ3s6uU&list=PLyyXsYvRsN7XIAQte58T91Ha3ORI5jLmj&index=27

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 24.6.2020

13. Ðại Kinh Khổ Uẩn

(Mahādukkhakkhanda Sutta)

"..."

Khổ uẩn nghĩa là sự khổ đau qua cái nhìn đa dạng, đa chiều, tổng hợp của nhiều thành tố. Gọi là Ðại kinh Khổ uẩn vì có hai bài kinh cùng tên một dài (đại kinh) và một ngắn (tiểu kinh).

Thời ấy Phật Pháp được hoằng hoá rộng lớn khắp miền Trung Ấn. Lúc bấy giờ ngoại đạo thường đưa ra những quan điểm tương đồng với ngụ ý rằng họ cũng có những tinh hoa không khác với lời Phật dạy. Một số tỳ kheo tại Sāvatthī đi khất thực nghe gặp các tu sĩ ngoại đạo nói rằng: “Sa-môn Gotama nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các dục, chúng tôi cũng nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các dục. Chư Hiền, Sa-môn Gotama nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các sắc pháp, chúng tôi cũng nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các sắc pháp. Chư Hiền, Sa-môn Gotama nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các cảm thọ, chúng tôi cũng nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các cảm thọ. Chư Hiền, ở đây có sự đặc thù nào, sự dị biệt nào, sự sai khác nào giữa Sa-môn Gotama và chúng tôi về vấn đề thuyết pháp hay vấn đề giáo huấn?”. Các tỳ kheo trở về bạch lên Đức Thế Tôn. Đức Phật nhân đó dạy về khổ qua ba khía cạnh: vị ngọt, nguy hiểm và sự xuất ly.

072. Một sự so sánh khập khiễng

Câu chuyện bắt đầu từ sự so sánh của ngoại giáo mà chư tỳ kheo nghe được:

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn ở Sāvatthī, tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), trong vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).

Lúc ấy nhiều Tỷ-kheo buổi sáng đắp y, cầm y bát, vào thành Sāvatthī khất thực. Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: "Nay còn quá sớm để đi khất thực ở Sāvatthī. Chúng ta hãy đi đến ngôi vườn các Du sĩ ngoại đạo". Các Tỷ-kheo ấy đi đến ngôi vườn các Du sĩ ngoại đạo, nói lên những lời chúc tụng hỏi thăm xã giao rồi ngồi xuống một bên. Các Du sĩ ngoại đạo ấy nói với các Tỷ-kheo đang ngồi xuống một bên.

-- Chư Hiền, Sa-môn Gotama nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các dục, chúng tôi cũng nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các dục. Chư Hiền, Sa-môn Gotama nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các sắc pháp, chúng tôi cũng nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các sắc pháp. Chư Hiền, Sa-môn Gotama nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các cảm thọ, chúng tôi cũng nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các cảm thọ. Chư Hiền, ở đây có sự đặc thù nào, sự dị biệt nào, sự sai khác nào giữa Sa-môn Gotama và chúng tôi về vấn đề thuyết pháp hay vấn đề giáo huấn?

Các Tỷ-kheo ấy không hoan hỷ cũng không chỉ trích những lời nói các Du sĩ ngoại đạo, không hoan hỷ, không chỉ trích, các Tỷ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, từ biệt với ý nghĩ: "Chúng ta sẽ học ý nghĩa lời nói này từ Thế Tôn".

Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi khất thực ở Sāvatthī, khi ăn xong và đi khất thực trở về, liền đến chỗ Thế Tôn ở, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, ở đây chúng con buổi sáng đắp y, cầm y bát vào thành Sāvatthī khất thực. Bạch Thế Tôn, rồi chúng con suy nghĩ: "Nay còn quá sớm để đi khất thực ở Sāvatthī. Chúng ta hãy nghĩ đến ngôi vườn các Du sĩ ngoại đạo". Bạch Thế Tôn, rồi chúng con đi đến ngôi vườn các Du sĩ ngoại đạo, sau khi đến xong, nói lên những lời chúc tụng hỏi thăm xã giao rồi ngồi xuống một bên, Bạch Thế Tôn, các Du sĩ ngoại đạo ấy nói với chúng con đang ngồi một bên: "Chư Hiền, Sa-môn Gotama nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các dục, chúng tôi cũng nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các dục. Chư Hiền, Sa-môn Gotama nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các sắc pháp, chúng tôi cũng nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các sắc pháp. Chư Hiền, Sa-môn Gotama nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các cảm thọ, chúng tôi cũng nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các cảm thọ. Chư Hiền ở đây có sự đặc thù nào, sự dị biệt nào, sự sai khác nào giữa Sa-môn Gotama và chúng tôi về vấn đề thuyết pháp hay vấn đề giảng huấn?" Bạch Thế Tôn, chúng con không hoan hỷ, không chỉ trích những lời nói các Du sĩ ngoại đạo. Không hoan hỷ, không chỉ trích, chúng con từ chỗ ngồi đứng dậy, từ biệt với ý nghĩ: "Chúng ta sẽ học ý nghĩa lời nói này từ Thế Tôn".

-- Này các Tỷ-kheo, các Du sĩ ngoại đạo nói như vậy cần được trả lời như sau: "Chư Hiền, thế nào là vị ngọt các dục? Thế nào là sự nguy hiểm, thế nào là sự xuất ly? Thế nào là vị ngọt các sắc pháp, thế nào là sự nguy hiểm, thế nào là sự xuất ly? Thế nào là vị ngọt các cảm thọ, thế nào là sự nguy hiểm, thế nào là sự xuất ly?" Này các Tỷ-kheo, khi được hỏi vậy, các Du sĩ ngoại đạo không thể trả lời được và sẽ bị mắc vào các khó khăn khác. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì vấn đề này không thuộc khả năng hiểu biết của họ. Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một ai trong thế giới này với chư Thiên, Mara, Phạm thiên, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người, mà câu trả lời các câu hỏi được chấp nhận, trừ Như Lai, đệ tử Như Lai và những ai được nghe hai vị này.

073. Vị ngọt của các dục

Các dục ở đây chỉ cho năm cảnh khiên dục tham sanh khởi là sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon và xúc lạc. Vị ngọt của các dục là những khoái lạc do năm trần cảnh mang lại:

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vị ngọt các dục? Này các Tỷ-kheo, có năm pháp tăng trưởng dục này: Các sắc pháp do nhãn căn nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ứng với dục, hấp dẫn, các tiếng do nhĩ căn nhận thức... các hương do tỷ căn nhận thức... các vị do thiệt căn nhận thức... các xúc do thân căn nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ứng với dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, có năm pháp tăng trưởng dục như vậy. Này các Tỷ-kheo, y cứ vào năm pháp tăng trưởng dục này, có lạc hỷ khởi lên, như vậy là vị ngọt các dục.

074. Sự nguy hiểm của các dục

Là những hệ luỵ do ham muốn dục lạc tạo nên:

a. Phải làm lụng cực khổ vì mưu cầu dục lạc đó là cái giá phải trả

Kinh văn: Này các Tỷ-kheo, thế nào là sự nguy hiểm các dục? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có thiện nam tử nuôi sống với nghề nghiệp, như đếm ngón tay, như tính toán, như ước toán, như làm ruộng, như buôn bán, như chăn bò, như bắn cung, như làm công cho vua, như làm một nghề nào khác. Người ấy phải chống đỡ lạnh, phải chống đỡ nóng, phải chịu đựng sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng, mặt trời, các loài bò sát, bị chết đói chết khát. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các dục, thiết thực hiện tại, thuộc khổ uẩn, lấy dục làm nhân, lấy dục làm duyên, là nguồn gốc của dục, là nguyên nhân của dục.

b. Mưu cầu nhưng không như ý sanh đau khổ

Kinh văn: Này các Tỷ-kheo, nếu thiện nam tử ấy nỗ lực như vậy, tinh cần như vậy, tinh tấn như vậy, nhưng các tài sản ấy không được đến tay mình, vị ấy than vãn, buồn phiền khóc than, đấm ngực, mê man bất tỉnh: "Ôi! Sự nỗ lực của ta thật sự là vô ích, sự tinh cần của ta thật sự không kết quả". Này các Tỷ-kheo, như vậy, là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục.

c. Có được mà giữ được lại là một gánh nặng khác

Kinh văn: Này các Tỷ-kheo, nếu thiện nam tử ấy nỗ lực như vậy, tinh cần như vậy, tinh tấn như vậy, và các tài sản ấy được đến tay mình, vì phải hộ trì các tài sản ấy, vị ấy cảm thọ sự đau khổ, ưu tư: "Làm sao các vua chúa khỏi cướp đoạt chúng, làm sao trộm cướp khỏi cướp đoạt chúng, làm sao lửa khỏi đốt cháy, nước khỏi cuốn trôi, hay các kẻ thừa tự không xứng đáng khỏi cướp đoạt chúng?" Dầu vị ấy hộ trì như vậy, giữ gìn như vậy, vua chúa vẫn cướp đoạt các tài sản ấy, trộm cướp vẫn cướp đoạt, lửa vẫn đốt cháy, nước vẫn cuốn trôi hay các kẻ thừa tự không xứng đáng vẫn cướp đoạt chúng. Vị ấy than vãn, buồn phiền, khóc than, đấm ngực, mê man bất tỉnh: "Cái đã thuộc của ta, nay ta không có nữa". Này các Tỷ- kheo, như vậy là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục.

d. Danh lợi là đầu mối của tranh chấp

Kinh văn: Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nguyên nhân, do chính dục làm nhân, vua tranh đoạt với vua, Sát-đế-lị tranh đoạt với Sát-đế-lị, Bà-la-môn tranh đoạt với Bà-la- môn, gia chủ tranh đoạt với gia chủ, mẹ tranh đoạt với con, con tranh đoạt với mẹ, cha tranh đoạt với con, con tranh đoạt với cha, anh em tranh đoạt với anh em, anh tranh đoạt với chị, chị tranh đoạt với anh, bạn bè tranh đoạt với bạn bè. Khi họ đã dấn mình vào tranh chấp, tranh luận, tranh đoạt; họ công phá nhau bằng tay; họ công phá nhau bằng đá; họ công phá nhau bằng gậy; họ công phá nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục.

e. Tham vọng dẫn dẫn đến chiến tranh

Kinh văn: Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ cầm mâu và thuẫn, họ đeo cung và tên, họ dàn trận hai mặt, và tên được nhắm bắn nhau, đao được quăng ném nhau, kiếm được vung chém nhau. Họ bắn đâm nhau bằng tên, họ quăng đâm nhau bằng đao, họ chặt đầu nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục.

f. Dục tham dẫn đến tội ác khiến người ta trả giá bằng sự trừng phạt của luật pháp

Kinh văn: Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ đột nhập nhà cửa, họ cướp giật đồ đạc, họ hành động như kẻ cướp, họ phục kích các đường lớn, họ đi đến vợ người. Các vua chúa khi bắt được một người như vậy liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân, họ xẻo tai, họ cắt mũi, họ xẻo tai cắt mũi, họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình phạt bối đồi hình (xẻo đỉnh đầu thành hình con sò), họ dùng hình phạt la hầu khẩu hình... Hỏa man hình (lấy lửa đốt thành vòng hoa)... chúc thủ hình (đốt tay)... khu hành hình (lấy rơm bện lại rồi siết chặt)... bì y hình (lấy vỏ cây làm áo)... linh dương hình (hình phạt con dê núi)... câu nhục hình (lấy câu móc vào thịt)... tiền hình (cắt thịt thành hình đồng tiền)... khối trấp hình... chuyển hình... cao đạp đài... họ tưới bằng dầu sôi, họ cho chó ăn, họ đóng cọc những người sống, họ lấy gươm chặt đầu. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm của dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục.

g. Dục tham khiến chúng sanh tạo ác nghiệp để rồi từ đó dẫn đến tái sanh vào khổ cảnh

Kinh văn: Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ sống làm các ác hạnh về thân, làm các ác hạnh về lời nói, làm các ác hạnh về ý. Do họ sống làm các ác hạnh về thân, làm các ác hạnh về lời nói, làm các ác hạnh về ý, khi thân hoại mạng chung, họ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các dục, đưa đến đau khổ tương lai, là khổ uẩn, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nhân duyên, do chính dục làm nhân.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là sự xuất ly các dục? Này các Tỷ-kheo, đây là sự điều phục dục tham đối với các dục, sự đoạn trừ dục tham, như vậy là sự xuất ly các dục.

Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào không như thật tuệ tri vị ngọt các dục là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định sẽ không như thật tuệ tri các dục của họ, họ cũng không có thể đặt người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các dục, sự kiện như vậy không thể xảy ra. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào như thật tuệ tri vị ngọt các dục là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định sẽ như thật tuệ tri các dục của họ, họ cũng có thể đặt người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các dục, sự kiện như vậy có xảy ra.

Đức Phật không nói là các dục chỉ mang lại đau khổ giống như người ta thường nói “đời là khổ” mà Ngài dạy rõ dục lạc có vị ngọt, có nguy hiểm và sự xuất ly. Đây là cách nói thực tiễn, khách quan và toàn diện

075. Những gì Đức Phật dạy về sắc dục

Chữ rūpa trong Phật học mang nhiều ý nghĩa. Rūpa có nghĩa là tất cả những gì thuộc vật chất. Nói chính xác là những gì do tứ đại tạo thành như được dùng trong từ kép “danh sắc”. Rùpa cũng có nghĩa là những gì được mắt thấy hay cảnh sắc nghĩa là đối tượng của thị giác như trong từ “cảnh sắc”. Cảnh sắc thuộc sắc pháp nhưng sắc pháp không hẳn chỉ có cảnh sắc.

Trong ngữ cảnh của bài kinh nầy thì khi nói về “vị ngọt, nguy hại và sự xuất ly của sắc thì sắc nầy chỉ cho đối tượng của mắt (cảnh sắc), nhấn mạnh hơn nữa là sắc dục hay nữ sắc.

Thật ra điều nầy đã nằm trong trong phạm trù thứ nhất là các dục nhưng ở đây được Đức Thế Tôn giảng dạy y cứ lời tuyên bố của ngoại đạo mà chư tỳ kheo kể lại.

Bản sớ giải cũng ghi là khổ do các dục là hệ luỵ trong kiếp hiện tại (sandiṭṭhiko dukkhakkhandho), còn cái khổ do sắc là cái khổ của kiếp lai sinh (samparā yiko dukkhakkhandho).

Vị ngọt các sắc dục

Là nét khả ái cuốn hút của nữ nhân ở thời chín mọng:

Kinh văn: Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vị ngọt các sắc pháp? Này các Tỷ-kheo, như các thiếu nữ Sát-đế-lị, thiếu nữ Bà-la-môn hay thiếu nữ Gia chủ, tuổi khoảng độ mười lăm hay mười sáu tuổi, không quá lớn, không quá thấp, không quá ốm, không quá mập, không quá đen, không quá trắng, này các Tỷ-kheo, có phải trong thời ấy, họ đạt đến mỹ diệu tối thượng, sắc đẹp tối thượng?

-- Bạch Thế Tôn, phải.

-- Này các Tỷ-kheo, y cứ sắc đẹp mỹ diệu ấy khởi lên lạc thọ và hỷ thọ, như vậy là vị ngọt các sắc pháp.

Sự nguy hiểm của sắc dục

Già nua phủ cái hình hài

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự nguy hiểm các sắc pháp? Này các Tỷ-kheo, ở đây người ta có thể thấy bà chị ấy trong một thời khác, khoảng tám mươi tuổi, chín mươi tuổi hay một trăm tuổi, già yếu, cong như nóc nhà, lưng còm, phải dựa gậy để chống đỡ, vừa đi vừa run rẩy, đau ốm, tuổi trẻ đã tận, râu rụng, tóc bạc, hư rụng, sói đầu, da nhăn, tay chân bị khô đét tái xám. Này các Tỷ-kheo, các Người nghĩ thế nào? Có phải sự mỹ diệu về sắc đẹp xưa kia của người đó nay đã biến mất và sự nguy hiểm đã hiện ra?

-- Bạch Thế Tôn, sự thật là vậy.

Bệnh hoạn khiến thân tiều tụy, bất tịnh

Kinh văn: -- Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các sắc pháp. Lại nữa này các Tỷ-kheo, người ta có thể thấy bà chị ấy bị bệnh hoạn đau khổ, trầm bệnh, nằm đắm mình trong phân tiểu của mình, phải có người nâng dậy, phải có người đỡ nằm. Này các Tỷ-kheo, các Người nghĩ thế nào? Có phải sự mỹ diệu về sắc đẹp xưa kia của người đó nay đã biến mất và sự nguy hiểm đã hiện ra?

-- Bạch Thế Tôn, sự thật là vậy.

Khi thân thể mỹ miều biến thành xác chết

Kinh văn: -- Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các sắc pháp. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người ta thấy cô gái ấy, thi thể bị quăng vào nghĩa địa, một ngày hay hai ngày hay ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra. Này các Tỷ-kheo, các Người nghĩ thế nào? Có phải sự mỹ diệu sắc đẹp xưa kia của cô gái đã biến mất và sự nguy hiểm đã hiện ra?

-- Bạch Thế Tôn, sự thật là vậy.

Khi hình hài đẹp đẽ trước khi trở thành thức ăn cho cầm thú hay côn trùng

Kinh văn: -- Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các sắc pháp. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người ta thấy cô gái ấy, thi thể bị quăng vào nghĩa địa, bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn, hay bị các loài chó ăn, hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn. Này các Tỷ-kheo, các Người nghĩ thế nào? Có phải sự mỹ diệu về sắc đẹp xưa kia của cô gái nay đã biến mất và sự nguy hiểm đã hiện ra?

-- Bạch Thế Tôn, sự thật là vậy.

Khi hình hành xinh đẹp tan rã

Kinh văn:-- Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các sắc pháp. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người ta thấy cô gái ấy, thi thể bị quăng trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột bộ xương, không còn thịt, không có máu, còn được gân cột lại, chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia, ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu. Này các Tỷ-kheo, các Người nghĩ thế nào? Có phải sự mỹ diệu về sắc đẹp xưa kia của cô gái nay đã biến mất, và sự nguy hiểm đã hiện ra?

-- Bạch Thế Tôn, sự thật là vậy.

Khi thân thể mỹ miều trở thành đống xương vô dụng

Kinh văn:-- Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các sắc pháp. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người ta thấy cô gái ấy, thi thể bị quăng vào nghĩa địa, chỉ có toàn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn một đống xương lâu hơn một năm... chỉ còn các xương thối trở thành bột. Này các Tỷ-kheo, các Người nghĩ thế nào? Có phải sự mỹ diệu về sắc đẹp xưa kia của cô gái nay đã biến mất, và sự nguy hiểm hiện ra?

-- Bạch Thế Tôn, sự thật là vậy.

-- Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các sắc pháp.

Sự xuất ly của sắc dục

Sự xuất ly các sắc chính là khả năng điều phục dục tham, đoạn trừ dục tham với chánh trí hiểu biết:

Kinh văn: Này các Tỷ-kheo và thế nào là sự xuất ly các sắc pháp? Này các Tỷ-kheo, đây là sự điều phục dục tham đối với các sắc pháp, sự đoạn trừ dục tham, như vậy là sự xuất ly các sắc pháp.

Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào không như thật tuệ tri vị ngọt các sắc pháp là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định sẽ không như thật tuệ tri các sắc pháp của họ, họ cũng không có thể đặt người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các sắc pháp, sự kiện như vậy không xảy ra. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào như thật tuệ tri vị ngọt các sắc pháp là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định như thật tuệ tri các sắc pháp của họ, họ cũng có thể đặt người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các sắc pháp, sự kiện như vậy có xảy ra.

076. Những gì Đức Phật dạy về cảm thọ

Cảm thọ - vedanā – là một thuật ngữ Phật học rất dễ bị hiểu là thái độ vui buồn hay bình thản đối với các cảnh hay những phản ứng tâm lý. Cảm thọ đơn thuần là cảm giác đối với cảnh như các hệ thống cảm biến (sensor) hoặc radar chứ không đóng vai trò xử lý như cảm xúc.

Thọ có mặt trong tất cả tâm (thọ là một trong bốn danh uẩn luôn đi chung: thọ tưởng hành thức).

Thọ có thể là thứ cảm biến sơ khởi khi căn, cảnh, thức gặp nhau trước khi có thái độ thương, ghét, lãnh đạm đây là trường hợp “xúc sở sanh thọ”.

Thọ có thể là quả của nghiệp quá khứ trong trường hợp cảm thọ của ngũ song thức: quả thiện hay quả bất thiện được xác định ngay trong sự nhận biết của ngũ song thức đối với cảnh.

Thọ chi phối thái độ sống của chúng sanh, và từ đó tác động phiền não, nghiệp, quả như trong ý nghĩa “thọ duyên ái”.

Tất cả người học Phật nghiêm túc đều cần học hiểu một cách tinh xác về ý nghĩa của thọ - vedanā trong kinh điển.

Vị ngọt các cảm thọ

Cảm thọ trong bài kinh nầy được Đức Phật đề cập là thứ cảm thọ do tinh luyện, xuất nhập như ý, bền chặt vững chãi không giống như cảm thọ bị động, vô chừng và đoản như trong cuộc sống hằng ngày. Đức Phật nói về cảm thọ trong tam muội định:

Kinh văn: Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vị ngọt các cảm thọ? Ở đây các Tỷ-kheo ly các dục, ly các bất thiện pháp tự chứng và an trú vào Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Trong khi ấy, nếu vị ấy không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, trong khi ấy vị ấy cảm giác một cảm thọ vô hại. Này các Tỷ-kheo, tối thượng vô hại ấy, Ta nói là vị ngọt các cảm thọ.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú vào Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm... Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba... Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Trong khi ấy nếu vị ấy không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, trong khi ấy vị ấy cảm giác một cảm thọ vô hại. Này các Tỷ-kheo, tối thượng vô hại ấy, Ta nói là vị ngọt các cảm thọ.

Câu Phật ngôn: “Trong khi ấy nếu vị ấy không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, trong khi ấy vị ấy cảm giác một cảm thọ vô hại” chỉ cho trạng thái “mãn ý”. Cảm thọ trong tam muội định khiến thiền giả không truy cầu và tạo nên hệ luỵ cho tự thân hay tha nhân. Điều nầy có nghĩa là đối lập với cảm thọ của chúng sanh không có thiền định.

Sự nguy hiểm của cảm thọ

Dù là cảm thọ trong thiền chứng tất cả đều bị vô thường chi phối. Không bền vững an ổn. Đó là nỗi lo, nỗi buồn cho ngay cả chúng sanh đang cảm thọ lạc dù thô hay tế.

Kinh văn: Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự nguy hiểm các cảm thọ? Này các Tỷ-kheo, các cảm thọ là vô thường, khổ, biến hoại, như vậy là sự nguy hiểm các cảm thọ.

Sự xuất ly các cảm thọ

Một lần nữa sự xuất ly chính là khả năng điều phục ái chấp, đoạn trừ dính mắc với chánh trí hiểu biết:

Kinh văn: Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự xuất ly các cảm thọ? Này các Tỷ-kheo, sự điều phục dục tham đối với các cảm thọ, sự đoạn trừ dục tham, như vậy gọi là sự xuất ly các cảm thọ.

Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào không như thật tuệ tri vị ngọt các cảm thọ là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định sẽ không như thật tuệ tri các cảm thọ của họ, họ cũng không có thể đặt người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các cảm thọ, sự kiện như vậy không xảy ra. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào như thật tuệ tri vị ngọt các cảm thọ là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định như thật tuệ tri các cảm thọ của họ, họ có thể đặt các người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các cảm thọ, sự kiện như vậy có xảy ra.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 13 [tóm tắt]

Đại Kinh Khổ Uẩn

(Mahādukkhakkhandha Sutta)

(M.i, 83)

Các du sĩ ngoại đạo chất vấn các Tỷ-kheo, nói rằng Sa- môn Gotama nói lên sự liễu tri về các dục, các sắc và các cảm thọ. Các ngoại đạo cũng đề cập một vấn đề ấy thời có sự dị biệt nào giữa Sa-môn Gotama và các ngoại đạo, có sự sai khác nào về vấn đề thuyết pháp hay giáo huấn. Các Tỷ-kheo tường trình lên đức Phật vấn đề này. Đức Phật trả lời rằng tuy các ngoại đạo nói lên như vậy, nhưng nếu hỏi chúng về vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly đối với các dục, đối với các sắc, đối với các cảm thọ thời chúng cũng không thể trả lời. Rồi Ngài thuyết giảng thế nào là vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly đối với các dục, các sắc và các cảm thọ.

1. Đối với các dục (kāma):

a) Vị ngọt: Có năm dục tăng trưởng (kāmagunā). Y cứ năm dục tăng trưởng này có lạc hỷ gì khởi lên, như vậy là vị ngọt của dục.

b) Nguy hiểm: Có tám nguy hiểm do dục làm nhân duyên, dục làm nguồn gốc:

i/ Làm các nghề để nuôi sống, chống đỡ thời tiết, đói khát xúc chạm ruồi muỗi.

ii/ Tuy nỗ lực như vậy nhưng tài sản không đến tay, nên than khóc, đau khổ, bất tỉnh.

iii/ Do nỗ lực như vậy nên tài sản đến tay, lại lo hộ trì các tài sản ấy, sợ vua chúa, sợ trộm cướp v.v... cướp đoạt. Khi bị cướp đoạt, thời than khóc, đau khổ, bất tỉnh.

iv/ Loài người anh em, cha con... tranh đoạt nhau, đánh nhau bằng tay, bằng gậy, bằng kiếm đi đến đau khổ, tử vong.

v/ Dàn trận đánh nhau, đeo cung và tên bắn nhau, chặt đầu nhau, đâm nhau, giết nhau, đưa đến đau khổ, tử vong.

vi/ Chúng công phá thành quách, quăng đâm nhau bằng gươm, đổ nước sôi vào nhau, đè bẹp nhau bằng đá, đưa đến tử vong.

vii/ Chúng đột nhập vào cửa, ăn trộm, ăn cắp, tư thông vợ người. Khi bị bắt chịu nhiều hình phạt đau đớn đến chết.

viii/ Làm các hạnh về thân, về lời, về ý, bị đọa vào ác thú, địa ngục.

c) Xuất ly: Nhiếp phục được ái đối với các dục, đoạn trừ được ái.

Những ai không như thật quán tri vị ngọt các dục là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm, xuất ly là xuất ly, thời không thể liễu tri các dục của chúng, không thể đặt các người khác trong địa vị tương tợ, nghĩa là liễu tri các dục.

2. Liễu tri các sắc:

a) Vị ngọt: Đối với các thiếu nữ xuân sắc, đẹp đẽ, nếu khởi lên lạc hỷ nào, như vậy là vị ngọt của sắc.

b) Nguy hiểm: Có sáu:

i/ Bà chị ấy khi trở thành già, răng rụng, tóc bạc, sắc đẹp xưa đã biến mất.

ii/ Bà chị ấy bệnh hoạn đau khổ, nằm trong nước phân, nước tiểu của mình, cần người nâng đỡ.

iii/ Bà chị ấy bị mất, thân bị quăng vào nghĩa địa, thi thể trương phồng lên, xanh đen, nát thối.

iv/ Thân bị quăng vào nghĩa địa, bị quạ, diều hâu, chim kên, côn trùng ăn.

v/ Với các bộ xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn các đường gân cột lại. Các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt, còn dính máu, còn gân cột lại.

vi/ (Như trên) không dính máu, chỉ còn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn một đống xương... chỉ còn xương thối trở thành bột.

c) Sự xuất ly: Sự điều phục dục ái đối với các sắc pháp (kết luận như trên dục).

3. Các cảm thọ:

a) Vị ngọt: Trong khi chứng sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, trong khi ấy vị ấy cảm giác một cảm thọ vô hại. Tối thượng vô hại ấy là vị ngọt của cảm thọ.

b) Nguy hại: Các cảm thọ, chuyển biến vô thường.

c) Sự xuất ly: Sự nhiếp phục dục ái đối với các cảm thọ.

Những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào không như thật quán tri vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của các cảm thọ, những vị này nhất định không như thật liễu tri các cảm thọ của chúng, cũng không có thể làm cho các người khác liễu tri các cảm thọ của chúng. Trái lại những Sa-môn, Bà- la-môn nào như thật quán tri vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các cảm thọ, những vị ấy như thật liễu tri các cảm thọ của chúng và có thể làm cho các người khác như thật liễu tri các cảm thọ của chúng.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 13 [dàn ý]

Đại Kinh Khổ Uẩn

(Mahādukkhakkhandha Sutta)

(M.i, 83)

A. Duyên khởi:

Nghe các du sĩ ngoại đạo chất vấn sự hiểu biết về dục, về sắc, về cảm thọ của Sa-môn Gotama và ngoại đạo không có sai khác gì, các Tỷ-kheo về trình lên Đức Phật và Đức Phật thuyết giảng.

B. Chánh kinh:

I. Ngoại đạo không thể trả lời về vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của dục, sắc và các cảm thọ.

II. Thế Tôn giải thích về vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của 3 pháp ấy:

1. Vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các dục.

2. Vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các sắc.

3. Vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các thọ.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 13 [toát yếu]

Đại Kinh Khổ Uẩn

(Mahādukkhakkhandha Sutta)

(M.i, 83)

I. TOÁT YẾU

Mahādukkhakkhanda Sutta - The greater discourse on the mass of suffering.

The Buddha explains the full understanding of sensual pleasures, material form, and feelings; there is a long section on the dangers in sensual pleasures.

Bản kinh dài nói về đống khổ.

Phật giải thích sự liễu tri các khoái lạc giác quan, liễu tri sắc và thọ; có một đoạn rất dài nói về những nguy hiểm của dục lạc.

II. TÓM TẮT

Các tỳ kheo đến thăm các du sĩ ngoại đạo và bị chất vấn có gì khác nhau giữa thuyết của Phật với ngoại đạo về ba vấn đề dục, sắc pháp và cảm thọ, vì họ cũng như Phật, hiểu biết hoàn toàn về ba pháp ấy. Tỳ kheo trở về bạch Phật, Phật giảng về sự liễu tri ba pháp ấy trong giáo lý

Ngài, ấy là cần phải liễu tri ba điều: vị ngọt, nguy hiểm và sự xuất ly khỏi chúng.

A. Trước hết về dục

Vị ngọt là năm pháp tăng trưởng dục: các sắc, thanh, hương, vị, xúc khả ái do năm giác quan tiếp nhận. Nguy hiểm là:

1. Vì theo đuổi năm thứ ấy mà phải vất vả làm lụng đủ thứ nghề nghiệp.

2. Sự đau khổ thất vọng ê chề nếu sau bao nhiêu nỗ lực theo đuổi mà vẫn không có được điều mình muốn.

3. Sự mất công gìn giữ, lo sợ mất mát khi đã có được.

4. Nỗi đau khổ ghê gớm khi tài sản đã có bị mất trộm, bị tịch thu, bị trôi, bị cháy, bị con hư phá tán.

5. Vì các dục, mà chiến tranh xảy ra khắp nơi giữa người với người; ngay cả trong gia đình, vợ chồng con cái cũng tranh chấp nhau, đưa đến tử vong hoặc đau khổ gần chết.

6. Do dục mà con người trở nên hung bạo tán tận lương tâm, đánh nhau chết bỏ.

7. Do dục mà có cướp bóc giết hại, và có những hình phạt ghê gớm dành cho tội nhân.

8. Do dục mà con người làm các ác hành về thân, ngữ, ý, chết đọa vào các cõi dữ. Đấy là những nguy hiểm của dục. Sự xuất ly là điều phục lòng tham đối với sắc thanh hương vị xúc, cho đến đoạn tận tham dục.

B. Về sắc, ở đây là nữ sắc.

Vị ngọt là vẻ đẹp nơi thiếu nữ, gợi lên cảm giác hỷ lạc nơi người nhìn. Nguy hiểm là vẻ già xấu, bệnh hoạn nằm một chỗ, đắm mình trong phân tiểu của chính mình khi cô ấy đến tuổi thành bà ngoại. Nguy hiểm nữa là vẻ ghê tởm của xác chết khi bị quăng bỏ nơi nghĩa địa, cho đến khi chỉ còn là những đốt xương rời rạc, tan thành tro bụi. Đó là nguy hiểm của sắc. Sự xuất ly khỏi sắc là điều phục dục tham đối với sắc, cho đến đoạn trừ tham dục.

C. Về cảm thọ.

Phật đưa ra hỷ lạc thiền định, để hiển thị ngay cả lạc thọ vô hại ấy cũng còn có nguy hiểm, huống hồ các lạc thọ khác. Vị ngọt là hỷ lạc do ly dục ở sơ thiền, hỷ lạc do định ở nhị thiền, lạc ở tam thiền, xả niệm thanh tịnh ở tứ thiền. Đấy là vị ngọt tối thượng của cảm thọ, vì nó vô hại. Nguy hiểm của cảm thọ này là nó cũng vô thường, biến hoại, nên là khổ. Sự xuất ly các cảm thọ là điều phục dục tham đối với các cảm thọ, đoạn trừ dục tham.

Người nào như thật tuệ tri được vị ngọt, nguy hiểm và xuất ly của các dục, sắc, và thọ, thì mới có khả năng giúp người khác như thật tuệ tri các pháp ấy.

III. CHÚ GIẢI

Liễu tri - parinnā đây có nghĩa là vượt qua, samatik- khama hay từ bỏ, pahāna. Du sĩ ngoại đạo cho chứng sơ thiền là liễu tri dục, chứng các vô sắc là liễu tri sắc, chứng thiền vô tưởng là liễu tri thọ. Trái lại, Phật dạy ở Bất hoàn đạo mới liễu tri các dục, ở A-la-hán đạo mới liễu tri sắc và thọ.

IV. PHÁP SỐ

Ba pháp: vị ngọt, nguy hiểm, sự xuất ly.

Năm dục trưởng dưỡng: sắc, thanh, hương, vị, xúc.

V. KỆ TỤNG

A. Liễu tri dục

Trong giáo pháp Như Lai

Liên hệ dục, sắc, thọ

Liễu tri cũng đồng nghĩa

"Đoạn tận" và "từ bỏ"

Trước hết, liễu tri "dục"

Cần biết rõ ba điều
Vị ngọt và nguy hiểm

Cùng xuất ly khỏi dục.

Đây vị ngọt của dục:
Các sắc đẹp, tiếng hay,

Mùi thơm và vị ngon

Cùng xúc giác êm dịu.

Tất cả những thứ gì
Năm giác quan nhận thức

Đem lại sự mê ly
Là vị ngọt của dục.
Nguy hiểm của năm dục

Thực khó nói cho cùng
Đây chỉ kể sơ lược
Những nguy khổ nói chung

Nào mất công theo đuổi

Chịu bao nỗi nhọc nhằn

Làm đủ thứ nghề nghiệp

Vừa lao lực, lao tâm.

Nếu nỗ lực tinh cần

Mà vẫn không có được

Tài sản mình mong ước

Họ đấm ngực khóc than.

Khi được của vào tay

Họ lo lắng đêm ngày

Lo tịch thu, trộm cướp,

Trôi, cháy, con ăn xài.

Của chưa mất đã khổ

Sợ vạ gió tai bay

Khi mất thực càng khổ

Kêu "Trời, tôi trắng tay."

Lại dục là nguyên do

Có xung đột, đôi co

Đánh nhau đến trí mạng

Người thân hóa kẻ thù.

Dục thú đẩy sát sinh

Tà dâm và trộm cắp

Cùng mọi việc gian ác

Đến tán tận nhân tình.

Do dục, bị tra khảo

Bằng đủ thứ nhục hình

Hiện tại phải tù tội
Còn khổ kiếp lai sinh.

Dục vui ít khổ nhiều

Nguy hiểm lại nhiều hơn

Điều phục, đoạn tận tham

Ấy là xuất ly dục.

B. Liễu tri Sắc

Vị ngọt của sắc pháp
Là sắc đẹp gái trai
Tuổi chưa quá hai mươi

Mùa xuân của đời người.

Nguy hiểm của sắc pháp

Là lúc đã đến thời

Em gái thành bà ngoại

Còn đâu nhan sắc tươi.

Lưng còng, tóc bạc trắng

Làn da khô nhăn nheo

Già bệnh nằm một chỗ

Còn đâu vẻ mỹ miều.

Vị ngọt đã biến mất
Chỉ còn lại đắng cay

Của mối nguy già, chết

Chờ đợi tấm thân này.

Nguy hiểm của sắc pháp

Là thi thể cô gái

Khi bỏ ngoài nghĩa địa

Loài chim thú rỉa thây.

Nguy hiểm của sắc pháp

Là thi thể cô gái

Khi chỉ còn bộ xương
Và xương thành bột trắng.

Xuất ly khỏi sắc pháp
Là điều phục dục tham

Và đoạn trừ tham dục

Đối với sắc, không ham.

C. Liễu tri thọ

Vị ngọt của cảm thọ
Là hỷ lạc sơ thiền
Do ly dục sinh ra:
Vắng bóng niềm đau khổ.

Và hỷ lạc nhị thiền
Do tập trung sinh ra

Không còn tầm với tứ:

Một cảm thọ ngọt ngào.

Tam thiền thuần lạc thọ

Và xả thọ thanh tịnh
Ở định chứng tứ thiền

Là vị ngọt cảm thọ.

Nguy hiểm của cảm thọ:

Tối thượng vô hại này

Bị vô thường biến hoại

Nên vẫn nằm trong khổ.

Xuất ly các cảm thọ

Là điều phục dục tham

Đoạn trừ hết dục tham

Với tất cả cảm thọ.
Ai như thật tuệ tri

Vị ngọt là vị ngọt
Nguy hiểm là nguy hiểm

Xuất ly là xuất ly
Thì tự mình giải thoát

Khỏi đau khổ sầu bi

Và có thể đưa người

Tuệ tri các cảm thọ.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

13. Mahādukkhakkhandhasuttaṃ [Mūla]

163. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho sambahulā bhikkhū pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya sāvatthiṃ piṇḍāya pāvisiṃsu. Atha kho tesaṃ bhikkhūnaṃ etadahosi : ''atippago kho tāva sāvatthiyaṃ piṇḍāya carituṃ, yaṃ nūna mayaṃ yena aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ ārāmo tenupasaṅkameyyāmāti. Atha kho te bhikkhū yena aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ ārāmo tenupasaṅkamiṃsu upasaṅkamitvā tehi aññatitthiyehi paribbājakehi saddhiṃ sammodiṃsu sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinne kho te bhikkhū te aññatitthiyā paribbājakā etadavocuṃ : ''samaṇo, āvuso, gotamo kāmānaṃ pariññaṃ paññapeti, mayampi kāmānaṃ pariññaṃ paññapema samaṇo, āvuso, gotamo rūpānaṃ pariññaṃ paññapeti, mayampi rūpānaṃ pariññaṃ paññapema samaṇo, āvuso, gotamo vedanānaṃ pariññaṃ paññapeti, mayampi vedanānaṃ pariññaṃ paññapema idha no, āvuso, ko viseso, ko adhippayāso, kiṃ nānākaraṇaṃ samaṇassa vā gotamassa amhākaṃ vā : yadidaṃ dhammadesanāya vā dhammadesanaṃ, anusāsaniyā vā anusāsaninti? atha kho te bhikkhū tesaṃ aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ bhāsitaṃ neva abhinandiṃsu, nappaṭikkosiṃsu anabhinanditvā appaṭikkositvā uṭṭhāyāsanā pakkamiṃsu : ''bhagavato santike etassa bhāsitassa atthaṃ ājānissāmāti.

164. Atha kho te bhikkhū sāvatthiyaṃ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkantā yena Bhagavā tenupasaṅkamiṃsu upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṃ etadavocuṃ : ''idha mayaṃ, bhante, pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya sāvatthiṃ piṇḍāya pāvisimha. Tesaṃ no, bhante, amhākaṃ etadahosi : 'atippago kho tāva sāvatthiyaṃ piṇḍāya carituṃ, yaṃ nūna mayaṃ yena aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ ārāmo tenupasaṅkameyyāmāti. Atha kho mayaṃ, bhante, yena aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ ārāmo tenupasaṅkamimha upasaṅkamitvā tehi aññatitthiyehi paribbājakehi saddhiṃ sammodimha sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdimha. Ekamantaṃ nisinne kho amhe, bhante, te aññatitthiyā paribbājakā etadavocuṃ : 'samaṇo, āvuso, gotamo kāmānaṃ pariññaṃ paññapeti, mayampi kāmānaṃ pariññaṃ paññapema . Samaṇo, āvuso, gotamo rūpānaṃ pariññaṃ paññapeti, mayampi rūpānaṃ pariññaṃ paññapema. Samaṇo, āvuso, gotamo vedanānaṃ pariññaṃ paññapeti, mayampi vedanānaṃ pariññaṃ paññapema. Idha no, āvuso, ko viseso, ko adhippayāso, kiṃ nānākaraṇaṃ samaṇassa vā gotamassa amhākaṃ vā, yadidaṃ dhammadesanāya vā dhammadesanaṃ anusāsaniyā vā anusāsaninti. Atha kho mayaṃ, bhante, tesaṃ aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ bhāsitaṃ neva abhinandimha, nappaṭikkosimha anabhinanditvā appaṭikkositvā uṭṭhāyāsanā pakkamimha : 'bhagavato santike etassa bhāsitassa atthaṃ ājānissāmāti.

165. ''Evaṃvādino, bhikkhave, aññatitthiyā paribbājakā evamassu vacanīyā : 'ko panāvuso, kāmānaṃ assādo, ko ādīnavo, kiṃ nissaraṇaṃ? ko rūpānaṃ assādo, ko ādīnavo, kiṃ nissaraṇaṃ? ko vedanānaṃ assādo, ko ādīnavo, kiṃ nissaraṇanti? evaṃ puṭṭhā, bhikkhave, aññatitthiyā paribbājakā na ceva sampāyissanti, uttariñca vighātaṃ āpajjissanti. Taṃ kissa hetu? yathā taṃ, bhikkhave, avisayasmiṃ. Nāhaṃ taṃ, bhikkhave, passāmi sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya yo imesaṃ pañhānaṃ veyyākaraṇena cittaṃ ārādheyya, aññatra tathāgatena vā tathāgatasāvakena vā, ito vā pana sutvā.

166. ''Ko ca, bhikkhave, kāmānaṃ assādo? pañcime, bhikkhave, kāmaguṇā. Katame pañca? cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā, sotaviññeyyā saddā - pe - ghānaviññeyyā gandhā ... jivhāviññeyyā rasā... kāyaviññeyyā phoṭṭhabbā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā : ime kho, bhikkhave, pañca kāmaguṇā. Yaṃ kho, bhikkhave, ime pañca kāmaguṇe paṭicca uppajjati sukhaṃ somanassaṃ : ayaṃ kāmānaṃ assādo.

167. ''Ko ca, bhikkhave, kāmānaṃ ādīnavo? idha, bhikkhave, kulaputto yena sippaṭṭhānena jīvikaṃ kappeti : yadi muddāya yadi gaṇanāya yadi saṅkhānena [saṅkhāya (ka.)] yadi kasiyā yadi vaṇijjāya yadi gorakkhena yadi issatthena yadi rājaporisena yadi sippaññatarena : sītassa purakkhato uṇhassa purakkhato ḍaṃsamakasavātātapasarīṃsapasamphassehi rissamāno [īrayamāno (ka.), samphassamāno (cūḷani0 khaggavisāṇasutta 136)] khuppipāsāya mīyamāno ayampi, bhikkhave, kāmānaṃ ādīnavo sandiṭṭhiko, dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṃ kāmādhikaraṇaṃ kāmānameva hetu. ''Tassa ce, bhikkhave, kulaputtassa evaṃ uṭṭhahato ghaṭato vāyamato te bhogā nābhinipphajjanti. So socati kilamati paridevati urattāḷiṃ kandati, sammohaṃ āpajjati : 'moghaṃ vata me uṭṭhānaṃ, aphalo vata me vāyāmoti. Ayampi, bhikkhave, kāmānaṃ ādīnavo sandiṭṭhiko dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṃ kāmādhikaraṇaṃ kāmānameva hetu. ''Tassa ce, bhikkhave, kulaputtassa evaṃ uṭṭhahato ghaṭato vāyamato te bhogā abhinipphajjanti. So tesaṃ bhogānaṃ ārakkhādhikaraṇaṃ dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvedeti : 'kinti me bhoge neva rājāno hareyyuṃ, na corā hareyyuṃ, na aggi daheyya, na udakaṃ vaheyya [vāheyya (ka.)], na appiyā dāyādā hareyyunti. Tassa evaṃ ārakkhato gopayato te bhoge rājāno vā haranti, corā vā haranti, aggi vā dahati, udakaṃ vā vahati, appiyā vā dāyādā haranti. So socati kilamati paridevati urattāḷiṃ kandati, sammohaṃ āpajjati : 'yampi me ahosi tampi no natthīti. Ayampi, bhikkhave, kāmānaṃ ādīnavo sandiṭṭhiko, dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṃ kāmādhikaraṇaṃ kāmānameva hetu.

168. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, kāmahetu kāmanidānaṃ kāmādhikaraṇaṃ kāmānameva hetu rājānopi rājūhi vivadanti, khattiyāpi khattiyehi vivadanti , brāhmaṇāpi brāhmaṇehi vivadanti, gahapatīpi gahapatīhi vivadanti, mātāpi puttena vivadati, puttopi mātarā vivadati, pitāpi puttena vivadati, puttopi pitarā vivadati, bhātāpi bhātarā vivadati, bhātāpi bhaginiyā vivadati, bhaginīpi bhātarā vivadati, sahāyopi sahāyena vivadati. Te tattha kalahaviggahavivādāpannā aññamaññaṃ pāṇīhipi upakkamanti, leḍḍūhipi upakkamanti, daṇḍehipi upakkamanti, satthehipi upakkamanti. Te tattha maraṇampi nigacchanti, maraṇamattampi dukkhaṃ . Ayampi, bhikkhave, kāmānaṃ ādīnavo sandiṭṭhiko, dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṃ kāmādhikaraṇaṃ kāmānameva hetu. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, kāmahetu kāmanidānaṃ kāmādhikaraṇaṃ kāmānameva hetu asicammaṃ gahetvā, dhanukalāpaṃ sannayhitvā, ubhatobyūḷhaṃ saṅgāmaṃ pakkhandanti usūsupi khippamānesu , sattīsupi khippamānāsu, asīsupi vijjotalantesu. Te tattha usūhipi vijjhanti, sattiyāpi vijjhanti, asināpi sīsaṃ chindanti. Te tattha maraṇampi nigacchanti, maraṇamattampi dukkhaṃ. Ayampi, bhikkhave, kāmānaṃ ādīnavo sandiṭṭhiko, dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṃ kāmādhikaraṇaṃ kāmānameva hetu.

''Puna caparaṃ, bhikkhave, kāmahetu kāmanidānaṃ kāmādhikaraṇaṃ kāmānameva hetu asicammaṃ gahetvā, dhanukalāpaṃ sannayhitvā, addāvalepanā [aṭṭāvalepanā (syā. ka.)] upakāriyo pakkhandanti usūsupi khippamānesu, sattīsupi khippamānāsu , asīsupi vijjotalantesu. Te tattha usūhipi vijjhanti, sattiyāpi vijjhanti, chakaṇakāyapi [pakaṭṭhiyāpi (sī.)] osiñcanti, abhivaggenapi omaddanti, asināpi sīsaṃ chindanti. Te tattha maraṇampi nigacchanti, maraṇamattampi dukkhaṃ. Ayampi, bhikkhave, kāmānaṃ ādīnavo sandiṭṭhiko, dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṃ kāmādhikaraṇaṃ kāmānameva hetu.

169. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, kāmahetu kāmanidānaṃ kāmādhikaraṇaṃ kāmānameva hetu sandhimpi chindanti, nillopampi haranti, ekāgārikampi karonti, paripanthepi tiṭṭhanti, paradārampi gacchanti. Tamenaṃ rājāno gahetvā vividhā kammakāraṇā kārenti : kasāhipi tāḷenti, vettehipi tāḷenti, aḍḍhadaṇḍakehipi tāḷenti hatthampi chindanti, pādampi chindanti, hatthapādampi chindanti, kaṇṇampi chindanti, nāsampi chindanti, kaṇṇanāsampi chindanti bilaṅgathālikampi karonti , saṅkhamuṇḍikampi karonti, rāhumukhampi karonti, jotimālikampi karonti, hatthapajjotikampi karonti, erakavattikampi karonti, cīrakavāsikampi karonti, eṇeyyakampi karonti, baḷisamaṃsikampi karonti, kahāpaṇikampi karonti, khārāpatacchikampi karonti, palighaparivattikampi karonti, palālapīṭhakampi karonti, tattenapi telena osiñcanti, sunakhehipi khādāpenti, jīvantampi sūle uttāsenti, asināpi sīsaṃ chindanti . Te tattha maraṇampi nigacchanti, maraṇamattampi dukkhaṃ. Ayampi, bhikkhave, kāmānaṃ ādīnavo sandiṭṭhiko, dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṃ kāmādhikaraṇaṃ kāmānameva hetu. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, kāmahetu kāmanidānaṃ kāmādhikaraṇaṃ kāmānameva hetu kāyena duccaritaṃ caranti, vācāya duccaritaṃ caranti, manasā duccaritaṃ caranti. Te kāyena duccaritaṃ caritvā, vācāya duccaritaṃ caritvā, manasā duccaritaṃ caritvā, kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjanti. Ayampi, bhikkhave, kāmānaṃ ādīnavo samparāyiko, dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṃ kāmādhikaraṇaṃ kāmānameva hetu.

170. ''Kiñca, bhikkhave, kāmānaṃ nissaraṇaṃ? yo kho, bhikkhave, kāmesu chandarāgavinayo chandarāgappahānaṃ : idaṃ kāmānaṃ nissaraṇaṃ. ''Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā evaṃ kāmānaṃ assādañca assādato ādīnavañca ādīnavato nissaraṇañca nissaraṇato yathābhūtaṃ nappajānanti te vata sāmaṃ vā kāme parijānissanti, paraṃ vā tathattāya samādapessanti yathā paṭipanno kāme parijānissatīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati. Ye ca kho keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā evaṃ kāmānaṃ assādañca assādato ādīnavañca ādīnavato nissaraṇañca nissaraṇato yathābhūtaṃ pajānanti, te vata sāmaṃ vā kāme parijānissanti paraṃ vā tathattāya samādapessantntti yathā paṭipanno kāme parijānissatīti : ṭhānametaṃ vijjati.

171. ''Ko ca, bhikkhave, rūpānaṃ assādo? seyyathāpi, bhikkhave, khattiyakaññā vā brāhmaṇakaññā vā gahapatikaññā vā pannarasavassuddesikā vā soḷasavassuddesikā vā, nātidīghā nātirassā nātikisā nātithūlā nātikāḷī nāccodātā paramā sā, bhikkhave, tasmiṃ samaye subhā vaṇṇanibhāti? 'evaṃ, bhante. Yaṃ kho, bhikkhave, subhaṃ vaṇṇanibhaṃ paṭicca uppajjati sukhaṃ somanassaṃ : ayaṃ rūpānaṃ assādo. ''Ko ca, bhikkhave, rūpānaṃ ādīnavo? idha, bhikkhave, tameva bhaginiṃ passeyya aparena samayena āsītikaṃ vā nāvutikaṃ vā vassasatikaṃ vā jātiyā, jiṇṇaṃ gopānasivaṅkaṃ bhoggaṃ daṇḍaparāyanaṃ pavedhamānaṃ gacchantiṃ āturaṃ gatayobbanaṃ khaṇḍadantaṃ [khaṇḍadantiṃ (sī. pī.)] palitakesaṃ [palitakesiṃ], vilūnaṃ khalitasiraṃ valinaṃ tilakāhatagattaṃ [tilakāhatagattiṃ (bahūsu) aṭṭhakathā ṭīkā oloketabbā]. Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, yā purimā subhā vaṇṇanibhā sā antarahitā, ādīnavo pātubhūtoti? 'evaṃ, bhante. Ayampi, bhikkhave, rūpānaṃ ādīnavo. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, tameva bhaginiṃ passeyya ābādhikaṃ dukkhitaṃ bāḷhagilānaṃ, sake muttakarīse palipannaṃ semānaṃ [seyyamānaṃ (ka.)], aññehi vuṭṭhāpiyamānaṃ, aññehi saṃvesiyamānaṃ. Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, yā purimā subhā vaṇṇanibhā sā antarahitā, ādīnavo pātubhūtoti? 'evaṃ, bhante. Ayampi, bhikkhave, rūpānaṃ ādīnavo.

172. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, tameva bhaginiṃ passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ : ekāhamataṃ vā dvīhamataṃ vā tīhamataṃ vā, uddhumātakaṃ vinīlakaṃ vipubbakajātaṃ. Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, yā purimā subhā vaṇṇanibhā sā antarahitā, ādīnavo pātubhūtoti? 'evaṃ, bhante. Ayampi, bhikkhave, rūpānaṃ ādīnavo. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, tameva bhaginiṃ passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ : kākehi vā khajjamānaṃ, kulalehi vā khajjamānaṃ, gijjhehi vā khajjamānaṃ, kaṅkehi vā khajjamānaṃ, sunakhehi vā khajjamānaṃ, byagghehi vā khajjamānaṃ, dīpīhi vā khajjamānaṃ, siṅgālehi vā khajjamānaṃ, vividhehi vā pāṇakajātehi khajjamānaṃ. Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave , yā purimā subhā vaṇṇanibhā sā antarahitā, ādīnavo pātubhūtoti? 'evaṃ, bhante. Ayampi, bhikkhave, rūpānaṃ ādīnavo. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, tameva bhaginiṃ passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ : aṭṭhikasaṅkhalikaṃ samaṃsalohitaṃ nhārusambandhaṃ, aṭṭhikasaṅkhalikaṃ nimaṃsalohitamakkhitaṃ nhārusambandhaṃ, aṭṭhikasaṅkhalikaṃ apagatamaṃsalohitaṃ nhārusambandhaṃ, aṭṭhikāni apagatasambandhāni disāvidisāvikkhittāni : aññena hatthaṭṭhikaṃ, aññena pādaṭṭhikaṃ, aññena gopphakaṭṭhikaṃ, aññena jaṅghaṭṭhikaṃ, aññena ūruṭṭhikaṃ, aññena kaṭiṭṭhikaṃ, aññena phāsukaṭṭhikaṃ, aññena piṭṭhiṭṭhikaṃ, aññena khandhaṭṭhikaṃ, aññena gīvaṭṭhikaṃ, aññena hanukaṭṭhikaṃ, aññena dantaṭṭhikaṃ, aññena sīsakaṭāhaṃ. Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, yā purimā subhā vaṇṇanibhā sā antarahitā, ādīnavo pātubhūtoti? 'evaṃ, bhante. Ayampi, bhikkhave, rūpānaṃ ādīnavo.

''Puna caparaṃ, bhikkhave, tameva bhaginiṃ passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ : aṭṭhikāni setāni saṅkhavaṇṇapaṭibhāgāni, aṭṭhikāni puñjakitāni terovassikāni, aṭṭhikāni pūtīni cuṇṇakajātāni. Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, yā purimā subhā vaṇṇanibhā sā antarahitā, ādīnavo pātubhūtoti? 'evaṃ, bhante. Ayampi, bhikkhave, rūpānaṃ ādīnavo. ''Kiñca, bhikkhave, rūpānaṃ nissaraṇaṃ? yo, bhikkhave, rūpesu chandarāgavinayo chandarāgappahānaṃ : idaṃ rūpānaṃ nissaraṇaṃ. ''Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā evaṃ rūpānaṃ assādañca assādato ādīnavañca ādīnavato nissaraṇañca nissaraṇato yathābhūtaṃ nappajānanti te vata sāmaṃ vā rūpe parijānissanti, paraṃ vā tathattāya samādapessanti yathā paṭipanno rūpe parijānissatīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati. Ye ca kho keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā evaṃ rūpānaṃ assādañca assādato ādīnavañca ādīnavato nissaraṇañca nissaraṇato yathābhūtaṃ pajānanti te vata sāmaṃ vā rūpe parijānissanti paraṃ vā tathattāya samādapessanti yathā paṭipanno rūpe parijānissatīti : ṭhānametaṃ vijjati.

173. ''Ko ca, bhikkhave, vedanānaṃ assādo? idha, bhikkhave, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Yasmiṃ samaye, bhikkhave, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati, neva tasmiṃ samaye attabyābādhāyapi ceteti, na parabyābādhāyapi ceteti, na ubhayabyābādhāyapi ceteti abyābajjhaṃyeva tasmiṃ samaye vedanaṃ vedeti. Abyābajjhaparamāhaṃ, bhikkhave, vedanānaṃ assādaṃ vadāmi.

''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati - pe - yasmiṃ samaye, bhikkhave, bhikkhu pītiyā ca virāgā, upekkhako ca viharati, sato ca sampajāno sukhañca kāyena paṭisaṃvedeti yaṃ taṃ ariyā ācikkhanti : 'upekkhako satimā sukhavihārīti tatiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati - pe - yasmiṃ samaye, bhikkhave, bhikkhu sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṃ atthaṅgamā adukkhamasukhaṃ upekkhāsatipārisuddhiṃ catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati, neva tasmiṃ samaye attabyābādhāyapi ceteti, na parabyābādhāyapi ceteti, na ubhayabyābādhāyapi ceteti abyābajjhaṃyeva tasmiṃ samaye vedanaṃ vedeti. Abyābajjhaparamāhaṃ, bhikkhave, vedanānaṃ assādaṃ vadāmi.

174. ''Ko ca, bhikkhave, vedanānaṃ ādīnavo? yaṃ, bhikkhave, vedanā aniccā dukkhā vipariṇāmadhammā : ayaṃ vedanānaṃ ādīnavo. ''Kiñca, bhikkhave, vedanānaṃ nissaraṇaṃ? yo, bhikkhave, vedanāsu chandarāgavinayo, chandarāgappahānaṃ : idaṃ vedanānaṃ nissaraṇaṃ. ''Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā evaṃ vedanānaṃ assādañca assādato ādīnavañca ādīnavato nissaraṇañca nissaraṇato yathābhūtaṃ nappajānanti, te vata sāmaṃ vā vedanaṃ parijānissanti, paraṃ vā tathattāya samādapessanti yathā paṭipanno vedanaṃ parijānissatīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati. Ye ca kho keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā evaṃ vedanānaṃ assādañca assādato ādīnavañca ādīnavato nissaraṇañca nissaraṇato yathābhūtaṃ pajānanti te vata sāmaṃ vā vedanaṃ parijānissanti, paraṃ vā tathattāya samādapessanti yathā paṭipanno vedanaṃ parijānissatīti : ṭhānametaṃ vijjatīti. Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

Mahādukkhakkhandhasuttaṃ niṭṭhitaṃ tatiyaṃ.

13. Mahādukkhakkhandhasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

163. Evaṃ me sutanti mahādukkhakkhandhasuttaṃ. Tattha vinayapariyāyena tayo janā sambahulāti vuccanti, tato paraṃ saṅgho. Suttantapariyāyena tayo tayo eva, tato uddhaṃ sambahulāti vuccanti. Idha suttantapariyāyena sambahulāti veditabbā. Piṇḍāya pāvisiṃsūti paviṭṭhā, te pana na tāva paviṭṭhā, pavisissāmāti nikkhantattā pana pavisiṃsūti vuttā. Yathā gāmaṃ gamissāmīti nikkhantapuriso taṃ gāmaṃ appattopi ‘‘kuhiṃ itthannāmo’’ti vutte ‘‘gāmaṃ gato’’ti vuccati, evaṃ. Paribbājakānaṃ ārāmoti jetavanato avidūre aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ ārāmo atthi, taṃ sandhāya evamāhaṃsu. Samaṇo, āvusoti, āvuso, tumhākaṃ satthā samaṇo gotamo. Kāmānaṃ pariññanti kāmānaṃ pahānaṃ samatikkamaṃ paññapeti. Rūpavedanāsupi eseva nayo.

Tattha titthiyā sakasamayaṃ jānantā kāmānaṃ pariññaṃ paññapeyyuṃ paṭhamajjhānaṃ vadamānā, rūpānaṃ pariññaṃ paññapeyyuṃ arūpabhavaṃ vadamānā, vedanānaṃ pariññaṃ paññapeyyuṃ asaññabhavaṃ vadamānā. Te pana ‘‘idaṃ nāma paṭhamajjhānaṃ ayaṃ rūpabhavo ayaṃ arūpabhavo’’tipi na jānanti. Te paññapetuṃ asakkontāpi kevalaṃ ‘‘paññapema paññapemā’’ti vadanti. Tathāgato kāmānaṃ pariññaṃ anāgāmimaggena paññapeti, rūpavedanānaṃ arahattamaggena. Te evaṃ mahante visese vijjamānepi idha no, āvuso, ko vivesotiādimāhaṃsu.

Tattha idhāti imasmiṃ paññāpane. Dhammadesanāya vā dhammadesananti yadidaṃ samaṇassa vā gotamassa dhammadesanāya saddhiṃ amhākaṃ dhammadesanaṃ, amhākaṃ vā dhammadesanāya saddhiṃ samaṇassa gotamassa dhammadesanaṃ ārabbha nānākaraṇaṃ vuccetha, taṃ kinnāmāti vadanti. Dutiyapadepi eseva nayo. Iti vemajjhe bhinnasuvaṇṇaṃ viya sāsanena saddhiṃ attano laddhivacanamattena samadhuraṃ ṭhapayiṃsu. Neva abhinandiṃsūti evametanti na sampaṭicchiṃsu. Nappaṭikkosiṃsūti nayidaṃ evanti nappaṭisedhesuṃ. Kasmā? Te kira titthiyā nāma andhasadisā, jānitvā vā ajānitvā vā katheyyunti nābhinandiṃsu, pariññanti vacanena īsakaṃ sāsanagandho atthīti nappaṭikkosiṃsu. Janapadavāsino vā te sakasamayaparasamayesu na suṭṭhu kusalātipi ubhayaṃ nākaṃsu.

165. Na ceva sampāyissantīti sampādetvā kathetuṃ na sakkhissanti. Uttariñca vighātanti asampāyanato uttarimpi dukkhaṃ āpajjissanti. Sampādetvā kathetuṃ asakkontānaṃ nāma hi dukkhaṃ uppajjati. Yathā taṃ, bhikkhave, avisayasminti ettha yathāti kāraṇavacanaṃ, tanti nipātamattaṃ. Yasmā avisaye pañho pucchito hotīti attho. Sadevaketi saha devehi sadevake. Samārakādīsupi eseva nayo. Evaṃ tīṇi ṭhānāni loke pakkhipitvā dve pajāyāti pañcahipi sattalokameva pariyādiyitvā etasmiṃ sadevakādibhede loke taṃ devaṃ vā manussaṃ vā na passāmīti dīpeti. Ito vā pana sutvāti ito vā pana mama sāsanato sutvā atathāgatopi atathāgatasāvakopi ārādheyya paritoseyya. Aññathā ārādhanaṃ nāma natthīti dasseti.

166. Idāni attano tesaṃ pañhānaṃ veyyākaraṇena cittārādhanaṃ dassento ko ca, bhikkhavetiādimāha. Kāmaguṇāti kāmayitabbaṭṭhena kāmā. Bandhanaṭṭhena guṇā. ‘‘Anujānāmi, bhikkhave, ahatānaṃ vatthānaṃ dviguṇaṃ saṅghāṭi’’nti (mahāva. 348) ettha hi paṭalaṭṭho guṇaṭṭho. ‘‘Accenti kālā tarayanti rattiyo, vayoguṇā anupubbaṃ jahantī’’ti (saṃ. ni. 1.4) ettha rāsaṭṭho guṇaṭṭho. ‘‘Sataguṇā dakkhiṇā pāṭikaṅkhitabbā’’ti (ma. ni. 3.379) ettha ānisaṃsaṭṭho guṇaṭṭho. ‘‘Antaṃ antaguṇaṃ (khu. pā. 3 dvattiṃsākāre; dī. ni. 2.377) kayirā mālāguṇe bahū’’ti (dha. pa. 53) ettha bandhanaṭṭho guṇaṭṭho. Idhāpi eseva adhippeto, tena vuttaṃ ‘‘bandhanaṭṭhena guṇā’’ti. Cakkhuviññeyyāti cakkhuviññāṇena passitabbā. Etenupāyena sotaviññeyyādīsupi attho veditabbo. Iṭṭhāti pariyiṭṭhā vā hontu mā vā, iṭṭhārammaṇabhūtāti attho. Kantāti kamanīyā. Manāpāti manavaḍḍhanakā. Piyarūpāti piyajātikā. Kāmūpasaṃhitāti ārammaṇaṃ katvā uppajjamānena kāmena upasaṃhitā. Rajanīyāti rajjaniyā, rāguppattikāraṇabhūtāti attho.

167. Yadi muddāyātiādīsu muddāti aṅgulipabbesu saññaṃ ṭhapetvā hatthamuddā. Gaṇanāti acchiddagaṇanā. Saṅkhānanti piṇḍagaṇanā. Yāya khettaṃ oloketvā idha ettakā vīhī bhavissanti, rukkhaṃ oloketvā idha ettakāni phalāni bhavissanti, ākāsaṃ oloketvā ime ākāse sakuṇā ettakā nāma bhavissantīti jānanti.

Kasīti kasikammaṃ. Vaṇijjāti jaṅghavaṇijjathalavaṇijjādivaṇippatho. Gorakkhanti attano vā paresaṃ vā gāvo rakkhitvā pañcagorasavikkayena jīvanakammaṃ. Issattho vuccati āvudhaṃ gahetvā upaṭṭhānakammaṃ. Rājaporisanti āvudhena rājakammaṃ katvā upaṭṭhānaṃ. Sippaññataranti gahitāvasesaṃ hatthiassasippādi. Sītassa purakkhatoti lakkhaṃ viya sarassa sītassa purato, sītena bādhīyamānoti attho. Uṇhepi eseva nayo. Ḍaṃsādīsu ḍaṃsāti piṅgalamakkhikā. Makasāti sabbamakkhikā, sarīsapāti ye keci saritvā gacchanti. Rissamānoti ruppamāno, ghaṭṭiyamāno. Mīyamānoti maramāno. Ayaṃ, bhikkhaveti, bhikkhave, ayaṃ muddādīhi jīvikakappanaṃ āgamma sītādipaccayo ābādho. Kāmānaṃ ādīnavoti kāmesu upaddavo, upassaggoti attho. Sandiṭṭhikoti paccakkho sāmaṃ passitabbo. Dukkhakkhandhoti dukkharāsi. Kāmahetūtiādīsu paccayaṭṭhena kāmā assa hetūti kāmahetu. Mūlaṭṭhena kāmā nidānamassāti kāmanidāno. Liṅgavipallāsena pana kāmanidānanti vutto. Kāraṇaṭṭhena kāmā adhikaraṇaṃ assāti kāmādhikaraṇo. Liṅgavipallāseneva pana kāmādhikaraṇanti vutto. Kāmānameva hetūti idaṃ niyamavacanaṃ, kāmapaccayā uppajjatiyevāti attho.

Uṭṭhahatoti ājīvasamuṭṭhāpakavīriyena uṭṭhahantassa. Ghaṭatoti taṃ vīriyaṃ pubbenāparaṃ ghaṭentassa. Vāyamatoti vāyāmaṃ parakkamaṃ payogaṃ karontassa. Nābhinipphajjantīti na nipphajjanti, hatthaṃ nābhiruhanti. Socatīti citte uppannabalavasokena socati. Kilamatīti kāye uppannadukkhena kilamati. Paridevatīti vācāya paridevati. Urattāḷinti uraṃ tāḷetvā. Kandatīti rodati. Sammohaṃ āpajjatīti visaññī viya sammūḷho hoti. Moghanti tucchaṃ. Aphaloti nipphalo. Ārakkhādhikaraṇanti ārakkhakāraṇā. Kintīti kena nu kho upāyena. Yampi meti yampi mayhaṃ kasikammādīni katvā uppāditaṃ dhanaṃ ahosi. Tampi no natthīti tampi amhākaṃ idāni natthi.

168. Puna caparaṃ, bhikkhave, kāmahetūtiādināpi kāraṇaṃ dassetvāva ādīnavaṃ dīpeti. Tattha kāmahetūti kāmapaccayā rājānopi rājūhi vivadanti. Kāmanidānanti bhāvanapuṃsakaṃ, kāme nidānaṃ katvā vivadantīti attho. Kāmādhikaraṇantipi bhāvanapuṃsakameva, kāme adhikaraṇaṃ katvā vivadantīti attho. Kāmānameva hetūti gāmanigamanagarasenāpatipurohitaṭṭhānantarādīnaṃ kāmānameva hetu vivadantīti attho. Upakkamantīti paharanti. Asicammanti asiñceva kheṭakaphalakādīni ca. Dhanukalāpaṃ sannayhitvāti dhanuṃ gahetvā sarakalāpaṃ sannayhitvā. Ubhatobyūḷanti ubhato rāsibhūtaṃ. Pakkhandantīti pavisanti. Usūsūti kaṇḍesu. Vijjotalantesūti viparivattantesu. Te tatthāti te tasmiṃ saṅgāme.

Addāvalepanā upakāriyoti cettha manussā pākārapādaṃ assakhurasaṇṭhānena iṭṭhakāhi cinitvā upari sudhāya limpanti. Evaṃ katā pākārapādā upakāriyoti vuccanti. Tā tintena kalalena sittā addāvalepanā nāma honti. Pakkhandantīti tāsaṃ heṭṭhā tikhiṇaayasūlādīhi vijjhīyamānāpi pākārassa picchilabhāvena ārohituṃ asakkontāpi upadhāvantiyeva. Chakaṇakāyāti kuthitagomayena. Abhivaggenāti satadantena. Taṃ aṭṭhadantākārena katvā ‘‘nagaradvāraṃ bhinditvā pavisissāmā’’ti āgate uparidvāre ṭhitā tassa bandhanayottāni chinditvā tena abhivaggena omaddanti.

169. Sandhimpi chindantīti gharasandhimpi chindanti. Nillopanti gāme paharitvā mahāvilopaṃ karonti. Ekāgārikanti paṇṇāsamattāpi saṭṭhimattāpi parivāretvā jīvaggāhaṃ gahetvā āharāpenti. Paripanthepi tiṭṭhantīti panthadūhanakammaṃ karonti. Aḍḍhadaṇḍakehīti muggarehi pahārasādhanatthaṃ vā catuhatthadaṇḍaṃ dvedhā chetvā gahitadaṇḍakehi. Bilaṅgathālikanti kañjiyaukkhalikammakāraṇaṃ, taṃ karontā sīsakapālaṃ uppāṭetvā tattaṃ ayoguḷaṃ saṇḍāsena gahetvā tattha pakkhipanti, tena matthaluṅgaṃ pakkuthitvā upari uttarati. Saṅkhamuṇḍikanti saṅkhamuṇḍakammakāraṇaṃ, taṃ karontā uttaroṭṭhaubhatokaṇṇacūḷikagaḷavāṭaparicchedena cammaṃ chinditvā sabbakese ekato gaṇṭhiṃ katvā daṇḍakena vallitvā uppāṭenti, saha kesehi cammaṃ uṭṭhahati. Tato sīsakaṭāhaṃ thūlasakkharāhi ghaṃsitvā dhovantā saṅkhavaṇṇaṃ karonti.

Rāhumukhanti rāhumukhakammakāraṇaṃ, taṃ karontā saṅkunā mukhaṃ vivaritvā antomukhe dīpaṃ jālenti. Kaṇṇacūḷikāhi vā paṭṭhāya mukhaṃ nikhādanena khaṇanti. Lohitaṃ paggharitvā mukhaṃ pūreti. Jotimālikanti sakalasarīraṃ telapilotikāya veṭhetvā ālimpanti. Hatthapajjotikanti hatthe telapilotikāya veṭhetvā dīpaṃ viya jālenti. Erakavattikanti erakavattakammakāraṇaṃ, taṃ karontā gīvato paṭṭhāya cammabaddhe kantitvā gopphake ṭhapenti. Atha naṃ yottehi bandhitvā kaḍḍhanti. So attano cammabaddhe akkamitvā akkamitvā patati. Cīrakavāsikanti cīrakavāsikakammakāraṇaṃ, taṃ karontā tatheva cammabaddhe kantitvā kaṭiyaṃ ṭhapenti. Kaṭito paṭṭhāya kantitvā gopphakesu ṭhapenti. Uparimehi heṭṭhimasarīraṃ cīrakanivāsananivatthaṃ viya hoti. Eṇeyyakanti eṇeyyakakammakāraṇaṃ. Taṃ karontā ubhosu kapparesu ca jāṇūsu ca ayavalayāni datvā ayasūlāni koṭṭenti. So catūhi ayasūlehi bhūmiyaṃ patiṭṭhahati. Atha naṃ parivāretvā aggiṃ karonti. ‘‘Eṇeyyako jotipariggaho yathā’’ti āgataṭṭhānepi idameva vuttaṃ. Taṃ kālena kālaṃ sūlāni apanetvā catūhi aṭṭhikoṭīhiyeva ṭhapenti. Evarūpā kāraṇā nāma natthi.

Baḷisamaṃsikanti ubhatomukhehi baḷisehi paharitvā cammamaṃsanhārūni uppāṭenti. Kahāpaṇikanti sakalasarīraṃ tiṇhāhi vāsīhi koṭito paṭṭhāya kahāpaṇamattaṃ kahāpaṇamattaṃ pātentā koṭṭenti. Khārāpatacchikanti sarīraṃ tattha tattha āvudhehi paharitvā kocchehi khāraṃ ghaṃsanti. Cammasaṃsanhārūni paggharitvā savanti. Aṭṭhikasaṅkhalikāva tiṭṭhati. Palighaparivattikanti ekena passena nipajjāpetvā kaṇṇacchidde ayasūlaṃ koṭṭetvā pathaviyā ekābaddhaṃ karonti. Atha naṃ pāde gahetvā āvijjhanti. Palālapīṭhakanti cheko kāraṇiko chavicammaṃ acchinditvā nisadapotehi aṭṭhīni bhinditvā kesesu gahetvā ukkhipanti. Maṃsarāsiyeva hoti, atha naṃ keseheva pariyonandhitvā gaṇhanti. Palālavaṭṭiṃ viya katvā pana veṭhenti. Sunakhehipīti katipayāni divasāni āhāraṃ adatvā chātakehi sunakhehi khādāpenti. Te muhuttena aṭṭhisaṅkhalikameva karonti. Samparāyikoti samparāye dutiyattabhāve vipākoti attho.

170. Chandarāgavinayo chandarāgappahānanti nibbānaṃ. Nibbānañhi āgamma kāmesu chandarāgo vinīyati ceva pahīyati ca, tasmā nibbānaṃ chandarāgavinayo chandarāgappahānanti ca vuttaṃ. Sāmaṃ vā kāme parijānissantīti sayaṃ vā te kāme tīhi pariññāhi parijānissanti. Tathattāyāti tathabhāvāya. Yathāpaṭipannoti yāya paṭipadāya paṭipanno.

171. Khattiyakaññā vātiādi aparittena vipulena kusalena gahitapaṭisandhikaṃ vatthālaṅkārādīni labhanaṭṭhāne nibbattaṃ dassetuṃ vuttaṃ. Pannarasavassuddesikāti pannarasavassavayā. Dutiyapadepi eseva nayo. Vayapadesaṃ kasmā gaṇhāti? Vaṇṇasampattidassanatthaṃ. Mātugāmassa hi duggatakule nibbattassāpi etasmiṃ kāle thokaṃ thokaṃ vaṇṇāyatanaṃ pasīdati. Purisānaṃ pana vīsativassakāle pañcavīsativassakāle pasannaṃ hoti. Nātidīghātiādīhi chadosavirahitaṃ sarīrasampattiṃ dīpeti. Vaṇṇanibhāti vaṇṇoyeva.

Jiṇṇanti jarājiṇṇaṃ. Gopānasivaṅkanti gopānasī viya vaṅkaṃ. Bhogganti bhaggaṃ, imināpissa vaṅkabhāvameva dīpeti. Daṇḍaparāyaṇanti daṇḍapaṭisaraṇaṃ daṇḍadutiyaṃ. Pavedhamānanti kampamānaṃ. Āturanti jarāturaṃ. Khaṇḍadantanti jiṇṇabhāvena khaṇḍitadantaṃ. Palitakesanti paṇḍarakesaṃ. Vilūnanti luñcitvā gahitakesaṃ viya khallāṭaṃ. Khalitasiranti mahākhallāṭasīsaṃ. Valinanti sañjātavaliṃ. Tilakāhatagattanti setakāḷatilakehi vikiṇṇasarīraṃ. Ābādhikanti byādhikaṃ. Dukkhitanti dukkhapattaṃ.

Bāḷhagilānanti adhimattagilānaṃ. Sivathikāya chaḍḍitanti āmakasusāne pātitaṃ. Sesamettha satipaṭṭhāne vuttameva. Idhāpi nibbānaṃyeva chandarāgavinayo.

173. Neva tasmiṃ samaye attabyābādhāyāti tasmiṃ samaye attanopi dukkhatthāya na ceteti. Abyābajjhaṃyevāti niddukkhameva.

174. Yaṃ, bhikkhave, vedanā aniccāti, bhikkhave, yasmā vedanā aniccā, tasmā ayaṃ aniccādiākārova vedanāya ādīnavoti attho, nissaraṇaṃ vuttappakāramevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Mahādukkhakkhandhasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

Ý kiến bạn đọc