Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || TỪ VÔ MINH TỚI HIỆN HỮU - Kinh Cách Nhìn Đối Với Sự Vật (Samanupassanāsuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || TỪ VÔ MINH TỚI HIỆN HỮU - Kinh Cách Nhìn Đối Với Sự Vật (Samanupassanāsuttaṃ)

Monday, 22/04/2024, 13:52 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 17.4.2024

TỪ VÔ MINH TỚI HIỆN HỮU

Kinh Cách Nhìn Đối Với Sự Vật (Samanupassanāsuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Tập III – Uẩn Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần I-Phẩm Kinh Chính Mình Là Hải Đảo (S,ii,331)

Chấp ngã là cái nhìn chủ quan đối với hiện tượng khách quan sanh diệt của vạn hữu. Khi bảo rằng “chiếc xe là của ta”, “chiếc xe nói lên sự hãnh diện về ta” thì quên rằng chiếc xe vốn có tự tánh riêng, bản chất sanh diệt riêng. Một ngày nào đó vì lý do gì mà chiến xe không còn thì có thể khổ sở vì cái ta gắn liền vào đó. Không phải là một mà vô số hiện tượng được dán nhãn ngã, ngã sở như vậy. Chấp ngã vì vô minh. Chấp ngã tạo nên tác động “hữu, phi hữu” dẫn đến trầm luân sanh tử. Mấy ai biết được ba ngàn thế giới khởi từ ý niệm chấp ngã vô minh?

A black background with white text

Description automatically generated with low confidence

Sāvatthinidānaṃ.

“Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā anekavihitaṃ attānaṃ samanupassamānā samanupassanti, sabbete pañcupādānakkhandhe samanupassanti, etesaṃ vā aññataraṃ.

Nhân duyên ở Sāvatthi.

Này chư tỳ khưu, những sa môn hay bà la môn chấp ngã với nhiều cách sai biệt đều xem năm uẩn là đối tượng chấp thủ cách nầy hay cách khác. Năm chấp thủ ấy như thế nào?

Katame pañca? Idha, bhikkhave, assutavā puthujjano ariyānaṃ adassāvī ariyadhammassa akovido ariyadhamme avinīto, sappurisānaṃ adassāvī sappurisadhammassa akovido sappurisadhamme avinīto rūpaṃ attato samanupassati, rūpavantaṃ vā attānaṃ; attani vā rūpaṃ, rūpasmiṃ vā attānaṃ. Vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ attato samanupassati, viññāṇavantaṃ vā attānaṃ; attani vā viññāṇaṃ, viññāṇasmiṃ vā attānaṃ.

Này chư tỳ khưu, ở đây phàm phu không học hiểu, không thành thạo, không tu tập đạo lý của các bậc thánh; không học hiểu, không thành thạo, không tu tập đạo lý của các bậc thiện trí xem sắc là ngã, ngã là sắc, trong sắc có ngã, trong ngã có sắc.

Vị ấy xem thọ là ngã …

Vị ấy xem tưởng là ngã…

Vị ấy xem hành là ngã …

Vị ấy xem thức là ngã, ngã là thức, trong thức có ngã, trong ngã có thức.

Iti ayañceva samanupassanā ‘asmī’ti cassa avigataṃ hoti. ‘Asmī’ti kho pana, bhikkhave, avigate pañcannaṃ indriyānaṃ avakkanti hoti—cakkhundriyassa sotindriyassa ghānindriyassa jivhindriyassa kāyindriyassa. Atthi, bhikkhave, mano, atthi dhammā, atthi avijjādhātu. Avijjāsamphassajena, bhikkhave, vedayitena phuṭṭhassa assutavato puthujjanassa ‘asmī’tipissa hoti; ‘ayamahamasmī’tipissa hoti; ‘bhavissan’tipissa hoti; ‘na bhavissan’tipissa hoti; ‘rūpī bhavissan’tipissa hoti; ‘arūpī bhavissan’tipissa hoti; ‘saññī bhavissan’tipissa hoti; ‘asaññī bhavissan’tipissa hoti; ‘nevasaññīnāsaññī bhavissan’tipissa hoti.

Cái nhìn như vậy đưa đến chấp kiến  “Ta là”. Với sự tồn tại của ý niệm “Ta là” hạ sanh năm căn: nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn. Này chư tỳ khưu,  có ý và cảnh pháp thời có yếu tố vô minh.  Khi phàm phu không học hiểu tiếp xúc với cảm thọ thì cảm thọ vô minh đi đến  chấp kiến “Ta là”; chấp kiến “Ta là thế nầy”; chấp kiến “Ta sẽ là”; chấp kiến  “ Ta sẽ không là”;  chấp kiến “Ta sẽ có sắc”; chấp kiến “Ta sẽ vô sắc”; chấp kiến “ta sẽ hữu tưởng”; chấp kiến “ta sẽ vô tưởng”; chấp kiến “ta sẽ phi tưởng phi phi tưởng”.

Tiṭṭhanteva kho, bhikkhave, tattheva pañcindriyāni. Athettha sutavato ariyasāvakassa avijjā pahīyati, vijjā uppajjati. Tassa avijjāvirāgā vijjuppādā ‘asmī’tipissa na hoti; ‘ayamahamasmī’tipissa na hoti; ‘bhavissan’ti … ‘na bhavissan’ti … rūpī … arūpī … saññī … asaññī … ‘nevasaññīnāsaññī bhavissan’tipissa na hotī”ti.

Này chư tỳ khưu, đối với thánh đệ tử có học hiểu dù với năm căn nhưng vô minh đã đoạn tận và minh sanh khởi. Do vô minh đoạn tận và minh sanh khởi vị ấy không khởi sanh chấp kiến “Ta là”; không chấp kiến “Ta là thế nầy”; không chấp kiến “Ta sẽ là”; không chấp kiến  “ Ta sẽ không là”;  không chấp kiến “Ta sẽ có sắc”; không chấp kiến “Ta sẽ vô sắc”; không chấp kiến “ta sẽ hữu tưởng”; không chấp kiến “ta sẽ vô tưởng”; không chấp kiến “ta sẽ phi tưởng phi phi tưởng”.

 

Chú Thích

Bài kinh nầy được hiểu là tiến trình sanh tử khởi từ vô minh dẫn đến chấp ngã rồi biến hiện ra sự hiện hữu với các căn và tiếp xúc với cảnh. Cứ thế là sự luân chuyển xoay tròn của vòng sinh hoá.

Theo Sớ giải thì “ý – mano” ở đây là “nghiệp ý – kammamano” tức là “tiềm thức hộ kiếp – bhavaṅga”. Cảnh pháp ở đây chỉ cho cảnh của tiềm thức.  Xúc vô minh (avijjāsamphassa) là sự giao thoa của căn , cảnh, thức tương ưng với vô minh (avijjāsampayuttaphassa) chỉ cho hoạt thức.

Vô minh hay sự không hiểu biết xác thực là nền tảng của luân hồi sanh tử. Vô minh dẫn tới chấp ngã: “Ta là”; “Ta là thế nầy”;  “Ta sẽ là”; “ Ta sẽ không là” và từ đó tạo ra định hướng luân hồi sanh tử.

Dù là chấp thường hay hay chấp đoạn hoặc chấp hữu hoặc chấp vô đều là chấp ngã.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

5. Samanupassanāsuttaṃ

293. Sāvatthinidānaṃ.

“Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā anekavihitaṃ attānaṃ samanupassamānā samanupassanti, sabbete pañcupādānakkhandhe samanupassanti, etesaṃ vā aññataraṃ.

Katame pañca? Idha, bhikkhave, assutavā puthujjano ariyānaṃ adassāvī ariyadhammassa akovido ariyadhamme avinīto, sappurisānaṃ adassāvī sappurisadhammassa akovido sappurisadhamme avinīto

rūpaṃ attato samanupassati, rūpavantaṃ vā attānaṃ; attani vā rūpaṃ, rūpasmiṃ vā attānaṃ. Vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ attato samanupassati, viññāṇavantaṃ vā attānaṃ; attani vā viññāṇaṃ, viññāṇasmiṃ vā attānaṃ.

Iti ayañceva samanupassanā ‘asmī’ti cassa avigataṃ hoti. ‘Asmī’ti kho pana, bhikkhave, avigate pañcannaṃ indriyānaṃ avakkanti hoti—cakkhundriyassa sotindriyassa ghānindriyassa jivhindriyassa kāyindriyassa. Atthi, bhikkhave, mano, atthi dhammā, atthi avijjādhātu. Avijjāsamphassajena, bhikkhave, vedayitena phuṭṭhassa assutavato puthujjanassa ‘asmī’tipissa hoti; ‘ayamahamasmī’tipissa hoti; ‘bhavissan’tipissa hoti; ‘na bhavissan’tipissa hoti; ‘rūpī bhavissan’tipissa hoti; ‘arūpī bhavissan’tipissa hoti; ‘saññī bhavissan’tipissa hoti; ‘asaññī bhavissan’tipissa hoti; ‘nevasaññīnāsaññī bhavissan’tipissa hoti.

Tiṭṭhanteva kho, bhikkhave, tattheva pañcindriyāni. Athettha sutavato ariyasāvakassa avijjā pahīyati, vijjā uppajjati. Tassa avijjāvirāgā vijjuppādā ‘asmī’tipissa na hoti; ‘ayamahamasmī’tipissa na hoti; ‘bhavissan’ti … ‘na bhavissan’ti … rūpī … arūpī … saññī … asaññī … ‘nevasaññīnāsaññī bhavissan’tipissa na hotī”ti.

Pañcamaṃ.