- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 18.10.2022
TU CHÁNH NIỆM CŨNG CẦN TU TỪ TÂM
Kinh Maṇibhadda (Maṇibhaddasuttaṃ)
CHƯƠNG X. TƯƠNG DẠ XOA (S. i, 208)
Chánh niệm dẫn đến thành tựu tuệ giác thường được xem là “pháp vạn năng” trong quan niệm của nhiều người trân trọng pháp tu nầy. Đó cũng là tâm trạng của dạ xoa Maṇibhadda. Và vị nầy cũng tin chính chánh niệm hoá giải sân tâm hiềm hận vốn là bản chất của hầu hết loài da xoa (ở đây chỉ cho hung thần quỹ dữ). Nhân lời tán thán chánh niệm của vị da xoa nầy Đức Phật nhắc nhở thuốc nào trị bệnh đó. Chánh niệm giúp thắp sáng khả năng tỉnh thức. Nhưng lòng bi mẫn và từ mẫn phải được nuôi dưỡng bằng sự huân tu từ bi - đặc biệt là tâm ý hoan hỷ với tâm ý vô hại (ahiṃsa). Lời huấn thị nầy của Đức Phật cũng nói lên một sự việc thường xẩy ra đối với những người tu: mình tốt về điểm nào đó không nên đòi hỏi tất cả mọi người phải giống vậy; thậm chí có tâm ghét bỏ với người không tu giống mình. Nên nuôi dưỡng tâm thân thiện hoà ái với tất cả chúng sanh. Sabbe sattā sukhitā hontu.
Ekaṃ samayaṃ bhagavā magadhesu viharati maṇimālike cetiye maṇibhaddassa yakkhassa bhavane.
Một thuở Đức Thế Tôn ngự giữa dân chúng xứ Magadha, tại điện thờ Maṇimālaka, trú xứ của dạ xoa Maṇibhadda.
Atha kho maṇibhaddo yakkho yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi –
Bấy giờ dạ xoa Maṇibhaddađi đến Đức Thế Tôn và nói lên kệ ngôn:
‘‘Satīmato sadā bhaddaṃ, satimā sukhamedhati;
Satīmato suve seyyo, verā ca parimuccatī’’ti.
“Chánh niệm luôn luôn tốt
Chánh niệm tạo an lạc
Mỗi ngày một tốt thêm
Vị ấy không hiềm hận.
(Đức Thế Tôn)
‘‘Satīmato sadā bhaddaṃ, satimā sukhamedhati;
Satīmato suve seyyo, verā na parimuccati.
‘‘Yassa sabbamahorattaṃ, ahiṃsāya rato mano;
Mettaṃ so sabbabhūtesu, veraṃ tassa na kenacī’’ti.
“Chánh niệm luôn luôn tốt
Niệm mang lại an lạc
Mỗi ngày một tốt thêm
Nhưng không hẳn không hận.
“Với người ngày và đêm
Ý vui niềm bất hại
Tâm từ với muôn loài
Vị ấy không hiềm hận.
‘‘Satīmato sadā bhaddaṃ = Luôn luôn tốt sống với chánh niệm
satimā sukhamedhati = chánh niệm tăng trưởng sự an lạc
Satīmato suve seyyo = với chánh niệm (cuộc sống) mỗi ngày mỗi tốt hơn
verā ca parimuccatī’’ti = vị ấy thoát khỏi mọi hiềm hận
======
verā na parimuccati = không hẳn thoát khỏi hiềm hận
‘‘Yassa sabbamahorattaṃ = với người mà ngày cũng như đêm
ahiṃsāya rato mano = tâm ý vui trong sự vô hại
Mettaṃ so sabbabhūtesu = có từ tâm đối với tất cả chúng sanh
veraṃ tassa na kenacī’’ti = hiềm hận không có ở vị ấy.
Theo Sớ Giải sukham edhati trong kệ ngôn có nghĩa là sukhaṃ paṭilabhati (đạt được an lạc).
Cụm từ “suve seyyo” là cách nói ngắn của thành ngữ “suve suve seyyo, niccam eva seyyo (ngày mai rồi ngày mai lại tốt hơn, luôn luôn tốt hơn). Là một thành ngữ cũng là một câu kinh cầu nguyện trong dân gian. (Lời kinh nguyện nầy gần giống như câu “nguyện ngày an lành, đêm an lành. Đêm ngày sáu thời đều an lành”)
Chữ ahiṃsāya – vô hại hay bất hại – theo Sớ giải chỉ cho tâm bi mẫn ở hai trường hợp: tâm thương xót chúng sanh đau khổ và thiền chứng với thiền án là “phạm trú” (brahmavihāra bhāvanā).
Chữ “mettaṃso” có hai giải thích. Một là mettaṃ so – người có từ tâm hoặc là cũng mang ý nghĩa tương tự. Hai là mettaṃso là từ kép mettā + aṃsa, có nghĩa là koṭṭhāsa ý nói từ tâm là một phần của bản tính (Mettā aṃso etassā ti mettaṃso). Ngài Bodhi chọn cách giải thích thứ nhất.
Theo Hậu Sớ Giải thì, do tập tánh, chúng sanh có thể sanh tâm ghét bỏ, hiềm hận với người khác vì không tương đồng sự tu tập của với mình ngay cả đối tượng là một vị a la hán. Thí dụ trường hợp vua A Dục ưa thích sự hoằng pháp độ sanh nên khi nghe kể về Tôn giả Revata, người thường sống độc cư, thì sanh tâm bất mãn không hoan hỷ. Những người tu thiền quán tứ niệm xứ cũng cần tu tập tâm từ nếu không có thể sanh tâm ghét bỏ đối với những ngường không tu tập giống mình. Do vậy dù tu tập chánh niệm vẫn cần tu tập tâm từ, tâm bi.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình
4. Maṇibhaddasuttaṃ [Mūla]
238. Ekaṃ samayaṃ bhagavā magadhesu viharati maṇimālike cetiye maṇibhaddassa yakkhassa bhavane. Atha kho maṇibhaddo yakkho yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi –
‘‘Satīmato sadā bhaddaṃ, satimā sukhamedhati;
Satīmato suve seyyo, verā ca parimuccatī’’ti.
‘‘Satīmato sadā bhaddaṃ, satimā sukhamedhati;
Satīmato suve seyyo, verā na parimuccati.
‘‘Yassa sabbamahorattaṃ [rattiṃ (syā. kaṃ. ka.)], ahiṃsāya rato mano;
Mettaṃ so sabbabhūtesu, veraṃ tassa na kenacī’’ti.
4. Maṇibhaddasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]
238. Catutthe sukhamedhatīti, sukhaṃ paṭilabhati. Suve seyyoti suve suve seyyo, niccameva seyyoti attho. Verā na parimuccatīti ahaṃ satimāti ettakena verato na muccati. Yassāti yassa arahato. Ahiṃsāyāti karuṇāya ceva karuṇāpubbabhāge ca. Mettaṃsoti so mettañceva mettāpubbabhāgañca bhāveti. Atha vā aṃsoti koṭṭhāso vuccati. Mettā aṃso etassāti mettaṃso. Idaṃ vuttaṃ hoti – yassa arahato sabbakālaṃ ahiṃsāya rato mano, yassa ca sabbabhūtesu mettākoṭṭhāso atthi, tassa kenaci puggalena saddhiṃ veraṃ nāma natthi yakkhāti. Catutthaṃ.