Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - GIẤC NGỦ VÀ PHIỀN NÃO - Kinh Thức Dậy (Upaṭṭhānasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - GIẤC NGỦ VÀ PHIỀN NÃO - Kinh Thức Dậy (Upaṭṭhānasuttaṃ)

Wednesday, 07/09/2022, 18:38 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 7.9.2022


GIẤC NGỦ VÀ PHIỀN NÃO

Kinh Thức Dậy (Upaṭṭhānasuttaṃ)

CHƯƠNG IX. TƯƠNG ƯNG RỪNG (S. i, 197)

Khi nói về phiền não, pháp bất thiện ít có người nghĩ tới giấc ngủ. Ngủ nghỉ là điều tự nhiên của thân thể tuy vậy có sự khác biệt giữa cách ngủ của bậc giải thoát phiền não và người ham ăn mê ngủ. Bậc không phiền não luôn ngủ với chánh niệm và lập tâm về thời điểm thức dậy. Dĩ nhiên các bậc giải thoát không xem sự ngủ là một lạc thú nên không có chuyện mê ngủ. Các ngài cũng không đi vào giấc ngủ với sự uể oải dã dượi. Hôn trầm, thuỵ miên thường được xem là “không gây hại cho ai” nhưng là một ngăn ngại lớn cho sự tu tập nội tại.

Ekaṃ samayaṃ aññataro bhikkhu kosalesu viharati aññatarasmiṃ vanasaṇḍe. Tena kho pana samayena so bhikkhu divāvihāragato supati. Atha kho yā tasmiṃ vanasaṇḍe adhivatthā devatā tassa bhikkhuno anukampikā atthakāmā taṃ bhikkhuṃ saṃvejetukāmā yena so bhikkhu tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā taṃ bhikkhuṃ gāthāhi ajjhabhāsi –

Một thuở có vị tỳ khưu trú tại một khu rừng trong xứ Kosala. Bấy giờ vị tỳ khưu ấy đang nghỉ trưa. Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng thương xót vị tỳ khưu muốn vị ấy được lợi lạc, được cảnh tỉnh liền đi đến tỳ khưu ấy nói lên kệ ngôn:

‘‘Uṭṭhehi bhikkhu kiṃ sesi, ko attho supitena te;

Āturassa hi kā niddā, sallaviddhassa ruppato.

‘‘Yāya saddhāya pabbajito, agārasmānagāriyaṃ;

Tameva saddhaṃ brūhehi, mā niddāya vasaṃ gamī’’ti.

“Hỡi tỳ khưu hãy thức dậy.

Sao lại nằm? Được gì?

Dật dờ như người bệnh

Như trúng tên bị thương.

“Trưởng dưỡng niềm tịnh tín

Sơ phát tâm xuất gia

Đã tu sống không nhà

Tránh hôn thuỵ chi phối.

(Vị tỳ khưu)

‘‘Aniccā addhuvā kāmā, yesu mandova mucchito;

Baddhesu muttaṃ asitaṃ, kasmā pabbajitaṃ tape.

‘‘Chandarāgassa vinayā, avijjāsamatikkamā;

Taṃ ñāṇaṃ paramodānaṃ, kasmā pabbajitaṃ tape.

‘‘Chetvā avijjaṃ vijjāya, āsavānaṃ parikkhayā;

Asokaṃ anupāyāsaṃ, kasmā pabbajitaṃ tape.

‘‘Āraddhavīriyaṃ pahitattaṃ, niccaṃ daḷhaparakkamaṃ;

Nibbānaṃ abhikaṅkhantaṃ, kasmā pabbajitaṃ tape’’ti.

“Các dục vốn vô thường,

Chỉ kẻ ngu mê đắm,

Giải thoát, không ái chấp

Sao phiền bậc ly trần?

“Khí dục, ái không còn

Vô minh cũng tan biến

Vô sầu, không khổ luỵ

Sao phiền bậc ly trần?

“Với tuệ, phá vô minh

Đoạn tận các lậu hoặc

Thánh trí đã thanh tịnh

Sao phiền bậc ly trần?

“Tinh cần và nhiệt tâm

Luôn nỗ lực dũng mãnh

Hướng cầu chứng niết bàn

Sao phiền bậc ly trần?

‘‘Uṭṭhehi bhikkhu kiṃ sesi = Tỳ khưu, hãy ngồi dậy. Sao nằm đó?

ko attho supitena te = cứ ngủ để làm gì?

Āturassa hi kā niddā = Dật dờ như bệnh nhân

sallaviddhassa ruppato = bị thương với mũi tên

‘‘Yāya saddhāya pabbajito agārasmānagāriyaṃ tameva saddhaṃ brūhehi = Hãy làm lớn mạnh niềm tin sơ phát tâm xuất gia sống không nhà

mā niddāya vasaṃ gamī’’ti = Đừng để sự mê ngủ chi phối

‘‘Aniccā addhuvā kāmā = Các dục lạc là vô thường, bất ổn

yesu mandova mucchito = dù kẻ ngu mê đắm chúng

Baddhesu muttaṃ asitaṃ = Bậc giải thoát dứt mọi trói buộc

kasmā pabbajitaṃ tape = sao lại làm phiền bậc ly trần?

‘‘Chandarāgassa vinayā = khi đã đoạn tận dục tham

avijjāsamatikkamā = làm vô minh tan biết

Taṃ ñāṇaṃ paramodānaṃ = trí tuệ được thanh tịnh hoá

‘‘Chetvā avijjaṃ vijjāya = đoạn vô minh với tuệ giác

āsavānaṃ parikkhayā = phá huỷ những lậu hoặc

Asokaṃ anupāyāsaṃ = Không ưu phiền sầu não

‘‘Āraddhavīriyaṃ pahitattaṃ = tinh cần và nhiệt tâm

niccaṃ daḷhaparakkamaṃ = luôn với nghị lực dõng mãnh

Nibbānaṃ abhikaṅkhantaṃ = tâm hướng cầu niết bàn

Theo Sớ Giải thì vị tỳ khưu là bậc a la hán nhưng vị thiên không nhận ra. Vị tỳ khưu nầy sau khi đi khất thực về vì được xa nên thân thể mệt mỏi nằm nghỉ dưỡng nhưng không ngủ dù chánh văn ghi là ngủ (supati)

Mạch văn của các kệ ngôn có chỗ tối nghĩa. Điều nầy khiến chư vị a xà lê làm sớ giải phân hai: Câu “kasmā pabbajitaṃ tape?” có thể hiểu là “sự ngủ nghỉ sao có thể làm phiền bậc la hán?” mà cũng có thể hiểu là “sao vị thiên có thể làm phiền bậc la hán?”

Theo Sớ giải thì “taṃ ñāṇaṃ - tuệ tri ấy” chỉ cho sự thấu triệt tứ thánh đế.

Theo Ngài Bodhi thì trong bốn bài kệ được nói lên bởi vị tỳ khưu thì dường như ba bài kệ đầu nói về bậc a la hán vô học trong lúc bài kệ thứ tư nói về bậc thánh hữu học. (trong kinh điển thuật ngữ “vô học” là đã hoàn tất sự tu tập, “hữu học” là còn đang hoàn thiện sự tu tập)

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

2. Upaṭṭhānasuttaṃ [Mūla]

222. Ekaṃ samayaṃ aññataro bhikkhu kosalesu viharati aññatarasmiṃ vanasaṇḍe. Tena kho pana samayena so bhikkhu divāvihāragato supati. Atha kho yā tasmiṃ vanasaṇḍe adhivatthā devatā tassa bhikkhuno anukampikā atthakāmā taṃ bhikkhuṃ saṃvejetukāmā yena so bhikkhu tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā taṃ bhikkhuṃ gāthāhi ajjhabhāsi –

‘‘Uṭṭhehi bhikkhu kiṃ sesi, ko attho supitena [supinena (sī.)] te;

Āturassa hi kā niddā, sallaviddhassa ruppato.

‘‘Yāya saddhāya pabbajito [yāya saddhāpabbajito (sī. syā. kaṃ.)], agārasmānagāriyaṃ;

Tameva saddhaṃ brūhehi, mā niddāya vasaṃ gamī’’ti.

‘‘Aniccā addhuvā kāmā, yesu mandova mucchito;

Baddhesu [khandhesu (sī.)] muttaṃ asitaṃ, kasmā pabbajitaṃ tape.

‘‘Chandarāgassa vinayā, avijjāsamatikkamā;

Taṃ ñāṇaṃ paramodānaṃ [pariyodātaṃ (sī. pī.), paramodātaṃ (syā. kaṃ.), paramavodānaṃ (sī. aṭṭha.)], kasmā pabbajitaṃ tape.

‘‘Chetvā [bhetvā (sī. syā. kaṃ. pī.)] avijjaṃ vijjāya, āsavānaṃ parikkhayā;

Asokaṃ anupāyāsaṃ, kasmā pabbajitaṃ tape.

‘‘Āraddhavīriyaṃ pahitattaṃ, niccaṃ daḷhaparakkamaṃ;

Nibbānaṃ abhikaṅkhantaṃ, kasmā pabbajitaṃ tape’’ti.

2. Upaṭṭhānasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

222. Dutiye supatīti ayaṃ kira khīṇāsavo, so dūre bhikkhācāragāmaṃ gantvā āgato paṇṇasālāya pattacīvaraṃ paṭisāmetvā avidūre jātassaraṃ otaritvā gattāni utuṃ gāhāpetvā divāṭṭhānaṃ sammajjitvā tattha nīcamañcakaṃ paññāpetvā niddaṃ anokkamantova nipanno. Khīṇāsavassāpi hi kāyadaratho hotiyevāti tassa vinodanatthaṃ, taṃ sandhāya supatīti vuttaṃ. Ajjhabhāsīti ‘‘ayaṃ bhikkhu satthu santike kammaṭṭhānaṃ gahetvā divā supati, divāsoppañca nāmetaṃ vaḍḍhitaṃ diṭṭhadhammikasamparāyikaṃ atthaṃ nāsetī’’ti maññamānā ‘‘codessāmi na’’nti cintetvā abhāsi.

Āturassāti jarāturo rogāturo kilesāturoti tayo āturā, tesu kilesāturaṃ sandhāyevamāha. Sallaviddhassāti savisena sattisallena viya avijjāvisaviṭṭhena taṇhāsallena hadaye viddhassa. Ruppatoti ghaṭṭiyamānassa.

Idānissa kāmesu ādīnavaṃ kathayantī aniccātiādimāha. Tattha asitanti taṇhādiṭṭhinissayena anissitaṃ. Kasmā pabbajitaṃ tapeti evarūpaṃ khīṇāsavaṃ divāsoppaṃ na tapati, tādisaṃ pana kasmā na tapessatīti? Vadati. Therasseva vā etaṃ vacanaṃ, tasmā ayamettha attho – baddhesu muttaṃ asitaṃ mādisaṃ khīṇāsavapabbajitaṃ kasmā divāsoppaṃ tape, na tapessatīti? Sesagāthāsupi eseva nayo. Devatāya hi vacanapakkhe – ‘‘evarūpaṃ khīṇāsavapabbajitaṃ divāsoppaṃ na tapati, tādisaṃ pana kasmā na tapessati? Tapessatiyevā’’ti attho. Therassa vacanapakkhe – ‘‘evarūpaṃ mādisaṃ khīṇāsavapabbajitaṃ kasmā divāsoppaṃ tape? Na tapatiyevā’’ti attho. Ayaṃ panettha anuttānapadavaṇṇanā. Vinayāti vinayena. Samatikkamāti vaṭṭamūlikāya avijjāya samatikkamena. Taṃ ñāṇanti taṃ catusaccañāṇaṃ. Paramodānanti paramaparisuddhaṃ. Pabbajitanti evarūpena ñāṇena samannāgataṃ pabbajitaṃ. Vijjāyāti catutthamaggavijjāya. Āraddhavīriyanti paggahitavīriyaṃ paripuṇṇavīriyaṃ. Dutiyaṃ.