Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - DẬP TẮT LỬA DỤC VỌNG - Kinh Với Tôn Giả Ānanda (Ānandasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - DẬP TẮT LỬA DỤC VỌNG - Kinh Với Tôn Giả Ānanda (Ānandasuttaṃ)

Tuesday, 16/08/2022, 17:55 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 16.8.2022


DẬP TẮT LỬA DỤC VỌNG

Kinh Với Tôn Giả Ānanda (Ānandasuttaṃ)

(CHƯƠNG VIII. TƯƠNG ƯNG TRƯỞNG LÃO VAṄGĪSA) (S. i, 188)

Khi hưởng thụ dục lạc khó thấy sự nhiệt não của lòng dục. Khởi tâm ham muốn mà phải tự chế thì mới thấy sự thiêu đốt của dục vọng. Dập tắt ngọn lửa nầy cần đến công phu tu tập chứ không phải chỉ lý thuyết đơn thuần. Định, niệm, và tuệ đều hữu ích để ứng phó dục vọng với sự tùy quán vô thường, khổ não, vô ngã, bất tịnh. Bài kinh nầy cũng cho thấy đối với sự hạm muốn dục lạc, hay nhục dục nói riêng, thì thân quán niệm xứ rất đắc dụng. Nói chi tiết hơn là quán bất tịnh đối với thân.

Ekaṃ samayaṃ āyasmā ānando sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho āyasmā ānando pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya sāvatthiṃ piṇḍāya pāvisi āyasmatā vaṅgīsena pacchāsamaṇena. Tena kho pana samayena āyasmato vaṅgīsassa anabhirati uppannā hoti, rāgo cittaṃ anuddhaṃseti.

Thuở ấy tôn giả Ānanda trú ở Sāvatthi, tại Jetavana – ngôi già lam do ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc) (dâng cúng).

Một sáng, tôn giả Ānanda đắp y, cầm bát và y kép vào thành Sāvatthi khất thực với tôn giả Vaṅgīsa đồng hành.

Bấy giờ Tôn giả Vaṅgīsa khởi sanh dục niệm khiến tâm khó chịu.

Atha kho āyasmā vaṅgīso āyasmantaṃ ānandaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Kāmarāgena ḍayhāmi, cittaṃ me pariḍayhati;

Sādhu nibbāpanaṃ brūhi, anukampāya gotamā’’ti.

Rồi Tôn giả Vaṅgīsa nói với Tôn giả Ānanda bằng kệ ngôn:

“Khát dục nung cháy con

Tâm con bị thiêu đốt

Đệ tử Đức Cồ Đàm

Bi mẫn dạy pháp tu.

(Tôn giả Ānanda):

‘‘Saññāya vipariyesā, cittaṃ te pariḍayhati;

Nimittaṃ parivajjehi, subhaṃ rāgūpasaṃhitaṃ.

‘‘Saṅkhāre parato passa, dukkhato mā ca attato;

Nibbāpehi mahārāgaṃ, mā ḍayhittho punappunaṃ.

‘‘Asubhāya cittaṃ bhāvehi, ekaggaṃ susamāhitaṃ;

Sati kāyagatā tyatthu, nibbidābahulo bha.

‘‘Animittañca bhāvehi, mānānusayamujjaha;

Tato mānābhisamayā, upasanto carissasī’’ti.

“Chính do bởi vọng tưởng

Tâm Người bị thiêu đốt

Đừng nghĩ tới hảo tướng

Vốn làm tăng lòng dục.

“Nhìn hữu vi khách thể

Là khổ luỵ, vô ngã

Dập tắt lửa khát dục

Không cháy đi cháy lại.

“Rèn tâm quán bất tịnh

Chuyên chú, khéo định tĩnh

Ứng dụng thân quán niệm

Với yểm ly buông xả.

“Trụ tâm ở vô tướng

Từ bỏ mọi kiêu mạn

Nhờ quán triệt ngã chấp

Người sẽ được an tịnh.

(Bổ túc sau)

Theo Sớ Giải thì sự kiện trong bài kinh nầy xẩy ra khi Tôn Giả Ānanda, do lời thỉnh cầu, vào hoàng cung để dạy Phật pháp cho các cung phi. Tôn giả Ānanda dẫn theo tân tỳ khưu Vaṅgīsa cùng đi theo luật định. Tỳ khưu Vaṅgīsa nhìn thấy những phi tần nhan sắc mỹ miều trong xiêm y đẹp đẽ nên bị lòng dục chi phối.

Hai câu Sādhu nibbāpanaṃ brūhi, anukampāya gotamā’’ti (lành thay Đệ tử Đức Gotama vì bi mẫn dạy pháp tịch tịnh) được hiểu hai cách: dạy pháp dập tắt lửa dục và dạy cách chứng ngộ niết bàn.

5 bài kệ Tôn giả Ānanda nói lên ở đây là một kết nối của một số Phật ngôn mà Đức Thế Tôn dạy cho tôn giả Rahula và một kệ ngôn của Tôn giả Mahāmoggallāna (Mục Kiền Liên). Những kệ ngôn nầy được tìm thấy nhiều nơi trong Kinh Tạng.

Cụm từ Saññāya vipariyesā – vọng tưởng hay điên đảo vọng tưởng – chỉ cho bốn chấp thủ: vô thường cho là thường, khổ não cho là hạnh phúc, vô ngã cho là ngã sở, bất tịnh cho là hảo tướng.

Theo Sớ giải, cụm từ “Saṅkhāre parato passa” thấy pháp hữu vi là khách thể là quán chiếu vô thường. Chỉ có cái nhìn khách quan mới thấy rõ sanh diệt. Do mê chấp “đây là ta, là của ta, là tự ngã của ta” nên mê lầm không thấy được sự tập khởi và hoại diệt.

Vô tướng – animitta, theo Sớ Giải, là cách quán chiếu theo minh sát (vipassanā) hàm nghĩa là không lấy một hiện tượng mà cho là toàn bộ thực thể. Sự thật là tất cả hiện hữu đều là một dòng chảy kết nối những trạng thái sanh diệt nối tiếp. Thí dụ hoa hồng không phải chỉ là hình ảnh hoa lúc mãn khai mà là một tiến trình từ lúc kết nụ đến phai tàn. Hình ảnh đẹp nhất chỉ là một thời điểm đến rồi đi trong tiến trình đó chứ không phải là tất cả.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

4. Ānandasuttaṃ [Mūla]

212. Ekaṃ samayaṃ āyasmā ānando sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho āyasmā ānando pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya sāvatthiṃ piṇḍāya pāvisi āyasmatā vaṅgīsena pacchāsamaṇena. Tena kho pana samayena āyasmato vaṅgīsassa anabhirati uppannā hoti, rāgo cittaṃ anuddhaṃseti. Atha kho āyasmā vaṅgīso āyasmantaṃ ānandaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Kāmarāgena ḍayhāmi, cittaṃ me pariḍayhati;

Sādhu nibbāpanaṃ brūhi, anukampāya gotamā’’ti.

‘‘Saññāya vipariyesā, cittaṃ te pariḍayhati;

Nimittaṃ parivajjehi, subhaṃ rāgūpasaṃhitaṃ.

‘‘Saṅkhāre parato passa, dukkhato mā ca attato;

Nibbāpehi mahārāgaṃ, mā ḍayhittho punappunaṃ.

‘‘Asubhāya cittaṃ bhāvehi, ekaggaṃ susamāhitaṃ;

Sati kāyagatā tyatthu, nibbidābahulo bha.

‘‘Animittañca bhāvehi, mānānusayamujjaha;

Tato mānābhisamayā, upasanto carissasī’’ti.

4. Ānandasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

212. Catutthe rāgoti āyasmā ānando mahāpuñño sambhāvito, taṃ rājarājamahāmattādayo nimantetvā antonivesane nisīdāpenti. Sabbālaṅkārapaṭimaṇḍitāpi itthiyo theraṃ upasaṅkamitvā vanditvā tālavaṇṭena bījenti, upanisīditvā pañhaṃ pucchanti dhammaṃ suṇanti. Tattha āyasmato vaṅgīsassa navapabbajitassa ārammaṇaṃ pariggahetuṃ asakkontassa itthirūpārammaṇe rāgo cittaṃ anuddhaṃseti. So saddhāpabbajitattā ujujātiko kulaputto ‘‘ayaṃ me rāgo vaḍḍhitvā diṭṭhadhammikasamparāyikaṃ atthaṃ nāseyyā’’ti cintetvā anantaraṃ nisinnova therassa attānaṃ āvikaronto kāmarāgenātiādimāha.

Tattha nibbāpananti rāganibbānakāraṇaṃ. Vipariyesāti vipallāsena. Subhaṃ rāgūpasañhitanti rāgaṭṭhāniyaṃ iṭṭhārammaṇaṃ. Parato passāti aniccato passa. Mā ca attatoti attato mā passa. Kāyagatā tyatthūti kāyagatā te atthu. Animittañca bhāvehīti niccādīnaṃ nimittānaṃ ugghāṭitattā vipassanā animittā nāma, taṃ bhāvehīti vadati. Mānābhisamayāti mānassa dassanābhisamayā ceva pahānābhisamayā ca. Upasantoti rāgādisantatāya upasanto. Catutthaṃ.