Môn học: PHẬT PHÁP CƠ BẢN || Phần IV: Ôn Cố Tri Tân || Xuất Gia Tại Gia Đều Cần Trì Pháp (Makhadeva Jataka)

Tuesday, 13/08/2024, 08:42 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: Phật Pháp Cơ Bản

Bài học ngày 12.8.2024

Phần VI: ÔN CỐ TRI TÂN

XUẤT GIA TẠI GIA ĐỀU CẦN TRÌ PHÁP

Trích đọan Makhadeva Jataka (#9)

Uttamaṅgaruhā mayhaṃ,
ime jātā vayoharā.
pātubhūtā devadūtā,
pabbajjāsamayo mamāti.

Tóc trên đầu đã bạc
Tuổi xuân đã đi qua
Thiên sứ đã xuất hiện
Là thời để xuất gia

Câu chuyện xa xưa

Thời quá khứ, tại kinh đô Mithilā, xứ Vidaha, có vị vua tên là Makhadeva. Vị này khởi sự một triều đại cực thịnh, với thông lệ nhiều đời vua là khi trên đầu xuất hiện một sợi tóc bạc, thì lập tức truyền ngôi cho thái tử rồi lên non xuất gia tu ẩn. Tới một đời vua có sự kiện xảy ra, là một hôm lính hầu dẫn tới trước nhà vua tâu rằng: đây là một tên trộm lấy của phi pháp. Nhà vua hỏi:

  • Tại sao ngươi lại đi ăn trộm?
  • Muôn tâu Hoàng thượng vì tiện dân nghèo khổ làm không đủ ăn.

Nhà vua nghe vậy truyền thị vệ mang ít tiền bạc cho người ấy, rồi dặn dò hãy dùng số tiền ấy sinh nhai lương thiện đừng đi trộm cắp nữa. Phán xử như vậy, nhà vua tin là cách tốt nhất để bình trị thiên hạ, giúp lê dân bớt khổ, và xã hội được thái bình.

Không lâu sau đó, quân lính lại báo tin khác với những gì nhà vua đã suy nghĩ. Càng ngày càng có nhiều trộm đạo xảy ra. Khi những kẻ phạm pháp được dẫn đến trước nhà vua hỏi tội, thì họ đều trả lời: “Đi ăn trộm vì nghèo khổ và cũng nghe khi bị quân lính triều đình bắt giữ sẽ nhận được tiền trợ giúp, để có vốn sinh kế nên rũ nhau cùng làm vậy”. Nhà vua nghe vậy chợt nghĩ: “Trị quốc bằng sự bao dung sẽ khiến người dân dễ làm chuyện phi pháp. Thôi thì đành dùng pháp trị nghiêm minh để răn thiên hạ”. Nhà vua ra lệnh: “Hãy đem tên trộm này đi cạo đầu, trói chặt, rồi dẫn đi qua ngang các đường phố trong thành công bố cho bá tánh biết đây là tội nhân đã trộm cắp phi pháp. Sau đó dẫn tới Nam Môn chém đầu để răn đe những ai muốn làm chuyện sai quấy”. Ra lệnh xong nhà vua yên tâm là cách này tốt hơn trước để xã hội bớt tội ác.

Thế nhưng không lâu sau, nhiều sự việc xảy ra trái ngược với ý muốn của nhà vua. Khi quân lính thường xuyên lùng bắt tội phạm, thì càng ngày dân chúng sử dụng vũ khí như dao, gậy nhiều để chống trả. Từ sự tăng nhanh của binh khí tạo thêm nhiều án mạng; sự gian dối cũng quá nhiều khiến xã hội loạn lạc.

Khi cả hai chính sách khoan và nghiêm đều thất bại nhà vua thất vọng, sầu muộn. Sau nhiều đắn đo, nhà vua nghĩ tới tiên đế đang ẩn tu trên non nên tìm đến diện kiến và xin được chỉ bảo. Vị đạo sĩ tức vua cha trước, sau khi nghe trình bày liền bảo rằng: Điều quan trọng của sự trị quốc an dân là hành trì chánh pháp. Chánh pháp hưng thịnh, thì xã hội được bình trị và vương triều được vững mạnh. Những đối sách nhất thời, nhất là có tính cực đoan, chỉ làm lòng người chao đảo. Hãy tập chú vào việc duy trì đạo lý tốt đẹp cho thần dân thì thiên hạ sẽ thái bình.

Được nghe vậy nhà vua bái lạy rồi hồi triều. Từ đó, vua quyết tâm hành trì và phát huy chánh pháp. Đất nước trở lại thời dân chúng được an cư lạc nghiệp. Nhà vua cũng không quên dặn người thợ hớt tóc, khi nào thấy trên đầu nhà vua có sợi tóc bạc thì báo ngay. Đến một ngày nguời thợ hớt tóc bẩm báo: Tâu Hoàng Thượng, Ngài đã có một sợi tóc bạc. Nghe vậy nhà vua làm theo truyền thống vốn có nhiều đời, là khi tuổi xuân đi qua thì là lúc truyền ngôi báu để ẩn tu.

Mới hay, dù đường đời hay nẻo đạo thì sự hành trì chánh pháp đều quan trọng.

 Câu chuyện trong thời của Đức Phật

Thời Phật tại thế, bấy giờ, có một số chư tỳ khưu bàn luận về sự xuất gia vĩ đại của Đức Phật khi từ bỏ đế nghiệp, thê nhi trở thành một bậc đại sa môn. Nghe vậy, Đức Phật dạy rằng: không phải chỉ có ngày nay mà trong nhiều kiếp, ngài đã từng thoát tục bỏ lại sau lưng ngai vàng đế nghiệp. Đức Phật nói thêm: người thợ hớt tóc thuở xưa chính là tiền thân tôn giả Ānanda, thị giả của Phật trong hiện tại.

Upholding the Dhamma

Excerpt from Makhadeva Jataka (#9):

Uttamaṅgaruhā mayhaṃ,
ime jātā vayoharā.
pātubhūtā devadūtā,
pabbajjāsamayo mamāti.

"My hair has turned grey, Youth has passed, The divine messengers have appeared, It is time for me to renounce."

The ancient story tells that in the past, in the capital of Mithilā in the land of Vidaha, there was a king named Makhadeva. He began a prosperous reign with a tradition that when a grey hair appeared on his head, he would immediately pass the throne to the prince and retire to the mountain for renunciation. One day, a servant brought a thief before the king and reported.

"Why have you stolen?" "Your Majesty, because I am poor and do not have enough to eat." Hearing this, the king instructed the guards to give the man some money and advised him to use it to live a honest life, not to steal anymore. The king believed this was the best way to stabilize the realm, relieve people's suffering, and ensure peace in society.

However, soon after, the situation worsened as thefts increased. When criminals were brought before the king, they all said they stole because of poverty and knew that if caught, they would receive money to start over. The king realized that tolerance could make it easy for people to commit crimes. He decided to implement stricter policies.

He then ordered the thief to be shaven, bound, and paraded through the streets to announce his crime, then taken to the South Gate to be executed as a warning. The king believed this was a better way to reduce crime in society.

However, events continued to unfold not as the king wished. As the army frequently hunted criminals, the people began to use weapons to resist, leading to chaos.

Disappointed that both lenient and strict policies failed, the king sought guidance from his predecessor, who was meditating in the mountains. The sage, who was the former king, advised that governing the country and ensuring the people's welfare must be based on upholding the right Dharma. Only when the right Dharma is practiced and maintained can society achieve peace and the kingdom be stable.

Heeding this advice, the king returned and committed to uphold the right Dharma, bringing a period of peace to the nation. The king also kept an eye out for grey hair on his head, and when the time came, he abdicated and went into renunciation according to tradition.

This story, from the time of the Buddha, serves as a reminder that whether in life or on the path of practice, upholding the right Dharma is always essential.

Tỳ khưu Giác Đẳng phóng tác từ Kinh Bổn Sanh.