Môn học: PHẬT PHÁP CƠ BẢN || Phần IV: Ôn Cố Tri Tân || GIÁO DỤC LÀ CON ĐƯỜNG CHUYỂN HOÁ - Bổn sanh 149. Ekapaṇṇajātakaṃ

, 10/05/2025, 21:55 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: Phật Pháp Cơ Bản

Bài học ngày 11.5.2025

Phần VI: ÔN CỐ TRI TÂN

GIÁO DỤC LÀ CON ĐƯỜNG CHUYỂN HOÁ

Bổn sanh 149. Ekapaṇṇajātakaṃ

A person in a garment eating a leaf

AI-generated content may be incorrect.

Ekapaṇṇo ayaṃ rukkho,
Na bhūmyā caturaṅgulo.
Phalena visakappena,
Mahāyaṃ kiṃ bhavissatīti.

Cây nhỏ chỉ một lá,
Cao chưa bốn ngón tay
Vị đắng như thuốc độc,
Lớn lên thành gì đây?

Câu chuyện thời Phật trụ thế

Một thuở, Đức Thế Tôn ngự tại Vesāli, trong Đại Lâm – Giảng đường nóc nhọn. Khi ấy, có một vị vương tử của bộ tộc Licchavi, nổi tiếng hung dữ, thô bạo, nóng nảy, không ai có thể dạy dỗ được, kể cả cha mẹ, thân tộc, hay bạn bè.

Cha mẹ vị vương tử này nghĩ: “Chỉ có Đức Thế Tôn mới có thể giáo hóa con mình.” Họ dắt con đến gặp Đức Phật và thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, con trai chúng con vô cùng thô lỗ, dữ dằn, nóng nảy. Xin Ngài ban lời giáo giới.”

Đức Phật dạy vị vương tử: “Này vương tử, không nên hung dữ, thô lỗ, tàn bạo đối với chúng sinh. Người có lời nói thô lỗ thì bị tất cả chán ghét – từ cha mẹ, con cái, anh em, vợ chồng đến bạn bè. Giống như con rắn chuẩn bị cắn, tên cướp rình trong rừng, hay quỷ đói chực ăn thịt – ai thấy cũng sợ. Người phẫn nộ thì hiện tại mất sắc đẹp, tương lai đọa địa ngục. Vì sân hận, người ta tự đâm mình, ăn thuốc độc, treo cổ, nhảy xuống vực sâu. Do vậy, hãy sống với tâm từ, tâm bi, tâm nhu hòa đối với tất cả chúng sinh.”

Sau khi nghe một lời dạy ấy, vị vương tử được cảm hóa: trở nên hiền lành, nhu hòa, sống từ ái.

Các vị tỳ khưu tụ họp nơi Pháp đường nói: “Chư hiền hữu, vương tử Licchavi ấy chẳng ai dạy được, nhưng Thế Tôn chỉ cần một lời đã cảm hóa được, giống như thuần hóa voi điên!”

Đức Phật nghe vậy, liền bảo: “Không phải chỉ bây giờ Ta mới cảm hóa vương tử ấy bằng một lời, ngày xưa Ta cũng từng làm vậy.” Rồi Ngài kể chuyện quá khứ.

Câu chuyện tiền thân

Ngày xửa ngày xưa, tại thành Ba-la-nại trù phú, có một vị vua nhân từ tên là Brahmadatta. Ngài yêu thương thần dân như con, chăm lo quốc sự như người cha hiền. Nhưng ngặt nỗi, nhà vua có một người con trai duy nhất – hoàng tử Duṭṭha – lại vô cùng nóng nảy, dữ tợn và thô lỗ.

Duṭṭha không bao giờ lắng nghe ai. Nếu ai góp ý, chàng quát tháo, đập phá, thậm chí ném vỡ cả đồ đạc trong cung. Cha mẹ dạy không được. Quan đại thần, thầy giáo, thậm chí các vị đạo sĩ nổi tiếng – ai cũng bó tay!

Một ngày nọ, nhà vua hay tin có một ẩn sĩ từ rừng Himalaya xuống thành khất thực. Vị ấy có phong thái trầm tĩnh như suối mát, ánh mắt hiền hậu như trăng rằm và bước đi chậm rãi như voi chúa giữa rừng sâu.

Nhà vua mừng rỡ nghĩ thầm: “Người ấy chính là hy vọng cuối cùng của ta!” Ngài cung thỉnh vị đạo sĩ về vườn thượng uyển, dựng một am thất thanh tịnh và mỗi ngày đều đến thăm. Vị ấy chính là Bồ Tát – người đã tu nhiều đời để hóa độ chúng sinh.

Không lâu sau đó, vua đem hoàng tử Duṭṭha đến, quỳ thưa: “Bạch đạo sĩ, đứa con này của trẫm quá hung dữ, không ai dạy nổi. Xin Ngài giúp cho.”

Bồ Tát chỉ mỉm cười, rồi dắt hoàng tử đi dạo quanh khu vườn đầy hoa trái. Họ trò chuyện nhẹ nhàng. Đột nhiên, đạo sĩ chỉ vào một cây non nhỏ xíu mọc sát đất, chỉ có một cặp lá non xanh nhạt.

“Này con, hãy hái một chiếc lá và nếm thử vị của nó.”

Hoàng tử tò mò hái một lá, nhai thử — rồi lập tức phun phì phì!

“Trời ơi! Lá gì mà đắng như độc vậy? Cây này lớn lên chắc chắn sẽ giết người!” – Hoàng tử nói xong giận dữ nhổ cả cây lên, vò nát trong tay, rồi nói:

Cây nhỏ chỉ một lá,
Cao chưa bốn ngón tay
Vị đắng như thuốc độc,
Lớn lên thành gì đây?

Bồ Tát nhìn chàng đầy từ ái:

“Này hoàng tử, con đã phá cây này chỉ vì vị đắng khi nó còn bé nhỏ. Người dân trong vương quốc cũng vậy. Nếu con thô lỗ, nóng giận từ nhỏ, thì sau này lên ngôi, họ sẽ nghĩ: ‘Khi bé còn như thế, lớn lên còn đáng sợ hơn!’ Và họ sẽ không chấp nhận con là vua nữa. Vậy nên, hãy giống như một cây lành: biết sinh trưởng bằng lòng nhẫn nhục, vươn lá bằng lòng từ bi và kết trái bằng hiền thiện và độ lượng.”

Hoàng tử Duṭṭha im lặng hồi lâu, rồi cúi đầu lạy vị đạo sĩ. Từ đó, chàng thay đổi hoàn toàn. Không còn nạt nộ, không đánh người, không chửi rủa. Dù bị ai xúc phạm, chàng chỉ mỉm cười và tha thứ.

Người dân cả nước đều ngạc nhiên: “Chuyện gì đã xảy ra? Hoàng tử như biến thành người khác!” Sau khi vua cha băng hà, hoàng tử lên ngôi và trở thành vị vua nhân hậu, từ ái, thương dân như con, ban phát của cải, thuốc men và dạy dân sống hiền thiện. Và vị vua ấy, nhờ lòng từ và hạnh lành, đã sinh về cảnh giới an lạc khi mạng chung.

Sau khi kể chuyện, Đức Phật kết luận: “Này các Tỳ khưu, vị vương tử khó dạy thời xưa chính là Licchavi hiện tại, vua Ba-la-nại là Ānanda, còn vị ẩn sĩ ngày đó chính là Ta vậy.”

Tỳ khưu Giác Đẳng phóng tác từ Kinh Bổn Sanh

Education is the Path of Transformation
Jātaka Tale 149 – The Tree with One Leaf (Ekapannajātakaṃ)

Ekapaṇṇo ayaṃ rukkho,
Na bhūmyā caturaṅgulo.
Phalena visakappena,
Mahāyaṃ kiṃ bhavissatīti.

This little tree with just one leaf,
Not even four fingers high from the ground.
Its taste is bitter, like deadly poison —
If it grows big, what harm may abound?

A Story from the Buddha’s Time

Once, when the Blessed One was dwelling at Vesālī, in the Great Forest, Hall with the Peaked Roof, there was a young prince from the Licchavi clan, notorious for being hot-tempered, violent, and impossible to teach — not even his parents, relatives, or friends could correct him.

His parents, deeply worried, thought:

“Only the Blessed One can transform our son.”

They brought him to the Buddha and said:

“Venerable Sir, our son is wild, aggressive, and uncontrollably angry. Please offer him your guidance.”

The Buddha spoke gently to the prince:

“Dear prince, one should not be harsh, cruel, or violent toward other beings. A person with harsh speech is disliked by all — by parents, children, siblings, spouse, and friends. Like a snake ready to bite, a robber in ambush, or a hungry demon seeking flesh — such a person terrifies everyone. Anger makes a person ugly in this very life, and in future lives, leads to hell. Out of rage, people harm themselves, swallow poison, hang themselves, or jump from cliffs. Therefore, live with loving-kindness, compassion, and gentleness toward all beings.”

After hearing this single teaching, the prince’s heart was transformed. He became kind, calm, and full of loving-kindness.

Later, the monks gathered in the Dharma Hall and said:

“Friends, no one could tame the Licchavi prince — but the Blessed One, with a single word, transformed him as if taming a mad elephant!”

The Buddha overheard and replied:

“Not just now, dear monks — in the past too, I transformed him with a single teaching.”
And then He told them a story from a past life:

The Past Life Story

Long ago, in the prosperous city of Bārāṇasī, there lived a kind king named Brahmadatta. He loved his people like his own children and governed with the heart of a father.

However, his only son — Prince Duṭṭha — was violent, rude, and explosively temperamental.

No one could teach him. Even wise ministers and revered sages gave up. He shouted, smashed things, and refused to listen to anyone.

One day, the king heard that a sage from the Himalayas had entered the city on alms round. This sage was calm like a silent forest stream, had eyes gentle as the full moon, and walked like a noble elephant.

The king was overjoyed:

“This sage may be my last hope!”

He respectfully invited the sage to reside in the royal garden and visited him daily. That sage was none other than a Bodhisatta — a being cultivating perfections for enlightenment.

One day, the king brought Prince Duṭṭha to the sage and pleaded:

“Venerable one, no one can tame my son. Please help him with your wisdom.”

The sage smiled and took the prince for a walk through the garden. They strolled among flowers and fruit trees. Then the sage pointed to a tiny sapling, barely sprouted, with just a single soft green leaves.

“Dear child, pluck one leaf and taste it,” said the sage.

The prince curiously chewed the leaf — and immediately spat it out in disgust!

“Ugh! What a bitter, poisonous taste! If this tree grows, it might kill people!”

Furious, the prince uprooted the plant, crushed it in his hands, and said:

This little tree with just one leaf,
Not even four fingers high from the ground.
Its taste is bitter, like deadly poison —
If it grows big, what harm may abound?

The Bodhisatta looked upon him kindly and said:

“Dear prince, you destroyed this tree because its leaf was bitter while it was still small. The people in your kingdom may also think: ‘If the prince is this harsh now, what will he be like when he becomes king?’ Then, like uprooting the tree, they may exile you. So let go of this bitterness. Grow like a tree of virtue — root yourself in patience, spread leaves of compassion, and bear fruits of kindness and generosity.”

The prince was deeply moved. From that day on, he changed completely: No more shouting. No more cruelty. Even when insulted, he simply smiled and forgave.

The people were amazed: “What happened to the prince? He’s like a whole new person!” Later, when his father passed away, the prince ascended the throne. He ruled with wisdom and compassion, shared wealth and medicine, and guided his people toward virtuous lives. And when his time came, he was reborn into a realm of peace and happiness.

After telling the story, the Buddha said:

“Monks, the stubborn prince of the past was this very Licchavi prince. King Brahmadatta was Ānanda, And the sage who tamed the prince — that was me.”

Adapted by Bhikkhu Giác Đẳng from the Jātaka Tales.