- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: Phật Pháp Cơ Bản
Bài học ngày 18.5.2025
Phần VI: ÔN CỐ TRI TÂN
Bổn sanh 151. Rājovādajātakaṃ
akkodhena jine kodhaṃ,
asādhuṃ sādhunā jine
jine kadariyaṃ dānena
saccenālikavādinaṃ.
Lấy không giận thắng giận,
Bố thí thắng xan tham,
Lấy hiền thắng kẻ ác,
Chân thật thắng dối gian.
Câu chuyện thời Phật trụ thế
Vào một ngày nọ, vua Pasenadi sau khi xử lý một vụ kiện tụng khó khăn liên quan đến bất công và thiên lệch, ăn sáng xong, tay vẫn còn ướt đã lên cỗ xe được trang hoàng rực rỡ rồi đến đảnh lễ Thế Tôn. Khi đến nơi, vua cúi mình phủ phục dưới chân đức Phật, nơi hoa sen đang nở rộ, rồi ngồi sang một bên. Thế Tôn hỏi:
– “Này Đại vương, giữa ban ngày như thế này, ngài từ đâu đến vậy?”
Vua đáp:
– “Bạch Thế Tôn, hôm nay con đã cố xử lý một vụ kiện bất công nhưng mãi không có cơ hội đến thăm Ngài. Vừa mới xong việc và ăn uống xong, con liền đến đây, tay vẫn còn ướt.”
Đức Phật nói:
– “Này Đại vương, xét xử công bằng và đúng pháp là thiện pháp, là con đường dẫn đến thiên giới. Không có gì lạ khi ngài, được khuyên dạy bởi một bậc Chánh Đẳng Giác như Như Lai, lại xét xử đúng pháp. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là xưa kia, có những vị vua chưa giác ngộ mà chỉ nghe lời các bậc trí, họ vẫn xét xử công bằng, tránh bốn lỗi xử án, giữ trọn mười pháp của bậc vương giả, cai trị bằng chánh pháp và cuối cùng sinh lên cõi trời.” Nói vậy rồi, theo yêu cầu của vua, Đức Phật kể chuyện quá khứ:
Câu chuyện tiền thân
Ngày xửa ngày xưa, tại kinh thành Ba-la-nại huy hoàng, có một vị vua anh minh và từ bi tên là Brahmadatta, chính là hiện thân của Bồ-tát thuở ấy. Ngài cai trị bằng chánh pháp, không thiên vị, không bạo lực, lấy đức cảm hóa lòng người. Dưới triều đại của ngài, công lý được thực thi công bằng đến mức nơi xử án ngày càng vắng lặng, vì chẳng còn ai tranh tụng hay bất bình nữa.
Một ngày nọ, vua suy nghĩ:
“Phải chăng vì ta quá nghiêm khắc mà dân sợ, không dám nói ra lỗi lầm của ta? Hay là ta thật sự không có lỗi? Nhưng nếu có khuyết điểm nào mà ta không thấy, ta phải tìm ra để sửa mình. Chẳng ai là hoàn hảo cả.”
Thế là, Bồ-tát bắt đầu một cuộc hành trình lặng lẽ tìm lời chê trách. Ngài đi khắp hoàng cung, phố thị, rồi các cửa thành. Nhưng mọi người chỉ cúi đầu tôn kính và khen ngợi: "Bệ hạ là mặt trời của công lý, là bóng mát của dân lành." Không ai dám nói lời nào khác.
Không nản lòng, Bồ-tát giao lại việc nước cho đại thần, cải trang thành thường dân, chỉ mang theo người đánh xe trung thành, lên đường lang thang khắp các miền xa xôi tìm sự thật. Nhưng đi đến đâu, ngài cũng chỉ nghe thấy những lời tán dương. Cuối cùng, trên đường quay về từ biên địa, ngài đã gặp một điều kỳ lạ.
Cùng thời ấy, ở vương quốc láng giềng Kosala, vua Ballika – một vị quân vương mạnh mẽ nhưng đầy tự phụ – cũng bắt đầu nghi ngờ bản thân và muốn biết dân mình nghĩ gì về mình. Nhưng ông ta, giống như Bồ-tát, chỉ nhận được những lời tung hô. Vì thế, ông cũng quyết định cải trang, rời đô đi tìm sự thật về chính mình.
Và rồi... hai cỗ xe của hai vị vua, đều cải trang, gặp nhau tại một con đường hẹp sát biên giới, nơi chỉ đủ chỗ cho một xe đi qua.
Người đánh xe của vua Ballika cất tiếng:
– “Này bạn, hãy nhường đường cho vua của ta đi trước.”
Người đánh xe của Bồ-tát đáp:
– “Trên xe này là vua Brahmadatta xứ Ba-la-nại, một bậc quân vương đức độ. Chính anh phải nhường đường.”
Hai người giằng co, nhưng không ai chịu nhường. Cuối cùng, người đánh xe của Bồ-tát nói:
– “Chúng ta hãy hỏi xem hai vị vua ai lớn tuổi hơn, ai có nhiều công đức hơn, người ấy đi trước.”
Sau một hồi hỏi đáp, họ nhận ra hai vị vua đều bằng tuổi, bằng quyền, bằng danh vọng và giàu sang. Người đánh xe của Bồ-tát mới hỏi:
– “Vậy thì, vua các anh có phẩm hạnh gì?”
Người đánh xe của vua Ballika bèn ngẩng đầu tự hào nói:
“Cang cường thắng cang cường
Ôn nhu thắng ôn nhu
Dữ thì lấy dữ trị
Hiền thắng bằng đức hiền
Vua tôi là người như vậy. Xin hãy tránh đường cho vua tôi đi trước.”
Anh ta xem việc dùng bạo lực để trị bạo lực, mưu mẹo để thắng mưu mẹo là đức hạnh. Nhưng người đánh xe của Bồ-tát mỉm cười, rồi đáp lại:
Lấy không giận thắng giận,
Bố thí thắng xan tham,
Lấy hiền thắng kẻ ác,
Chân thật thắng dối gian.
Vua tôi là người như vậy. Xin hãy tránh đường cho vua tôi đi trước.”
Nghe xong, vua Ballika cảm động sâu sắc. Ông xuống xe, cùng người đánh xe tháo ngựa, kéo xe sang bên đường và với lòng kính trọng chân thành, nhường đường cho Bồ-tát.
Khi hai vị vua gặp mặt, họ nhận ra nhau, cùng bật cười giữa đường biên giới, khiêm hạ như hai hiền triết, chẳng còn ngôi cao nào phân biệt nữa. Họ cùng nhau trở về, lòng mỗi người thêm sáng rõ, như ánh nắng rọi qua mây, chiếu vào lòng thế gian.
Từ đó, người đời lưu truyền mãi câu chuyện về hai vị vua trên con đường hẹp, như một biểu tượng của trí tuệ và khiêm cung. Đôi khi, con đường để tìm thấy sự thật không phải là lời ca ngợi, mà là sự dũng cảm để lắng nghe điều khó nghe nhất – lỗi lầm của chính mình.
Kết thúc câu chuyện, Đức Thế Tôn cho biết:
– “Thuở đó, người đánh xe của vua Ballika là Tôn giả Moggallāna, vua Ballika là Tôn giả Ānanda, người đánh xe của vua Ba-la-nại là Tôn giả Sāriputta, còn vua Ba-la-nại chính là Ta.”
Tỳ khưu Giác Đẳng phóng tác từ Kinh Bổn Sanh
Comparison of Virtue
Jātaka Tale 151: The Rājovāda Jātaka
akkodhena jine kodhaṃ,
asādhuṃ sādhunā jine,
jine kadariyaṃ dānena,
saccenālikavādinaṃ.
Conquer anger with non-anger,
Defeat the wicked with goodness,
Overcome stinginess with generosity,
And vanquish falsehood with truth.
The Time of the Buddha
One day, King Pasenadi of Kosala, after settling a difficult legal case involving injustice and partiality, ate his morning meal. His hands still damp, he climbed into his splendidly adorned chariot and traveled to pay homage to the Blessed One. Upon arrival, the king bowed down at the Buddha’s feet, where blooming lotuses surrounded the Exalted One, and then sat to one side.
The Buddha asked,
– “Great King, where are you coming from in the middle of the day like this?”
The king replied,
– “Blessed One, today I struggled to settle a complex and unjust dispute. I had no opportunity to visit you earlier. As soon as I finished my duties and meal, I came immediately — my hands still wet.”
The Buddha responded,
– “Great King, to judge fairly and in accordance with the Dhamma is a noble act — a path leading to the heavenly realms. It is no surprise that a ruler guided by the Supreme Enlightened One would uphold justice. But long ago, even kings who had not yet attained awakening, simply by heeding the wise, governed justly, avoided the four biases, upheld the ten royal virtues, ruled righteously, and were eventually reborn in the heavens.”
At the king’s request, the Buddha then recounted a tale of the past.
The Story of the Past
Once upon a time, in the glorious city of Bārāṇasī, there ruled a wise and compassionate king named Brahmadatta, who was none other than the Bodhisatta himself in a previous life. He governed righteously, without bias or cruelty, using virtue to transform the hearts of his people.
Under his reign, justice flourished to such an extent that the royal court became deserted, for no disputes remained among the people.
One day, the king pondered to himself:
“Is it because I am too strict that my people fear me and dare not point out my faults? Or have I truly committed no wrong? But if I have any flaws that I cannot see, I must find them and correct them. No one is perfect.”
Determined, the Bodhisatta quietly began a quest to uncover any criticism about himself. He visited the palace halls, the city squares, the four gates — but everyone bowed and offered only praise: “Your Majesty is the sun of justice, the shade beneath which the people rest.” None dared to speak ill of him.
Undeterred, the king handed over affairs of state to his ministers, disguised himself as a commoner, took only his faithful charioteer, and set out across distant lands to seek the truth. But wherever he went, he heard only admiration.
At last, as he returned from the borderlands, he encountered something remarkable.
At that very time, in the neighboring kingdom of Kosala, King Ballika — a strong and prideful ruler — also began to question himself and wished to know what his people truly thought of him. Like the Bodhisatta, he too heard nothing but praise and decided to venture out in disguise in search of honest feedback.
And so it happened that the chariots of the two kings, both disguised, met on a narrow road near the frontier, too tight for both vehicles to pass.
The charioteer of King Ballika called out,
– “Friend, make way! Let our king go first.”
The Bodhisatta’s charioteer replied,
– “This is King Brahmadatta of Bārāṇasī, a righteous ruler. It is your king who must yield.”
A standoff ensued, neither side willing to budge. Then the Bodhisatta’s charioteer suggested:
– “Let us determine who is senior, more virtuous. The elder or more meritorious shall pass first.”
After questioning, it was found that both kings were of equal age, power, prestige, and wealth.
The Bodhisatta’s charioteer asked,
– “Then tell me: what are the virtues of your king?”
The other charioteer proudly proclaimed:
“The strong he meets with strength,
The gentle he answers with gentleness,
The wicked he defeats with wickedness,
The good he rivals in goodness.
My king is such a man. Now clear the road for him to pass.”
He glorified force and strategy as virtues, believing might could counter might.
The Bodhisatta’s charioteer smiled and replied:
“He conquers anger with patience,
Defeats the wicked with kindness,
Overcomes greed with generosity,
And vanquishes lies with truth.
Such is our king. Let the righteous go first.”
Hearing this, King Ballika was deeply moved. He dismounted his chariot, had his horses unyoked, and respectfully cleared the way for the Bodhisatta.
When the two kings met face to face, they recognized one another, and laughed joyfully. On that quiet road between two realms, they stood not as rivals, but as sages, humbled in wisdom, no longer separated by rank or throne.
Together, they returned to their cities, each with a heart illuminated — like sunlight breaking through the clouds, warming all beings below.
From that day on, people remembered the tale of the two kings on the narrow path, a parable of wisdom and humility. Sometimes, the road to truth is not paved with praise, but with the courage to face one’s own faults.
When the Buddha finished the story, he revealed:
– “At that time, the charioteer of King Ballika was Venerable Moggallāna, King Ballika himself was Venerable Ānanda, the charioteer of King Bārāṇasī was Venerable Sāriputta, and King Bārāṇasī — was none other than myself.”
Adapted by Bhikkhu Giác Đẳng from the Jātaka Tales.