Môn học: PHẬT PHÁP CƠ BẢN || Phần IV: Ôn Cố Tri Tân || THAM THÌ THÂM - Bổn sanh 134. Suvaṇṇahaṁsajātaka

Thursday, 08/05/2025, 03:56 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: Phật Pháp Cơ Bản

Bài học ngày 4.5.2025

Phần VI: ÔN CỐ TRI TÂN

THAM THÌ THÂM

Bổn sanh 134. Suvaṇṇahaṁsajātaka

A painting of a swan and women praying

AI-generated content may be incorrect.

“Yaṃ laddhaṃ tena tuṭṭhabbaṃ,
atilobho hi pāpako;
Haṃsarājaṃ gahetvāna,
suvaṇṇā parihāyathā”ti.

Hãy biết sống tri túc
Chớ tham lam quá đáng
Như người bắt thiên nga,
khiến lông vàng hóa trắng.”

Câu chuyện thời Phật trụ thế

Ngày xưa, tại kinh thành Sāvatthī, có một vị cư sĩ phát tâm cúng dường đến chúng Tỳ-kheo-ni. Ông nói với người giữ ruộng:

“Nếu có vị ni nào đến xin, cứ cho mỗi người hai hoặc ba củ tỏi.”

Từ đó, các Tỳ-kheo-ni thường lui tới ruộng và nhà của cư sĩ ấy để lấy tỏi. Một hôm, trong dịp lễ lớn, tỏi trong nhà đã hết sạch.

Đúng lúc đó, Tỳ-kheo-ni Thullanandā, một người nổi tiếng vì tính tham lam và cứng đầu, dẫn theo nhiều đệ tử đến:

“Thí chủ, chúng tôi cần tỏi để dùng.”

Cư sĩ đáp:

“Bạch ni sư, tỏi trong nhà đã cạn, xin quý ni đến ngoài ruộng lấy.”

Không suy nghĩ kỹ, Thullanandā cùng các đệ tử lấy quá nhiều tỏi, không theo đúng lời dặn hay chừng mực. Người giữ ruộng thấy vậy liền than phiền:

“Làm sao các vị sa-môn lại có thể không biết chừng mực như thế? Tỏi cho thì có, nhưng cũng phải biết giới hạn chứ!”

Tin này lan ra, khiến các Tỳ-kheo-ni khác, nhất là những người sống thanh tịnh, cũng bất bình. Rồi các Tỳ-kheo nam nghe chuyện, cũng bất mãn và bạch với Đức Thế Tôn.

Khi nghe câu chuyện, Đức Phật dạy:

“Này chư tỳ khưu, người tham lam thì ngay cả mẹ sinh ra cũng không thương nổi, huống gì người ngoài! Kẻ như vậy không thể khiến người chưa có tín tâm phát khởi đức tin, cũng không giữ được phước đã có. “Ngược lại, người biết thiểu dục, tri túc, dù nhận được ít cũng sống an vui. Biết đủ là gốc của giới hạnh.”

Rồi Ngài kết luận:

“Thullanandā không chỉ ngày nay mới tham lam đâu – xưa kia cũng như vậy.”

Ngài liền kể lại chuyện Con thiên nga lông vàng để răn dạy mọi người. (xem truyện Suvaṇṇahaṁsajātaka).

Câu chuyện tiền thân

Ngày xửa ngày xưa, tại một làng nhỏ ven sông, có một gia đình Bà-la-môn sống rất đầm ấm. Người cha là một người trí thức hiền lành, người mẹ đảm đang và ba cô con gái xinh đẹp nết na: Nandā, Nandāvatī và Sundarīnandā.

Nhưng rồi một ngày, người cha qua đời. Mẹ con họ lâm vào cảnh nghèo khó. Không còn người trụ cột, họ phải đi làm thuê, vất vả kiếm từng bữa ăn.

Nhưng ít ai biết rằng, người cha sau khi mất đã tái sinh thành một con thiên nga kỳ diệu với bộ lông bằng vàng ròng. Thiên nga ấy sống trên một ngọn núi xa xôi, lại nhớ được kiếp trước, nên vẫn biết rõ vợ con mình nơi chốn nhân gian.

Một hôm, thiên nga vàng bay về làng cũ, lặng lẽ đậu trên xà nhà. Khi người vợ và các con phát hiện ra, con thiên nga nhìn họ bằng ánh mắt quen thuộc và rủ một cọng lông vàng. Từ đó trở đi, con thiên nga vàng thỉnh thoảng bay về, để lại một chiếc lông vàng sáng chói. Nhờ đó, mẹ con họ trở nên khá giả, không còn phải làm thuê làm mướn nữa.

Một ngày nọ, người mẹ nảy sinh lòng tham lam. Bà nghĩ thầm:

“Lông thiên nga đã quý như vậy, sao ta không nhổ một lần cho hết, gom lấy cả kho báu?”

Dù ba cô con gái khuyên can:

“Mẹ ơi, nếu mẹ làm thế thiên nga sẽ đau đớn và sẽ không bao giờ quay lại nữa đâu.” Nhưng lòng tham đã che mờ lý trí. Khi thiên nga vàng quay về như thường lệ, người mẹ vội chạy đến túm lấy nó và nhổ sạch toàn bộ bộ lông vàng lộng lẫy.

Nhưng rồi… một điều lạ lùng xảy ra: Tất cả những chiếc lông bị nhổ ấy đều biến thành lông trắng thường, không còn chút ánh vàng nào.

Thiên nga đau đớn, chẳng thể bay lên được. Người mẹ đành nhốt nó vào một chiếc giỏ lớn, nuôi nó với hy vọng lông vàng sẽ mọc lại.

Một thời gian sau, lông mới mọc, nhưng chúng cũng chỉ là lông trắng như bình thường. Khi được thả ra khỏi lồng, con thiên nga mở đôi cánh yếu ớt, cố bay lên và rời khỏi mái nhà xưa mãi mãi, không bao giờ quay lại nữa.

Kể từ đó, người đàn bà không chỉ mất đi những chiếc lông vàng, mà còn đánh mất cả phước báo của mình. Mẹ con họ trở lại cảnh nghèo như xưa, thậm chí còn túng thiếu hơn.

Tỳ khưu Giác Đẳng phóng tác từ Kinh Bổn Sanh

Greed Leads to Ruin
Jātaka No. 134 — Suvaṇṇahaṁsajātaka

“Yaṃ laddhaṃ tena tuṭṭhabbaṃ,
atilobho hi pāpako;
Haṃsarājaṃ gahetvāna,
suvaṇṇā parihāyathā”ti.

Know how to live with contentment,
Do not be overly greedy.
Like the one who caught the golden swan,
Turning golden feathers into white.”

A Story from the Time of the Buddha

Once, in the city of Sāvatthī, there was a lay devotee who regularly offered alms to a community of bhikkhunīs (nuns). He instructed his field caretaker:

“If any nuns come asking, give each of them two or three cloves of garlic.”

From then on, the bhikkhunīs often visited his house or field to receive garlic. One day, during a major festival, the household ran out of garlic.

At that moment, Bhikkhunī Thullanandā — known for her greed and obstinacy — arrived with many disciples and said:

“Lay supporter, we need garlic.”

The man replied, “Venerable madam, we’ve run out of garlic in the house. Please go to the field and take some.”

Without due consideration, Thullanandā and her disciples harvested too much garlic, ignoring the given limits. Seeing this, the field caretaker protested:

“How can monastics act with such excess? It's one thing to give, but there must be boundaries!”

The news spread. Other bhikkhunīs, especially those who practiced pure conduct, were upset. Male monastics also heard of it and brought the matter to the Buddha.

Upon hearing the story, the Buddha said:

“Bhikkhus, a greedy person does not even love their own mother, let alone others! Such a person cannot inspire faith in the faithless, nor preserve the merit already acquired.

By contrast, one who knows moderation and contentment finds happiness even in little. Contentment is the foundation of moral discipline.”

The Buddha concluded:

“Thullanandā's greed is not new — she was the same in the past.”

He then told the story of The Golden Swan to give a moral lesson.

The Past Life Story

Long ago, in a riverside village, there lived a warm and virtuous Brahmin family. The father was a wise and gentle man, the mother hardworking and kind, and they had three graceful daughters: Nandā, Nandāvatī, and Sundarīnandā.

One day, the father passed away. The mother and daughters fell into poverty. Without a provider, they had to labor for daily survival.

But few knew that after his death, the father had been reborn as a miraculous golden swan. Living high in a distant mountain, he retained the memory of his past life and deeply remembered his beloved family.

One day, the golden swan flew back to the village and silently perched on the old roof. When the wife and daughters noticed him, the swan looked at them with familiar eyes and plucked out one gleaming golden feather.

From then on, the golden swan would occasionally return, leaving behind a golden feather each time. Thanks to this, the mother and daughters became well-off and no longer needed to toil.

But then… greed took hold of the mother’s heart. She thought to herself:

“If one golden feather is so valuable, why not pluck them all at once and gather the whole treasure?”

Her daughters pleaded:

“Mother, please don’t. If you do that, Father will be in pain and may never return.”

But her greed clouded her judgment.

The next time the swan came, she rushed to seize him and plucked out every golden feather.

Then… something strange happened:

All the plucked feathers turned into ordinary white feathers, no trace of gold remaining.

The swan, in pain and unable to fly, was locked in a large basket by the mother, who hoped the golden feathers would grow back.

Some time later, new feathers grew in — but they were just plain white feathers.

At that moment, the swan spread its frail wings, tried to fly, and left the old rooftop forever, never to return again.

From then on, the mother not only lost the golden feathers, but also lost all her merit. She and her daughters returned to poverty — perhaps even worse than before.

Adapted by Bhikkhu Giác Đẳng from the Jātaka Tales.