- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: Phật Pháp Cơ Bản
Bài học ngày 6.4.2025
Phần VI: ÔN CỐ TRI TÂN
THÍCH THÌ CỨ NHẬP CUỘC, NHƯNG…
Cūḷanāradajātakaṃ (jātaka 477)
surā visaṃ pavuccati
itthiyo papāto akkhāto
lābho siloko paṅko
issarānaṃ āsīviso
Rượu là độc dược,
Nữ sắc là vực sâu
Lợi danh là bùn lầy
Vua chúa là rắn độc.
Câu chuyện thời Phật trụ thế
Tại Xá-vệ, trong một gia đình nọ có cô con gái vừa tới tuổi cập kê rất xinh đẹp. Mẹ cô nghĩ: “Con gái ta đã đến tuổi. Ta sẽ lựa một vị tỳ khưu Thích tử, khiến vị ấy hoàn tục lấy con mình, biết đâu nhờ thế mà có mái ấm lâu dài”. Nghĩ vậy bà bắt đầu việc đón các tỳ khưu đi khất thực ngang mỗi ngày để cúng dường thực phẩm, đồng thời cũng tìm nhân tuyển thích hợp làm rể tương lai cho mình.
Bấy giờ, có một vị tỳ khưu mới tu xuất thân gia đình quý tộc. Sau khi thọ đại giới không lâu, vị này trở nên chú trọng ngoại hình mà ít lo tu tập nội tâm. Một buổi sáng, vị tỳ khưu này đi khất thực ngang nhà có cô con gái đẹp. Người mẹ thoạt trông thấy đã ưng bụng nghĩ rằng vị tu sĩ trẻ này thích hợp làm rể mình. Rồi bà mời vị tỳ khưu trẻ vào nhà cúng dường thực phẩm thịnh soạn. Bà cũng ngỏ lời mời thỉnh vị ấy ghé nhà thọ thực thường xuyên.
Những lần sau này, vị tỳ khưu trẻ đến nhà thọ thực đều gặp cô con gái của bà thí chủ với nhan sắc xinh đẹp, duyên dáng, thân thiết. Có lần bà thí chủ nói rằng “Trong nhà này tiền bạc không thiếu, nhưng ta không có con trai hay con rể coi sóc trong ngoài”. Nghe vậy, vị tỳ-kheo cảm thấy chột dạ, nghĩ: “Sao bà ấy lại nói thế?”
Vị tỳ khưu trẻ không làm chủ được phiền não, nghĩ: “Giờ ta không thể tiếp tục sống trong giáo pháp của Đức Phật nữa”. Thầy nói: “Tôi sẽ về chùa, giao trả y bát, rồi quay lại. Xin hãy gửi y phục cho tôi đến đó”.
Về chùa, thầy đến gặp thầy tế độ thưa rằng: “Con chán nản cuộc tu rồi”. Các thầy đưa thầy ấy đến trình đức Phật.
Đức Phật hỏi: “Nghe nói con chán nản, có đúng vậy không?”
— “Dạ đúng, bạch Thế Tôn”.
— “Vì ai mà con chán nản?”
— “Vì một cô gái, bạch Thế Tôn”.
Đức Phật nói: “Này tỳ-kheo, thuở trước khi con sống trong rừng tu hành, cũng chính cô ta khiến con phá giới, xuýt gây tai họa lớn. Tại sao nay con lại vì cô ta mà chán nản?”
Câu chuyện tiền thân
Xưa kia, khi vua Brahmadatta trị vì Ba-la-nại, Bồ-tát sinh trong một gia đình Bà-la-môn giàu có ở xứ Kāsi. Ngài học rộng, lập gia đình, sinh được một người con trai. Vợ Ngài qua đời. Ngài nghĩ: “Như vợ ta đã chết, một ngày kia ta cũng chết. Ta nên từ bỏ đời sống gia đình”. Rồi từ bỏ tất cả, dắt con trai vào rừng, cả hai đều xuất gia làm đạo sĩ, sống bằng trái cây trong rừng, tu tập thiền định và thần thông.
Lúc ấy, có nhóm cướp từ vùng biên đi cướp làng, bắt người, lấy tài sản rồi trở về. Trong số bị bắt có một cô gái đẹp, thông minh. Cô nghĩ: “Nếu ta ở lại, sẽ bị dùng như nô lệ. Ta phải tìm cách trốn”. Cô nói: “Cho tôi đi vệ sinh”. Rồi nhân cơ hội đó, cô lừa bọn cướp và trốn vào rừng.
Sáng hôm sau, cô băng ngang khu rừng nơi cha con vị đạo sĩ sống. Khi đạo sĩ cha đang đi hái trái cây, cô nhìn thấy đạo sĩ trẻ và quyến rũ cậu bằng ái dục, khiến vị ấy phá giới và sống theo lời cô sai khiến.
Cô nói: “Sống trong rừng làm gì? Hãy về làng sống, có nhiều lạc thú hơn”.
Cậu đồng ý: “Cha tôi đang đi hái trái cây, chờ ông về rồi ta đi cùng”.
Cô nghĩ: “Thanh niên này còn ngây thơ, nhưng người cha chắc già, nếu ông ấy bắt gặp ta, sẽ đánh đuổi ta khỏi rừng. Ta nên bỏ đi trước”. Cô bảo: “Tôi đi trước, anh cứ theo sau theo con đường này”. Rồi bỏ đi.
Cô gái đi rồi, đạo sĩ trẻ trở nên buồn bã, nằm rũ rượi trong lều. Khi Bồ-tát trở về, thấy dấu chân phụ nữ, lo sợ con mình đã phá giới. Ngài vào lều, thấy con buồn bã, bèn nói:
“Con không chặt củi, cũng chẳng gánh nước, cũng không nhóm lửa. Sao lại nằm thở than vậy?”
Người con đáp:
“Con không chịu nổi cảnh sống trong rừng. Xin cha cho phép con trở về làng. Xin cha dạy con cách sống nơi đó”.
Bồ-tát nghe vậy ôn tồn nói:
“Nếu con bỏ rừng về làng, hãy nhớ lời cha dặn: Đừng uống độc dược, tránh vực thẳm, chớ sa bùn lầy, phải tránh rắn độc”.
Người con hỏi ý nghĩa: Xin cha nói rõ độc dược, vực sâu, bùn lầy và rắn độc là gì?
Bồ-tát giảng giải:
Rượu là độc dược, khiến người mê mờ thần trí”. Phụ nữ quyến rũ người, như gió thổi bông bay vào vô định nên gọi là “vực thẳm”. Danh vọng, tiền tài khiến người ta ngụp lặn không lối ra nên gọi là “bùn lầy”. Vua chúa là người có quyền sanh sát khi ở gần có thể mất mạng bất cứ lúc nào nên gọi là rắn độc.
Nghe xong, đạo sĩ trẻ đổi ý, nói: “Cha ơi, con không muốn trở lại thế gian nữa”. Bồ-tát dạy thiền từ bi, nhờ đó người con đắc thiền định và thần thông. Cả hai cha con sau khi mạng chung đều sinh về cõi Phạm thiên.
Đức Phật kết thúc câu chuyện:
“Cô gái trong truyện là cô gái ngày nay, vị tỳ-kheo con là đạo sĩ con bị quyến rũ và ta chính là người cha đạo sĩ ngày xưa”.
Và Bậc Đạo Sư cũng dạy thêm:
Vì tỳ khưu trẻ nghe Phật dạy hướng tâm quyết chí tu tập sau này chứng thánh quả.
Tỳ khưu Giác Đẳng phóng tác từ Kinh Bổn Sanh
JOIN IF YOU DARE, BUT...
Cūḷanārada Jātaka (Jātaka No. 477)
surā visaṃ pavuccati
itthiyo papāto akkhāto
lābho siloko paṅko
issarānaṃ āsīviso
Alcohol is poison,
Lust is a deep chasm,
Fame and fortune are a quagmire,
Kings are venomous snakes.
A Story from the Time of the Buddha
In Sāvatthī, there was a certain household where a young daughter had just come of age. She was exceptionally beautiful. Her mother thought to herself, “My daughter has reached maturity. I will select a Śākyan monk, make him disrobe and marry my daughter—perhaps we’ll then have a secure household”. With that in mind, she began offering food daily to passing monks, carefully looking for a suitable candidate to become her son-in-law.
At that time, a young monk, newly ordained from a noble family, had recently taken full ordination. After his higher ordination, he became more concerned with his appearance than with cultivating the mind. One morning, as he passed by the house for alms, the woman saw him and immediately felt he would make a perfect match for her daughter. She invited him into the house and offered him a lavish meal. She also invited him to return regularly for alms.
On subsequent visits, the monk repeatedly encountered the beautiful, charming daughter. One day, the laywoman hinted, “We have wealth in this house, but no son or son-in-law to manage things”. Hearing this, the monk felt a sudden unease, wondering why she said that.
Unable to control his defilements, he thought: “I can no longer sustain this monastic life”. He said, “I’ll return to the monastery and surrender my robe and bowl. Please send my lay clothes to this address”.
Returning to the monastery, he went to his preceptor and said, “I’ve lost my enthusiasm for the path”. The preceptor and other monks brought him to the Buddha.
The Buddha asked, “Is it true you are discouraged?”
— “Yes, Blessed One”.
— “Why are you discouraged?”
— “Because of a woman, Blessed One”.
The Buddha replied:
“O monk, even in a past life when you lived as an ascetic in the forest, it was this same woman who caused you to break your vows and nearly brought great harm. Why now do you falter because of her again?”
The Past-Life Story
Long ago, when King Brahmadatta reigned in Benares, the Bodhisatta was born into a wealthy Brahmin family in Kāsi. He studied widely, married, and had a son. When his wife passed away, he thought: “Just as my beloved wife has died, I too will die one day. What good is household life?” He renounced the world, took his son into the forest, and both became ascetics. They lived on forest fruits, practicing meditation and cultivating spiritual attainments.
At that time, a gang of bandits from the frontier raided a village, seized people and goods, and returned to the borderland. Among the captives was a clever and beautiful young woman. She thought, “If I stay, I’ll be used as a slave. I must escape”. She said, “Sir, I need to relieve myself,” and, taking the chance, tricked the bandits and fled into the forest.
The next morning, she came across the forest dwelling of the father and son ascetics. While the father was away gathering fruits, she saw the young ascetic and seduced him with sensual charm, leading him to break his vows and fall under her influence.
She said: “Why stay in this forest? Come live in the village—it’s full of pleasures”.
The youth agreed, “My father is away collecting fruit. Let’s wait for him, and we’ll go together”.
But the woman thought: “This young man is naïve, but his father must be old and wise. If he sees me, he’ll drive me away. I must leave first”. So she told him, “I’ll go ahead. You follow this path”. And she left.
After her departure, the young ascetic became dejected and lay collapsed in his hut. When the Bodhisatta returned and saw the woman’s footprints, he feared his son had broken his vows. Entering the hut and seeing his son miserable, he asked:
“You have not chopped wood, fetched water, nor lit the fire. Why do you lie there sighing?”
The son replied:
“I can’t bear this forest life any longer. Please let me return to the village. Teach me how to live there”.
The Bodhisatta gently said:
“If you leave the forest for the village, then remember these teachings:
Don’t drink poison, avoid deep pits, don’t sink into mud, and steer clear of venomous snakes”.
The son asked for clarification:
“Father, what do you mean by poison, pit, mud, and snake?”
The Bodhisatta explained:
“Alcohol is poison—it clouds the mind.
Women are a pit—they seduce and entrap, like the wind blowing a tuft of cotton into nothingness.
Fame and wealth are like mud—they pull people down into endless struggle.
And kings are like venomous snakes—they hold power over life and death, and if you come too close, you may perish in an instant”.
Hearing these words, the young ascetic changed his mind: “Father, I no longer wish to return to worldly life”. The Bodhisatta then taught him loving-kindness meditation. Following his father’s guidance, the son soon attained meditative absorption and spiritual powers. After death, both father and son were reborn in the Brahma world.
Conclusion
The Buddha ended the story, saying:
“The girl in this story is the same girl today. The young monk is the former ascetic son, and I was his father, the Bodhisatta”.
He further advised:
The young monk, inspired by the Buddha’s words, resolved to cultivate his practice and later attained enlightenment.
Adapted by Bhikkhu Giac Dang from the Jataka Tales.