Môn học: PHẬT PHÁP CƠ BẢN || Phần IV: Ôn Cố Tri Tân || TÀM QUÝ LÀ NỀN TẢNG CỦA GIỚI HẠNH - Kurudhammajātakaṃ

Thursday, 20/02/2025, 08:35 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: Phật Pháp Cơ Bản

Bài học ngày 16.2.2025

Phần VI: ÔN CỐ TRI TÂN

TÀM QUÝ LÀ NỀN TẢNG CỦA GIỚI HẠNH
Kurudhammajātaka (jataka 276)

Annabhaccā cabhaccā ca,
yodha uddissa gacchati
Sabbe te appaṭikkhippā,
pubbācariyavaco idaṃ

Cổ đức đã dạy rằng
Ai sống nhờ thực phẩm
Ai sống tựa nương
Không nên bị chối từ


Câu chuyện tiền thân

Thuở xưa rất xưa, vương quốc Kāliṅga trải qua thời kỳ hạn hán dài khiến ruộng đồng khô cạn, thực phẩm khan hiếm, người chết vì đói khắp nơi. Nhà vua triệu tập quần thần để tìm phương cứu vãn. Một đại thần tâu rằng: “Được nghe xứ Kuru mưa thuận gió hoà, bá tánh an cư lạc nghiệp do có được bảo vật là hắc tượng Añjanavasabho. Nếu có thể nên tìm cách mượn voi báu ấy về sẽ giúp đất nước thoát nạn hạn hán”. Nghe vậy, nhà vua lập tức mời tám vị bà la môn tài ba trong vương quốc lập thành đoàn khâm sứ, mang theo nhiều vàng bạc, đi đến nước Kuru để tìm cách mượn voi báu.

Quan khâm sứ đến kinh đô xứ Kuru tìm hỏi tin tức, được biết là vào mỗi ngày trai giới trong tháng, vua xứ này cỡi voi báu tới đông môn khích lệ thần dân huân tu thiện pháp. Phái đoàn đã đến diện kiến nhà vua rồi trao lễ phẩm. Sau đó thỉnh cầu nhà vua cho mượn voi báu đem về cứu khổ xứ Kāliṅga. Nghe xong, nhà vua trả lời:

Cổ đức đã dạy rằng
Ai sống nhờ thực phẩm
Ai sống cần tựa nương
Không nên bị chối từ

Rồi lập tức đồng ý cho mượn hắc tượng Añjanavasabho. Voi báu được mang về xứ Kāliṅga một thời gian, nhưng hạn hán vẫn tiếp tục. Vua trong xứ triệu tập quần thần để hội ý. Một thành viên của đoàn khâm sứ đã thưa rằng, khi đến xứ Kuru có cảm nhận là không phải nhờ voi báu mà mưa thuận gió hoà, mà chính ở sự tu tập giới hạnh của phần đông người xứ ấy. Nhà vua hỏi vậy làm thế nào để trì giới. Viên quan trả lời: “Trước hết, xin nhà vua thọ giới rồi hành trì. Sau đó truyền giới lại cho thần dân trong nước. Càng nhiều người tu thì đại nạn càng sớm được giải nguy”. Nhà vua bảo rằng, tự thân không thể rời vương quốc lúc này, thôi thì cử một đoàn khâm sứ khác đến xứ Kuru xin được truyền giới. "Nhà vua sẽ cho mang theo những tấm bảng bằng vàng. Khi được truyền giới, họ sẽ khắc các học giới vào bảng vàng, rồi mang về nước. Sau đó, nhà vua sẽ tụng giới và hành trì."

Đoàn khâm sứ lên đường, mang theo voi báu và lễ phẩm, đến vương quốc Kuru để hoàn trả hắc tượng Añjanavasabho, rồi dâng lễ phẩm lên vua Kuru. Sau đó trình bày việc xin trao truyền giới pháp. Nghe xong, nhà vua bảo: “Trẩm là người trì giới nhưng không hoàn toàn thanh tịnh, vì trong lễ hạ nguyên Kattika, theo phong tục đã đến một hồ nước bắn bốn mũi tên về bốn hướng nhưng sau đó chỉ tìm lại được ba. Mũi tên thứ tư có lẽ đã rơi xuống hồ đâm phải một con cá nào đó. Sự hoài nghi này có thể khiến giới bất tịnh. Ta sẽ truyền giới nhưng để bảo đảm thì nên đến xin hoàng thái hậu truyền giới, vì đó là người chuyên tâm trì giới”.

Nghe vậy đoàn khâm sứ khắc giới pháp lên một bảng vàng, rồi theo hướng dẫn tìm đến hoàng thái hậu để xin truyền giới. Sau khi nghe trình bày, Hoàng Thái Hậu bảo rằng: “Ta sẽ truyền giới nhưng không chắc có hiệu ứng như các người mong đợi, vì bản thân cũng có chút hoài nghi. Số là gần đây ta nhận được hai món quà, sau đó đem cho hai người con dâu. Xuyến vàng thì cho dâu lớn, còn lọ hương trầm thì tặng dâu nhỏ. Nghĩ lại có chút thiên vị vì phân biệt đối xử. Điều này có thể khiến giới hạnh không hoàn toàn thanh tịnh. Ta sẽ truyền giới nhưng để bảo đảm thì nên đến xin đương kim hoàng hậu truyền giới, vì đó là người năng hành trì giới”.

Nghe vậy đoàn khâm sứ khắc giới pháp lên một bảng vàng, rồi theo hướng dẫn tìm đến hoàng hậu để xin truyền giới. Nghe xong hoàng hậu ôn tồn bảo: “Ta cũng có chút hoài nghi về giới hạnh của mình, vì một lần nhìn phó vương diễn hành trên phố đã khởi tà tâm ước muốn người đó làm chồng mình. Dù chỉ là ý nghĩ thoáng qua có thể khiến giới hạnh bất tịnh. Ta sẽ truyền giới nhưng để bảo đảm thì nên đến xin phó vương truyền giới, vì đó là người nghiêm trì giới hạnh”.

Nghe vậy đoàn khâm sứ khắc giới pháp lên một bảng vàng, rồi theo hướng dẫn tìm đến phó vương để xin truyền giới. Nghe xong phó vương bảo rằng: “Ta thật sự cũng không bảo đảm giới hạnh của mình tinh nghiêm, vì mới đây vào cung diện kiến nhà vua. Bấy giờ trời mưa giông, nhà vua giữ ta lại trong cung nhưng vì mệt nên ngủ quên khiến cả đoàn tuỳ tùng thức trắng trọn đêm chờ đợi bên ngoài. Ta sẽ truyền giới nhưng để bảo đảm thì nên đến xin vị tế sư truyền giới, vì đó là người rất xem nặng giới hạnh”.

Câu chuyện tiếp tục theo cách tương tự. Vị tế sư đồng ý truyền giới nhưng cũng tự nghi ngờ vì có lần thấy long xa đẹp khởi ý muốn được nhà vua ban tặng. Vị này giới thiệu đoàn khâm sứ đến gặp người quản tượng.

Người quản tượng cũng có nghi hoặc vì mới đây đóng cọc vào đất nhằm hang cua dường như vô tình giết hại sinh vật.

Được giới thiệu sang người đánh xe, đoàn khâm sứ cũng được nghe về chút hoài nghi do đánh mạnh vào mông ngựa để đi nhanh vì sợ nhà vua bị mưa giông.

Người tiếp theo đoàn khâm sứ tìm đến là vị trưởng giả. Vị này cũng cho biết là vì gấp nên khi thăm ruộng đã lấy vài cây lúa quấn vào gậy. Mà ruộng lúa đó vốn dành để cho nhà vua nên e rằng giới bất tịnh.

Người giữ kho thóc là nhân vật được giới thiệu tiếp theo. Vị này cũng không tự tin về giới hạnh thanh tịnh vì đã dùng một số thóc đánh dấu, sau đó quên không tính vào số thóc sung công.

Đoàn khâm sứ lại được giới thiệu đến một người giới hạnh thanh tịnh khác đó là viên chức giữ cổng thành. Một lần nữa lại nghe chuyện giới bất tịnh hôm qua đã quở trách cặp nam nữ vào thành lúc sắp đóng cửa. Vị nghĩ rằng đôi nam nữ đó vì tình tứ mà vào sau chót. Khi hỏi ra mới biết là hai anh em ruột đi nhặt củi ngoài thành.

Người sau cùng được quan giữ cửa giới thiệu về trì giới thanh tịnh là… một kỹ nữ. Cô gái này đã nhận một khoản tiền lớn từ một người đàn ông để qua đêm, nhưng sau đó người đàn ông không đến. Cô kỹ nữ chờ đợi ba năm mòn mõi không tiếp khách khác và xoay xở suốt thời gian đó với tiền dành dụm của mình. Sau ba năm, người đàn ông xuất hiện thì hoá ra là thiên chủ Đế Thích thử lòng người. Thiên chủ đã cho nàng số tài sản lớn an hưởng phần đời còn lại.

Nàng kỹ nữ đã truyền giới cho đoàn khâm sứ. Học giới được khắc lên bảng vàng sau cùng. Khi đoàn về lại xứ Kāliṅga, nhà vua đã thọ trì ngũ giới cùng với thần dân. Những hạt mưa rơi xuống. Cuộc sống bá tánh trở lại bình thường sau cơn khổ nạn.

Câu chuyện thời Đức Phật

Có hai vị tỳ khưu, là bạn thân từ thành Xá-vệ, sau khi xuất gia và thọ đại giới, thường cùng nhau du hành. Một ngày nọ, họ đến dòng sông Aciravatī. Sau khi tắm xong, họ đứng trên bờ cát, tận hưởng ánh nắng mặt trời và trò chuyện vui vẻ.

Lúc ấy, hai con ngỗng trời bay ngang qua đầu họ. Một trong hai người nhặt một viên đá lên và nói: "Tôi sẽ ném trúng vào mắt con ngỗng kia!"


Người kia đáp:"Ai làm được chuyện đó chứ!"

"Tôi làm được mà" – người thứ nhất khẳng định – "Không những vậy, tôi có thể ném trúng bất kỳ con mắt nào mà tôi muốn!"


Người bạn vẫn không tin: "Chuyện hoang đường!"

"Vậy hãy nhìn đây!" – vị kia ta nói, rồi nhặt một viên đá sắc cạnh và ném về phía con ngỗng.

Nghe tiếng viên đá lao vút qua không trung, con ngỗng quay đầu lại nhìn. Lập tức, người kia nhặt một viên đá tròn và ném vào mắt gần nhất của con chim, viên đá xuyên qua và trổ ra từ con mắt bên kia. Con ngỗng kêu lên một tiếng thảm thiết, lộn nhào giữa không trung rồi rơi xuống ngay dưới chân họ.

Những vị tỳ khưu chứng kiến cảnh đó liền chạy đến, trách móc vị đã ném đá:

"Thật đáng xấu hổ! Ngươi đã xuất gia trong giáo pháp cao quý này, tại sao lại sát sinh hại vật?"

Ngay sau đó họ đến gặp Đức Thế Tôn. Nghe xong câu chuyện, Đức Phật quở trách:

"Này tỳ khưu, làm sao ngươi có thể hành động như vậy sau khi đã bước vào giáo pháp giải thoát? Những bậc trí giả thuở xưa, dù không gặp thời Phật ra đời, trong cuộc sống tại gia đầy ô nhiễm, vẫn cảm thấy hối hận chỉ vì những lỗi lầm rất nhỏ. Còn ngươi, đã đi theo con đường cao thượng này, lại chẳng có chút tàm quý nào sao? Một vị tỳ khưu phải biết kiểm soát hành động, lời nói và ý nghĩ của mình."

Rồi Đức Phật kể một câu chuyện quá khứ về nạn hạn hán của xứ Kāliṅga.

Khi kể xong câu chuyện, bậc Ðạo sư tuyên thuyết tứ đế và giải thích tiền thân. Thính chúng có nhiều người chứng đắc đạo quả. Ở phần kết bậc Ðạo Sư nhận diện như sau:

- Uppalavannā (Liên Hoa Sắc) là nàng kỹ nữ, Punna là người gác cổng thành, người quản tượng là Kuccāna, người coi vựa thóc là Kolita, vị trưởng giả là Sāriputta, người lái xe là Anuruddha (A-na-luật), vị tế sư là trưởng lão Kassapa (Ðại Ca-diếp); Phó vương là Nandapandita ; chánh hậu là mẹ của Rāhula (La-hầu-la), hoàng thái hậu là bà Mayā, còn vị vua xứ Kuru là Ta.

Tỳ khưu Giác Đẳng phóng tác từ Kinh Bổn Sanh

SHAME AND CONSCIENCE AS THE FOUNDATION OF VIRTUE

Kurudhamma Jātaka (Jātaka 276)

Annabhaccā cabhaccā ca,
yodha uddissa gacchati
Sabbe te appaṭikkhippā,
pubbācariyavaco idaṃ

The ancient sages have taught:
Whoever lives on food,
Whoever depends on support,
Should never be turned away.

The Jātaka Story

Long ago, in the kingdom of Kāliṅga, a great drought struck, drying up the fields, depleting food supplies, and causing countless deaths from starvation. The king summoned his ministers to seek a solution. One minister proposed:

"I have heard that in the land of the Kurus, the rains are abundant, and the people prosper because of a sacred treasure—the black elephant Añjanavasabho. If possible, we should find a way to borrow this sacred elephant to relieve our kingdom from the drought."

Hearing this, the king immediately assembled a delegation of eight learned Brahmins, forming an envoy, and sent them with abundant gold and silver to the land of the Kurus to request the sacred elephant.

Upon reaching the Kuru capital, the envoys inquired and learned that on every Uposatha day, the Kuru king would ride the sacred elephant to the eastern gate to encourage his people in virtuous practices. The delegation approached the king, presented their offerings, and made their request:

"The ancient sages have taught:
Whoever lives on food,
Whoever depends on support,
Should never be turned away."

The king immediately agreed and allowed them to borrow the black elephant Añjanavasabho.

However, despite bringing the elephant to Kāliṅga, the drought persisted. The Kāliṅga king convened his ministers once again. A member of the envoy suggested that during their time in Kuru, they observed that the prosperity of that land was not due to the sacred elephant but rather the widespread practice of virtue among its people.

The king asked, "How can we cultivate such virtue?"

The official replied, "First, Your Majesty should take the precepts and practice them diligently. Then, you should transmit them to your subjects. The more people practice virtue, the sooner the calamity will be resolved."

The king, realizing he could not leave his kingdom, decided to send another envoy to Kuru to formally receive the precepts. He ordered golden tablets to be inscribed with the precepts once they were received, which would then be brought back for recitation and observance.

Thus, the envoy returned to Kuru, bringing back the sacred elephant Añjanavasabho and presenting offerings to the Kuru king. They then humbly requested to be taught the precepts.

The Kuru king responded:
"I uphold the precepts, but I am not entirely pure. During the Kattika festival, according to tradition, I shot four arrows in different directions over a lake, but only three were retrieved. The fourth arrow may have struck a fish. This doubt taints my virtue. You should instead seek instruction from the Queen Mother, as she has diligently upheld the precepts."

The envoys inscribed the precepts on a golden tablet and then sought the Queen Mother’s guidance. Upon hearing their request, she said:

"I will transmit the precepts, but I am not sure they will have the desired effect. I have a lingering doubt. Recently, I received two gifts, which I gave to my two daughters-in-law. I gave the golden necklace to the elder daughter-in-law and the sandalwood perfume to the younger. Upon reflection, I feel I may have been biased in my distribution. This may have compromised my purity in virtue. You should instead seek guidance from the Queen, for she is devoted to the precepts."

The envoys again inscribed the precepts on a golden tablet and then visited the Queen. She gently responded:

"I, too, have doubts about my virtue. Once, while watching the viceroy parading through the streets, I briefly wished he could be my husband. Even though it was a fleeting thought, it may have tainted my virtue. You should instead seek the viceroy, for he is known for his strict observance of the precepts."

Thus, the envoys continued their journey, seeking guidance from the viceroy, who also expressed doubts about his purity due to a moment of negligence that caused his attendants to wait all night in the rain. He directed them to the royal chaplain.

Similarly, the chaplain confessed that he once desired a royal chariot and was uncertain whether this covetous thought had tainted his virtue. He sent them to the royal elephant trainer.

The elephant trainer admitted that he might have accidentally harmed a crab while driving a stake into the ground. He directed them to the royal charioteer.

The charioteer, in turn, admitted that he had once urged the horses to speed up unnecessarily, possibly causing them distress. He suggested they consult a wealthy merchant known for his virtue.

The merchant confessed that in haste, he had once wrapped a few stalks of rice around his staff before the royal tax had been collected. He recommended they seek the granary keeper.

The granary keeper revealed that he had mistakenly misplaced some marked grains while measuring taxes, causing a discrepancy. He referred them to the city gatekeeper.

The gatekeeper admitted that he had once wrongly accused a pair of siblings, thinking they were lovers loitering outside the city gates. Upon learning they were actually brother and sister, he deeply regretted his misjudgment. He then directed the envoys to one last person—an esteemed courtesan.

This courtesan had once received a large sum of money from a man who promised to return but never did. For three years, she remained faithful to her promise and refused to accept any other clients. Eventually, the man returned, revealing himself to be none other than Sakka, the King of the Gods, who had tested her integrity. In recognition of her virtue, Sakka bestowed upon her great treasures and declared her an exemplar of honor.

At last, she transmitted the precepts to the envoys, who inscribed them on the final golden tablet.

Upon their return to Kāliṅga, the king and his people took and observed the Five Precepts. The long-awaited rains finally came, and life returned to normal.

A Story from the Buddha’s Time

Two monks from Sāvatthī, close friends who had taken full ordination, often traveled together. One day, they arrived at the Aciravatī River. After bathing, they stood on the sandy shore, basking in the sunlight and conversing.

At that moment, two wild geese flew overhead. One of the monks picked up a stone and said, "I will hit that goose in the eye!"

The other monk replied, "That’s impossible!"

"I can do it," the first insisted. "Not only that—I can hit either eye as I choose!"

"Nonsense!"

"Watch me!" The monk picked up a sharp-edged stone and threw it. The goose turned its head at the sound of the whizzing stone. At that instant, the monk picked up a round stone and hurled it, striking one eye and passing through to the other. The goose let out a cry, tumbled through the air, and fell dead at their feet.

The other monks, witnessing this, ran over and reproached him:
"Shame on you! How could you take the life of a living being after renouncing the world?"

They immediately brought him before the Buddha. Upon hearing the case, the Buddha admonished him:

"Monk, how could you commit such an act after entering this path of liberation? Even wise men in the past, though living in the world with all its impurities, felt remorse over the slightest misdeeds. Yet you, who have embraced this noble path, show no shame or conscience? A monk must restrain himself in body, speech, and mind."

He then told the story of the Kāliṅga drought.

At the conclusion of the story, the Buddha revealed the past identities of those involved, showing how their roles in past lives had influenced the present. Many in the audience attained enlightenment.

Adapted by Bhikkhu Giac Dang from the Jataka Tales.