- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: Phật Pháp Cơ Bản
Bài học ngày 9.12.2024
Phần VI: ÔN CỐ TRI TÂN
Mahāsāra Jataka (Jātaka #92)
ukkaṭṭhe sūramicchanti,
mantīsu akutūhalaṃ.
piyañca annapānamhi,
atthe jāte ca paṇḍitanti.
Giữa trận cần anh hùng
Tư vấn cần bình tâm
Ăn ngon cần bạn thiết
Hữu sự cần trí nhân.
Câu chuyện kiếp tiền thân
Ngày xưa rất xưa, khi vua Brahmadatta trị vì vương quốc Kāsi, có một vị đại thần là bậc hiền trí. Có một ngày, nhà vua cùng hoàng thân đến ngự viên để thư giãn. Đó là ngày thời tiết oi bức. Sau khi vòng dạo quanh, nhà vua nhìn hồ nước trong mát muốn xuống tắm. Hoàng hậu và các cung nữ cũng cùng xuống nước tắm với nhà vua. Trước khi xuống hồ, hoàng hậu giao xiêm y và những trang sức quý giá cho một cung nữ trông giữ.
Vì ngồi lâu nên cung nữ chìm vào giấc ngủ gật. Bất chợt tỉnh dậy nhận ra xâu chuỗi ngọc quý giá của hoàng hậu không cánh mà bay biến đâu mất. Trong lúc thảng thốt sợ hãi, nàng cung nữ kêu lớn “có ăn trộm, có ăn trộm”. Nhóm thị vệ lập tức tri hô rồi chạy ra bốn hướng truy bắt hung thủ.
Quân lính nhà vua bắt gặp người làm vườn đang run rẩy trốn trong bụi cây. Lôi người này ra tra hỏi và hăm doạ nếu không thành thật khai rõ thì sẽ bị trọng hình. Người làm vườn sợ hãi khi nghĩ đến tra tấn đã nhận tội và bảo đã đưa cho phú gia thủ khố. Thị vệ lập tức tới bắt phú gia thủ khố để tra hỏi. Viên quan này cũng sợ trọng hình nên bảo rằng đã đưa cho viên tế sư. Viên quan tế sư tự nhiên bị liên luỵ nhưng cũng hiểu là sự việc rõ ràng, thì mình sẽ bị tra tấn thảm khốc nên nói liền là đã tặng cho một kỹ nữ. Nhà vua thấy câu chuyện có gì không bình thường mà trời tối, nên đành mời vị đại thần tài trí trong triều đến và giao cả năm người cho quan đại thần tra hỏi. Sau khi nghe qua câu chuyện, quan đại thần quyết định tạm ngưng việc tra hỏi và ra lệnh giam tất cả vào một chỗ.
Đêm đó vị quan đại thần đi nhẹ nhàng đến chỗ tạm giam phạm nhân, để nghe lén họ nói gì. Sau khi các phạm nhân đã chọn chỗ nằm, một lúc thì vị thương gia giàu có lên tiếng: “Này tên làm vườn khốn kiếp! ta với ngươi chưa từng gặp mặt sao lại khai là đã đưa chuỗi ngọc của hoàng hậu cho ta?”. Người làm vườn trả lời: “Đúng là vậy. Nhưng tôi là người nghèo hèn, cả đời chưa từng nằm trên chiếc giường tốt thì lấy chuỗi ngọc làm gì. Nhưng tôi biết nếu không khai sẽ bị tra tấn chết đi sống lại, nên khai đưa cho ông phú gia để không bị đánh đập”. Nghe vậy, viên tế sư cũng lên tiếng thống trách phú gia cái tội khai gian làm liên luỵ tới mình. Khổ nhất là nàng kỹ nữ, cuộc đời đã khổ bây giờ tai bay họa gởi mà chẳng biết do đâu và làm sao nên sụt sùi than thở.
Vị quan đại thần sau khi nghe được tất cả, quyết định tạm ngưng việc tra hỏi và sáng hôm sau đến ngự viên quan sát hiện trường. Điều mà vị quan nhận ra là dù có nhà vua tới thưởng ngoạn hay không thì ngự viên luôn được canh gác cẩn mật, khó có kẻ trộm nào muốn liều mạng đi vào. Bất chợt một đàn khỉ xuất hiện nô đùa. Vị quan đại thần suy nghĩ: rất có thể thủ phạm là một con khỉ. Nghĩ vậy, vị này về cho làm một số xâu chuỗi giả với màu sắc đẹp đẽ, rồi mang đến ngự viên để trên những băng ghế. Đúng như dự đoán, bầy khỉ nhanh chóng chạy đến giành nhau những xâu chuỗi và vui đùa với món đồ chơi mới lạ này.
Chỉ một thời gian ngắn, quan đại thần nhận ra một con khỉ cái ngồi gần bờ rào trong tư thế quan sát. Khi thấy những con khỉ khác tranh dành các xâu chuỗi thì con khỉ cái ngồi yên. Đến khi những con khỉ xum xuê vui đùa với các xâu chuỗi giả, thì con khỉ cái lặng lẽ tìm đến một hốc đá lôi ra xâu chuỗi để tự mình vui đùa. Đó chính là xâu chuỗi thật của hoàng hậu. Đó là tang vật gây ra tai hoạ cho nhiều người. Các thị vệ được lệnh tìm cách thu hồi xâu chuỗi của hoàng hậu. Và toàn bộ câu chuyện được trình lên nhà vua.
Vị quan đại thần cũng thưa rằng, vì sự tra hỏi bằng trọng hình nên có rất nhiều người sợ hãi khai man. Thà nhận tội rồi đổ tội hơn là phủ nhận tội danh, vì thiên hạ ai cũng nghe câu “không có thì đánh cho có”. Nhà vua nghe xong hiểu chuyện và ra lệnh thay đổi cách điều tra. Nhân đó đã ca ngợi vị quan đại thần với câu:
Giữa trận cần anh hùng
Tư vấn cần bình tâm
Ăn ngon cần bạn thiết
Hữu sự cần trí nhân.
Ít người trong đời giữ được sự điềm tĩnh giải quyết trước những việc rối rắm như tơ vò.
Trong Thời của Đức Phật
Câu chuyện trong thời Đức Phật trụ thế liên quan tới tôn giả Ānanda, mang ý nghĩa đặc biệt khác sẽ được kể trong bài kế tiếp.
Tỳ khưu Giác Đẳng phóng tác từ Kinh Bổn Sanh
Fear of Blame Leads to Shifting Blame
Mahāsāra Jataka (Jātaka #92)
ukkaṭṭhe sūramicchanti,
mantīsu akutūhalaṃ.
piyañca annapānamhi,
atthe jāte ca paṇḍitanti.
In battle, they need heroes.
In counsel, they need calm wisdom.
At the table, they need dear friends.
In hardship, they need the wise.
A Tale from Ancient Times
Long ago, during the reign of King Brahmadatta in Kāsi, there was a wise minister known for his sharp intellect. One day, the king, along with his royal entourage, went to the royal garden to relax. On a hot day, after strolling around, the king saw the clear waters of a pond and decided to take a dip. The queen and her attendants joined him in bathing. Before entering the pond, the queen handed her elegant clothing and valuable jewelry to a maidservant to guard.
Sitting for a long time, the maidservant grew drowsy and eventually fell asleep. When she woke, she discovered the queen’s precious pearl necklace missing. In panic, she cried out, “Thief! Thief!” The royal guards immediately responded, shouting orders and searching all directions for the culprit.
Spotting a frightened gardener hiding in a bush, the guards dragged him out and threatened him, warning that failure to confess would result in severe punishment. Terrified, the gardener admitted guilt, claiming to have passed the necklace to the royal treasurer. The guards then arrested the treasurer for questioning. Fearing harsh interrogation, the treasurer implicated the royal chaplain. The chaplain, equally anxious, declared he had gifted the necklace to a courtesan. The courtesan, upon being summoned, vehemently denied the accusation, claiming no knowledge of the necklace.
Perplexed and sensing something amiss, the king sought the wisdom of his most trusted minister, handing over the five accused for further investigation. The minister, assessing the situation, ordered them detained in a single location and postponed further questioning.
That night, the wise minister discreetly approached the holding area to eavesdrop on the conversations of the accused. As they settled in, the wealthy treasurer reproached the gardener: “You miserable gardener! We’ve never even met, so why accuse me of taking the necklace?” The gardener replied, “It’s true we’ve never met. But I’m a poor man who has never owned anything valuable. Faced with torture, I blamed you in hopes of avoiding punishment.”
Hearing this, the chaplain criticized the treasurer for dragging him into the matter, while the courtesan lamented her misfortune, weeping at the injustice of being falsely implicated.
The minister, having overheard their exchanges, concluded that none of them were guilty and that a monkey might have stolen the necklace. The next morning, he went to the garden to investigate. Observing the area, he noted that the royal garden was heavily guarded, making it unlikely for a thief to sneak in. Just then, a troop of monkeys appeared, playing in the trees. A thought struck him: “Could a monkey be the culprit?”
To test his theory, the minister ordered the creation of several colorful fake necklaces and placed them around the garden. As expected, the monkeys eagerly grabbed the necklaces and began playing with them.
Soon, the minister noticed a female monkey sitting apart, closely observing the others. While the other monkeys reveled in their fake necklaces, the female monkey quietly retrieved a real pearl necklace from a hidden spot in the rocks and began playing with it. It was the queen’s missing necklace—the very cause of so much turmoil.
The guards swiftly retrieved the necklace and presented it to the minister, who returned it to the king.
The minister reported, “Your Majesty, the necklace was stolen by a female monkey, not these innocent individuals. Interrogation through coercion often leads to false confessions born of fear. Many prefer admitting to crimes they did not commit, just to escape torture.”
The king, moved by the minister’s wisdom, praised him with these verses:
"In battle, they need heroes.
In counsel, they need calm wisdom.
At the table, they need dear friends.
In hardship, they need the wise."
Understanding the importance of calmness and fairness, the king revised his methods of investigation and lauded the minister for his sagacity.
The Time of the Buddha
In the Buddha’s era, a similar tale unfolded involving the venerable Ānanda, which bears its own profound lessons. This story will be shared in the next account.
Adapted by Bhikkhu Giác Đẳng from the Jātaka Tales.