Môn học: PHẬT PHÁP CƠ BẢN || Phần IV: Ôn Cố Tri Tân || Ngu Tới Mức... Thầy Chạy (Nangalisa Jataka)

Monday, 23/12/2024, 19:07 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: Phật Pháp Cơ Bản

Bài học ngày 3.11.2024

Phần VI: ÔN CỐ TRI TÂN

NGU TỚI MỨC… THẦY CHẠY

Nangalisa Jataka (Jātaka #123)


asabbatthagāmiṃ vācaṃ,
bālo sabbattha bhāsati.
nāyaṃ dadhiṃ vedi na naṅgalīsaṃ,
dadhippayaṃ maññati naṅgalīsanti.

Lời nói không tương thích
Luôn nói bởi kẻ ngu
Sữa đông và cái cày
Có gì giống để nói


Câu chuyện xa xưa

Ngày xưa rất xưa, có một bậc danh sư xuất thân từ thế gia vọng tộc. Được đào tạo từ trung tâm học thuật Takkasilā danh tiếng. Sau khi thành tài, vị này chọn con đường giáo dục bằng cách mở trường đào tạo những người ưu tú.

Trong số nhiều học trò ghi danh theo học, có một người rất tối dạ như rất chân thành cầu học và hết lòng phụng sự thầy. Có một lần vị thầy thấy chiếc giường ngủ khập khềnh vì chân giường cao thấp không đều, nên bảo người học trò tối dạ đi tìm cái gì chêm cho bằng. Sáng hôm sau, vị thầy nhận ra một điều là anh học trò đã thức suốt đêm dùng chân của mình để chêm cho cái giường. Dù thấy đó là việc hoàn toàn thiếu thông minh, nhưng vị thầy cảm kích tấm lòng của người học trò nên quyết tâm bằng mọi cách dạy dỗ cho nên người.

Để dạy người học trò tối dạ, vị thầy lựa chọn cách quan sát và tỷ giảo. Trong bữa cơm chiều, vị thầy hỏi người học trò đã thấy gì trong ngày nay. Học trò thưa là đã thấy một con rắn. “Vậy con rắn giống cái gì?”. Suy nghĩ rồi học trò trả lời: “Thưa giống …cái cày”. Vị thầy nghĩ có lẽ học trò liên tưởng con rắn với cán của cây cày, một cái cán cày không khéo làm nên con queo.

Hôm sau vẫn với câu hỏi đã thấy gì trong ngày. Người học trò trả lời: “Dạ thưa con ăn mía”. Vẫn cách hỏi so sánh “Cây mía giống cái gì?”. “Dạ cây mía giống… cái cày”. Nghe vậy vị thầy tự nhủ có lẽ do cây mía thẳng giống cán cày.

Ngày thứ ba, khi được hỏi về những gì thấy trong ngày, học trò thưa là đã thấy một con voi. Vẫn câu hỏi tỷ giảo “Vậy con voi giống gì?”. “Thưa giống …cái cày”. Một lần nữa vị thầy lại nghĩ có lẽ người học trò nhìn vòi voi liên tưởng tới bắp cày.

Ngày thứ tư, người học trò khi được hỏi đã thấy gì thì trả lời hôm nay chỉ uống sữa chua. Thầy lại hỏi “Sữa chua giống gì”. Học trò nghĩ một lúc rồi trả lời: “Thưa giống …cái cày”. Câu trả lời đã dập tắt tất cả hy vọng của một bậc danh sư, trong việc dạy dỗ đứa học trò tối dạ chưa từng thấy trong đời.

Giáo dục là niềm hy vọng lớn nhất để chuyển hoá con người nhưng không phải lúc nào cũng thành công.

Trong Thời của Đức Phật

Học trò ngốc nghếch ấy là tiền kiếp của Lāludāyi, một tỳ khưu cao tuổi, người cũng rất ngốc và thường nói những điều sai lầm vào những thời điểm không thích hợp, như thuyết giảng một bài pháp buồn trong một lễ hội và nói kể chuyện vui trong tang lễ. Khi Đức Phật nghe các đệ tử khác bàn tán về vấn đề này, Ngài đã kể lại câu chuyện này để họ biết rằng Lāludāyi cũng đã ngốc nghếch trong quá khứ.

Tỳ khưu Giác Đẳng phóng tác từ Kinh Bổn Sanh


SO FOOLISH THAT … THE TEACHER GIVES UP

Nangalisa Jataka (Jātaka #123)

asabbatthagāmiṃ vācaṃ,
bālo sabbattha bhāsati.
nāyaṃ dadhiṃ vedi na naṅgalīsaṃ,
dadhippayaṃ maññati naṅgalīsanti.

Incompatible words
Always spoken by a fool
Curds and a plow—
What is the resemblance?

The Ancient Story
 

Long, long ago, there was a renowned teacher born into a noble family. He was trained at the famous educational center of Takkasilā. After mastering his studies, he chose the path of education, opening a school to train bright young minds.

Among the many students who enrolled was one exceptionally dim-witted but sincere student who was dedicated to learning and served his teacher wholeheartedly. One day, the teacher noticed his bed was uneven due to uneven legs, so he asked this slow-witted student to find something to prop it up. The next morning, the teacher discovered that the student had spent the entire night holding up the bed with his own leg. Though this act showed a lack of intelligence, the teacher was moved by the student’s dedication and resolved to teach him by any means possible.

To teach his slow-witted student, the teacher chose a method of daily observations and comparisons. At supper, he asked the student what he had seen that day. The student replied that he had seen a snake. “What does the snake look like?” the teacher asked. After thinking, the student answered, “Like a plowshaft.” The teacher reasoned that the student may have been comparing the snake’s shape to the straight handle of a plow, maybe slightly curved.

The next day, the teacher asked the same question. The student replied, “Today I ate sugarcane.” The teacher asked for a comparison, and the student replied, “The sugarcane looks… like a plowshaft.” Thinking the student might simply be comparing the straightness, the teacher did not comment.

On the third day, when asked the same question, the student said he had seen an elephant. The teacher asked, “What does the elephant look like?” and the student replied, “Like a plowshaft.” The teacher thought that perhaps the student was referring to the elephant’s trunk.

On the fourth day, the student said he had only consumed curd that day. The teacher asked, “What does curd look like?” The student pondered and replied, “Like a plowshaft.” This response extinguished any remaining hope in the teacher’s mind that his dim-witted student could ever learn.

Education is the greatest hope for transforming people, but it does not always succeed.

In the Time of the Buddha
This dim-witted student was a past life of Laludayi, an elder disciple of the Buddha, who was also quite foolish and often said inappropriate things at the wrong times, such as delivering a gloomy sermon at a festival or speaking of joy at a funeral. When the Buddha heard other disciples discussing this problem, he recounted this story so they would understand that Laludayi had also been foolish in his past lives.

Adapted by Bhikkhu Giac Dang from the Jataka Tales.