Môn học: PHẬT PHÁP CƠ BẢN || Phần IV: Ôn Cố Tri Tân || LÒNG THÀNH PHẬT CHỨNG - Kuṇḍapūvajātakaṃ

Wednesday, 15/01/2025, 18:54 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: Phật Pháp Cơ Bản

Bài học ngày 13.1.2025

Phần VI: ÔN CỐ TRI TÂN

LÒNG THÀNH PHẬT CHỨNG

Kuṇḍapūvajātakaṃ (jataka 109)

yathanno puriso hoti,
tathannā tassa devatā.
āharetaṃ kuṇḍapūvaṃ
mā me bhāgaṃ vināsayāti.

Người cúng dường ăn gì
Chư thiên nhận thức đó
Hãy mang bánh cám đến
Đừng làm hỏng lễ phẩm


Câu chuyện thời Đức Phật

Một thuở Đức Phật ngự tại Xá Vệ, bấy giờ có một xóm trong thành rũ nhau dâng cúng thực phẩm đến Đức Thế Tôn và đại chúng Tăng già. Trong số người cùng xóm, có một người rất nghèo, cả đời chỉ làm thuê cho người khác, không đủ khả năng cúng dường thực phẩm như những người khác. Anh quyết định làm bánh từ bột cám và gói trong lá bạch vi và nướng trên than. Với tâm thành kính, anh mang bánh ấy đến dâng Đức Phật.

Khi dâng bánh, anh đến trước tất cả mọi người và đặt bánh vào bát của Đức Phật. Hôm ấy Đức Đại Bi không nhận bánh từ bất kỳ ai khác mà chỉ ăn bánh của anh. Tin tức nhanh chóng lan ra khắp thành phố: “Bậc Chánh Đẳng Giác không khinh chê bánh bột trấu đỏ của người nghèo khổ, mà đã thọ thực với bánh cám được dâng cúng.”

Nhà vua, các quan đại thần và nhiều người dân, từ giàu đến nghèo, đều đến gặp người này, xin anh chia phước báu cúng dường bánh. Họ sẵn sàng trả hàng trăm, thậm chí hàng ngàn đồng tiền vàng. Người nghèo khổ hỏi ý Đức Phật và Ngài dạy:

“Hãy nhận toàn bộ tài sản họ cho và chia phước lành đến tất cả.”

Anh làm theo và nhận được tổng cộng chín trăm ngàn đồng tiền vàng. Vào buổi chiều, vua bổ nhiệm anh làm quan giữ kho bạc vì cảm kích trước lòng thành kính và phước báo của anh.

Ba điều này được ghi đậm trong văn hoá của Phật giáo từ hơn 25 thế kỷ qua:

  1. Giá trị của tấm lòng thành kính: Không phải vật phẩm cúng dường quan trọng, mà chính tâm chân thành và ý nghĩa cúng dường mới được Đức Phật xem trọng.
  2. Sự hồi hướng công đức: Phước báo lớn lao được nhân lên khi người nhận công đức chia sẻ đến tất cả chúng sanh.
  3. Nhân duyên và quả báo: Dù nghèo khổ, người có tâm lành vẫn gặt hái được phước báo và thay đổi cuộc đời nhờ vào những hành động thiện lành.

Tỳ khưu Giác Đẳng phóng tác từ Kinh Bổn Sanh

The Blessing of Sincerity

Kuṇḍapūvajātakaṃ (Jataka 109)

“Yathānnā puriso hoti,
Tathannā tassa devatā.
Āharetaṃ kuṇḍapūvaṃ
Mā me bhāgaṃ vināsayāti.”

Translation:
The food offered by a person
Is what the deities perceive.
Bring forth this husk-flour bread,
Do not ruin my share.


The Story During the Buddha’s Time

Once, when the Buddha resided in Sāvatthī, the residents of a neighborhood in the city joined forces to offer food to the Blessed One and the assembly of monks. Among them was a very poor man who, throughout his life, worked as a laborer and was unable to provide the kind of food others offered.

Determined to contribute, he decided to prepare bread made from husk flour. He wrapped the bread in bark leaves and baked it over embers. With great devotion, he brought the bread to offer to the Buddha.

When presenting his offering, he approached first, placing the bread in the Buddha's alms bowl. That day, the Great Compassionate One did not accept offerings from anyone else, choosing instead to eat the poor man’s bread. The news quickly spread throughout the city:

“The Fully Enlightened One did not disdain the husk-flour bread offered by the poor man but accepted and consumed it wholeheartedly.”

Hearing this, the king, royal ministers, and many townsfolk—both wealthy and poor—approached the man, asking him to share the merit of his offering. Some were willing to pay hundreds or even thousands of gold coins.

The poor man sought the Buddha’s advice. The Buddha instructed:

“Accept all the wealth they offer and share the merit with all beings.”

The man followed the Buddha’s guidance and received a total of 900,000 gold coins. Later that evening, the king, moved by the man’s sincerity and good fortune, appointed him as the royal treasurer.


Three Lessons From the Story

This story, preserved in Buddhist culture for over 25 centuries, emphasizes:

  1. The Value of Sincerity:
    The worth of an offering lies not in the material value but in the purity and sincerity of the intention behind it.
  2. The Power of Merit Dedication:
    Merit multiplies when it is shared with all beings, creating greater collective benefit.
  3. Karma and Its Fruits:
    Even in poverty, a person with a pure heart can create good karma, transform their life, and receive abundant blessings through righteous actions.