- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: Phật Pháp Cơ Bản
Bài học ngày 16.12.2024
Phần VI: ÔN CỐ TRI TÂN
GIÚP SỐ ĐÔNG NGƯỜI KHÔNG BỊ HÀNH TỘI
Mahāsāra Jataka (Jātaka #92)
ukkaṭṭhe sūramicchanti,
mantīsu akutūhalaṃ.
piyañca annapānamhi,
atthe jāte ca paṇḍitanti.
Giữa trận cần anh hùng
Tư vấn cần bình tâm
Ăn ngon cần bạn thiết
Hữu sự cần trí nhân.
Câu chuyện thời Đức Phật
Sāvatthi (Xá Vệ) là kinh đô của vương quốc Kosala (Kiều Tát La) do vua Pasenadi (Ba Tư Nặc) trị vì. Bấy giờ từ vua đến dân thấm nhuần Phật Pháp. Sự hiện diện của Đức Phật và thánh chúng mang lại nhiều phước hạnh cho khắp mọi tầng lớp trong xã hội. Có một lần những phi tần, thị nữ trong cung bày tỏ lên nhà vua nguyện vọng được thường xuyên nghe pháp. Nhà vua chuẩn thuận và tìm cơ duyên thích hợp để thực hiện điều đó. Có lần nhà vua gặp cư sĩ Chattapani vốn là bậc thánh A na hàm. Ban đầu không có thiện cảm với cư sĩ này, nhưng được biết rõ thì nhà vua khẩn khoản mời vị thánh cư sĩ vào cung để nói pháp, nhưng Chattapani khuyên nên thỉnh một vị xuất gia sẽ thích hợp hơn.
Nhà vua hội ý với các cung nhân thì hầu hết đều mong mỏi Tôn giả Ananda, thị giả của Đức Phật, vào cung thuyết pháp theo định kỳ. Được sự đồng thuận của Đức Phật từ đó trở đi, Tôn giả Ananda trở thành vị pháp sư hướng dẫn tu học thường xuyên cho người trong hoàng cung.
Có một lần Tôn giả vào cung cảm nhận không khí bất thường. Mọi người buồn bực không chú tâm thính pháp. Khi hỏi nguyên do thì được biết trong cung có sự việc tạo nên nỗi bất an cho mọi người.
Cách đó không lâu, nhà vua bị mất trộm một viên ngọc lớn và quý giá thường đính trên khăn đội đầu lúc lâm trào. Biết rõ người lấy cắp phải là một người sống trong cung và viên ngọc vẫn còn đâu đó chưa mang ra ngoài. Nhà vua đã ra lệnh phong toả cấm không ai trong cung được ra ngoài. Rồi tất cả người trong nội cung đều bị thẩm vấn và tra xét. Một người làm xấu khiến mọi người lâm vào cảnh tủi nhục.
Tôn giả Ānanda nghe vậy, đề nghị với nhà vua dùng cách trao cho mỗi người một nắm rơm và hòn đất sét, căn dặn trong vòng ba hôm đem lại một chỗ trước hoàng cung và đặt tại đó. Sau ba ngày tìm trong rơm và đất sét vẫn không thấy viên ngọc.
Tôn giả lại khuyên nhà vua đặt một lu nước trong phòng kín và yêu cầu mọi người trong cung đi vào phòng đó rửa tay. Người lấy cắp viên ngọc nghĩ rằng: “Tôn giả là bậc thủ khố chánh pháp vốn thông tuệ. Nếu không trả lại viên ngọc thì sẽ còn nhiều cách để truy tìm. Thôi thì đây là lúc tốt nhất để chấm dứt nghi án. Khi mọi người đã đi qua, quân binh tìm thấy dưới đáy lu viên ngọc đã bị mất cắp.
Nhà vua hoan hỷ vì tìm lại được viên ngọc quý. Tất cả cung nhân thở phào nhẹ nhõm vị không phải khổ sở tủi nhục khi bị thẩm vấn điều tra. Điều cũng đáng mừng là lấy lại tang vật mà không ai bị trọng hình. Giúp kẻ trộm thoát tội mà mọi người không bị liên luỵ.
Tất cả đều tán thán sự chỉ dẫn hiền thiện sáng suốt của Tôn giả Ananda. Câu chuyện được trình lên Đức Phật. Bậc Đạo Sư nhân đó kể lại câu chuyện tiền thân, mà kiếp xa xưa một số người vì sợ tội nên nhận tội rồi đổ tội như đã kể trong bài trước.
Tỳ khưu Giác Đẳng phóng tác từ Kinh Bổn Sanh
HELPING MANY AVOID PUNISHMENT
Mahāsāra Jataka (Jātaka #92)
ukkaṭṭhe sūramicchanti,
mantīsu akutūhalaṃ.
piyañca annapānamhi,
atthe jāte ca paṇḍitanti.
In battle, heroes are needed.
In counsel, calmness is required.
In fine dining, trusted friends matter.
In crises, wisdom is indispensable.
A Story from the Time of the Buddha
Sāvatthi was the capital of the Kosala Kingdom, ruled by King Pasenadi. At that time, from the king to his subjects, the teachings of the Buddha had deeply permeated society. The presence of the Buddha and his holy community brought immense blessings to all classes of people.
One day, the king’s consorts and attendants expressed their desire to regularly listen to Dhamma teachings. The king approved and sought the right opportunity to fulfill this wish. Upon encountering the lay disciple Chattapāni, a noble Anāgāmī (Non-Returner), the king initially held reservations about him. However, upon learning more about his noble qualities, the king earnestly invited him to the palace to give a Dhamma talk. Chattapāni, however, recommended that a monastic teacher would be more suitable for this role.
The king consulted with the royal women, and most expressed their wish to have Venerable Ānanda, the Buddha’s attendant, teach Dhamma in the palace periodically. With the Buddha’s consent, Venerable Ānanda became the regular spiritual guide for the royal household.
The Incident of the Stolen Jewel
One day, when Venerable Ānanda visited the palace, he sensed an unusual tension in the atmosphere. The attendees were distracted and unable to focus on his teachings. Upon inquiry, he learned of an incident causing widespread unease.
Not long before, the king had discovered that a precious jewel, usually affixed to his ceremonial headdress, had gone missing. Convinced that the thief must be someone within the palace, the king ordered the palace to be sealed, preventing anyone from leaving. All palace staff were interrogated and searched, creating an atmosphere of humiliation and distress.
Venerable Ānanda, understanding the severity of the situation, proposed a compassionate solution. He suggested that the king give each person under suspicion a handful of straw or clay, instructing them to place it in a designated spot outside the palace within three days. After three days, the search through the straw and clay yielded no results.
Venerable Ānanda then advised the king to place a water jar in a private chamber and require everyone in the palace to wash their hands in it. The thief, realizing that Venerable Ānanda’s wisdom might uncover the truth, decided this was the best opportunity to return the stolen jewel anonymously. Once everyone had passed through, the jar was inspected, and the precious jewel was found at the bottom.
Resolution and Reflection
The king rejoiced at recovering the lost jewel and was relieved that no one had to endure harsh punishment. The palace staff, too, felt immense gratitude for being spared humiliation and suffering during the investigation. Even the thief was spared severe consequences.
The wisdom and gentle approach of Venerable Ānanda were widely praised. The story reached the Buddha, who used the occasion to recount a similar tale from a past life when certain individuals, fearing punishment, confessed to crimes they had not committed and then shifted blame onto others.
Thus, the Buddha highlighted the virtues of wisdom, calmness, and compassion in resolving conflicts and ensuring justice.
Adapted by Bhikkhu Giác Đẳng from the Jātaka tales.