Môn học: PHẬT PHÁP CƠ BẢN || Phần IV: Ôn Cố Tri Tân || Giảng Rộng, Nói Gọn Chỉ Là Cách Thức (Kancanakkhandha Jataka)

Wednesday, 11/12/2024, 19:31 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: Phật Pháp Cơ Bản

Bài học ngày 7.10.2024

Phần VI: ÔN CỐ TRI TÂN

GIẢNG RỘNG, NÓI GỌN CHỈ LÀ CÁCH THỨC

Kancanakkhandha Jataka (#56)

yo pahaṭṭhena cittena,
pahaṭṭhamanaso naro.
bhāveti kusalaṃ dhammaṃ,
yogakkhemassa pattiyā.
pāpuṇe anupubbena,
sabbasaṃyojanakkhayanti.

Người sống được an vui
Do cõi lòng hoan hỷ
Nhờ vui tu thiện pháp
Mà đạt được giải thoát
Chấm dứt mọi kiết sử

Câu chuyện trong thời của Đức Phật

Thời Đức Phật trụ thế, tại Sāvatthi có một thanh niên con nhà nề nếp được nghe pháp từ Đức Phật phát tâm xuất gia cầu đạo vô thượng. Bước đầu tu tập vị này hướng tâm học hỏi giáo pháp. Vị thầy truyền giới và thầy giáo thọ đều dạy nên học về giới. Đề tài được chuyên sâu với bốn thanh tịnh giới của người xuất gia là biệt biệt giải thoát giới, hộ trì căn môn thanh tịnh giới, chánh mạng thanh tịnh giới và quán tưởng thọ dụng thanh tịnh giới. Rồi vị giáo thọ lại phân tích xa hơn với ba loại, bốn loại, năm loại giới… với chủ tâm giảng dạy cặn kẻ cho người học trò hữu tâm của mình.

Một điều mà những vị thầy không để ý tới là sự hướng dẫn sâu xa về pháp học khiến vị tân tỳ khưu khởi lên ý nghĩ: “Giới chỉ là bước đầu trong tam học mà quá nhiều điều để học, để nhớ, để hành trì thì đúng là quá khó khăn với mình. Có lẽ nên xả giới trở thành một cư sĩ sống với gia đình rồi làm các công đức như bố thí cúng dường… như vậy sẽ tốt hơn.”

Khi vị tu trẻ nói lên ý nghĩ này với những vị thầy, thì chư vị thấy nên đưa vị tân tỳ khưu đến gặp Bậc Đạo Sư. Đức Phật sau khi nghe xong câu chuyện thì hỏi rằng: “Nếu các học giới quá nhiều để ghi nhớ và hành trì thì chỉ giữ ba điều thôi con có làm được chăng?”. Vị tu sĩ trẻ thưa rằng: “Dạ chắc chắn là được”. Đức Phật dạy: “Vậy hãy gìn giữ thân nghiệp hiền thiện, ngữ nghiệp hiền thiện, ý nghiệp hiền thiện”. “Dạ thưa vâng bạch Đức Thế Tôn”.

Sau khi nghe Đức Phật dạy hành trì ba điều giản dị, vị tỳ khưu trẻ tiếp tục con đường tu tập với sự chuyên tâm thúc liễm ba nghiệp. Với sự nỗ lực này, dần dà vị này nhận ra những gì đang làm tương quan mật thiết với những gì đã được nghe và học trước kia về giới từ các vị thầy. Con số ít hay nhiều tuỳ ở cách thức, nhưng thực tế thì giống nhau. Nắm được đầu mối quan trọng, rồi tăng tiến trong sự tu tập, vị này mau chóng chứng quả a la hán.

Không lâu sau đó, khi chư tỳ khưu được biết về sự thành tựu cao quý của vị tu sĩ trẻ, đã phát tâm hoan hỷ khi nói về sự khai thị mầu nhiệm của Đức Điều Ngự. Câu chuyện đến tai Đức Phật. Nhân một buổi giảng, Đức Phật cũng dạy thêm trong một kiếp tiền thân Ngài cũng đã khéo léo phân chia và đơn giản hoá sự việc tạo nên lợi lạc cho bản thân và người chung quanh.

Biết đơn giản hoá vấn đề và phân chia hợp lý, thường là cách mà bậc trí xử lý trong những tình huống phức tạp.

Câu chuyện xa xưa

Thuở xưa, Bồ tát sanh ra làm người cày ruộng tại một ngôi làng. Ngày kia, Bồ tát đang cày trên một thửa ruộng, thửa ruộng này trước đây là một ngôi làng bị bỏ hoang. Nhiều năm trước đây một vị triệu phú từng sinh sống. Trong lúc đang cày, Bồ tát gặp một chướng ngại vật. Khi đào lên thì khám phá ra một số vàng lớn được chôn trong một cái ghè. Thấy vậy, Ngài chia ra nhiều phần nhỏ rồi tiếp tục cày ruộng. Từ đó đem dần về nhà trọn cả số vàng tìm được.

Với tài sản lớn có được, bồ tát chia thành bốn phần: một phụng dưỡng cha mẹ; hai chăm sóc tốt cho vợ con và quyến thuộc; ba là chi tiêu cá nhân; phần còn lại làm các công đức phước thiện. Sau khi mạng chung Ngài đi theo nghiệp riêng tiếp tục huân tu ba la mật hạnh.

Kết thúc câu chuyện, Đức Phật dạy rằng biết phân chia hợp lý là phương thức xử lý những vấn đề lớn của bậc trí. Và tâm hoan hỷ thì cuộc sống thư thái; nhờ đó mà thiện nghiệp được huân tu và hành trình giải thoát được tăng tiến.

Người sống được an vui
Do cõi lòng hoan hỷ
Nhờ vui tu thiện pháp
Mà đạt được giải thoát
Chấm dứt mọi kiết sử

Tỳ khưu Giác Đẳng phóng tác từ Kinh Bổn Sanh

EXPANSION OR CONDENSATION IS JUST A METHOD
Kancanakkhandha Jataka (#56)

yo pahaṭṭhena cittena,
pahaṭṭhamanaso naro.
bhāveti kusalaṃ dhammaṃ,
yogakkhemassa pattiyā.
pāpuṇe anupubbena,
sabbasaṃyojanakkhayaṃ.

The one who lives joyfully,
With a heart full of happiness,
Cultivates wholesome dhamma
And attains liberation.
Ending all fetters.

The story in the time of the Buddha
During the Buddha's time, in Sāvatthi, there was a young man from a noble family who, after hearing the teachings of the Buddha, developed the aspiration to renounce the world and seek supreme enlightenment. Initially, in his practice, he focused his mind on learning the Dhamma. His preceptor and teacher advised him to study the precepts deeply. The topic was explored extensively with the four pure precepts of a renunciant: the precept of individual liberation, the precept of guarding the senses, the precept of living a pure livelihood, and the precept of mindful reflection on the use of requisites. The teacher further broke down these precepts into three types, four types, five types, aiming to teach his dedicated student thoroughly.

However, what the teachers did not realize was that this extensive guidance led the new monk to feel overwhelmed. He thought, “The precepts are only the beginning of the threefold training, yet there is so much to learn, remember, and practice. This is too difficult for me. Perhaps I should disrobe and become a layperson, living with my family and performing good deeds such as giving and offering alms."

When the young monk shared this thought with his teachers, they decided to bring him to the Buddha. After hearing the story, the Buddha asked, “If the many precepts are too much to remember and practice, could you keep just three?” The young monk replied, “Yes, certainly, I could.” The Buddha said, “Then, maintain virtuous conduct in your actions, speech, and thoughts.” The young monk responded, “Yes, Blessed One.”

After receiving these simple instructions, the young monk continued his practice with focus, restraining his three actions of body, speech, and mind. Gradually, he realized that what he was practicing closely related to what he had previously learned about the precepts from his teachers. The difference in the number of rules was merely a matter of method, but the essence was the same. By grasping this key point and progressing in his practice, he quickly attained arahantship.

Not long after, when the monks learned of the young monk’s noble accomplishment, they were filled with joy and praised the Buddha’s profound guidance. The story reached the Buddha, and during a sermon, he added that in a previous life, he had also skillfully divided and simplified matters for the benefit of himself and others.

The ancient story
Long ago, the Bodhisatta was born as a farmer in a village. One day, while plowing a field—previously the site of an abandoned village—he struck something solid. When he dug it up, he discovered a large pot of gold buried there by a wealthy merchant. Seeing this, he divided the gold into smaller portions and continued plowing. Gradually, he brought all the gold back to his home.

With this great fortune, the Bodhisatta divided it into four parts: one to support his parents, the second to care for his wife, children, and relatives, the third for his personal needs, and the last for good deeds and charity. After passing away, he continued his journey through samsara, cultivating the perfections (pāramīs).

At the end of the story, the Buddha taught that wise people often simplify and divide complex issues to manage them better. And with a joyful mind, life becomes peaceful; thus, wholesome actions are cultivated, and the path to liberation is furthered.

The one who lives joyfully,
With a heart full of happiness,
Cultivates wholesome dhamma
And attains liberation.
Ending all fetters.

(Adapted by Bhikkhu Giác Đẳng from the Jataka tales)