- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: Phật Pháp Cơ Bản
Bài học ngày 11.11.2024
Phần VI: ÔN CỐ TRI TÂN
Rukkhadhamma Jataka (Jātaka #74)
Sādhū sambahulā ñātī,
Api rukkhā araññajā.
Vāto vahati ekaṭṭhaṃ,
Brahantampi vanappatinti.
Tốt thay nhiều quyến thuộc,
Như dày đặc cây rừng,
Cây trơ trọi dù lớn
Khó yên trước bão giông
Câu chuyện xa xưa
Thuở xa xưa, khi một trong Tứ Thiên Vương là Thiên vương Vessavana hết tuổi thọ, Thiên chủ Đế Thích cắt cử một vị thiên khác thay thế. Tân Thiên vương Vessavana, như thông lệ, gửi đi một thông điệp cho tất cả thọ thần hãy chọn trú xứ mà mình ưa thích. Đây cũng là dịp mà những thọ thần có thể thay đổi nơi cư trú theo quy định của Tứ Thiên Vương. Bấy giờ, Đức Bồ Tát sinh làm một thọ thần trong rừng Sāla. Ngài khuyên những thọ thần thân thích hãy lựa chọn những cây trong rừng già san sát nhau.
Trong số những thọ thần thân thích với Đức Bồ Tát, có người không đồng tình. Họ lập luận rằng những đại thọ trong làng mạc thành thị là nơi những thọ thần thường được lễ bái cúng dường.
Thời gian trôi qua, mọi việc dường như vô sự. Đến một ngày, có một cơn giông bão lớn đi qua. Rừng già với nhiều cây to mọc san sát nhau thì rất ít cây bị ngã đổ. Trong khi đó, những cây đứng chơ vơ một mình ở làng mạc phố xá, dù tàng cao bóng cả, vẫn bị ngã đổ vì sức mạnh của gió. Sau cơn bão, một số thọ thần trở thành vô gia cư tìm đến Đức Bồ Tát xin giúp đỡ. Nhân đó, Ngài đã nói kệ ngôn:
Tốt thay nhiều quyến thuộc,
Như dày đặc cây rừng,
Cây trơ trọi dù lớn
Khó yên trước bão giông
Sự đoàn kết, hợp quần tạo nên sức mạnh lớn giữa cuộc phấn đấu để sinh tồn. Đó cũng là một thứ “luật rừng,” nhưng luật rừng rất văn minh.
Chuyện Trong Thời của Đức Phật
Một điểm thú vị là sự tồn tại của những cây cối san sát nhau là một thứ “luật rừng – rukkhadhamma”, nhưng là thứ luật rừng rất văn minh mà con người cần học hỏi và áp dụng.
Tỳ khưu Giác Đẳng phóng tác từ Kinh Bổn Sanh
UNITY IS LIFE
Rukkhadhamma Jataka (Jātaka #74)
Sādhū sambahulā ñātī,
Api rukkhā araññajā.
Vāto vahati ekaṭṭhaṃ,
Brahantampi vanappatinti.
How good it is to have many relatives,
Like a thick forest of trees.
A lone tree, though tall,
Can hardly stand against the storm.
An Ancient Story
Long ago, when one of the Four Great Kings, the celestial king Vessavana, reached the end of his life span, the celestial lord Sakka appointed another deva to replace him. The new King Vessavana, as customary, sent out a message to all tree deities, inviting them to choose any dwelling place they liked. This was also an occasion for tree deities to change residence, according to the rules of the Four Great Kings. At that time, the Bodhisatta was born as a tree deity in the Sāla forest. He advised his kin to choose trees in the dense old forest.
Among the Bodhisatta’s kin, some did not agree with his advice. They reasoned that the large trees in villages and towns were where tree deities often received worship and offerings.
Time passed, and all seemed well. One day, however, a great storm struck. The dense old forest, with many large trees standing close together, saw very few trees fall. In contrast, the solitary trees in villages and towns, though tall and majestic, fell victim to the powerful winds. After the storm, some homeless tree deities came to the Bodhisatta for help. On this occasion, he spoke these verses:
How good it is to have many relatives,
Like a thick forest of trees.
A lone tree, though tall,
Can hardly stand against the storm.
Unity and togetherness create great strength in the struggle for survival.
This is also a kind of "law of the forest," but a very civilized law of the forest.
The Story in the Time of the Buddha
The Buddha's paternal and maternal clans ruled two kingdoms separated by the Rohini River. During a drought, both kingdoms depended heavily on the river’s water, leading to a conflict that was on the verge of war. The Buddha intervened, teaching them the value of life and the benefits of unity and cooperation.
Interestingly, the survival of trees that stand close together follows a "law of the forest – rukkhadhamma," a very civilized law of the forest that humans should learn from and apply.
Adapted by Bhikkhu Giac Dang from the Jataka Tales.