Môn học: Phật Pháp Cơ Bản | Phần II: Phật Pháp - NGHIỆP BÁO

Thứ hai, 28/11/2022, 18:20 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: Phật Pháp Cơ Bản

Bài học ngày 28.11.2022


Phần II: Phật Pháp

NGHIỆP BÁO

I. TỔNG QUAN

Tất cả Phật Pháp dù với đề tài nào, nội dung nào cũng liên kết với nhau và là một phần của tổng thể. Tất cả đều chỉ vào sự thật và có cùng mục đích giải thoát khổ đau. Những pháp được đề cập trong kinh điển có thể mang nhiều tên gọi và đề cập những điểm khác biệt nhưng do được nói từ nhiều góc nhìn và cho những mục đích riêng. Chính vì điểm nầy có những đề tài là một phần của chủ đề lớn hơn hoặc giả mang tính đặc thù cần đơn cử.

Giáo lý duyên khởi (paṭiccasamuppāda) minh hoạ toàn bộ sự hiện hữu của chúng sanh và bao phủ nhiều lãnh vực của Phập pháp nên có Phật ngôn: Ai thấy duyên khởi là thấy Pháp (M. I. 190-91). Phần lớn các học giả nhận rằng giáo lý duyên khởi quá sâu xa tế nhị. Rất khó để lãnh hội toàn bộ. Nên không có một bài kinh nào trình bày tất cả những khía cạnh của duyên khởi.

Có lẽ trong những trình bày liên hệ tới duyên khởi thì nghiệp báo là phần thường được giảng giải rộng rãi. Có hai lý do: thứ nhất, nghiệp báo thường được ưa thích được lắng nghe bởi đa số quần chúng, và thứ hai, là hiểu được nghiệp báo là có được nhịp cầu để hiểu duyên khởi. Quả thật nếu hiểu nghiệp báo thì sự tìm hiểu duyên khởi dễ dàng hơn. Trong tam luân (vaṭṭa) của duyên khởi thì nghiệp báo bao gồm hai phần: nghiệp luân và quả luân.

Giáo lý duyên khởi tập chú vào hiện tượng tự nhiên của cuộc sống trong cái nhìn tổng thể chứ không đơn cử một khía cạnh riêng lẻ. Chính vì điểm nầy giáo lý nghiệp báo mang ý nghĩa thực dụng cho cuộc sống hằng ngày vì đề cập đến cái gì nên làm hay không nên làm hằng ngày và trách nhiệm của mỗi người đối với sự hiện hữu. Có thể nói về phương diện nầy nghiệp báo là đề tài quan trọng nhất trong duyên khởi mà những để tài khác mang tính bổ trợ.

Dựa trên những điều đề cập trên thì duyên khởi là sự trình bày sâu rộng của nghiệp báo. Và ngược lại, nghiệp báo là sự trình bày thực dụng của duyên khởi. Điều nầy được Đức Phật dạy: “Bậc trí hiểu duyên khởi, thiện xảo trong nghiệp và quả của nghiệp, nhận rõ sở hành theo sự thật”. (M. II. 196; Sn. 123).

Bài tiếp theo: Những Hiểu Biết Căn Bản Về Nghiệp

Tỳ khưu Giác Đẳng biên soạn

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet