Môn học: Phật Pháp Cơ Bản | Phần II: Phật Pháp - NGHIỆP BÁO - NGHIỆP GIẢI THOÁT NGHIỆP

Thứ hai, 27/02/2023, 18:17 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: Phật Pháp Cơ Bản

Bài học ngày 27.2.2023


Phần II: Phật Pháp

NGHIỆP BÁO

NGHIỆP GIẢI THOÁT NGHIỆP

Đối với nhiều Phật tử trong sự học hiểu và thực hành Phật Pháp thì điều nên tha thiết là “vun bồi công đức” hay “tạo tác nghiệp lành”. Trên phương diện đối đãi thiện ác thì ước vọng như vậy không phải là sai. Nhưng cần hiểu là quả phúc nhân thiên trong cõi sanh tử chỉ là tương đối. Hơn thế nữa, nói theo giáo lý duyên khởi, thì tất cả nghiệp dù thiện hay bất thiện dẫn đến quả vui khổ trong ba cõi đều bắt nguồn từ vô minh và ái dục.

Đức Phật dạy có bốn thứ nghiệp: A. Nghiệp đen kết quả đen. B. Nghiệp trắng kết quả trắng. C. Nghiệp trắng và đen kết quả đen và trắng. D. Nghiệp không trắng không đen kết quả không đen không trắng (Tăng Chi Bộ. II. 234). Ba thứ nghiệp A, B, C thuộc trầm luân sanh tử, và thường được biết đến nhiều, trong lúc thứ nghiệp sau cùng là “nghiệp giải thoát nghiệp” thì ít được biết đến.

Nói một cách chính xác thì tất cả vui khổ của kiếp trầm luân đều do phiền não làm gốc. “Này chư Tỳ khưu, tham là nguồn cội của nghiệp, sân là nguồn cội của nghiệp, si là nguồn cội của nghiệp. Với sự đoạn tận tham, sân, si dẫn dến đoạn tận nguồn cội của nghiệp” (Tăng Chi Bộ V. 261)

Nghiệp tạo ra thân sanh tử. Người thật sự hiểu lời Phật dạy không nên chấp thủ nghiệp và quả nghiệp như được dạy: “Này chư Tỳ khưu, thân nầy không phải của các ngươi cũng không thuộc ai khác. Đó là sản phẩm của nghiệp quá khứ tạo thành do nhân, do duyên, tác động bởi tư niệm, và cảm thọ” (Tương Ưng II. 65)

Nghiệp đoạn nghiệp chính là sự tu tập giải thoát sanh tử như Phật ngôn: “Này chư tỳ khưu, thế nào là nghiệp không trắng không đen kết quả không đen không trắng, là nghiệp dẫn đến đoạn nghiệp? Chí là chánh đạo tám chi phần: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Đây gọi là nghiệp không trắng không đen kết quả không đen không trắng” (Tăng Chi Bộ II 236). Như vậy sự tu tập giới định tuệ hay bát chánh đạo được hiểu là “nghiệp không đen không trắng”, điều nầy ít khi được nhận thức bởi người Phật tử, và nghiệp nầy dẫn đến giác ngộ giải thoát, được hiểu là quả “không trắng không đen” cũng là một khái niệm tương đối xa lạ với nhiều người.

Không riêng sự thực hành bát chánh đạo mà tất cả sự tu tập có mục đích giác ngộ giải thoát đều cần được hiểu tương tự như một Phật ngôn khác: “Này Udāyī, vị tỳ khưu huân tu niệm giác chi, trạch pháp giác chi, cần giác chi, hỷ giác chi, tĩnh giác chi, định giác chi, xả giác chi y cứ trên sự ly tham, yểm ly, tịch tịnh. Đây là pháp cao rộng, thù thắng, vô lượng, không hệ luỵ. Với sự đoạn tận ái, vị ấy đoạn nghiệp. Với sự đoạn nghiệp vị ấy đoạn tận khổ. (Tương Ưng Bộ V. 86).

Thiện pháp dẫn tới sự chuyển hoá từ nghiệp sang giải thoát nghiệp được gọi là thiện siêu thế (lokuttara-kusala). Sớ Giải gọi đó là “đạo tư (magga-cetanā)” đi với “đạo tuệ (magga-ñāṇa)”. Nói nôm na là có những cái tốt đưa đến sự vượt lên trên mọi tốt xấu đối đãi. Hành giả tu tập sống với chánh niệm thật sự được hiểu là cái nhìn “đơn thuần là quán sát” không chủ tâm tạo tác được xem là bước đầu của con đường chuyển hoá từ nghiệp hữu sang đoạn nghiệp.

Phật pháp dạy rõ sự khác biệt giữa hai thứ hạnh phúc: hạnh phúc do ái dục chi phối thuộc trầm luân sanh tử; hạnh phúc không bị trói buộc hệ luỵ là hạnh phúc của niết bàn. Hạnh phúc chân thực niết bàn không bị chi phối bởi nghiệp lực và ái.

Bài tiếp theo: Nghiệp Báo và Xã Hội

Tỳ khưu Giác Đẳng biên soạn

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet