Môn học: PHẬT PHÁP CƠ BẢN || Phần IV: Ôn Cố Tri Tân || Vi Nhân Nan, Thậm Nan (Kusa Jataka)

Chủ nhật, 08/12/2024, 01:28 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: Phật Pháp Cơ Bản

Bài học ngày 30.9.2024

Phần VI: ÔN CỐ TRI TÂN

VI NHÂN NAN, THẬM NAN

Kusa Jataka (# 531)

Mā piyehi samāgañchi,
appiyehi kudācanaṃ.
piyānaṃ adassanaṃ dukkhaṃ,
appiyānañca dassanaṃ.

Đừng chỉ muốn gần người thương
Hay phải tránh người mình ghét
Thương phải xa cách cũng khổ
Ghét phải chung đụng cũng phiền

Câu chuyện xa xưa

Thái tử Siddhattha và công nương Yasodhara không phải chỉ có duyên phận trong đời hiện tại, mà vốn từ là bạn đời từ nhiều kiếp xa xưa. Trong hành trình dài của trầm luân sanh tử, có vô số những giai đoạn vui buồn, thương ghét bên nhau. Đó vốn là bản chất tự nhiên của luân hồi.

Kusinara (Câu Thi Na) nơi Đức Thế Tôn viên tịch, không phải chỉ gắn kết với Ngài trong kiếp hiện tại, mà chính nơi này đã có nhiều sự việc to lớn xảy ra trong những kiếp tiền thân. Tất cả đã đến và đi trong dòng sanh tử. Có ai chận được vòng luân chuyển của thời gian?

Lời nguyền và duyên phận

Ngày xưa rất xưa, có hai anh em ruột sống chung dưới một mái nhà. Người anh có gia đình còn người em thì vẫn độc thân. Một hôm, người em sau khi đi gom củi từ khu rừng về hỏi về phần ăn trưa của mình. Người chị dâu trả lời là đang làm một loại bánh mà cả nhà ưa thích và có để dành một phần cho người em chồng. Thế nhưng tình cờ có một vị sa môn, vốn là một vị Phật độc giác, đi khất thực ngang, nên người chị dâu đã thỉnh vào nhà rồi cúng dường phần bánh, vốn để dành cho em chồng, nên bây giờ đang làm phần khác để bù lại cho người em.

Người em vì đói và bực tức đã làm việc bất kính là bước tới mở nắp bình bát của vị Phật độc giác ra xem. Lấy ra mới thấy đó chính là phần ăn vốn làm cho mình. Người chị dâu thấy vậy buột miệng nói: “Do phước lành đã tạo xin đời sau đừng bao giờ sống chung nhà với con người thô lỗ này”.

Người em chồng thuận miệng nói lại: “Do con thành tâm cúng dường phần mình xin đời sau đủ phước hoá giải lời nguyền đó”

Chỉ là giây phút bực bội nhất thời, nhưng do đối tượng cúng dường là một vị Phật độc giác nên đã khởi đầu một cuộc trầm luân với bao hệ luỵ.

Sự lựa chọn khó khăn của hoàng hậu.

Bấy giờ, tại Kusinara có vị vua hiền đức tên Okkāka. Nhà vua có nhiều phước đức của một minh quân nhưng lại hiếm muộn không có con nối dõi. Hoàng phi được sủng ái nhất của nhà vua dốc lòng tạo phước cầu con, với tâm nguyện sanh một hoàng nam cho vua. Thế rồi một ngày, như trong giấc mộng, hoàng hậu nhờ phước gặp thiên chủ Sakka và được nói lên ước nguyện sanh con nối dõi tông đường. Thiên chủ cho biết là sẽ thành tựu như ý nhưng phải đánh đổi bằng cảnh trớ trêu với hai hoàng tử: Một đứa con sẽ thông minh tài trí nhưng xấu xí; đứa con kia dung mạo tuấn tú nhưng tư chất tầm thường. Hoàng hậu chấp nhận. Không lâu sau sanh được hai hoàng tử như đã lựa chọn.

Tình yêu gian nan của một hoàng tử xấu xí

Đông cung thái tử con vua Okkāla là một trang anh kiệt văn võ toàn tài, chỉ có một điều đáng buồn là có ngoại hình mà không có nữ nhân nào thích chung sống, do duyên kiếp xưa từng bất kính với vị Phật độc giác. Khi thái tử tới tuổi trưởng thành và lập gia thất, nhưng bao lần đều thất bại vì không nữ nhân nào gặp mặt mà không thấy gớm ghiết. Mẫu hậu phải cho tới hạ sách là đưa ra một điều luật: Ai được tuyển là vương phi cho thái tử đều phải chấp nhận là chỉ sống với chồng trong đêm tối chứ không thấy mặt lúc ban ngày.

Trong vị thế của một đông cung, sau đó thái tử đã cưới được công chúa Pabhāvatā kiều diễm của xứ Madda. Thái tử đăng quang trở thành vua Kusa. Họ đến với nhau hạnh phúc trong bóng đêm. Nhưng cả hai cùng khao khát thấy được mặt của người phối ngẫu.

Hoàng thái hậu rất hiểu và thương con nên bày kế cho vua Kusa dạo quanh thành như một quân hầu, mà người ngồi trước chính là hoàng tử em ruột tuấn tú mà tầm thường. Trên lưng voi, lần đầu nhà vua nhìn thấy và vẩy tay chào vương phi tuyệt sắc của mình. Công nương Pabhāvatā đứng bên vệ đường cũng được nhủ mẫu, một người lưng gù nhưng rất thông tuệ, mách nước: Hai người trên lưng voi bước xuống nếu ai xuống trước thì đích thực là vua Kusa.

Đúng như lời nhủ mẫu, khi đến trạm dừng, người ngồi phía sau với diện mạo xấu xí đã bước xuống khỏi lưng voi trước cả hoàng tử. Công nương cảm thấy như bầu trời sụp đổ vì chồng của mình lại quá xấu như vậy, nên quyết tâm bỏ nhà chồng lập tức quay về cố hương.

Tài hoa không đủ làm trái tim rung động

Công nương bỏ đi rồi khiến thái tử vô cùng đau khổ. Cuối cùng vua Kusa gạt một bên triều chính, quyết tâm lên đường để tìm cách chinh phục trái tim của hoàng hậu yêu quý bằng tài năng trác tuyệt của mình.

Nhà vua ra đi mang theo cây đàn kokanada, một thứ nhạc cụ tạo nên âm thanh du dương làm xao xuyến lòng người. Sau khi đến hoàng thành và tìm ra cung điện của vương phi, nhà vua chọn thời gian thích hợp để đánh đàn bên ngoài bờ rào. Tiếng đàn quả có sức hấp dẫn nhưng khi công nương thấy mặt nhà vua thì cõi lòng nguội lạnh lập tức.

Vua Kusa không nản lòng, mà tìm hiểu biết được các công chúa trong cung rất ưa thích những món đồ chơi làm bằng đất nung. Vua tìm đến nhà người thợ gốm học nghề. Không lâu đã tạo được những sản phẩm đất nung với kỷ xảo tuyệt mỹ. Thế nhưng, khi những món đồ chơi này đến tay công nương thì vẫn là sự né tránh như lần trước.

Vua Kusa không nản lòng, lại tiếp tục tìm hiểu những gì công nương thích để thể hiện tài hoa của mình. Thậm chí có lúc hoá thân làm một người nấu bếp để làm những món thật ngon cho công nương nhưng rồi tay trắng vẫn hoàn không. Ngay cả nhủ mẫu của vương phi hết lòng giúp đỡ vẫn vô hiệu. Sau bảy tháng với bao cố gắng, vua Kusa tuyệt vọng và suy tính trở về lại quê hương.

Chiếc ngai của Thiên chủ Sakka bị nóng

Thiên chủ Đế Thích ở cung trời Đao lợi là vị trời có liên hệ mật thiết với nhân gian. Quán xét nhân duyên phúc phần của vị vua si tình vì duyên nghiệp, nên Thiên chủ thấy tới lúc phải can thiệp. Bằng thần lực của mình, Thiên chủ gởi đi một tin tức đến bảy vị vua của bảy lân bang hùng mạnh, là hoàng phi Pabhāvatā kiều diễm đã bỏ chồng mình trở về đời sống độc thân ở cố hương và ai cưới được giai nhân tuyệt sắc này là điều đại phước. Do tác động của Thiên chủ, cả bảy vị vua đều cử đại binh đến xứ Madda rắp tâm cưới cho bằng được nhan sắc khuynh thành.

Từ chuyện cá nhân của hoàng phi Pabhāvatā bây giờ trở thành đại nạn của vương quốc. Vua Madda hiểu rằng với quyết tâm của bảy vị vua lân bang, chuyện cầu hôn đang có cơ nguy biến thành thảm cảnh chiến tranh. Do cố vấn của các cận thần, vua phải làm một quyết định đáng sợ là giết Pabhāvatā phân thân làm bảy mảnh chia cho bảy vị vua.

Tất nhiên quyết định và công bố của vua cha khiến Pabhāvatā kinh hoàng và tìm đến sự cứu giúp của vua Kusa bấy giờ vẫn còn trong thành. Thấy công nương đã thật sự tự ý muốn gặp và chấp nhận mình, vua Kusa vô cùng hoan hỷ và dốc tài trí đánh bại bảy đội binh hùng mạnh.

Dù chiến thắng ở chiến trường hay chiến thắng trái tim của người mình yêu quý, vua Kusa cũng xin nhạc phụ gã bảy công chúa cho bảy vị vua để giữ giao tình và để cho dân chúng được an cư lạc nghiệp.

Nghiệp quả, phiền não như những cơn sóng bất tận trong biển khổ trầm luân.

Câu chuyện trong thời của Đức Phật

Thời Phật tại thế, bấy giờ ở Sāvatthi có một tỳ khưu khởi tâm ái luyến với một thiếu phụ. Cõi lòng phiền não khiến vị này suy sụp cả hai mặt thể chất cũng như tinh thần. Đức Phật đã kể lại câu chuyện tiền thân, với sự đưa đẩy của nghiệp duyên mà chúng sanh vương bao hệ luỵ. Sau khi kể chuyện xưa, Phật thuyết thêm về bốn thánh đế. Sau khi nghe pháp vị tỳ khưu chứng quả nhập lưu.

Rồi Đức Thế Tôn cho biết:

“Trong kiếp ấy, phụ vương và mẫu hậu là song thân trong hoàng gia ngày nay, vương đệ là Ànanda, bà nhủ mẫu gù lưng là Khujjutarā, nàng Pabhāvatī là thân mẫu của Ràhula, và Đại đế Kusa chính là Ta”.

Tỳ khưu Giác Đẳng phóng tác từ Kinh Bổn Sanh

The Difficulties of Human Life

Kusa Jataka (#531)

mā piyehi samāgañchi,
appiyehi kudācanaṃ.
piyānaṃ adassanaṃ dukkhaṃ,
appiyānañca dassanaṃ.

Never Stay Close to the Beloved,
Or Try to Avoid the Detested.
Being Separated from Those You Love Brings Suffering,
Being Close to Those You Detest Brings Distress.

The Ancient Story

Prince Siddhattha and Princess Yasodhara were not only connected in this present life but had also been partners over countless previous lives. In the long cycle of samsara, they had experienced many phases of joy and sorrow, love and hate. That is the natural essence of rebirth.

Kusinara, where the Blessed One passed away, was not only significant in his present life, but many important events had also occurred there in previous lifetimes. All things have come and gone in the endless cycle of birth and death. Who can halt the turning of time’s wheel?

The Curse and Fate
Once upon a time, there were two brothers living under the same roof. The elder brother was married, while the younger one was still single. One day, after returning from the forest with a bundle of firewood, the younger brother asked about his lunch. His sister-in-law replied that she was making a special type of cake that the whole family loved and had saved a portion for him. However, as fate would have it, a wandering ascetic, a Pacceka Buddha, passed by, and the sister-in-law, full of devotion, offered the portion intended for her brother-in-law to the monk, promising to make more to replace it.

Hungry and irritated, the younger brother disrespected the ascetic by stepping forward and opening the monk’s alms bowl to inspect its contents. He realized it was the very cake meant for him. Witnessing this, the sister-in-law muttered, “Due to this merit I’ve made, may I never have to live with this rude man again in future lives!”
The younger brother, not to be outdone, retorted, “With the merit I’ve made by offering my portion, may I have enough merit in future lives to cancel out that curse!”

Though it was merely a moment of anger, because the offering was made to a Pacceka Buddha, it set the course for a long series of consequences throughout many lives.

The Queen’s Difficult Choice
At that time, in Kusinara, there was a wise and virtuous king named Okkāka. Despite his blessings as a just ruler, he had no heir. The king’s favorite queen was devoted to generating merit to fulfill her wish to give birth to a son for the king. One day, almost as if in a dream, the queen encountered Sakka, the king of the gods, and expressed her desire for a son. Sakka informed her that her wish would be granted, but it would come with a dilemma: one son would be intelligent and capable but ugly, while the other would be handsome but dull. The queen accepted this fate, and soon after, she gave birth to two sons as foretold.

The Challenging Love of an Ugly Prince
The eldest prince, the son of King Okkāka, was an extraordinary figure, excelling in both wisdom and martial arts. However, his unfortunate appearance meant that no woman desired to live with him, due to his past karma of disrespecting the Pacceka Buddha. As the prince reached marriageable age, he repeatedly failed in his efforts to find a wife, as every woman who saw him was repelled.

Out of desperation, the queen devised a plan: any woman chosen to be the prince’s consort must agree to live with him only in the dark, never seeing his face during daylight hours.

Thus, the prince was eventually married to the beautiful Princess Pabhāvatā from the kingdom of Madda. After being crowned King Kusa, they lived happily, but only in the darkness. However, both yearned to see each other’s faces.

The queen, understanding her son’s heart, devised a plan. King Kusa was to parade through the city disguised as a common soldier, while his younger, handsome brother sat at the front of the procession. As the two rode on the royal elephant, King Kusa caught his first glimpse of his beloved, Princess Pabhāvatā, and waved to her. The princess, standing by the roadside, was informed by her hunchbacked nurse, who was wise beyond her years, that the first person to step off the elephant would be the real King Kusa.

As the procession stopped, the ugly man in the back, King Kusa, was the first to dismount, much to the princess’s dismay. Feeling as though her world had crumbled, the beautiful princess immediately decided to leave her husband and return to her homeland.

Talent Alone Cannot Win Hearts
The princess’s departure plunged King Kusa into deep despair. Determined to win her heart through his exceptional talents, he left his kingdom to pursue his beloved.

The king took with him his kokanada, a musical instrument whose enchanting melody could stir anyone’s heart. Upon reaching the princess’s palace, he played the instrument outside her garden walls at the perfect moment. While the music captivated her, seeing his face once again extinguished any warmth in her heart.

Undeterred, King Kusa learned that the princess and her sisters enjoyed playing with clay toys. He sought out a potter and mastered the craft, soon creating exquisite clay toys that were unrivaled in their beauty. Yet, even when these toys reached the princess, she remained unmoved.

Refusing to give up, King Kusa tried to discover more of what the princess liked, so that he could showcase his talents. At one point, he even disguised himself as a cook and prepared delectable meals for the princess, but, as before, she remained indifferent. Not even the nurse’s heartfelt attempts to help softened her stance. After seven months of tireless effort, King Kusa, disheartened, decided to return home.

Sakka’s Throne Heats Up
Sakka, the king of the gods in the Heaven of the Thirty-Three, was closely connected to human affairs. Observing the persistent suffering of the devoted King Kusa, Sakka realized it was time to intervene. Using his divine power, Sakka sent a message to seven neighboring kings, informing them that the beautiful Princess Pabhāvatā had left her husband and was now living independently in her homeland. Any king who could win her hand in marriage would be blessed with great fortune.

Because of Sakka’s intervention, all seven kings mobilized their armies and prepared to vie for the princess’s hand. What had once been a personal matter for the princess now turned into a national crisis. King Madda, realizing that the determination of the seven kings could easily lead to war, considered a dreadful plan: to kill the princess, divide her body into seven pieces, and present one to each king to avoid conflict.

Hearing of this decision, Princess Pabhāvatā was horrified and sought help from King Kusa, who was still in the city. Overjoyed that she had finally come to him of her own will, King Kusa used his great skills to defeat the seven kings and their armies.

After his victory, the king made a request: that seven other princesses from the royal family be given to the seven kings to ensure peace and security for the people.

Thus, despite the karma and afflictions, the endless waves of suffering in the vast ocean of samsara continued.

The Story in the Time of the Buddha
During the Buddha’s time, there was a monk in Sāvatthi who had become infatuated with a woman, leading to both physical and mental distress. The Buddha recounted this past life story to explain the complex entanglements of karma and the suffering it brings to beings. After telling this story, the Buddha taught the Four Noble Truths. Upon hearing the Dhamma, the monk attained the fruit of stream-entry.

The Blessed One then revealed:

“In that past life, the king and queen were the parents of the royal family today, the younger prince was Ānanda, the hunchbacked nurse was Khujjuttarā, Princess Pabhāvatī was Rāhula’s mother, and the Great King Kusa was none other than me.”


Translation by Bhikkhu Giac Dang, based on the Jataka and additional commentary.

Ý kiến bạn đọc