Môn học: PHẬT PHÁP CƠ BẢN || Phần IV: Ôn Cố Tri Tân || TỪ BI THÌ KHÔNG SỢ HÃI (Asaṅkiyajātaka )

Thứ bảy, 28/12/2024, 06:16 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: Phật Pháp Cơ Bản

Bài học ngày 17.11.2024

Phần VI: ÔN CỐ TRI TÂN

TỪ BI THÌ KHÔNG SỢ HÃI

Asaṅkiyajātaka (Jātaka # 76)


asaṅkiyomhi gāmamhi,
araññe natthi me bhayaṃ.
ujuṃ maggaṃ samārūḷho,
mettāya karuṇāya cāti.

Giữa làng mạc, rừng sâu
Không sợ hãi chút gì
Với cõi lòng từ bi
Khi sống theo chánh đạo

 

Câu chuyện xa xưa

Thuở xưa, có một đạo sĩ ẩn cư chốn non ngàn. Vốn xuất thân từ một gia đình trí thức lại nhàm chán thế tục, nên đã bỏ lại chốn phồn hoa lên Tuyết Sơn sống chuyên tâm thiền định và sung mãn nội tại. Có một lần vị này quyết định xuống núi để tìm muối và vài thứ cần thiết.

Trên đường, vị đạo sĩ gặp một đoàn lữ hành mà hầu hết là thương buôn tháo vát mạnh mẽ. Người trưởng đoàn lại cùng quê nên cùng nhau đi chung đường. Tối hôm đó đoàn quyết định dừng chân tại một bãi đất trống ven đường nghỉ ngơi qua đêm.

Trong lúc mọi người đang say ngủ vì đường xa mệt mỏi, thì vị đạo sĩ nghỉ rất ít đầu hôm rồi sau đó lại đi kinh hành phần lớn thì giờ còn lại.

Bấy giờ có một nhóm thổ phỉ vốn đã theo dõi đoàn lữ hành với mưu tính đánh cướp. Bọn này so sánh lực lượng hai bên có phần tương đồng. Để nắm phần thắng thì phải có yếu tố tấn công bất ngờ là chờ lúc đoàn thương buôn ngủ say mất cảnh giác, thì dùng đá và gậy tấn công người sau đó thì cướp của.

Mọi việc gần như diễn ra như tính toán của bọn cướp. Chỉ có một điều là trong đoàn có một người không ngủ mà đi tới đi lui như canh gác để báo động khi có biến. Người đó chính là đạo sĩ đi kinh hành.

Chờ mòn mỏi đến gần sáng, bọn cướp thấy không thể đánh cướp như dự định nên rút lui bỏ lại nhiều vũ khí là đá và gậy.

Khi trời rạng đông, cả đoàn thức giấc chuẩn bị ăn sáng rồi tiếp tục hành trình. Bấy giờ, người trưởng đoàn thấy được đá và gậy vứt bỏ không xa nên nói với mọi người: “Thật may mắn cho chúng ta. Tối qua có bọn cướp tìm cơ hội tấn công và đánh cướp. Nhưng nhờ vị đạo sĩ kinh hành qua lại cả đêm, nên bọn đó thấy khó làm được những gì đã tính. Tư cách và sự tu hành của vị đó thật khả kính”.

Rồi tất cả đoàn lữ hành cùng đến trước vị đạo sĩ bày tỏ lòng tôn kính và tri ân. Một người đã hỏi vị đạo sĩ: “Ngài có thấy bọn cướp tối qua chăng?”

Vị đạo sĩ trả lời: “tôi có thấy”

  • “Vậy Ngài có lo lắng và sợ hãi chăng?”
  • “Không. Một người không có tài sản không lo bị cướp bóc. Hơn nữa. khi sống với tâm từ bi thì không có gì sợ hãi”.

Rồi vị đạo sĩ nói lên kệ ngôn:

Giữa làng mạc, rừng sâu
Không sợ hãi chút gì
Với cõi lòng từ bi
Khi sống theo chánh đạo

Tất cả những người trong đoàn lữ hành nghe vậy đồng phát tâm quy ngưỡng và xin được hướng dẫn để tu tập. Vị đạo sĩ đã dạy họ tu bốn pháp từ, bi, hỷ, xả. Sau này tất cả cùng chứng thiền và sanh về cõi phạm thiên.

Chuyện Trong Thời của Đức Phật

Thời Đức Thế Tôn trụ thế, có một thiện nam vốn là thánh đệ tử Phật. Một hôm có việc cần nên làm một hành trình dài và đi chung với một đoàn thương buôn. Khi mọi người dừng chân nghỉ qua đêm dọc đường, thì vị thiện nam này gần như cả đêm thức kinh hành chánh niệm. Nhờ sự tu tập này khiến cho một bọn cướp vốn theo dõi định tấn công, nhưng thấy khó lòng thực hiện khi có người thức canh gác nên gần sáng đã bỏ đi. Sau đó mọi người về nhà đều bình an. Người thiện nam đã đến chùa diện kiến Đức Phật và kể lại câu chuyện này. Nhân đó Đức Phật đã kể lại câu chuyện tiền thân tương tự, mà người sống với từ tâm không sợ hãi đã là yếu tố bảo vệ được đoàn lữ hành. Vị đạo sĩ đó chính là tiền thân của Phật.

Tỳ khưu Giác Đẳng phóng tác từ Kinh Bổn Sanh


LIVING WITHOUT FEAR WITH A HEART OF COMPASSION

Asaṅkiyajātaka (Jātaka #76)

asaṅkiyomhi gāmamhi,
araññe natthi me bhayaṃ.
ujuṃ maggaṃ samārūḷho,
mettāya karuṇāya cāti.

In the midst of villages or deep forests,
I fear nothing at all.
With a heart of compassion,
I tread the path of righteousness.


The Ancient Story

In the distant past, there lived a hermit who dwelled in the mountains. Born into a family of intellectuals, he grew weary of worldly life and left behind the bustling cities to reside in the solitude of the Himālayas. There, he dedicated himself to meditation and attained inner fulfillment.

One day, the hermit decided to descend from the mountains to obtain salt and other necessities. Along the way, he encountered a caravan of merchants. Their leader, who hailed from the hermit’s homeland, invited him to join their journey. That evening, the caravan camped on an open field to rest for the night.

While the merchants, exhausted from their long journey, fell into deep sleep, the hermit meditated briefly in the early part of the night and then spent the remainder walking back and forth in mindful contemplation.

Meanwhile, a group of bandits had been tracking the caravan, intending to rob it. Assessing the situation, the bandits realized that their forces were evenly matched with the merchants. To ensure success, they planned to launch a surprise attack while the merchants were asleep, using stones and clubs to overpower them.

However, the presence of the hermit disrupted their plan. Observing him walking back and forth as though standing guard, the bandits grew uneasy. Unable to carry out their attack, they eventually retreated as dawn approached, leaving behind stones and clubs.

When morning came, the caravan members awoke, prepared breakfast, and readied themselves to resume their journey. The caravan leader noticed the discarded weapons nearby and remarked, “We are truly fortunate. A band of robbers had planned to attack us last night. But thanks to the hermit, who stayed awake and walked about throughout the night, they abandoned their plan. His conduct and spiritual practice are truly admirable.”

The entire caravan gathered around the hermit to express their gratitude and reverence. One of them asked, “Did you see the robbers last night?”

The hermit replied, “Yes, I saw them.”

They then inquired, “Weren’t you worried or afraid?”

The hermit calmly responded, “No. One who has no possessions has nothing to lose to robbers. Moreover, when one lives with a heart of compassion, there is no room for fear.”

He then recited the following verse:

In the midst of villages or deep forests,
I fear nothing at all.
With a heart of compassion,
I tread the path of righteousness.

Hearing these words, the members of the caravan were deeply moved. They asked the hermit to guide them in the path of spiritual practice. The hermit taught them the Four Sublime States: loving-kindness (mettā), compassion (karuṇā), sympathetic joy (muditā), and equanimity (upekkhā). Over time, they achieved meditative concentration and were reborn in the Brahma realms.


The Story in the Buddha's Time

During the time of the Buddha, a lay disciple, who was also an enlightened noble disciple, undertook a long journey with a caravan of merchants. When they stopped to rest overnight, this disciple spent most of the night practicing mindful walking meditation.

A group of bandits, observing the caravan, abandoned their plan to attack upon noticing someone awake and vigilant. At dawn, the caravan continued their journey safely.

Later, the disciple visited the monastery and shared the incident with the Buddha. The Buddha then recounted the Asaṅkiyajātaka, emphasizing that living with a heart of compassion dispels fear and can safeguard not only oneself but also others. He revealed that the hermit in the story was a past life of the Buddha himself.

Adapted by Bhikkhu Giac Dang from the Jataka Tales.

Ý kiến bạn đọc