Môn học: PHẬT PHÁP CƠ BẢN || Phần IV: Ôn Cố Tri Tân || THOÁT VÒNG LAO LÝ - Bandhanamokkhajātaka

Thứ năm, 20/03/2025, 00:58 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: Phật Pháp Cơ Bản

Bài học ngày 16.3.2025

Phần VI: ÔN CỐ TRI TÂN

THOÁT VÒNG LAO LÝ

Bandhanamokkha (jātaka 120)

abaddhā tattha bajjhanti,
yattha bālā pabhāsare.
baddhāpi tattha muccanti,
yattha dhīrā pabhāsareti.


Vô tội bị bắt giữ
Cũng do lời kẻ ác
Bị tù được phóng thích
Cũng bởi lời người hiền

Câu chuyện tiền thân

Ngày xưa, ở vương quốc Ba-la-nại, có một vị vua anh minh trị vì đất nước. Trong triều, có một bậc thiện trí làm lễ bộ thượng thư, rất thông thái và chánh trực. Ông được mọi người kính trọng vì tấm lòng cao khiết và trí tuệ hơn người.

Vị vua ấy có một hoàng hậu xinh đẹp nhưng đầy dục vọng. Một ngày nọ, bà nói với vua:

“Thiếp chỉ có một yêu cầu: từ nay về sau, bệ hạ không được nhìn bất kỳ người phụ nữ nào với lòng ham muốn.”

Nhà vua vì yêu thương hoàng hậu nên chấp nhận lời hứa.

Không lâu sau, vùng biên giới có giặc xâm lược. Nhà vua phải dẫn quân đi dẹp loạn. Hoàng hậu kiên quyết đòi đi cùng. Vua nói với hoàng hậu:

“Chiến trường rất nguy hiểm. Nàng nên ở lại đây”

Khi không được đồng ý, bà ta bày ra một kế sách khác:

“Nếu vậy, mỗi ngày, bệ hạ hãy cử một người về báo tin cho thiếp.”

Nhà vua đồng ý và mỗi ngày sai một thị vệ quay về kinh thành để báo tin. Mỗi ngày như vậy hoàng hậu quyến rũ và ân ái với những thị vệ đưa tin ấy.

Chiến tranh kéo dài suốt 32 ngày và mỗi ngày hoàng hậu đều tà hạnh với một người. Khi nhà vua chiến thắng và trở về, trên đường đi, ông tiếp tục cử 32 người khác về báo tin. Hoàng hậu đều có quan hệ bất chính với họ.

Sau khi dẹp loạn và ổn định đất nước, nhà vua gửi tin nhắn bảo vị lễ bộ thượng thư chuẩn bị thành phố để đón tiếp vua hồi trào.

Sau khi hoàn tất công tác chuẩn bị, vị thượng thư vào cung điện để kiểm tra. Khi đến tẩm cung của hoàng hậu, bà ta nhìn thấy dáng vẻ uy nghiêm, phong thái cao quý của ông, lòng đầy dục vọng, không thể kiềm chế nổi, liền nói:

“Này Bà-la-môn, hãy đến bên ta!”

Nhưng viên thượng thư điềm tĩnh đáp:

“Xin đừng nói vậy! Hãy kính trọng đức vua. Tôi sợ điều bất thiện. Tôi không thể làm vậy.”

Hoàng hậu cười nhạt:

“Sáu mươi bốn tên sứ giả trước đây chẳng hề kính trọng vua, chẳng sợ điều bất thiện, tại sao ngươi lại làm vậy?”

Quan thượng thư đáp:

“Nếu họ hiểu biết đúng sai, họ đã không làm vậy. Nhưng tôi biết rõ điều đúng đắn và tôi sẽ không bao giờ làm điều ác.”

Hoàng hậu tức giận quát:

“Nếu ngươi không nghe lời ta, ta sẽ bảo chặt đầu ngươi!”

Nhưng vị thượng thư vẫn bình tĩnh nói:

“Thôi được, dù ta có mất mạng trong một đời này hay cả trăm ngàn kiếp, ta cũng không bao giờ làm điều sai trái.”

Hoàng hậu tức tối:

“Hãy đợi đấy, rồi ngươi sẽ biết tay ta!”

Nói xong, bà ta vào phòng riêng, cào xước thân mình, bôi dầu lên người, mặc áo rách rưới, giả vờ bệnh nặng và ra lệnh cho nữ tỳ:

“Nếu nhà vua hỏi về ta, hãy nói rằng ta đang ốm nặng.”

Sau khi đi vòng quanh thành phố, nhà vua về cung điện nhưng không thấy hoàng hậu. Khi hỏi han, vua nhận được tin hoàng hậu đang bệnh.

Nhà vua liền vào phòng, xoa lưng hoàng hậu và hỏi:

“Ái khanh bị bệnh gì?”

Hoàng hậu im lặng. Khi vua hỏi đến lần thứ ba, bà ta mới khẽ thở dài, nhìn vua đầy bi thương:

“Bệ hạ còn sống ư? Một người phụ nữ như thiếp cũng cần có phu quân.”

Nhà vua ngạc nhiên:

“Nàng nói gì lạ vậy?”

Hoàng hậu rơi nước mắt:

“Bệ hạ để Bà-la-môn lễ bộ thượng thư ở lại bảo vệ kinh thành. Hắn lấy cớ sửa sang cung điện, rồi đến đây và vì thiếp không nghe lời hắn, hắn đã đánh đập thiếp để thỏa mãn dục vọng.”

Nhà vua giận dữ bùng lên như lửa gặp dầu, lập tức ra lệnh bắt giữ Lễ bộ thượng thư và xử tử ông ngay lập tức.

Lễ bộ thượng thư bị lính áp giải đi thật nhanh, tay bị trói sau lưng. Khi nghe trống báo tin xử trảm, ông suy nghĩ:

"Như vậy, nhà vua đã bị hoàng hậu đầu độc tâm trí. Hôm nay, ta phải tự cứu mình bằng trí tuệ của chính ta."

Ông liền nói với lính canh:

“Trước khi giết ta, hãy đưa ta yết kiến nhà vua.”

“Ngươi có chuyện gì để nói?”

“Ta là người đã phục vụ nhà vua nhiều năm, biết được nhiều kho báu chôn giấu, nếu ta chết, tài sản của nhà vua sẽ thất lạc. Hãy để ta gặp vua trước.”

Lính canh nghe vậy, liền dẫn ông đến diện kiến nhà vua.

Vừa thấy viên thượng thư, nhà vua quát:

“Này Bà-la-môn, ngươi không thấy hổ thẹn sao? Sao ngươi dám làm điều đồi bại này?”

Lễ bộ thượng thư chắp tay cung kính:

“Tâu bệ hạ, tôi sinh ra trong gia đình thượng lưu. Tôi chưa từng sát sinh dù chỉ một con kiến, chưa từng trộm cắp dù chỉ một cọng cỏ. Tôi chưa bao giờ nhìn một người phụ nữ với ý nghĩ tà dâm, chưa bao giờ nói dối dù chỉ là lời đùa cợt. Tôi không có tội. Hoàng hậu đã cầm tay tôi, mong muốn tôi làm điều sai trái. Khi tôi từ chối, bà ta liền vu oan cho tôi.”

Rồi ông nói tiếp:

“Trước tôi đã có 64 thị vệ trở về, mang lời nhắn của bệ hạ. Hãy gọi họ đến và hỏi xem họ có làm theo lời hoàng hậu không.”

Nhà vua lập tức triệu tập 64 thị vệ, hỏi từng người một. Cuối cùng, tất cả đều thú nhận tội lỗi.

Nhà vua tức giận và ra lệnh xử trảm tất cả họ. Nhưng Lễ bộ thượng thư liền can ngăn:

“Tâu bệ hạ, những người này không có tội. Họ chỉ làm theo mong muốn của hoàng hậu. Ngay cả hoàng hậu cũng không có tội, vì dục vọng của con người là khó kiểm soát. Xin hãy lượng thứ cho tất cả.”

Nhà vua nghe lời khuyên, tha tội cho 64 người lính và cả hoàng hậu.

Vị thượng thư nhân đó đã nói lên lời nầy:

Vô tội bị bắt giữ
Cũng do lời kẻ ác
Bi tù được phóng thích
Cũng bởi lời người hiền

Sau sự kiện này, Lễ bộ thượng thư nhận ra rằng danh vọng và quyền lực đều vô nghĩa. Ông liền xin nhà vua cho phép mình từ bỏ thế gian để đi tìm con đường giải thoát. Nhà vua chấp thuận. Lễ bộ thượng thư từ bỏ cung điện vào rừng sâu tu hành, trở thành một bậc cao nhân chứng thiền định.

Câu chuyện thời Đức Phật sẽ được kể trong bài tới.

Tỳ khưu Giác Đẳng phóng tác từ Kinh Bổn Sanh

Escape from Injustice

Bandhanamokkha (Jātaka 120)

Honti hete mahārāja,
iddhippattāya nāriyā.
khama deva sujātāya,
māssā kujjha rathesabhāti.

“The innocent are bound,
By the words of the foolish.
The imprisoned are freed,
By the words of the wise.”

The Story

Once upon a time, in the kingdom of Bārāṇasī, a wise and just king ruled the land. Among his ministers was a virtuous and intelligent chief advisor, who was highly respected for his integrity and wisdom.

The king's consort, however, was a woman of great desire. One day, she made a request:

“My lord, promise me that you shall never look at any other woman with lust.”

The king, out of love for his queen, agreed.

Not long after, a rebellion broke out at the border, and the king led his army to subdue it. The queen insisted on accompanying him, but the king refused. Instead, she asked:

“If I must stay, then send me a messenger each day with news of your well-being.”

The king consented, sending a different royal guard each day. But instead of merely receiving news, she seduced every one of them.

The war lasted 32 days, and each day, she engaged in immoral acts with a new messenger. When the war was won, and the king returned, he sent another 32 messengers, and she did the same.

Upon returning, the king ordered his chief advisor to prepare the city for his grand homecoming. After finishing preparations, the advisor visited the royal palace to inspect the queen’s chambers.

Upon seeing him—a man of great dignity and beauty—the queen became overcome with desire and said:

“O Brahmin, come to me.”

The advisor replied calmly:

“Do not speak such words! Honor the king. I fear wrongdoing. I cannot act in such a way.”

The queen sneered:

“Sixty-four messengers before you neither honored the king nor feared wrongdoing. Why should you?”

He responded:

“Had they understood virtue, they would not have acted so. But I know what is right, and I shall never commit such a sin.”

The queen, now enraged, threatened:

“If you refuse me, I shall have you beheaded!”

Unshaken, the advisor said:

“Even if I were to die in this life or a thousand lives, I would never commit this evil.”

Furious, the queen devised a scheme. She scratched herself, applied oil to her body, dressed in tattered clothes, and feigned illness. She then instructed her maidservants:

“If the king asks about me, tell him that I am gravely ill.”

When the king returned, he noticed the queen’s absence and asked about her. Upon hearing that she was unwell, he rushed to her chamber, gently rubbing her back, and asked:

“My queen, what ails you?”

The queen remained silent. When he asked a third time, she sighed and said:

“My king, though you still live, a woman such as I needs a husband.”

Shocked, the king asked:

“What do you mean?”

With feigned sorrow, she replied:

“While you were away, the chief advisor came to my chambers under the pretense of palace renovations. When I refused his advances, he beat me and forced himself upon me before leaving.”

Enraged, the king immediately ordered the arrest and execution of his chief advisor.

As he was bound and led to the execution site, the advisor thought:

"The king has been poisoned by the queen’s lies. I must save myself with wisdom."

He told the guards:

“Before killing me, take me to the king.”

“Why should we?” they asked.

“I have long served the king and know of many hidden royal treasures. If I die, much wealth will be lost. Let me speak to the king first.”

The guards agreed and took him before the king.

Upon seeing him, the king shouted:

“You shameless Brahmin! How could you commit such a crime?”

The advisor, calm and respectful, said:

“Great King, I come from a noble lineage. I have never killed—not even an ant. I have never stolen—not even a blade of grass. I have never gazed upon another man’s wife with lustful eyes. I have never spoken a lie—even in jest. I do not drink even a drop of intoxicants. I am innocent. The queen, filled with desire, sought to corrupt me. When I refused, she falsely accused me.”

He continued:

“Before me, sixty-four messengers delivered your letters to the queen. Summon them and ask if they did as the queen has claimed.”

The king, intrigued, ordered all sixty-four messengers to be brought before him and questioned them. One by one, they admitted their guilt.

Furious, the king sentenced them all to death. But the advisor interjected:

“Great King, these men are not truly at fault. They merely acted according to the queen’s will. Even the queen herself is not to blame, for lust is a powerful force. Please, forgive them all.”

The king, moved by the advisor’s wisdom, pardoned everyone, including the queen.

The advisor then recited the verse:

“The innocent are bound,
By the words of the foolish.
The imprisoned are freed,
By the words of the wise.”

Realizing the futility of worldly life, the advisor said to the king:

“My king, I have suffered this injustice because I still live in the world of desire. I no longer seek a life of power. Grant me permission to renounce the world and seek true liberation.”

The king, though reluctant, granted his request.

The advisor left the palace, entered the forest, and became a great ascetic, attaining deep meditation and spiritual wisdom.

Adapted by Bhikkhu Giac Dang from the Jataka Tales.

Ý kiến bạn đọc