Môn học: PHẬT PHÁP CƠ BẢN || Phần IV: Ôn Cố Tri Tân || MẸ CHỒNG NÀNG DÂU - Bổn sanh 417. Kaccānijātaka

Thứ ba, 22/04/2025, 03:47 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: Phật Pháp Cơ Bản

Bài học ngày 20.4.2025

Phần VI: ÔN CỐ TRI TÂN

MẸ CHỒNG NÀNG DÂU

Bổn sanh 417. Kaccānijātaka

A person in a sari sitting in a room with a person in a dress

AI-generated content may be incorrect.

Câu chuyện thời Phật trụ thế

Ngày xưa, tại thành Sāvatthi phồn thịnh, có một chàng trai con nhà gia giáo, nết hạnh hiền lương, nổi tiếng khắp vùng là người con chí hiếu. Từ ngày cha mất, chàng một lòng phụng dưỡng mẹ già: nào là rửa mặt, đưa tăm xỉa răng, dâng cơm cháo, chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ, chẳng để mẹ lo nghĩ điều chi.

Thấy con quá tận tụy, người mẹ khuyên: — Con à, còn trẻ thì phải lo dựng vợ gả chồng. Cưới vợ rồi, con sẽ có người thay con chăm mẹ, còn con có thể lo toan việc khác.

Chàng lắc đầu: — Mẹ ơi, đời con chẳng mong gì ngoài được ở bên mẹ. Ai trên đời này có thể chăm sóc mẹ bằng con?

Mẹ lại khuyên: — Việc lập gia đình là để giữ gìn hương hỏa tổ tiên, là điều nên làm.

Chàng vẫn nhẹ nhàng thưa: — Khi mẹ khuất núi, con sẽ xuống tóc xuất gia, không vướng bận trần duyên.

Người mẹ biết không lay chuyển được lòng con, đành âm thầm chọn cho chàng một cô gái nết na đồng môn đồng tộc, rước về làm dâu. Chàng không phản đối, vì không nỡ trái lòng mẹ.

Nàng dâu mới về thấy chồng hết mực hiếu thuận, liền nghĩ: — Nếu ta cũng chăm sóc mẹ chồng thật lòng, chàng sẽ yêu quý ta hơn. Thế là nàng siêng năng sớm hôm, săn sóc mẹ chồng chẳng kém gì chồng mình. Chàng cảm động, mỗi khi có món ngon vật lạ đều dành phần cho vợ trước.

Nhưng rồi, lòng người dễ đổi thay. Một hôm, nàng dâu lại nghĩ khác: — Chàng thương ta quá, chắc là muốn đuổi mẹ ra khỏi nhà để sống yên ổn với ta thôi. Ta phải giúp chàng một tay. Thế là nàng bắt đầu bày mưu tính kế. Một hôm, nàng rỉ tai chồng: — Mỗi lần chàng đi vắng, mẹ lại nặng lời với thiếp…Chàng nghe xong chỉ im lặng, không trách mẹ, cũng chẳng nghi ngờ vợ. Thấy vậy, nàng tiếp tục ra chiêu. Nàng nấu cháo cho mẹ khi thì quá nóng, lúc lại lạnh ngắt. Bà già già run rẩy thưa: — Con à, cháo nóng quá…Nàng giả vờ dịu dàng, rồi đổ nước lạnh vào. Nhưng lát sau bà lại nói: — Giờ lại lạnh quá rồi…Nàng lập tức mắng: — Mới nói nóng, giờ lại kêu lạnh! Làm sao mà chiều được! Nước tắm cũng vậy, khi thì bỏng rát, khi thì lạnh buốt. Nàng còn lớn tiếng trước hàng xóm: — Bà ấy thật khó chịu, lúc thì nóng, lúc thì lạnh, ai mà chịu nổi! Rồi khi mẹ chồng than giường nhiều rệp, nàng liền dời giường bà ra ngoài góc nhà, đem giường mình đè lên rồi la: — Giường tôi bị bà làm dơ hết rồi! Đêm đó, bà cụ bị rệp cắn suốt đêm, sáng ra rên rỉ: — Mẹ không ngủ được vì rệp…Nàng lại lớn tiếng: — Giường hôm qua còn bị bà phá, giờ còn đòi hỏi gì nữa? Chưa dừng lại, nàng còn cố tình làm nhà cửa bừa bãi rồi giả vờ chê bai: — Ai mà làm nhà ra nông nỗi này? Chắc là mẹ chàng thôi!

Cuối cùng, nàng quay sang chồng, vừa khóc vừa nói: — Thiếp không thể sống trong một nhà với người như thế. Hoặc chàng đuổi mẹ đi, hoặc thiếp về nhà cha mẹ! Chàng nghe xong, lòng đau như cắt, nhưng vẫn nhẹ nhàng nói: — Em còn trẻ, đi đâu cũng được. Còn mẹ ta già yếu, chỉ còn ta là chỗ dựa. Em hãy về nhà cha mẹ, mong em bình an.

Nàng nghe vậy thì sợ hãi. Nàng nghĩ thầm: — Không chia rẽ được họ rồi. Mà nếu về nhà, sống đời góa bụa, có khi bị ruồng bỏ. Thôi, ta phải thay đổi thôi. Từ hôm đó, nàng quay trở lại làm người dâu hiền, chăm sóc mẹ chồng như xưa, ngọt ngào lễ phép, chu đáo dịu dàng. Mọi người trong nhà lại sống yên vui, hoà thuận.

Câu Chuyện Tiền Thân

Đám Tang Của Đạo Đức

Ngày xửa ngày xưa, tại thành Ba-la-nại rộng lớn và trù phú. Trong thành ấy, có một người con trai hiếu thảo hết lòng phụng dưỡng mẹ già sau khi cha qua đời. Chàng không quản vất vả, sớm hôm chăm sóc mẹ từng chút một, từ miếng ăn đến giấc ngủ, ai ai cũng khen ngợi tấm lòng của chàng.

Rồi duyên số đưa đẩy, chàng cưới vợ. Ban đầu, nàng dâu sống hòa thuận, nhưng chỉ được một thời gian, nàng dần nảy sinh lòng ganh ghét. Nàng cho rằng vì mẹ chồng còn sống trong nhà nên chồng mình không thật sự yêu thương nàng, cũng chưa có con cái. Thế là nàng bắt đầu bịa đặt, gieo tai tiếng, khiến chồng hiểu lầm mẹ.

Một ngày, nàng thủ thỉ bảo chồng: — Mẹ thường gây chuyện, khiến em không yên lòng. Em sống trong nhà mà lòng chẳng an vui… Chàng nghe lời vợ, đau lòng để rồi một ngày nói với mẹ mình: — Mẹ à, mẹ thường gây chuyện, làm con khó xử. Thôi, mẹ hãy đi nơi khác sống...

Bà mẹ nghe con nói mà nước mắt rưng rưng. Bà không nói một lời, chỉ lặng lẽ rời khỏi nhà, tìm đến một làng khác, xin làm thuê để sống qua ngày.

Lạ thay, ngay sau khi mẹ chồng rời đi, nàng dâu liền mang thai. Cô vênh mặt với mọi người: — Khi mẹ chồng còn ở đây, tôi không thể mang thai. Giờ bà đi rồi, tôi đã có con. Bà ấy thật là điềm xấu! Đến khi sinh con trai, nàng lại nói: — Chính vì đuổi được bà ấy mà tôi mới có con. Đó là bằng chứng bà mang điềm gở cho gia đình! Những lời này lan rộng theo lời thị phi đến tai mẹ chồng đang sống khốn khó làng bên. Bà mẹ nghe được những lời ấy, lòng đau như cắt. Bà nghĩ: — Mình bị đuổi đi, họ sinh con, sống vui vẻ, còn mình sống lây lất, tủi nhục. Ấy là vì đạo đức trên đời này đã chết rồi!

Thế là bà quyết định… làm lễ tang cho Đạo đức!

Bà chuẩn bị gạo, mè, nồi nấu, cỏ khô, rồi một sáng sớm mang tất cả ra nghĩa địa. Bà dựng bếp bằng ba cái sọ người, nhóm lửa, đổ nước, tắm rửa sạch sẽ, chải tóc, mặc áo trắng tinh, bắt đầu vo gạo, nấu cháo để… cúng tiễn Đạo đức đi về cõi khác.

Cảnh tượng lạ lùng ấy không qua mắt được Đế Thích – vị vua cõi trời, người luôn dõi theo trần thế. Ngài liền hóa thân thành một đạo sĩ Bà-la-môn, đi đến chỗ bà và hỏi:

“Người mặc đồ trắng, tóc chải gọn,

Sao đặt nồi lên sọ người nấu?

Mè gạo rửa kỹ, nấu cháo thơm,

Món cháo này dùng để làm gì?”

Bà mẹ ngẩng đầu, đáp bằng giọng bình thản:

“Không phải để ăn đâu, Bà-la-môn,

Cháo mè thơm ngon này tôi nấu,

Để cúng tiễn đưa Đạo đức chết,

Cúng giữa nghĩa trang u ám này”.

Đế Thích hỏi:

“Này bà Kaccāni, nghĩ kỹ lại,

Ai bảo rằng Đạo đức đã chết?

Ta là Đế Thích nghìn mắt sáng,

Đạo đức tối thượng chẳng bao giờ mất”.

Bà lắc đầu, u buồn kể lể:

“Ta không hề nghi ngờ gì nữa,

Đạo đức chết rồi, ta chắc chắn.

Người ác giờ đây được sống vui,

Người hiền bị xua đuổi cô đơn.

Con dâu ta từng hiếm muộn lâu,

Đánh đập, đuổi ta rồi mới sinh con.

Giờ nó làm chủ cả gia đình,

Còn ta sống cảnh không người thân”.

Đế Thích nghiêm nghị:

“Ta còn sống, ta chưa chết đâu,

Ta đến vì bà, đừng tuyệt vọng.

Kẻ đánh bà nay có con trai,

Ta sẽ thiêu nó và con nó luôn!”

Bà nghe mà hoảng hốt, lập tức quỳ xuống:

“Nếu vậy, ôi Đế Thích từ bi,

Người vì ta mới đến nơi này,

Ta, con trai, con dâu và cháu,

Sống hòa thuận, cùng ở một nhà”.

Đế Thích mỉm cười hiền từ:

“Tốt lắm, này bà Kaccāni,

Dù bị đánh, vẫn giữ Đạo đức,

Bà, con, dâu và cháu cùng nhà,

Sống hòa thuận, mãi mãi bên nhau”.

Nói xong, ngài hiện thân trên không trung, uy nghi rực rỡ và phán:

— Kaccāni, đừng lo nữa. Nhờ đức hạnh kiên cường của bà, con trai, con dâu và cháu bà sẽ nhớ lại lỗi lầm, đến xin lỗi và rước bà về nhà.

Quả thật, ngay lúc ấy, con trai và con dâu chợt nhớ đến mẹ, lòng đầy hối hận. Họ hỏi dân làng, rồi vội vã đến nghĩa địa, quỳ sụp dưới chân bà:

— Mẹ ơi, chúng con sai rồi! Xin mẹ tha thứ! Hãy trở về nhà với chúng con!

Bà mẹ ôm cháu vào lòng, nước mắt hạnh phúc tuôn rơi. Từ đó, cả nhà sống chan hòa, thương yêu, không còn lời oán thán hay trách móc.

Đức Phật kể xong câu chuyện, tuyên thuyết Chánh pháp và kết luận:

— Người cư sĩ hiếu thảo hiện nay chính là người con hiếu thảo thuở xưa. Người vợ hiện tại cũng là vợ thuở xưa. Còn Đế Thích thuở ấy chính là Ta ngày nay vậy.

Tỳ khưu Giác Đẳng phóng tác từ Kinh Bổn Sanh.

MOTHER-IN-LAW AND DAUGHTER-IN-LAW
417. kaccānijātakaṃ

Part One: The Mother-in-law and Daughter-in-law

Once upon a time, in the prosperous city of Sāvatthi, there lived a young man from a respected family. He was gentle, kind-hearted, and widely known for his deep filial devotion. Ever since his father passed away, he cared for his aging mother with utmost dedication—washing her face, bringing her toothpicks, offering rice and porridge, ensuring her every meal and rest was peaceful and complete.

Seeing her son so devoted, the mother one day said: — My dear son, you're still young. It's time for you to start a family. If you marry, your wife can help care for me, and you can tend to other responsibilities.

The young man shook his head: — Mother, I have no greater wish than to stay by your side. Who in this world could care for you like I do?

Still, the mother gently urged: — Marriage is important to carry on our lineage. It's something every good son must do.

The young man replied softly: — When you leave this world, I will renounce it. I will shave my head and enter the monastic life.

Realizing her son would not change his mind, the mother took matters into her own hands. She quietly arranged for a gentle and well-mannered young woman of equal caste to marry her son. The young man, not wanting to oppose his mother, agreed.

The bride, seeing how filial her husband was, thought: — If I too care for my mother-in-law sincerely, my husband will love me even more.

And so she woke early, worked hard, and tended to her mother-in-law with equal devotion. The young man, moved by her kindness, began offering her the best of everything they had.

But hearts can change easily. One day, the daughter-in-law thought: — My husband dotes on me too much. Perhaps he wishes to cast his mother out so we can live alone. I should help him with that.

She began scheming. One evening, she whispered: — Husband, every time you leave the house, your mother scolds me harshly...

The husband remained silent, neither defending his mother nor accusing his wife.

Encouraged, the daughter-in-law escalated. She served porridge either scalding hot or freezing cold. When the elderly mother trembled and said, “My child, it’s too hot...,” the daughter-in-law would pretend to care, then pour cold water in. Later, when the old woman said, “Now it’s too cold...,” she snapped: — First you say it’s too hot, now too cold! How can anyone please you?

She did the same with bath water—sometimes scalding, sometimes icy—and would loudly complain to the neighbors: — She’s impossible! One moment it’s hot, the next it’s cold. Who could ever please her?

When the mother-in-law complained about bedbugs, the daughter-in-law moved her bed to a dark corner, laid her own bed on top of it, and exclaimed: — She’s made my bed filthy!

That night, the old woman stayed up all night, being bitten by bugs. In the morning, she groaned: — I couldn’t sleep at all.

The daughter-in-law shouted: — You ruined my bed last night, and now you’re complaining?

She even scattered filth around the house, then blamed her: — Who else but your mother could make the house this dirty?

Finally, she broke down in tears before her husband: — I can’t live under the same roof as that woman! Either you send her away, or I’ll return to my parents!

The young man, heart torn, said softly: — You’re young. You can go anywhere. But my mother is old and frail. I am her only support. Please return to your family in peace.

Frightened, the daughter-in-law thought: — I couldn’t drive a wedge between them. If I return home, I’ll live like a widow and be cast aside. No, I must change.

From that day, she transformed. She became the ideal daughter-in-law once again—gentle, respectful, and attentive. Peace returned to the household.


Part Two: The Funeral for Virtue

Once upon a time, in the grand and prosperous city of Benares, there lived another son known for his deep filial piety. After his father passed away, he cared for his mother with unwavering devotion. Everyone praised his virtue.

Eventually, he married. At first, the daughter-in-law was kind and peaceful. But over time, jealousy crept into her heart. She believed that as long as the mother-in-law lived with them, her husband wouldn’t truly love her—and worse, she hadn’t conceived any children.

She began slandering the mother-in-law, twisting stories until her husband believed them.

One day, she whispered: — Your mother causes so much trouble… I have no peace in this home.

The husband, torn but convinced, finally said to his mother: — Mother, you often stir up trouble. Please leave and find another place to live...

Hearing this, the mother said nothing. With tears in her eyes, she quietly left, seeking shelter in a nearby village where she labored for a living.

Strangely, right after she left, the daughter-in-law became pregnant. She proudly proclaimed: — I couldn’t conceive when she was here. But now that she’s gone, I’m with child! She brought misfortune!

When she bore a son, she declared: — See? I only had a child after casting her out. It proves she was unlucky!

These rumors spread, reaching the ears of the mother living in poverty. Her heart shattered.

— They cast me out, live in joy, and raise a child while I suffer. Surely... Virtue must be dead in this world.

So, she decided to hold a funeral for Virtue.

She gathered sesame, rice, a cooking pot, and dry grass. At dawn, she brought them to the cemetery. Using three human skulls, she built a hearth, lit a fire, bathed, dressed in white, combed her hair, and began preparing rice porridge—to send off Virtue to the next world.

This strange sight did not escape the eye of Śakra (Sakka), King of the Gods, who always watches over the world. He descended in the form of a Brahmin sage and asked:

“White-robed woman, with hair neatly tied,
Why do you boil a pot on skulls of men?
Sesame, rice, all washed and stirred,
This fragrant porridge—what is it for?”

She replied calmly:

“This is not a meal, O Brahmin wise,
But porridge cooked in a burial rite.
Today I bid farewell to Virtue,
For in this dark world, it has died”.

Śakra asked:

“O Kaccāni, consider once more,
Who told you that Virtue is no more?
I am Śakra, all-seeing, all-wise—
True Virtue shall never perish or die”.

But the woman lamented:

“I have no doubt, Virtue is gone.
The wicked rejoice, the good are alone.
My daughter-in-law, once barren for years,
Beat me and banished me with cruel sneers.
Now she holds power, house and heir,
While I live forgotten, in sorrow and despair”.

Śakra spoke sternly:

“I still live! Virtue is not dead.
I’ve come to you—lift up your head!
She who wronged you, who bore a son,
I’ll burn her and her child in one!”

The woman panicked and dropped to her knees:

“No, please, O merciful Śakra above,
You came to me out of purest love.
Let my son, his wife, and grandchild too,
Live with me again, united and true”.

Śakra smiled gently:

“Well spoken, O steadfast Kaccāni.
Even beaten, you held on to morality.
May you, your son, his wife, and their boy,
Live together in harmony and joy”.

With those words, Śakra ascended into the sky, radiant and resplendent.

He declared: — Kaccāni, do not worry. Because of your unwavering virtue, your son, daughter-in-law, and grandson will remember their wrongs and come to bring you home.

Indeed, that very moment, the son and his wife felt a wave of guilt. Asking villagers, they hurried to the cemetery and fell at her feet:

— Mother, we were wrong! Please forgive us! Come home with us!

The mother embraced her grandchild with tears of joy. From that day on, the family lived in harmony, never again uttering a harsh word.

The Buddha concluded:

— The devoted layman of today was that filial son of the past. The wife was the same woman. And Śakra? Śakra was none other than me.

(Adopted from the Jātaka stories by Bhikkhu Giác Đẳng)

Ý kiến bạn đọc