Môn học: PHẬT PHÁP CƠ BẢN || Phần IV: Ôn Cố Tri Tân || Làm Quá Hóa Dở (Bherivādakajātakaṃ)

Thứ tư, 18/12/2024, 09:37 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: Phật Pháp Cơ Bản

Bài học ngày 21.10.2024

Phần VI: ÔN CỐ TRI TÂN

LÀM QUÁ HOÁ DỞ

Bherivādakajātakaṃ (jataka 59)

Dhame dhame nātidhame,
Atidhantañhi pāpakaṃ.
Dhantena hi sataṃ laddhaṃ,
Atidhantena nāsitanti"

Cứ đánh trống và đánh
mất những gì kiếm được
Chớ có làm quá mức,
nên biết chỗ điểm dừng.

Câu chuyện xa xưa

Ngày xưa, tại Baranasi có một người chuyên sống bằng nghề đánh trống. Ông có một người con trai tuổi đã trưởng thành cũng học kỹ năng đánh trống của cha và cùng nhau đi đó đây biểu diễn mưu sinh.

Một hôm trong thành có lễ hội lớn. Hai cha con người đánh trống nhân đó vào thành biểu diễn tại nhiều đám đông giúp thiên hạ mua vui. Cả hai nhận được khá nhiều tiền tặng thưởng từ những người bao quanh thưởng thức tài đánh trống. Ngày vui qua nhanh và kéo dài tới khuya đến khi lễ hội kết thúc thì đã quá khuya. Hai cha con rời hoàng thành, về nhà phải đi ngang một đoạn đường trống vắng vốn được biết là nhiều tệ nạn cướp bóc.

Đang đi người con nảy sanh ý nghĩ là nên gióng lên tiếng trống như một đoàn quân ra trận, như vậy sẽ khiến thổ phỉ nghĩ rằng có quân lính đang di hành, như vậy bọn cướp sẽ né tránh. Người cha nghe con nói liền ngăn cản bảo rằng làm vậy chỉ làm bọn trộm cướp chú ý theo dõi thêm. Người con vẫn khư khư quan điểm của mình đánh trống liên hồi, với ý nghĩa tiếng trống sẽ khiến thổ phỉ không dám ra mặt cướp bóc.

Quả đúng như tiên liệu của người cha, sau vài hồi trống giục vang lên, bọn cưóp nhận ra rằng đây chẳng phải là khí thế của một đội quân di hành mà chỉ là trò biểu diễn của một tay trống “Sơn Đông Mãi Võ”. Thế là bọn cướp xuất hiện trấn lột tất cả tiền bạc của hai cha con.

Khi bọn cướp đi rồi thì người cha mới lên bài kệ:

Cứ đánh trống và đánh
mất những gì kiếm được
Chớ có làm quá mức,
nên biết chỗ điểm dừng.

Câu chuyện trong thời của Đức Phật

Một thuở, Đức Phật ngự ở chùa Kỳ Viên, Sāvatthi. Trong một buổi chiều, chư tỳ khưu vâng tập để nghe huấn thị của Đức Phật. Bấy giờ chư Tăng nêu lên trường hợp một tỳ khưu cứng đầu khó dạy thường làm những chuyện quá đáng. Khi được nhắc nhở thì lại làm tới một cách quá mức.

Đức Phật gọi vị tỳ khưu tánh không phục thiện đó tới trước mặt để nghiêm huấn và sau đó bậc Đạo Sư đã dạy thêm rằng: Không phải chỉ có trong kiếp này vị tỳ khưu có tánh ý khó dạy, mà ngay kiếp quá khứ đã từng như thế. Rồi Đấng Thế Gian Giải kể câu chuyện hai cha con người đánh trống và cho biết người cha chính là tiền kiếp của Ngài. Người con không ai khác hơn là vị tỳ khưu can ngạnh.

Tỳ khưu Giác Đẳng phóng tác từ Kinh Bổn Sanh

Overdoing Leads to Ruin

Bherivādakajātakaṃ (Jataka 59)

"Strike the drum, but not too hard,
Overdoing brings harm.
Through proper restraint, the wise gain,
But by excess, they are undone."

The Story from Ancient Times

Long ago, in the city of Benares, there was a man who made his living as a drummer. He had a son who had reached adulthood and learned the skill of drumming from his father. Together, they traveled, performing to earn their livelihood.

One day, a grand festival took place in the city. The father and son entered the city and performed in various crowds, entertaining people and receiving generous rewards. The day of celebration stretched late into the night, and by the time the festivities ended, it was very late. As they left the royal city and headed home, they had to pass through a deserted road known for being plagued by bandits.

While walking, the son thought it would be a good idea to beat the drum as if they were a marching army, which would make the robbers think soldiers were coming, causing them to avoid confrontation. The father, however, warned his son that doing so would only attract more attention from the thieves. Despite his father's advice, the son stuck to his belief and continued beating the drum loudly, thinking the sound would keep the robbers at bay.

Just as the father had predicted, after a few rounds of drumming, the thieves realized it was not the march of an army but rather the performance of a simple street drummer. The robbers then emerged and robbed the father and son of all their money.

After the robbers left, the father recited the verse:

"Strike the drum, but not too hard,
Overdoing brings harm.
Through proper restraint, the wise gain,
But by excess, they are undone."

The Story in the Time of the Buddha

Once, the Buddha was residing at Jetavana Monastery in Sāvatthi. One afternoon, the monks gathered to hear the Buddha’s teachings. At that time, the monks discussed a particular monk who was stubborn and difficult to teach, often taking things to extremes. When he was advised, he would react by going to even greater excess.

The Buddha called this stubborn monk to Him and sternly admonished him. Then, the Teacher added that this was not the first time the monk had been difficult to guide; he had been the same way in a past life. The Buddha then recounted the story of the father and son drummers, explaining that in the past life, He Himself was the father, and the stubborn son was none other than the obstinate monk.

Adapted by Bhikkhu Giac Dang Jotika from the Jataka Tales

Ý kiến bạn đọc