Môn học: PHẬT PHÁP CƠ BẢN || Phần IV: Ôn Cố Tri Tân || Kiếp Tằm Đến Chết Vẫn Còn Vương Tơ (Gangamala Jataka)

Thứ hai, 05/08/2024, 05:48 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: Phật Pháp Cơ Bản

Bài học ngày 5.8.2024

Phần VI: ÔN CỐ TRI TÂN

Kiếp Tằm Đến Chết Vẫn Còn Vương Tơ

Trích đọan Gangamala Jataka (#421)

Appāpi kāmā na alaṃ,
bahūhipi na tappati.
ahahā bālalapanā,
parivajjetha jaggato.

Ít không thoả mãn tham
Nhiều cũng chẳng hết muốn
Đừng bảo “nhiều là đủ”
Ấy ý nghĩ ngây thơ

Câu chuyện xa xưa

Thời quá khứ có một thanh niên nghèo sống bằng nghề gánh nước. Thù lao nhận được chỉ vừa đủ để ăn uống đạm bạc hằng ngày. Một hôm, nhờ may mắn đưa nước cho một viên quan kinh lý giữa trưa nắng được thưởng nửa đồng tiền. Số tiền tuy nhỏ nhưng đối với anh thanh niên nghèo là tài sản lớn, nên anh tìm cách cất giấu cho an toàn. Anh ta sống ở phía nam thành, nên đi xa lên cổng thành phía bắc cất nửa đồng tiền trong một viên gạch ở bờ thành.

Không lâu sau đó, anh thanh niên gặp một thiếu nữ cũng mưu sinh bằng nghề gánh nước. Hai người thương nhau kết thành vợ chồng. Công việc có thù lao căn bản thấp. Một người làm đủ một người ăn. Hai người cộng lại cũng không khá hơn bao nhiêu. Có một đêm, người chồng thấy vợ có vẻ hơi buồn nên hỏi và được biết là tối mai trong thành có lễ hội, mà không có tiền đi nên có phần tiếc nuối. Người thanh niên nghe vậy thương vợ vô cùng, nên quyết định ngày mai đi lên cổng thành phía bắc lấy nửa đồng tiền cất giữ để đưa vợ đi chợ phiên.

Đó là một ngày nóng bức. Vua Udaya, tức Đức Bồ Tát, đang ngự trong cung điện bằng đá nhưng vẫn thấy không dễ chịu với nhiệt độ oi bức. Qua cửa sổ, nhà vua nhìn xuống đường thấy một hình ảnh lạ. Một thanh niên đầu trần chân không đi trên đường nắng chang chang nhưng nét mặt thật hân hoan. Thấy hiếu kỳ, nhà vua bảo thị vệ ra chặn người thanh niên lại và đem vào gặp vua để hỏi chuyện.

Nhà vua hỏi: Tại sao giữa trưa nóng bức, ngươi lại đi giữa đường với nét mặt hân hoan như vậy.

Người thanh niên thưa rằng: Tâu Hoàng thượng, tiện dân nghèo, từ lúc lấy vợ chưa làm gì để vợ được no đủ. Hôm nay, quyết định đi lấy số tiền cất giấu từ lâu để đưa vợ đi chợ phiên. Nghĩ đến niềm vui của vợ tối nay nên trong lòng sung sướng.

Nhà vua bảo rằng: Thì ra ngươi vui là vì vậy. Vậy số tiền cất giấu được nhiêu.

“Dạ đó là số tiền lớn tới nửa đồng tiền”

Nhà vui bật cười về ý nghĩ “số tiền lớn” của người dân nghèo. Vua ôn tồn bảo rằng:

“Trời nóng mà đường xa. Đi về coi chừng trúng nắng. Ta sẽ cho ngươi số tiền đó. Sau này bỏ đi đừng nghĩ tới nửa đồng tiền ít ỏi mà cực thân”.

Anh thanh niên trả lời: “Tạ ơn Hoàng thượng, thú thật là cùng được cho nhưng cũng không thể bỏ nửa đồng tiền kia được”.

Nhà vua là bậc thiện trí. Chợt khởi lên ý nghĩ là sẽ trắc nghiệm xem làm sao để anh thanh niên quên đi nửa đồng tiền, bằng cách nâng lên số tiền ban tặng từ một tới mười, rồi một trăm tới một ngàn đồng vàng. Anh thanh niên vẫn thật thà thưa rằng dù sao cũng không thể quên nửa đồng tiền cất giấu.

Nhà vua làm phép thử sau cùng bằng cách chia quyền hưởng lộc kinh đô làm hai phần và bảo người thanh niên chọn phía nam hoặc phía bắc.

Người thanh niên với phản xạ tự nhiên chọn phía bắc. Được hỏi tại sao. Anh thật thà trả lời vì phía bắc… là nơi cất giấu nửa đồng tiền.

Câu chuyện trong thời của Đức Phật

Thời Phật tại thế, bấy giờ, có một số đông cư sĩ tới chùa vào những ngày bát quan trai giới. Họ vừa trì giới lại bố thí cúng dường và tu thiền. Đức Phật giảng về lợi lạc to lớn của pháp tu bát quan trai giới trong sự giảm thiểu sự ham muốn.

Sau khi thuật lại câu chuyện, Đức Phật cho biết vua Udaya là tiền thân của ngài và người thanh niên khó quên nửa đồng tiền cất giấu là tiền thân của Tôn giả Ananda.

Ít không thoả mãn tham
Nhiều cũng chẳng hết muốn
Đừng bảo “nhiều là đủ”
Ấy ý nghĩ ngây thơ

Không thể thoả mãn lòng tham bằng cách tăng trưởng lòng tham. Người trí vui trong sự giảm thiểu ham muốn.

Silk Worm's Fate: Entangled Until Death

An Excerpt from Gangamala Jataka (#421

Appāpi kāmā na alaṃ,

bahūhipi na tappati.

ahahā bālalapanā,

parivajjetha jaggato.

Having a little is not enough for desire,
Even having much doesn't end the craving.
"I will be satisfied if I get that much"
That is the foolish talk that should be avoided.


A Story from Long Ago

In the past, there was a poor young man who lived by carrying water. His earnings were just enough for his daily sustenance. One day, by chance, he brought water to a city official during a scorching noon and was rewarded with half a coin. Although it was a small amount, it was a significant asset for the poor young man, so he sought a safe place to hide it. He lived in the south of the city, so he traveled far to the northern gate and hid the half coin in a brick in the city wall.

Not long after, the young man met a young woman who also earned her living by carrying water. They fell in love and got married. The job had low wages; one person’s work was just enough for one person’s food. Combined, they did not improve their situation much. One night, the husband noticed his wife seemed a bit sad, and she explained that there would be a festival in the city the next night, but they had no money to attend, which made her feel a bit regretful. Hearing this, the young man felt deeply for his wife, so he decided to go to the northern gate the next day to retrieve the half coin he had hidden and take his wife to the market.

It was a hot day. King Udaya, the Bodhisattva, was sitting in his stone palace but still felt uncomfortable with the oppressive heat. Through the window, the king saw an unusual sight: a young man, bareheaded and barefoot, walking on the blazing road with a joyful expression. Curious, the king ordered his guards to stop the young man and bring him to the palace to ask him about it.

The king asked, "Why are you walking joyfully on this hot road at noon?"

The young man replied, "Your Majesty, I am poor, and since getting married, I haven’t done anything to make my wife fully happy. Today, I decided to retrieve the money I hid long ago to take her to the market. Thinking of her joy makes me happy."

The king said, "So that's why you are happy. How much money did you hide?"

"Your Majesty, it's a substantial amount: half a coin."

The king laughed at the idea of “a substantial amount” from the poor man's perspective and gently said, "It's hot and the road is long. Be careful not to get heatstroke. I will give you that amount. In the future, don't think about the meager half coin anymore."

The young man replied, "Thank you, Your Majesty, but honestly, even though you are giving it to me, I cannot abandon the half coin I hid."

The king, being wise, decided to test the young man further by gradually increasing the amount offered from one to ten, then from a hundred to a thousand gold coins. The young man still honestly insisted that he could not forget the hidden half coin.

Finally, the king offered to divide the royal privileges into two parts and let the young man choose the north or the south part of the city. The young man instinctively chose the north. When asked why, he honestly replied that the north was where he had hidden the half coin.

Story from the Buddha’s Time

During the Buddha's time, a large number of laypeople would come to the monastery on the days of observing the eight precepts. They would observe the precepts, offer alms, and practice meditation. The Buddha spoke about the great benefits of observing the eight precepts in reducing desires.

After recounting the story, the Buddha revealed that King Udaya was a previous incarnation of himself, and the young man who couldn't forget the hidden half coin was a previous incarnation of Venerable Ananda.

Conclusion:

Even a little desire is not enough,

Having much doesn't end the craving.

Don’t say "much is enough",

That is a naive thought.

It is impossible to satisfy desire by increasing it. The wise find joy in reducing their desires.

Tỳ khưu Giác Đẳng phóng tác từ Kinh Bổn Sanh.

Ý kiến bạn đọc