- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: Phật Pháp Cơ Bản
Bài học ngày 23.9.2024
Phần VI: ÔN CỐ TRI TÂN
KHAO KHÁT KHẨU VỊ, THA THIẾT PHÁP VỊ
Mahāsutasomajātakaṃ (# 537)
Caje dhanaṃ aṅgavarassa hetu,
Aṅgaṃ caje jīvitaṃ rakkhamāno.
Aṅgaṃ dhanaṃ jīvitañcāpi sabbaṃ,
Caje naro dhammamanussaranto
"Bỏ của để giữ tứ chi,
Bỏ tứ chi để giữ mạng,
Người trí dám bỏ tất cả,
Để giữ vẹn Đạo cao quý."
Câu chuyện xa xưa
Ngày xưa thật xưa, có hai vị vua là Kammāsapāda trị vì xứ Bārāṇasi và vua Sutasoma của xứ Kuru. Cả hai đều có cuộc sống quyền quý và cao sang. Nhưng rồi một sự việc nhỏ xảy ra đã thay đổi to lớn cuộc đời của cả hai.
Một lần, vì bất cẩn, ngự trù của vua Kammāsapāda để cho chó trong cung ăn mất phần thịt dành để nấu bữa sáng cho nhà vua. Viên ngự trù đã đi khắp nơi để tìm thịt thay thế nhưng vì đã tối, không thể nào mua được. Cuối cùng, vì quá lo sợ bị xử tội chết, người đầu bếp ấy đã liều lĩnh vào bãi tha ma, lấy một miếng thịt từ xác người mới chết để về nấu cho nhà vua. Điều bất ngờ là sau khi ăn món đó, nhà vua cảm thấy khoái khẩu như chưa từng được ăn món nào ngon hơn. Nhà vua truyền lệnh cho ngự trù đến tra hỏi và cuối cùng phát hiện ra sự thật. Chẳng những không trừng phạt viên ngự trù, nhà vua còn ra lệnh từ nay phải có thịt người cho mỗi bữa ăn.
Ban đầu, những tử tù bị hành quyết để lấy thịt tươi, nhưng khi nhà tù hết tử tù, nhà vua đã ra lệnh cho viên ngự trù giả vờ đánh rơi túi tiền để bắt người nhặt lấy rồi xử tử. Ngày nào cũng có người chết, nên dân chúng bắt đầu nhận ra rằng xác chết nào cũng bị lóc mất một phần thịt. Bá tánh trong xứ đã trình sự việc này lên thừa tướng và thỉnh cầu điều tra.
Vị thừa tướng văn võ song toàn, sau khi điều tra kỹ càng đã phát hiện ra rằng hung thủ không ai khác chính là viên ngự trù, người làm theo lệnh của nhà vua. Ông cũng biết rằng nhà vua có đam mê ghê tởm với món thịt người. Vị thừa tướng đã dùng tất cả khả năng của mình để khuyên nhà vua, nhưng nhà vua thà từ bỏ tất cả chứ không thể sống thiếu món ăn đó. Cuối cùng, thừa tướng buộc phải theo lòng dân mà truất phế nhà vua, nhưng không giết, chỉ đày ra khỏi vương quốc.
Cùng thời gian đó, tại xứ Kuru có vị minh quân tài trí vô song, vua Sutasoma. Là người kiến văn quảng bác và tâm hồn hiền thiện, nhà vua luôn học hỏi đạo lý cao thâm. Thần dân trong xứ ai cũng biết nhà vua rất trân trọng những lời hay ý đẹp. Một ngày kia, nhà vua được biết có một đạo sĩ tên Nanda đến từ Takkasilā, người thọ trì bốn kệ ngôn như "bài học ngàn vàng". Nhà vua mong ước được học hỏi bốn kệ ngôn này, vốn là lời dạy của Đức Phật Ca Diếp (Kassapa) đã thất truyền nhưng được đạo sĩ Nanda lưu giữ. Nhà vua mời đạo sĩ vào ngự viên trong một nghi lễ trang trọng, để tuyên đọc huyền nghĩa của những câu kệ cao thâm.
Khi buổi lễ đang diễn ra, bất ngờ một quái nhân xuất hiện và nhanh chóng bắt lấy nhà vua trước sự bất lực của các thị vệ và sự bàng hoàng của những người tham dự. Quái nhân đó chính là Kammāsapāda, vua ăn thịt người.
Khi bị đưa về hang ổ của Kammāsapāda và biết rằng mình sẽ trở thành món ăn khoái khẩu của hắn, vua Sutasoma vẫn giữ khí tiết vô úy của một đấng quân vương. Tuy nhiên, trên nét mặt của nhà vua có chút đăm chiêu nghĩ ngợi. Kammāsapāda hỏi liệu nhà vua có sợ chết không, Sutasoma khẳng định không phải, chỉ là nhà vua tiếc nuối vì chưa được nghe đạo lý cao cả từ một bậc thiện trí như đã định. Thái độ này của vua Sutasoma đã đánh thức một phần nhân tính còn sót lại trong tâm hồn Kammāsapāda. Hắn đã chấp nhận để vua Sutasoma trở về cầu pháp từ đạo sĩ Nanda. Nhà vua hứa sẽ quay lại sau khi tròn nguyện ước.
Sau khi nghe được "bài học ngàn vàng", vua Sutasoma giữ đúng lời hứa và trở lại gặp Kammāsapāda. Chính hành động này đã khiến Kammāsapāda nếm được một thứ hương vị chưa từng có: vị chân thật.
Trong lần tái ngộ này, Kammāsapāda thật sự cảm nhận được tư cách cao quý của vua Sutasoma và qua những lời đối thoại, kẻ ấy đã nếm trải hương vị thượng phẩm khi thân cận thiện nhân. Nhưng có lẽ điều khiến chấn động nhất là khi nghe và hiểu được những kệ ngôn của Đức Phật Kassapa và lời nói của vua Sutasoma:
"Bỏ của để giữ tứ chi,
Bỏ tứ chi để giữ mạng,
Người trí dám bỏ tất cả,
Để giữ vẹn Đạo cao quý."
Pháp vị đã hoàn toàn chuyển hóa tâm hồn tội lỗi của Kammāsapāda. Vua Sutasoma trở về nước an toàn và sau đó đã giúp Kammāsapāda lấy lại ngai vàng, nhưng lần này với một tâm thế hoàn toàn mới đó là lòng thương yêu thần dân bá tánh và tự thân mình.
Câu chuyện trong thời của Đức Phật
Thời Đức Thế Tôn trụ thế, có một người uy dũng vì bị dẫn dắt sai lạc tìm giết một ngàn người để lấy một ngàn lóng xương ngón tay luyện phép thuật. Giết người quá nhiều trở thành kẻ cuồng sát được gọi là Aṅgulimala (Ương Ma Quật) có nghĩa là kẻ đeo tràng chuỗi ngón tay. Đức Phật đã đến hoá độ và đánh thức con người này bằng một câu nói. Sau khi tỉnh ngộ, Aṅgulimala đã “phóng hạ đồ đao lập địa thành Phật”. Sự kiện này làm chấn động cả vương quốc. Chư tỳ khưu nhân đó đã bàn tán về uy đức vô song của Đấng Điều Ngự. Khi nghe điều này, Đức Phật cũng dạy thêm là trong kiếp quá khứ, bậc hiền trí đã từng dùng pháp vị để chuyển hoá con người có sự đam mê khẩu vị vô nhân tính.
Rồi Ngài cũng nói rõ thêm: vua ăn thịt người là Angulimala (Ương Ma Quật), thừa tướng Kālahatthi là Sāriputta (Xá-lợi-phất), đạo sĩ Nanda là Ānanda (A-nan) và vua Sutasoma chính là tiền thân của Phật.
Tỳ khưu Giác Đẳng phóng tác từ Kinh Bổn Sanh
THE CRAVING FOR FLAVORS, THE DESIRE FOR DHAMMA
Mahāsutasomajātakaṃ (#537)
Caje dhanaṃ aṅgavarassa hetu,
Aṅgaṃ caje jīvitaṃ rakkhamāno.
Aṅgaṃ dhanaṃ jīvitañcāpi sabbaṃ,
Caje naro dhammamanussaranto.
"Give up wealth to protect your limbs,
Give up limbs to protect your life.
The wise dare to give up everything
To preserve the noble Dhamma."
An Ancient Tale
Once upon a time, there were two kings: Kammāsapāda, who ruled the kingdom of Bārāṇasi, and King Sutasoma of the Kuru kingdom. Both enjoyed lives of wealth and luxury. However, one small event occurred that greatly altered the course of their lives.
One day, due to carelessness, Kammāsapāda's royal chef allowed the palace dogs to eat the portion of meat meant for the king’s breakfast. The chef searched everywhere for a replacement, but as it was already late, he could not purchase any meat. In desperation, and fearing punishment, the chef went to a graveyard, found a freshly deceased body, and cut a piece of flesh from the thigh to prepare the king’s meal. To his surprise, after eating it, the king found the dish more delicious than anything he had ever tasted. He summoned the chef, who eventually confessed the truth. Rather than punishing the chef, the king ordered that from now on, human flesh must be served at every meal.
At first, prisoners sentenced to death were used to provide fresh meat, but when the prisons ran out of convicts, the king commanded the chef to trick people by pretending to drop a bag of money and arresting anyone who picked it up. These individuals would then be executed for their flesh. Soon, the people noticed that every corpse bore signs of missing flesh, and they petitioned the prime minister to investigate.
The prime minister, a man skilled in both martial and civil matters, conducted a thorough investigation and discovered that the culprit was the royal chef, acting on the king’s orders. He also learned that the king had developed a gruesome obsession with eating human flesh. The prime minister used all his wisdom to counsel the king, but the king refused to give up his craving, even if it meant losing everything else. Reluctantly, the prime minister deposed the king, banishing him from the kingdom instead of executing him.
During this time, in the Kuru kingdom, there ruled a wise and virtuous king, Sutasoma. A man of great learning and kind spirit, he sought to understand the deepest principles of Dhamma. His subjects all knew how much their king appreciated wise words. One day, King Sutasoma learned of a sage named Nanda, who had come from Takkasilā and was reputed to possess four precious verses of wisdom known as "lessons worth a thousand gold coins." King Sutasoma wished to learn these verses, which were the lost teachings of the Buddha Kassapa but had been preserved by Sage Nanda. The king invited the sage to the royal garden for a formal ceremony, where the sage would recite the profound verses.
In the midst of the ceremony, a fearsome figure suddenly appeared, swiftly capturing King Sutasoma before the guards could react. The intruder was none other than Kammāsapāda, the former king turned cannibal.
Taken to Kammāsapāda’s lair, where he learned that he would soon become the cannibal's next meal, King Sutasoma remained unshaken, maintaining the dignified composure of a true ruler. However, his face showed a trace of contemplation. Kammāsapāda, curious, asked if the king was afraid of death. Sutasoma denied any fear, saying he was only regretful that he had not yet heard the complete Dhamma from Sage Nanda. The king's calm and resolute demeanor stirred something deep within Kammāsapāda’s heart, awakening a sliver of humanity. He agreed to let King Sutasoma return to complete his wish, with the king promising to return afterward and surrender himself.
King Sutasoma kept his promise. After learning the four verses, the "lessons worth a thousand gold coins," he returned to Kammāsapāda’s lair. This act of integrity gave Kammāsapāda a taste of something he had never experienced before: the flavor of sincerity.
In this second encounter, Kammāsapāda truly recognized the noble character of King Sutasoma, and through their dialogue, the former cannibal began to appreciate the supreme value of associating with the wise. However, the most profound impact came from hearing and understanding the verses of the Buddha Kassapa and the words of King Sutasoma:
"Give up wealth to protect your limbs,
Give up limbs to protect your life.
The wise dare to give up everything
To preserve the noble Dhamma."
The taste of Dhamma completely transformed Kammāsapāda’s sinful heart. King Sutasoma returned to his kingdom in peace and later helped Kammāsapāda reclaim his throne. But this time, the former cannibal ruled with a newfound compassion for his people, as well as for himself.
A Story from the Time of the Buddha
During the time of the Buddha, there was a powerful man who, misled by false teachings, sought to kill one thousand people to collect their finger bones for a dark ritual. Having killed so many, he became a notorious killer known as Aṅgulimāla, meaning "the one who wears a garland of fingers." The Buddha approached him and, with a single statement, awakened him to the truth. After his awakening, Aṅgulimāla "laid down his weapon and attained Buddhahood." This event shocked the entire kingdom. The monks discussed the Buddha’s unparalleled ability to tame such a ferocious being. Upon hearing this, the Buddha shared that in a past life, a wise being had once used the taste of Dhamma to transform a man driven by an inhuman craving for flesh.
He then revealed the identities of the characters in that past story: Kammāsapāda, the cannibal king, was Aṅgulimāla; the prime minister, Kālahatthi, was Sāriputta; the sage, Nanda, was Ānanda; and King Sutasoma was none other than the Buddha himself.
By Bhikkhu Giac Dang, adapted from the Jataka tales.