Môn học: PHẬT PHÁP CƠ BẢN || Phần IV: Ôn Cố Tri Tân || Cái Tầm Thường Không Tầm Thường (Cullaka-Setthi Jataka)

Thứ hai, 29/07/2024, 07:57 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: Phật Pháp Cơ Bản

Bài học ngày 29.7.2024

Phần VI: ÔN CỐ TRI TÂN

CÁI TẦM THƯỜNG KHÔNG TẦM THƯỜNG

Cullaka-Setthi Jataka (Bổn sanh số 4)

Appakenapi medhāvī,
pābhatena vicakkhaṇo.
samuṭṭhāpeti attānaṃ,
aṇuṃ aggiṃva sandhamanti.

Người có trí khôn ngoan
Vốn nhỏ, tạo cơ nghiệp
Như người khéo nhen nhúm
Đốm lửa thành lửa hừng.

Câu chuyện xa xưa

Ngày xưa rất xưa, Bồ tát là một viên quan thủ khố với tư chất mẫn tiệp thường có cái nhìn khác đời. Một lần vị quan này đi đường nhìn thấy một xác chuột chết, cùng lúc cũng thấy bên cạnh có một thanh niên hiền lành nhưng sáng dạ. Vị quan nói như tự nói với chính mình: “Người khôn khéo có thể từ xác chuột chết làm nên đại nghiệp”. Anh thanh niên nghe vậy suy nghĩ: Vị quan này không phải là người tầm thường; lời nói ẩn chứa những giá trị không thể xem thường”. Rồi thanh niên đó nhặt xác chuột cầm đi một đoạn đường thì bổng có tiếng gọi từ trong một hàng quán: “Nè, cầm xác chuột đi đâu đó. Hãy đưa cho ta để làm thức ăn cho con mèo cưng. Đây là đồng xu. Cầm đi. Tiền mua con chuột đấy”.

Cầm đồng xu trong tay, người thanh niên đi ngang một khu rừng. Lúc ấy lại gặp một người vác một bao lớn bông hoa thu hái trong rừng. Thấy vậy người thanh niên đề nghị giúp khuân vác một đoạn. Người hái hoa rừng cảm kích và nói: “Có tiền không? Chỉ cần đưa ta một xu thôi, ta sẽ đưa hết những bông hoa này. Sáng mai đem vào chợ bán sẽ có lời đó!”. Đúng như lời người đi rừng hái hoa đã nói, hôm sau người thanh niên đem số bông hoa ra chợ bán được tám đồng xu.

Đang vui với tiền kiếm được anh ghé vào quán nước mua đường và nước uống. Chợt trông thấy những đứa trẻ đang chơi đùa gần đó, anh thanh niên mua thêm một số đường và nước đem cho. Mọi người cùng uống nước và vui đùa.

Đêm đó một cơn mưa giông lớn đi ngang thành phố. Vườn ngự uyển bị gẫy đổ nhiều cây lớn. Anh thanh niên sáng hôm sau đi ngoài đường bỗng nghe tiếng gọi của một bác lớn tuổi. Bác này tự nhận là người làm vườn cho nhà vua và đề nghị anh giúp thu dọn một tay và sẽ trả tiền công. Anh thanh niên trả lời là không cần trả tiền công, chỉ cần sau khi thu dọn thì tất cả thân và nhánh cây bỏ đi cho anh mang về. Người làm vườn hết sức vui vẻ đồng ý. Lúc ấy bọn trẻ hôm qua ở đâu lại xuất hiện. Mọi người cùng thu dọn. Anh thanh niên đãi bọn trẻ một bữa ăn ngon sau khi đã gom lại một đống củi lớn.

Vận may vẫn tiếp tục mỉm cười với thanh niên dễ thương này. Một người thợ gốm đi ngang thấy đống củi đề nghị mua tất cả với giá mười sáu đồng xu. Với số tiền này, người thanh niên vui vẻ đi ra ngoại thành. Từ xa, trông thấy những người cắt cỏ cho ngựa ăn đang làm việc giữa trưa nắng vất vả. Anh thanh niên nghĩ mình đang vui nên làm cái gì cho người khác vui. Thế là anh mua nước và kẹo biếu cho những người cắt cỏ. Những người ấy rất cảm kích. Sau khi uống nước và nghỉ ngơi, họ nói chuyện riêng với nhau rồi kêu anh lại bảo rằng: “Này người bạn trẻ, chúng ta không biết phải cảm ơn bạn thế nào. Chúng ta chỉ có cỏ. Bạn lấy mấy mươi bó cỏ này về nhà. Ngày mai này sẽ có một đoàn thương buôn lớn tới đây. Họ cần mua cỏ cho bầy ngựa ăn. Chúng ta sẽ tránh mặt không đem cỏ ra bán. Ngươi hãy đem số cỏ này bán cho họ với giá một nghìn đồng xu. Ngươi bán xong thì chúng ta sẽ đem cỏ ra bán như thường lệ. Nhớ chưa?!”

Hôm sau, đúng là có một đoàn thương buôn đến thành phố. Họ vội vã đi tìm mua cỏ cho bầy ngựa đang đói. Không tìm thấy số đông người bán cỏ như thường lệ, mà chỉ có một thanh niên đứng bán. Sau khi thương lượng, họ đã trả một ngàn đồng để mua số cỏ đó. Với số vốn này người thanh niên đi gom mua những đặc sản trong thành. Không lâu sau đó, một đoàn thương buôn từ xa đến nhận ra rằng họ chỉ có thể mua những đặc sản từ người thanh niên. Hai bên đồng ý trao đổi hàng hoá. Giao dịch này khiến anh thanh niên có được khoản tiền lớn hai trăm ngàn đồng.

Chỉ có bốn tháng mà từ một người tay trắng bây giờ lại có được một gia sản lớn. Anh thanh niên nghĩ đến vị quan thủ khố, tức đức Bồ tát, nên tìm đến tư dinh với bao thơ một ngàn đồng để hậu tạ sau khi kể lại “con đường khởi nghiệp” của mình. Nghe xong, vị quan thủ khố bảo rằng: “Ta không cần tiền hậu tạ mà chỉ cần một đứa con rễ vừa ý. Nếu ngươi chịu thì chấp nhận lấy con gái ta làm vợ”. Anh thanh niên đồng ý. Sau này khi vị quan thủ khố qua đời, người thanh niên ấy kế thừa trở thành thủ khố của triều đình.

Một câu chuyện cổ tích đẹp như… cổ tích.

Câu chuyện trong thời của Đức Phật

Thời Phật trụ thế, có một tiểu thơ con nhà giàu có đem lòng yêu thương một thanh niên lực điền trong nhà. Biết gia đình không chấp nhận nên cả hai trốn đi xứ khác xây tổ uyên ương. Khi người vợ có thai gần đến kỳ sanh nở lại muốn về nhà cha mẹ để xin tha thứ và chấp nhận. Người chồng không đồng ý vì biết quan niệm bảo thủ của cha mẹ vợ. Người vợ sau đó tự ý lẻn ra đi nhưng dọc đường thì chuyển dạ sanh con. May mắn lúc đó người chồng tìm tới kịp và đưa hai mẹ trở lại nhà bình yên. Sự việc này cũng lập lại lần thứ hai. Do hai bé sanh ra giữa đường nên cha mẹ đặt tên là Panthaka (Khách Lữ, phiên âm là Bàn Đặt). Bé anh gọi là Panthaka Lớn, bé em gọi là Panthaka Nhỏ.

Sau này khi hai con khôn lớn, vợ chồng đưa về gặp cha mẹ. Gia đình không chấp nhận người con rễ xuất thân nghèo hèn, chỉ cho một số tiền rồi bảo cứ tiếp tục sống ly hương nhưng chịu thừa nhận nuôi hai cháu ngoại.

Sống bên gia đình ngoại, hai anh em Panthaka Lớn và Panthaka Nhỏ thừa kế sản nghiệp trở thành doanh nhân khá giả. Cả hai cùng có tín tâm ở Tam Bảo. Sau này người anh quyết định xuất gia theo Phật và người em cũng hết lòng xin đi tu theo bào huynh.

Xuất gia rồi, Tỳ khưu Cūlapanthaka (Panthaka Nhỏ) mới nhận ra là mình có năng khiếu buôn bán, nhưng lại rất khó khăn học kinh điển nhất là học thuộc lòng những câu kinh. Sự việc tệ hại đến đỗi người sư huynh khuyên sư đệ nên hoàn tục để có đời sống cư sĩ tốt hơn.

Hôm đó, tất cả chư tăng cùng đi với Đức Phật đến nhà thái y Jīvaka thọ trai. Tỳ khưu Cūlapanthaka ở lại chùa một mình do sự căn dặn của người anh ruột là Tôn giả Mahāpanthaka để buổi sáng xả giới hoàn tục. Vị sư đệ dù tối dạ không học thuộc kinh nhưng lại rất muốn tu nên buồn bã vô cùng, khi nghĩ đến chuyện rời xa chiếc y ca sa. Bất chợt nhìn lên thấy Đức Phật đang đứng trước mặt; Ngài hỏi “Tại sao buồn vậy?”. Tôn giả kể lại trường hợp của mình, vì tối dạ nên sư huynh dạy nên hoàn tục mặc dù rất muốn giữ áo tu. Đức Phật ôn tồn dạy rằng: “Con không cần trở về đời cư sĩ. Cầm lấy khăn tay trắng này và quán niệm”. Đức Phật và chư tăng đi rồi Tôn giả cầm chiếc khăn trắng cố tìm đọc “kinh vô tự” mà chẳng thấy gì. Không lâu sau đó, Tôn giả chợt nhận ra chiếc khăn bây giờ không còn trắng tinh như khi Đức Phật đưa mà đã có chút vết bẩn. Ngay giây phút đó, Tôn giả tỏ ngộ đạo lý vô thường và chứng quả a la hán với lục thông. Sau khi đắc đạo, Ngài muốn làm cái gì để biết ơn Phật, nên biến hiện thành nhiều thân quét dọn khắp ngôi đại tự mênh mông.

Bấy giờ tại nhà thái y Jīvaka, lễ cúng dường thực phẩm bắt đầu. Trước hết, thái y dâng nước lên Đức Phật. Thay vì nhận nước thì Đức Phật hỏi: “Tất cả chư tăng đã đến đây đông đủ chưa?”. Thái y là một bậc thánh sơ quả hiểu rằng, Đức Phật đã hỏi thì phải có duyên cớ nên sai một người trong nhà nhanh chóng đến chùa xem có vị sư nào còn ở đó. Người đi rồi về báo rằng trong chùa có đông đảo chư tăng đang quét dọn. Trước sự ngạc nhiên của nhiều người, Đức Phật dạy: “Hãy quay lại chùa và nói với một tỳ khưu: "Tôn giả Cūlapanthaka, Bậc Đạo Sư cho gọi Ngài””. Người nhà làm như vậy, lập tức tất cả tỳ khưu biến trở thành một vị và đi theo tới nhà thái y thọ trai. Hôm đó, Đức Phật chỉ định Tôn giả Cūlapanthaka nói lời chúc lành và thuyết pháp cho thí chủ. Pháp thoại không chỉ mang lại sự ngạc nhiên, mà còn tạo nên niềm hoan hỷ lớn lao từ một vị, mà trước kia ai cũng biết là học một kệ ngôn ngắn mấy tháng cũng không thuộc.

Chiều hôm ấy tại chùa, Đức Phật dạy sở dĩ Tôn giả Cūlapanthaka thời gian đầu xuất gia tối dạ, vì nghiệp quá khứ từng là một tỳ khưu chế nhạo vị khác học kinh chậm, nhưng ba la mật đầy đủ nên bây giờ chứng quả a la hán với lục thông và tuệ phân tích. Đức Phật cũng nhắc lại chuyện tiền thân, mà cũng chính Ngài là người chỉ điểm cho thanh niên làm nên cơ nghiệp từ xác chuột chết. Viên quan thủ khố là tiền thân của Đức Phật và người thanh niên là Cūlapanthaka. Rồi Đấng Đại Gíác nói thêm:

Người có trí khôn ngoan
Vốn nhỏ, tạo cơ nghiệp
Như người khéo nhen nhúm
Đốm lửa thành lửa hừng.

Mới hay ở đời, có những thành tựu phi thường bắt đầu bằng cái rất tầm thường.

THE ORDINARY THAT'S NOT ORDINARY

Cullaka-Setthi Jataka (Birth Story No. 4)

A Story from Long Ago

Long ago, the Bodhisatta was a treasurer with an extraordinary perception. One day, while traveling, he saw a dead mouse on the road and noticed a kind but bright young man nearby. The treasurer, speaking as if to himself, said, "A clever person can make a great fortune from this dead mouse." The young man overheard and thought, "This treasurer is no ordinary man; his words carry valuable insights."

The young man picked up the dead mouse and, after walking a bit, a voice called out from a tavern, "Hey, where are you taking that dead mouse? Give it to me for my cat, and here’s a coin for it." Taking the coin, the young man continued walking and encountered a man carrying a large bundle of flowers collected from the forest. He offered to help carry the flowers and, in gratitude, the flower gatherer said, "If you have a coin, give it to me and I'll give you all these flowers. You can sell them in the market tomorrow for a profit." The next day, the young man sold the flowers for eight coins.

Pleased with his earnings, he bought molasses and water from a tavern and noticed some children playing nearby. He bought more molasses and water to share with them, and they all enjoyed a drink together.

That night, a storm struck the city, causing many large trees to fall in the royal garden. The next morning, the young man passed by and heard an old gardener calling for help to clean up. The young man offered to help, asking only to keep the fallen branches. The gardener agreed, and the children from the previous day appeared to help gather the debris. They piled it up, and a potter bought the wood for sixteen coins to use in his kiln.

With his newfound wealth, the young man went outside the city and saw some people cutting grass for horses under the hot sun. He bought water and sweets for them, and they were so grateful that they gave him several bundles of grass, suggesting he sell it to an upcoming group of merchants who would need it for their horses. The next day, the merchants arrived, and with no other grass sellers around, they bought the young man's grass for a thousand coins.

The young man then bought specialty goods from the city, and soon a group of traders arrived, realizing they could only purchase these goods from him. The transaction earned him two hundred thousand coins.

In just four months, the young man had amassed a great fortune. He thought of the treasurer and went to his residence with a thousand coins as a token of gratitude, recounting his journey. The treasurer responded, "I don’t need money; I need a suitable son-in-law. Will you marry my daughter?" The young man agreed. After the treasurer passed away, the young man succeeded him as the royal treasurer.

The Story During the Time of the Buddha

During the Buddha's time, a wealthy merchant’s daughter fell in love with a laborer and ran away to another city to build their life together. When the woman became pregnant, she wished to return to her parents for forgiveness, but her husband feared their disapproval. She eventually left alone and gave birth on the road, where her husband found her just in time and brought them back home safely. This scenario repeated with their second child. Both children, born on the road, were named Panthaka—Great Panthaka and Little Panthaka.

As they grew up, the parents took them to meet their grandparents, who rejected the poor son-in-law but agreed to raise their grandchildren. The boys inherited their grandparents’ wealth and became prosperous. The elder brother, Great Panthaka, later became a disciple of the Buddha and invited his younger brother to join him.

However, Little Panthaka struggled with learning and memorizing scriptures despite his efforts. Great Panthaka suggested that his brother leave the monkhood and return to lay life.

On the day all the monks were to go to a meal at the house of the physician Jivaka, Little Panthaka stayed behind, contemplating leaving the order. The Buddha appeared before him and gave him a clean white cloth, instructing him to meditate while handling it. As he did so, the cloth became dirty, and he realized the impermanence of all things, achieving enlightenment and becoming an arahant.

At Jivaka's house, the Buddha paused the ceremony to ask if all the monks were present. Upon learning that Little Panthaka was still at the monastery, Jivaka sent a servant to fetch him. Little Panthaka multiplied himself a thousand times, and the servant returned to report this. The Buddha then instructed the servant to bring back the first monk claiming to be Little Panthaka. This monk was indeed Little Panthaka, who then delivered a sermon that amazed everyone.

The Buddha explained that Little Panthaka’s past karma from mocking a slow learner had initially hindered his progress, but his accumulated merit led him to achieve arahantship. The treasurer in the past story was the Buddha’s previous incarnation, and the young man who became wealthy was Little Panthaka.

Thus, the story illustrates that extraordinary achievements can stem from seemingly ordinary beginnings.

 

Tỳ khưu Giác Đẳng phóng tác từ Kinh Bổn Sanh.

Ý kiến bạn đọc