Môn học: PHẬT PHÁP CƠ BẢN || Phần IV: Ôn Cố Tri Tân || Cách Nhanh Nhất Để Kết Liễu Một Thâm Tình (Manikantha Jataka)

Thứ hai, 09/09/2024, 06:20 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: Phật Pháp Cơ Bản

Bài học ngày 9.9.2024

Phần VI: ÔN CỐ TRI TÂN

CÁCH NHANH NHẤT ĐỂ KẾT LIỄU MỘT THÂM TÌNH

Manikantha Jataka (# 253)

taṃ te na dassaṃ atiyācakosi
na cāpi te assamamāgamissaṃ
na taṃ yāce yassa piyaṃ jigīse
desso hoti atiyācanāya

Xin quá đáng, không cho
Chốn này không lai đáo
Đừng xin vật quý báo
Khiến ngao ngán tình đời.

Câu chuyện xa xưa

Ngày xưa rất xưa, có hai anh em sanh ra trong gia đình giàu có. Khi người em vừa bước sang tuổi trưởng thành, thì cha mẹ trải qua cơn bạo bệnh cùng qua đời. Cái chết của hai bậc chí thân khiến cả hai anh em chẳng thiết gì đến vui thú trần gian và cùng quyết định xuất gia trở thành đạo sĩ. Để chuyên hạnh độc cư họ lựa một nơi thích hợp bên bờ sông Hằng ở đoạn trống vắng. Hai huynh đệ cất hai am thất khá xa nhau. Chỉ thỉnh thoảng gặp nhau để cùng trao đổi kinh nghiệm tu hành.

Bấy giờ Long vương Manikantha cũng cư ngụ không xa am thất của người sư đệ. Do duyên đưa đẩy, tình cờ long vương hoá thành một thanh niên tuấn tú đến am thất của người sư đệ để đàm đạo. Ban đầu chỉ là những trao đổi về huyền học nhưng dần dà lại hoá thành thân thiết.

Đến một ngày Long vương Manikantha thấy đủ thân thiết để thố lộ chuyện riêng tư, mới nói với vị sư đệ là bản thân vốn là long chủng chứ không phải nhân loại. Khi vị sự đệ còn tâm trạng bất ngờ, thì Long vương đã hiện thân thật là thần rắn, khiến vị sư đệ có phần hốt hoảng.

Thời gian sau đó không lâu, Long vương vẫn tiếp tục đi lại với vị đạo sĩ bằng tất cả thân tình, mà không biết rằng trong thâm tâm đạo sĩ đã có phần lo sợ đối với người bạn dị chủng. Sự bất an này khiến đạo sĩ càng ngày trở nên trầm cảm rồi khiến thân thể xanh xao.

Rồi một ngày vị sư huynh tới thăm. Nhìn thấy sự đệ xuống sắc liền hỏi duyên cớ. Sau khi nghe xong, vị sư huynh ôn tồn bảo rằng: “Nếu thấy lo sự thì đừng gặp. Nếu muốn không gặp nữa thì cứ làm cách là thử xem Long vương có gì quý giá cứ hỏi xin. Vài lần thì tự Long vương sẽ không tới nữa”

Không lâu sau đó Long vương lại tới thăm người sư đệ. Vị đạo sĩ nhận ra rằng dù Long vương hoá thân người hay mang thân rắn thì luôn mang một viên ngọc trên cổ. Ắt hẳn đó là viên ngọc như ý ma ni. Nghĩ vậy vị đạo sĩ ngỏ lời xin viên ngọc quý. Long vương từ chối và cho biết viên ngọc rất quan trọng đối với huyền thuật của mình. Đạo sĩ nghe vậy lần sau gặp lại vẫn xin. Đến lần thứ ba thì Long vương phải từ chối với lời khiển trách:

Xin quá đáng, không cho
Chốn này không lai đáo
Đừng xin vật quý báo
Khiến ngao ngán tình đời.

Và từ đó người bạn thân thiết không bao giờ trở lại thảo lư.

Hoá ra sự xin xỏ, đặc biệt là xin xỏ quá đáng, là cách hiệu quả để làm tan biến những chân tình.

Câu chuyện trong thời của Đức Phật

Thời Đức Thế Tôn trụ thế, có lần tôn giả Mahākassapa đến hoằng hoá ở Ālavi. Vào buổi sáng, Ngài đi khất thực độ nhật thì nhanh chóng nhận ra nhiều người muốn tránh mặt. Sau khi tìm hiểu nguyên do, thì hoá ra một số các tỳ khưu ở địa phương thường đi xin những nhu yếu phẩm từ những cư sĩ. Do những tu sĩ xin quá nhiều, khiến đàn tín chán ngán và lánh xa Tăng chúng. Tôn giả Mahākassapa trình điều này lên Đức Thế Tôn. Đức Phật nhân đó ban hành học giới cấm chư tỳ khưu xin vật dụng cúng dường của đàn tín, ngoại trừ có lời biệt thỉnh trước.

Rồi đức Phật kể lại câu chuyện tiền thân liên quan tới Long vương Manikandha. Và cũng cho biết chính Ngài là vị sư huynh đã bày kế. Và vị sư đệ là Tôn giả Ānanda trong kiếp hiện tại.

THE QUICKEST WAY TO END A CLOSE FRIENDSHIP
Manikantha Jataka (# 253)

The Ancient Tale

Once upon a time, there were two brothers born into a wealthy family. When the younger brother reached adulthood, their parents both passed away after suffering from a severe illness. The death of their beloved parents left the brothers uninterested in worldly pleasures, and they decided to renounce the world and become ascetics. To practice solitary contemplation, they chose a suitable place along a deserted stretch of the Ganges River. The two brothers built their hermitages quite far from each other and only occasionally met to share their spiritual experiences.

At that time, the serpent king Manikantha also resided not far from the younger brother's hermitage. By chance, the serpent king, disguised as a handsome young man, came to the younger brother's hermitage to engage in conversation. Initially, their exchanges were focused on mystical knowledge, but gradually, their relationship grew closer.

One day, feeling the bond between them was strong enough, Manikantha revealed his true identity to the younger brother, saying that he was of the serpent lineage and not human. When the younger brother was still processing this unexpected revelation, the serpent king transformed into his true form—a divine serpent—which caused the younger brother to be somewhat startled.

Not long after, the serpent king continued to visit the ascetic with genuine friendship, unaware that deep down, the ascetic had begun to feel fearful of his otherworldly friend. This inner unease caused the ascetic to become increasingly anxious, leading to physical decline and paleness.

One day, the elder brother visited and noticed that his younger brother looked ill. He inquired about the cause, and after hearing the story, the elder brother calmly advised, “If you feel uneasy, you don’t have to meet him. If you wish to stop seeing him, try asking for something valuable from him. After a few times, the serpent king will no longer come.”

Soon after, the serpent king came to visit the younger brother again. The ascetic noticed that whether Manikantha appeared in human or serpent form, he always wore a gem on his neck. This must be the wish-fulfilling mani gem, the ascetic thought. So, he asked for the precious gem. The serpent king refused and explained that the gem was essential for his mystical powers. Despite this, the ascetic asked again the next time they met. On the third occasion, the serpent king had to refuse again, this time with a reproach:

“You ask too much, I cannot give,
I will no longer visit this place.
Do not request what is too precious,
For it only sours the bonds of affection.”

From then on, the close friend never returned to the hermitage. It turns out that asking—especially excessive asking—is an effective way to dissolve even the truest friendship.

The Story in the Time of the Buddha

During the time of the Blessed One, there was an occasion when the venerable Mahākassapa went to teach in Ālavi. In the morning, as he went on his alms round, he quickly noticed that many people were avoiding him. Upon investigation, he discovered that some of the local monks frequently asked the laypeople for necessities. The excessive asking by the monks made the devotees weary, leading them to distance themselves from the monastic community. Venerable Mahākassapa reported this to the Blessed One, who then instituted a rule forbidding monks from asking for offerings from laypeople, except in cases of special invitation.

The Buddha then recounted the story of the serpent king Manikantha, revealing that he himself had been the elder brother who gave the advice, and the younger brother was none other than Venerable Ananda in his current life.

Tỳ khưu Giác Đẳng phóng tác từ Kinh Bổn Sanh.

Ý kiến bạn đọc