VƯỢT THOÁT KHỔ ĐAU _ Kinh Con Sơn Dương (Eṇijaṅghasuttaṃ)  _ CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM KIẾM (S.i.16) _ Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 11.6.2021

VƯỢT THOÁT KHỔ ĐAU _ Kinh Con Sơn Dương (Eṇijaṅghasuttaṃ) _ CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM KIẾM (S.i.16) _ Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 11.6.2021

Friday, 11/06/2021, 15:30 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 11.6.2021


VƯỢT THOÁT KHỔ ĐAU

Kinh Con Sơn Dương (Eṇijaṅghasuttaṃ)

CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM KIẾM (S.i.16)

Đau khổ là đề tài muôn thuở của kiếp nhân sinh. Hai đại dạ xoa Hemavata và Sātāgira nêu lên câu hỏi trước Đức Đại Giác: làm thế nào để thoát khổ? Trước khi đặt câu hỏi hai Dạ xoa nầy cũng tán thán những hạnh đức cao cả của Phật. Bậc Đạo Sư trả lời là con đường thoát khổ chính là chấp dứt ái chấp với danh sắc hay năm uẩn.

Sāvatthinidānaṃ . Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi :

... Nhân duyên ở (Sāvatthī ), Ðứng một bên, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:

'Eṇijaṅghaṃ kisaṃ vīraṃ,

appāhāraṃ alolupaṃ.

Sīhaṃ vekacaraṃ nāgaṃ,

kāmesu anapekkhinaṃ.

Upasaṅkamma pucchāma,

kathaṃ dukkhā pamuccatīti..

Chân như chân sơn dương,

Vừa thon lại vừa mạnh,

Ăn uống có chừng mực,

Không tham lam, say đắm,

Như sư tử, voi rừng,

Ðộc hành, không dục vọng.

Sau khi đến, con hỏi,

Làm sao thoát khổ đau?

Bản hiệu đính:

Ôi Ngài, bậc Đại hùng,

với chân thon sơn dương,

Tiết độ trong ẩm thực,

Không chi phối bởi dục,

Ngài độc hành ly tham,

Như sư vương, long tượng,

Đến rồi, chúng con hỏi:

Làm sao thoát khổ đau?

(Thế Tôn):

'Pañca kāmaguṇā loke,

manochaṭṭhā paveditā.

Ettha chandaṃ virājetvā,

evaṃ dukkhā pamuccatīti..

Có năm dục ở đời,

Ý căn là thứ sáu,

Ở đây, từ ước muốn,

Như vậy thoát khổ đau.

Bản hiệu đính:

Năm dục lạc ở đời,

Tâm ý là thứ sáu,

Ở đấy bỏ tham cầu,

Như vậy thoát khổ đau.

eṇijaṅgha: ống quyển sơn dương

kisa: thon gầy

vīra: đấng anh hùng, bậc đại hùng

appāhāra: ăn uống tiết độ

alolupaṃ: không bị dục chi phối

sīha: sư tử

ekacara: độc hành

nāga: long tượng

kāmesu anapekkhinaṃ: không dính mắc với dục lạc

upasaṅkamma: sau khi đến

pucchāma: hỏi, nêu lên nghi vấn

dukkha: đau khổ

pamuccati: vượt thoát, khai phóng.

pañca kāmaguṇā: năm dục trưởng dưỡng

loke: trong đời, trên thế gian

manochaṭṭhā: tâm ý là thứ sáu

paveditā: được tuyên bố, được nói đến

ettha: ở đấy

chanda: ước muốn, tham cầu

virājetvā: sau khi buông xả, sau khi đoạn diệt

Eṇijaṅghaṃ có nghĩa là ống quyển của sơn dương. Ở đây có hai ý nghĩa: a. Là một trong 32 đại trượng phu tướng. b. Cụm từ “Eṇijaṅghaṃ kisaṃ vīraṃ” bậc đại hùng với chân thon của sơn dương. Sơn dương là loài dê núi có thể thoăn thoắt nhảy từ mỏm đá nầy sang ghềnh đá kia một cách nhanh nhẹn chuẩn xác an toàn nhờ vào bốn chân thon gầy nhưng rất dẻo dai và linh hoạt. Cụm từ nầy chỉ cho những người sống giữa cuộc đời đầy cạm bẩy nhưng không vấp ngã.

Pañca kāmaguṇā loke, manochaṭṭhā paveditā: năm dục ở đời, tâm ý là thứ sáu chỉ cho danh sắc (tâm thức và vật chất). Cũng hàm nghĩa là năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

10. Eṇijaṅghasuttaṃ [Mūla]

30. ''Eṇijaṅghaṃ kisaṃ vīraṃ, appāhāraṃ alolupaṃ.

Sīhaṃ vekacaraṃ nāgaṃ, kāmesu anapekkhinaṃ.

Upasaṅkamma pucchāma, kathaṃ dukkhā pamuccatīti..

''Pañca kāmaguṇā loke, manochaṭṭhā paveditā.

Ettha chandaṃ virājetvā, evaṃ dukkhā pamuccatīti..

10. Eṇijaṅghasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

30. Dasame eṇijaṅghanti eṇimigassa viya suvaṭṭitajaṅghaṃ. Kisanti athūlaṃ samasarīraṃ. Atha vā ātapena milātaṃ mālāgandhavilepanehi anupabrūhitasarīrantipi attho. Vīranti vīriyavantaṃ. Appāhāranti bhojane mattaññutāya mitāhāraṃ, vikālabhojanapaṭikkhepavasena vā parittāhāraṃ. Alolupanti catūsu paccayesu loluppavirahitaṃ. Rasataṇhāpaṭikkhepo vā esa. Sīhaṃvekacaraṃ nāganti ekacaraṃ sīhaṃ viya, ekacaraṃ nāgaṃ viya. Gaṇavāsino hi pamattā honti, ekacarā appamattā, tasmā ekacarāva gahitāti. Paveditāti pakāsitā kathitā. Etthāti etasmiṃ nāmarūpe. Pañcakāmaguṇavasena hi rūpaṃ gahitaṃ, manena nāmaṃ, ubhayehi pana avinibhuttadhamme gahetvā pañcakkhandhādivasenapettha bhummaṃ yojetabbanti. Dasamaṃ.