VƯỢT KHỎI VÒNG CƯƠNG TOẢ CỦA TỬ THẦN _ Kinh Mong Muốn Kiêu Mạn (Mānakāmasuttaṃ) _ CHƯƠNG 1. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM CÂY LAU _ (S.i,4) _ Bài học ngày 20.4.2021

VƯỢT KHỎI VÒNG CƯƠNG TOẢ CỦA TỬ THẦN _ Kinh Mong Muốn Kiêu Mạn (Mānakāmasuttaṃ) _ CHƯƠNG 1. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM CÂY LAU _ (S.i,4) _ Bài học ngày 20.4.2021

Tuesday, 20/04/2021, 15:28 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 20.4.2021

VƯỢT KHỎI VÒNG CƯƠNG TOẢ CỦA TỬ THẦN

Kinh Mong Muốn Kiêu Mạn (Mānakāmasuttaṃ)

CHƯƠNG 1. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM CÂY LAU

(Tạp 36.4, Ðại 2,261a. Biệt Tạp 8.2, Ðại 2,426a) (S.i,4)

Tam giới bao trùm tất cả cảnh giới tử sanh của chúng sanh vạn loại. Cho dù cảnh khổ hay vui, cao hay thấp đều nằm trong vòng cương toả của Tử thần. Khi nhìn về phương diện nầy phải nhìn toàn diện rộng lớn. Con đường giải thoát là sự thực hành bát chánh đạo hay tam học giới, định, huệ phải được khẳng định với nỗ lực không xao lãng. Khi nhìn về phương diện nầy phải nhìn thẳng vào đời sống nội tại cá nhân. Ai thấy được khởi điểm rất riêng tư đó giải quyết dẫn đến sự vượt thoát cảnh giới cao rộng của Tử thần thì người đó được xem là lãnh hội được lời Phật dạy.

Sāvatthinidānaṃ. Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi :

... Nhân duyên ở (Sāvatthī ), Ðứng một bên, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:

''Na mānakāmassa damo idhatthi,

Ðối vị ưa kiêu mạn,

Ở đây không điều phục,

Na monamatthi asamāhitassa.

Không trí tuệ sáng suốt,

Không định tĩnh nhiếp tâm,

Eko araññe viharaṃ pamatto,

Ðộc thân trú rừng núi,

Sống với tâm phóng dật,

Na maccudheyyassa tareyya pāranti..

Vị ấy không vượt khỏi,

Sự chi phối ma lực.

(Ở đây không điều phục

Với người ưa kiêu mạn

Cũng không có tuệ giác

Với ai không thiền định

Dù độc cư trong rừng

Nhưng sống trong giãi đãi

Vi ấy không vượt thoát

Cảnh giới của Tử thần)

(Thế Tôn):

''Mānaṃ pahāya susamāhitatto,

Từ bỏ mọi kiêu mạn,

Tâm tư khéo nhiếp định,

Sucetaso sabbadhi vippamutto.

Với tâm khéo tư sát,

Giải thoát mọi phiền trược,

Eko araññe viharaṃ appamatto,

Ðộc thân trú rừng núi (giới),

Với tâm không phóng dật,

Sa maccudheyyassa tareyya pāranti..

Vị ấy vượt thoát khỏi,

Sự chi phối ma lực.

Mānakāma: dục mạn

dama: điều phục

Mona: tuệ giác

asamāhita: không định tĩnh nhiếp tâm / susamāhitatta: khéo tập chú

Pamatto: phóng dật, giãi đãi / appamatta: không xao lãng

Maccudheyya: Cảnh giới hay vòng cương toả của Tử thần

Sucetasa: khéo tư sát

pāra: bờ kia (bỉ ngạn)

Sớ giải nêu một số điểm trong hai kệ ngôn trên chỉ cho hành trình tăng thượng học pháp:

Từ bỏ kiêu mạn - mānaṃ pahāya - chỉ cho tăng thượng học giới

Điều phục - dama - chỉ cho định học tăng thượng

Mona - tuệ giác - chỉ cho tuệ học tăng thượng

Cảnh giới của Tử thần - maccudheyya - chỉ cho tam giới của sanh tử

Bờ kia - pāra - chỉ cho niết bàn

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

9. Mānakāmasuttaṃ [Mūla]

9. Sāvatthinidānaṃ. Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi :

''Na mānakāmassa damo idhatthi,

Na monamatthi asamāhitassa.

Eko araññe viharaṃ pamatto,

Na maccudheyyassa tareyya pāranti..

''Mānaṃ pahāya susamāhitatto,

Sucetaso sabbadhi vippamutto.

Eko araññe viharaṃ appamatto,

Sa maccudheyyassa tareyya pāranti..

9. Mānakāmasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

9. Navame mānakāmassāti mānaṃ kāmentassa icchantassa. Damoti evarūpassa puggalassa samādhipakkhiko damo natthīti vadati. ‘‘Saccena danto damasā upeto, vedantagū vusitabrahmacariyo’’ti (saṃ. ni. 1.195) ettha hi indriyasaṃvaro damoti vutto. ‘‘Yadi saccā damā cāgā, khantyā bhiyyodha vijjatī’’ti (saṃ. ni. 1.246; su. ni. 191) ettha paññā. ‘‘Dānena damena saṃyamena saccavajjena atthi puññaṃ, atthi puññassa āgamo’’ti (saṃ. ni. 4.365) ettha uposathakammaṃ. ‘‘Sakkhissasi kho tvaṃ, puṇṇa, iminā damūpasamena samannāgato sunāparantasmiṃ janapade viharitu’’nti (saṃ. ni. 4.88; ma. ni. 3.396) ettha adhivāsanakhanti. Imasmiṃ pana sutte damoti samādhipakkhikadhammānaṃ etaṃ nāmaṃ. Tenevāha – ‘‘na monamatthi asamāhitassā’’ti. Tattha monanti catumaggañāṇaṃ, tañhi munātīti monaṃ, catusaccadhamme jānātīti attho. Maccudheyyassāti tebhūmakavaṭṭassa. Tañhi maccuno patiṭṭhānaṭṭhena maccudheyyanti vuccati. Pāranti tasseva pāraṃ nibbānaṃ. Tareyyāti paṭivijjheyya pāpuṇeyya vā. Idaṃ vuttaṃ hoti – eko araññe viharanto pamatto puggalo maccudheyyassa pāraṃ na tareyya na paṭivijjheyya na pāpuṇeyyāti.

Mānaṃ pahāyāti arahattamaggena navavidhamānaṃ pajahitvā. Susamāhitattoti upacārappanāsamādhīhi suṭṭhu samāhitatto. Sucetasoti ñāṇasampayuttatāya sundaracitto. Ñāṇavippayuttacittena hi sucetasoti na vuccati, tasmā ñāṇasampayuttena sucetaso hutvāti attho. Sabbadhi vippamuttoti sabbesu khandhāyatanādīsu vippamutto hutvā. Tareyyāti ettha tebhūmakavaṭṭaṃ samatikkamanto nibbānaṃ paṭivijjhanto taratīti paṭivedhataraṇaṃ nāma vuttaṃ. Iti imāya gāthāya tisso sikkhā kathitā honti. Kathaṃ – māno nāmāyaṃ sīlabhedano, tasmā ‘‘mānaṃ pahāyā’’ti iminā adhisīlasikkhā kathitā hoti. ‘‘Susamāhitatto’’ti iminā adhicittasikkhā. ‘‘Sucetaso’’ti ettha cittena paññā dassitā, tasmā iminā adhipaññāsikkhā kathitā. Adhisīlañca nāma sīle sati hoti, adhicittaṃ citte sati, adhipaññā paññāya sati. Tasmā sīlaṃ nāma pañcapi dasapi sīlāni, pātimokkhasaṃvaro adhisīlaṃ nāmāti veditabbaṃ. Aṭṭha samāpattiyo cittaṃ, vipassanāpādakajjhānaṃ adhicittaṃ. Kammassakatañāṇaṃ paññā, vipassanā adhipaññā. Anuppannepi hi buddhuppāde pavattatīti pañcasīlaṃ dasasīlaṃ sīlameva, pātimokkhasaṃvarasīlaṃ buddhuppādeyeva pavattatīti adhisīlaṃ. Cittapaññāsupi eseva nayo. Apica nibbānaṃ patthayantena samādinnaṃ pañcasīlampi dasasīlampi adhisīlameva. Samāpannā aṭṭha samāpattiyopi adhicittameva. Sabbampi vā lokiyasīlaṃ sīlameva, lokuttaraṃ adhisīlaṃ. Cittapaññāsupi eseva nayoti. Iti imāya gāthāya samodhānetvā tisso sikkhā sakalasāsanaṃ kathitaṃ hotīti.

Mānakāmasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.