TỤC ĐẾ _ Kinh Vị A-La-Hán (Arahantasuttaṃ) _ CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM KIẾM _ Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 29.5.2021

TỤC ĐẾ _ Kinh Vị A-La-Hán (Arahantasuttaṃ) _ CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM KIẾM _ Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 29.5.2021

, 29/05/2021, 15:30 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 29.5.2021


TỤC ĐẾ

Kinh Vị A-La-Hán (Arahantasuttaṃ)

CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM KIẾM

Có hai sự thật: chân đế và tục đế. Chân đế là bản thể của vạn pháp. Tục đế là quy định đặt để gọi thí dụ trong Nam gọi là khoai mì, ngoài Bắc gọi là sắn. Tên đặt để gọi. Không có giá trị tuyệt đối. Các bậc hoàn toàn giải thoát không còn mạn chấp nên mặc dù vẫn dùng cách nói “tôi, của tôi” nhưng trong ý nghĩa truyền đạt bình thường giống như một người bước vào phòng họp có thể nói “xin mở microphone của tôi” không có nghĩa là người đó nói microphone thuộc về mình nên sau khi họp xong sẽ tháo ra mang về. Người học Phật cần phân rõ chơn đế và tục đế.

Sāvatthinidānaṃ . Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi :

... Nhân duyên ở (Sāvatthī ), Ðứng một bên, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:

(Vị Thiên):

''Yo hoti bhikkhu arahaṃ katāvī,

Khīṇāsavo antimadehadhārī.

Ahaṃ vadāmītipi so vadeyya,

Mamaṃ vadantītipi so vadeyyāti..

Vị Tỷ-kheo La-hán,

Ðã làm điều phải làm,

Các lậu được đoạn tận,

Thân này, thân tối hậu.

Vị ấy có thể nói:

"Chính tôi vừa nói lên".

Vị ấy có thể nói:

"Họ nói là của tôi".

Bản hiệu đính

Tỳ kheo a la hán,

Việc nên làm đã làm,

Lậu tận, thân tối hậu,

Có thể chăng để bảo:

"tôi nói; nói với tôi".

(Thế Tôn):

''Yo hoti bhikkhu arahaṃ katāvī,

Khīṇāsavo antimadehadhārī.

Ahaṃ vadāmītipi so vadeyya,

Mamaṃ vadantītipi so vadeyya.

Loke samaññaṃ kusalo viditvā,

Vohāramattena so [sa (?)] vohareyyāti..

Vị Tỷ-kheo La-hán,

Ðã làm điều phải làm,

Các lậu được đoạn tận,

Thân này, thân tối hậu.

Vị ấy có thể nói:

"Chính tôi vừa nói lên".

Vị ấy có thể nói:

"Họ nói là của tôi".

Vị ấy khéo biết rõ,

Danh xưng ở thế gian,

Vì chỉ là danh xưng,

Vị ấy cũng danh xưng.

Bản hiệu đính

Tỳ kheo a la hán,

Việc nên làm đã làm,

Lậu tận, thân tối hậu.

Vị ấy có thể bảo:

"tôi nói; nói với tôi".

Thiện xảo và biết rõ,

Quy ước của thế tình,

Đơn thuần để truyền đạt.

(Vị Thiên):

''Yo hoti bhikkhu arahaṃ katāvī,

Khīṇāsavo antimadehadhārī.

Mānaṃ nu kho so upagamma bhikkhu,

Ahaṃ vadāmītipi so vadeyya.

Mamaṃ vadantītipi so vadeyyāti..

Vị Tỷ-kheo La-hán,

Ðã làm điều phải làm,

Các lậu được đoạn tận,

Thân này, thân tối hậu.

Có phải Tỷ-kheo ấy,

Ði gần đến kiêu mạn,

Khi vị ấy có nói:

"Chính tôi vừa nói lên".

Khi vị ấy có nói:

"Họ nói là của tôi"?

Bản hiệu đính

Tỳ kheo a la hán,

Việc nên làm đã làm,

Lậu tận, thân tối hậu.

Phải chăng khởi mạn chấp,

Khi vị ấy thốt lời:

"tôi nói; nói với tôi"?

(Thế Tôn):

''Pahīnamānassa na santi ganthā,

Vidhūpitā mānaganthassa sabbe.

Sa vītivatto maññataṃ sumedho,

Ahaṃ vadāmītipi so vadeyya..

''Mamaṃ vadantītipi so vadeyya.

Loke samaññaṃ kusalo viditvā.

Vohāramattena so vohareyyāti..

Ai đoạn tận kiêu mạn,

Không còn những buộc ràng,

Mọi hệ phược kiêu mạn,

Ðược hoàn toàn đoạn tận.

Vị có trí sáng suốt,

Vượt khỏi mọi hư tưởng,

Vị ấy có thể nói:

"Chính tôi vừa nói lên",

Vị ấy có thể nói:

"Họ nói là của tôi".

Vị ấy khéo biết rõ,

Danh xưng ở thế gian,

Vì chỉ là danh xưng,

Vị ấy cũng danh xưng.

Bản hiệu đính

Không cột bởi kiêu mạn,

Cắt tất cả thằng thúc,

Bậc trí không mạn chấp,

Không còn mọi hư tưởng.

Vị ấy có thể bảo:

"tôi nói; nói với tôi",

Thiện xảo và biết rõ,

Quy ước của thế tình,

Đơn thuần để truyền đạt.

arahaṃ: Bậc Ứng Cúng, bậc A la hán

katāvī: Người đã làm xong những gì cần làm

khīṇāsavo: Lậu tận, không còn lậu hoặc

antimadehadhārī:Vị mang thân sau cùng (không còn sanh tử)

ahaṃ: tôi

mamaṃ: biến cách của ahaṃ (xem thích nghĩa để biết thêm chi tiết)

vadāmi: tôi nói

vadeyya: có thể nói (khả năng cách của vadati)

loke: ở thế gian

samañña: thi thiết, , truyền đạt

kusalo viditvā: khéo biết rõ

vohāramattena so vohareyyā: nói chỉ đơn thuần để biểu đạt (không có chấp ngã)

Theo Sớ giải thì vị thiên là thọ thần sống trong rừng thấy các tỳ kheo ẩn lâm tin các vị là A la hán. Tuy vậy khi nghe đối đáp giữa các tỳ kheo vẫn dùng những chữ "tôi, của tôi... " vị thiên lấy làm thắc mắc đến bạch hỏi Phật. Đức Phật dạy rằng những vị đã đoạn tận mạn kiết sử không còn chấp ngã. Tuy vậy trong ngôn ngữ truyền đạt vẫn dùng các chữ "tôi, của tôi... " là cách nói theo thường thức. Không phải vì vậy mà các vị A la hán còn chấp ngã.

Các chữ ahaṃ và mamaṃ đề là biến cách của "tôi" theo chủ cách và chỉ định cách theo ngữ cảnh chủ từ, túc từ (chỉ định cách). Đối với chư vị lậu tận cách nói nầy không hàm ý nhân ngã bỉ thử.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

5. Arahantasuttaṃ [Mūla]

25. ''Yo hoti bhikkhu arahaṃ katāvī,

Khīṇāsavo antimadehadhārī.

Ahaṃ vadāmītipi so vadeyya,

Mamaṃ vadantītipi so vadeyyāti..

''Yo hoti bhikkhu arahaṃ katāvī,

Khīṇāsavo antimadehadhārī.

Ahaṃ vadāmītipi so vadeyya,

Mamaṃ vadantītipi so vadeyya.

Loke samaññaṃ kusalo viditvā,

Vohāramattena so [sa (?)] vohareyyāti..

''Yo hoti bhikkhu arahaṃ katāvī,

Khīṇāsavo antimadehadhārī.

Mānaṃ nu kho so upagamma bhikkhu,

Ahaṃ vadāmītipi so vadeyya.

Mamaṃ vadantītipi so vadeyyāti..

''Pahīnamānassa na santi ganthā,

Vidhūpitā mānaganthassa sabbe.

Sa vītivatto maññataṃ [mānanaṃ (sī.), maññītaṃ (?)] sumedho,

Ahaṃ vadāmītipi so vadeyya..

''Mamaṃ vadantītipi so vadeyya.

Loke samaññaṃ kusalo viditvā.

Vohāramattena so vohareyyāti..

5. Arahantasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

25. Pañcame katāvīti catūhi maggehi katakicco. Ahaṃ vadāmīti ayaṃ devatā vanasaṇḍavāsinī, sā āraññakānaṃ bhikkhūnaṃ ‘‘ahaṃ bhuñjāmi, ahaṃ nisīdāmi, mama patto, mama cīvara’’ntiādikathāvohāraṃ sutvā cintesi – ‘‘ahaṃ ime bhikkhū ‘khīṇāsavā’ti maññāmi, khīṇāsavānañca nāma evarūpā attupaladdhinissitakathā hoti, na hoti nu kho’’ti jānanatthaṃ evaṃ pucchati.

Sāmaññanti lokaniruttiṃ lokavohāraṃ. Kusaloti khandhādīsu kusalo. Vohāramattenāti upaladdhinissitakathaṃ hitvā vohārabhedaṃ akaronto ‘‘ahaṃ, mamā’’ti vadeyya. ‘‘Khandhā bhuñjanti, khandhā nisīdanti, khandhānaṃ patto, khandhānaṃ cīvara’’nti hi vutte vohārabhedo hoti, na koci jānāti. Tasmā evaṃ avatvā lokavohārena voharatīti.

Atha devatā – ‘‘yadi diṭṭhiyā vasena na vadati, mānavasena nu kho vadatī’’ti cintetvā puna yo hotīti pucchi. Tattha mānaṃ nu khoti so bhikkhu mānaṃ upagantvā mānavasena vadeyya nu khoti. Atha bhagavā – ‘‘ayaṃ devatā khīṇāsavaṃ samānaṃ viya karotī’’ti cintetvā, ‘‘khīṇāsavassa navavidhopi māno pahīno’’ti dassento paṭigāthaṃ āha. Tattha vidhūpitāti vidhamitā. Mānaganthassāti mānā ca ganthā ca assa. Maññatanti maññanaṃ. Tividhampi taṇhā-diṭṭhi-māna-maññanaṃ so vītivatto, atikkantoti attho. Sesaṃ uttānatthamevāti. Pañcamaṃ.