MỘT MIẾNG KHI ĐÓI BẰNG GÓI KHI NO _ Kinh Xan Tham (Maccharisuttaṃ) _ CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM QUẦN TIÊN (S.i,18) _ Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 15.6.2021

MỘT MIẾNG KHI ĐÓI BẰNG GÓI KHI NO _ Kinh Xan Tham (Maccharisuttaṃ) _ CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM QUẦN TIÊN (S.i,18) _ Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 15.6.2021

Tuesday, 15/06/2021, 17:23 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 15.6.2021


MỘT MIẾNG KHI ĐÓI BẰNG GÓI KHI NO

Kinh Xan Tham (Maccharisuttaṃ)

CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM QUẦN TIÊN (S.i,18)

Nhóm quần tiên Satullapa lại đến diện kiến Phật. Những điều mà những vị thiên nầy nói là sự so sánh công đức bố thí của người nghèo và người giàu. Ý nghĩ của những vị thiên nầy người ít khả năng mà dám cho có phước nhiều hơn người giàu có nên bố thí dễ dàng. Câu nói của Đức Phật và sau đó là câu trả lời thắc mắc từ một vị thiên: Điều quan trọng là bố thí hợp theo thiện pháp. Có rất nhiều người giàu có làm những cuộc bố thí thật quy mô nhưng trong đó lại gây nên nước mắt và khổ đau cho nhiều người. Bố thí như vậy không bằng người nghèo tuy cho ít mà cho với sự chân thành và không tổn thương ai.

Ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.

1) Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anāthapiṇḍika.

Atha kho sambahulā satullapakāyikā devatāyo abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇā kevalakappaṃ jetavanaṃ obhāsetvā yena Bhagavā tenupasaṅkamiṃsu upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhaṃsu.

2) Rồi rất nhiều quần tiên Satullapa, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên.

Ekamantaṃ ṭhitā kho ekā devatā bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi :

3) Ðứng một bên, một vị Thiên nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:

''Maccherā ca pamādā ca, evaṃ dānaṃ na dīyati [diyyati (ka.)].

Puññaṃ ākaṅkhamānena, deyyaṃ hoti vijānatāti..

Vì xan tham, phóng dật,

Như vậy không bố thí,

Ai ước mong công đức,

Có trí nên bố thí.

Bản hiệu đính:

Keo kiệt, không tinh cần,

Chẳng bố thí mảy may,

Người trí biết bố thí,

Vì mong tạo công đức.

Atha kho aparā devatā bhagavato santike imā gāthāyo abhāsi :

4) Rồi một vị Thiên khác nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:

''Yasseva bhīto na dadāti maccharī, tadevādadato bhayaṃ.

Jighacchā ca pipāsā ca, yassa bhāyati maccharī.

Tameva bālaṃ phusati, asmiṃ loke paramhi ca..

''Tasmā vineyya maccheraṃ, dajjā dānaṃ malābhibhū.

Puññāni paralokasmiṃ, patiṭṭhā honti pāṇinanti..

Ðiều kẻ xan tham sợ,

Nên không dám bố thí,

Sợ ấy đến với họ,

Chính vì không bố thí.

Ðiều kẻ xan tham sợ,

Chính là đói và khát,

Kẻ ngu phải cảm thọ,

Ðời này và đời sau.

Vậy hãy chế xan tham,

Bố thí, nhiếp cấu uế,

Chúng sanh vững an trú,

Công đức trong đời sau.

Bản hiệu đính:

Kẻ bủn xỉn không cho,

Vì lo sợ (nghèo khổ),

Điều lo sợ lại đến,

Vì không biết bố thí,

Điều người keo kiết sợ,

Chính là sự đói khát,

Nhưng đến với kẻ ngu,

Đời nầy và đời sau,

Do vậy,diệt bỏn xẻn,

Bố thí, tẩy cấu uế,

Phước hộ trì chúng sanh,

Trong cảnh giới lai sinh.

Atha kho aparā devatā bhagavato santike imā gāthāyo abhāsi :

5) Rồi một vị Thiên khác nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:

''Te matesu na mīyanti, panthānaṃva sahabbajaṃ.

Appasmiṃ ye pavecchanti, esa dhammo sanantano..

''Appasmeke pavecchanti, bahuneke na dicchare.

Appasmā dakkhiṇā dinnā, sahassena samaṃ mitāti..

Không chết giữa người chết,

Như thiện hữu trên đường,

San sẻ lương thực hiếm,

Thường pháp là như vậy.

Kẻ ít, vui san sẻ,

Kẻ nhiều khó, đem cho,

Bố thí từ kẻ khó,

Ðong được ngàn đồng vàng.

Bản hiệu đính:

Không chết giữa người chết,

Như lữ hành cuộc lữ,

Chia sớt lương thực ít,

Là đạo lý ngàn xưa.

Có người nghèo san sẻ,

Người dư dả hẹp lòng,

Biết cho khi khốn khó,

Giá trị gấp ngàn lần.

Atha kho aparā devatā bhagavato santike imā gāthāyo abhāsi :

6) Rồi một vị Thiên khác nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:

''Duddadaṃ dadamānānaṃ, dukkaraṃ kamma kubbataṃ.

Asanto nānukubbanti, sataṃ dhammo duranvayo [durannayo (sī.)]..

''Tasmā satañca asataṃ [asatañca (sī. syā. kaṃ.)], nānā hoti ito gati.

Asanto nirayaṃ yanti, santo saggaparāyanāti..

Khó thay sự đem cho,

Khó thay làm hạnh ấy.

Kẻ ác khó tùy thuận,

Khó thay pháp bậc lành.

Do vậy kẻ hiền, ác,

Sanh thú phải sai khác,

Kẻ ác sanh địa ngục,

Người lành lên cõi trời.

Bản hiệu đính:

Biết cho cái khó cho,

Biết làm cái khó làm,

Kẻ ác không làm được,

Theo pháp của hiền nhân.

Nên người hiền, kẻ ác,

Sanh thú hẳn phải khác,

Kẻ ác sanh điạ ngục,

Người thiện sanh thiên giới.

Atha kho aparā devatā bhagavato santike etadavoca :

7) Rồi một vị Thiên khác bạch Thế Tôn:

''kassa nu kho, Bhagavā, subhāsitanti?

-- Bạch Thế Tôn, trong tất cả vị ấy, vị nào đã nói một cách tốt đẹp?

''sabbāsaṃ vo subhāsitaṃ pariyāyena api ca mamapi suṇātha :

-- Về vấn đề này, tất cả các Ông đã nói một cách tốt đẹp. Tuy vậy hãy nghe Ta:

''Dhammaṃ care yopi samuñjakaṃ care,

Dārañca posaṃ dadamappakasmiṃ.

Sataṃ sahassānaṃ sahassayāginaṃ,

Kalampi nāgghanti tathāvidhassa teti..

Sở hành vẫn chơn chánh,

Dầu phải sống vụn vặt,

Dầu phải nuôi vợ con,

Với đồ ăn lượm lặt,

Nhưng vẫn bố thí được,

Từ vật chứa ít ỏi,

Từ ngàn người bố thí,

Từ trăm ngàn vật cho,

Trị giá không ngang bằng,

Kẻ bố thí như vậy.

Bản hiệu đính:

Nếu người sống đúng Pháp,

Dù mưu sinh chật vật,

Phải nuôi vợ (nuôi con),

Có ít vẫn bố thí.

Muôn vạn người bố thí,

Muôn ngàn thứ được cho,

Không sánh được phần nhỏ,

Người nghèo nhưng xả tài.

Atha kho aparā devatā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi :

8) Rồi một vị Thiên khác nói lên bài kệ này với Thế Tôn:

''Kenesa yañño vipulo mahaggato,

Samena dinnassa na agghameti.

Kathaṃ [idaṃ padaṃ katthaci sīhaḷapotthake natthi] sataṃ sahassānaṃ sahassayāginaṃ, Kalampi nāgghanti tathāvidhassa teti..

Vì sao họ bố thí,

Rộng lớn nhiều như vậy,

Trị giá không ngang bằng,

Kẻ nghèo, chơn bố thí?

Sao ngàn người bố thí,

Từ trăm ngàn vật cho,

Trị giá không ngang bằng,

Kẻ bố thí như vậy?

Bản hiệu đính:

Vì sao những bố thí,

Vừa nhiều, vừa giá trị,

Lại không thể sánh bằng,

Người nghèo cho đúng pháp.

Sao vạn người bố thí,

Với muôn thứ được cho,

Không sánh được phần nhỏ,

Người nghèo nhưng xả tài.

9) (Rồi Thế Tôn nói lên bài kệ này với vị Thiên ấy)

''Dadanti heke visame niviṭṭhā,

Chetvā vadhitvā atha socayitvā.

Sā dakkhiṇā assumukhā sadaṇḍā,

Samena dinnassa na agghameti..

''Evaṃ sataṃ sahassānaṃ sahassayāginaṃ.

Kalampi nāgghanti tathāvidhassa teti..

Có những người bố thí,

Một cách bất bình thường,

Sau khi chém và giết,

Mới làm vơi nỗi sầu.

Sự bố thí như vậy,

Ðầy nước mắt đánh đập,

Trị giá không ngang bằng,

Kẻ nghèo, chơn bố thí.

Từ ngàn người bố thí,

Từ trăm ngàn vật cho,

Trị giá không ngang bằng,

Kẻ bố thí như vậy.

Bản hiệu đính:

Bởi có người bố thí,

Không hợp theo lẽ đạo,

Chém, giết, gây đau khổ,

Bố thí làm rơi lệ,

Với đầy những bức bách.

Nên dù vạn người cho,

Với muôn vật bố thí,

Không sánh được phần nhỏ,

Người nghèo nhưng xả tài.

Maccherā: keo kiệt, bủn xỉn (xan tham có nghĩa là keo kiệt – theo Thắng Pháp thì nằm trong nhóm sân phần chứ không phải là một thứ tham lam trong nhóm tham phần)

Pamādā: giải đãi, phóng túng, buông thả, không tinh cần

Dāna: bố thí, đàn na

Mala: uế nhiễm, điều làm tâm bợn nhơ

Có ba điểm cần lưu tâm trong bài kinh nầy:

1. Cho cái khó cho, làm cái khó làm như cuộc sống chật vật vẫn có thể chia sẻ là phước hạnh mang lại công đức to lớn.

2. Không phải hễ giàu có mà bố thí thì phước báu kém cỏi mà là ở điểm tâm có chân thành, cách cho hợp đạo, và làm với sự trân trọng như tự tay bố thí.

3. Những cuộc bố thí quy mô thường khi do người giàu có hay có thế lực tổ chức nếu không khéo có thẻ tạo nên nghiệt ngã cho một số người. Thí dụ muốn cuộc bố thí phải đẹp, phải đâu ra đó, phải có tầm cở thì thường thạo nhiều hệ luỵ phiền não cho người trong ban tổ chức.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

2. Maccharisuttaṃ [Mūla]

32. Ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho sambahulā satullapakāyikā devatāyo abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇā kevalakappaṃ jetavanaṃ obhāsetvā yena Bhagavā tenupasaṅkamiṃsu upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhaṃsu. Ekamantaṃ ṭhitā kho ekā devatā bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi :

''Maccherā ca pamādā ca, evaṃ dānaṃ na dīyati [diyyati (ka.)].

Puññaṃ ākaṅkhamānena, deyyaṃ hoti vijānatāti.. Atha kho aparā devatā bhagavato santike imā gāthāyo abhāsi :

''Yasseva bhīto na dadāti maccharī, tadevādadato bhayaṃ.

Jighacchā ca pipāsā ca, yassa bhāyati maccharī.

Tameva bālaṃ phusati, asmiṃ loke paramhi ca..

''Tasmā vineyya maccheraṃ, dajjā dānaṃ malābhibhū.

Puññāni paralokasmiṃ, patiṭṭhā honti pāṇinanti.. Atha kho aparā devatā bhagavato santike imā gāthāyo abhāsi :

''Te matesu na mīyanti, panthānaṃva sahabbajaṃ.

Appasmiṃ ye pavecchanti, esa dhammo sanantano..

''Appasmeke pavecchanti, bahuneke na dicchare.

Appasmā dakkhiṇā dinnā, sahassena samaṃ mitāti.. Atha kho aparā devatā bhagavato santike imā gāthāyo abhāsi :

''Duddadaṃ dadamānānaṃ, dukkaraṃ kamma kubbataṃ.

Asanto nānukubbanti, sataṃ dhammo duranvayo [durannayo (sī.)]..

''Tasmā satañca asataṃ [asatañca (sī. syā. kaṃ.)], nānā hoti ito gati.

Asanto nirayaṃ yanti, santo saggaparāyanāti.. Atha kho aparā devatā bhagavato santike etadavoca : ''kassa nu kho, Bhagavā, subhāsitanti? ''sabbāsaṃ vo subhāsitaṃ pariyāyena api ca mamapi suṇātha :

''Dhammaṃ care yopi samuñjakaṃ care,

Dārañca posaṃ dadamappakasmiṃ.

Sataṃ sahassānaṃ sahassayāginaṃ,

Kalampi nāgghanti tathāvidhassa teti.. Atha kho aparā devatā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi :

''Kenesa yañño vipulo mahaggato,

Samena dinnassa na agghameti.

Kathaṃ [idaṃ padaṃ katthaci sīhaḷapotthake natthi] sataṃ sahassānaṃ sahassayāginaṃ,

Kalampi nāgghanti tathāvidhassa teti..

''Dadanti heke visame niviṭṭhā,

Chetvā vadhitvā atha socayitvā.

Sā dakkhiṇā assumukhā sadaṇḍā,

Samena dinnassa na agghameti..

''Evaṃ sataṃ sahassānaṃ sahassayāginaṃ.

Kalampi nāgghanti tathāvidhassa teti..

2. Maccharisuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

32. Dutiye maccherā ca pamādā cāti attasampattinigūhanalakkhaṇena maccherena ceva sativippavāsalakkhaṇena pamādena ca. Ekacco hi ‘idaṃ me dentassa parikkhayaṃ gamissati, mayhaṃ vā gharamānusakānaṃ vā na bhavissatī’’ti macchariyena dānaṃ na deti. Ekacco khiḍḍādipasutattā ‘dānaṃ dātabba’’nti cittampi na uppādeti. Evaṃ dānaṃ na dīyatīti evametaṃ yasadāyakaṃ sirīdāyakaṃ sampattidāyakaṃ sukhadāyakaṃ dānaṃ nāma na dīyatītiādinā kāraṇaṃ kathesi. Puññaṃ ākaṅkhamānenāti pubbacetanādibhedaṃ puññaṃ icchamānena. Deyyaṃ hoti vijānatāti atthi dānassa phalanti jānantena dātabbamevāti vadati.

Tameva bālaṃ phusatīti taṃyeva bālaṃ idhalokaparalokesu jighacchā ca pipāsā ca phusati anubandhati na vijahati. Tasmāti yasmā tameva phusati, tasmā. Vineyya maccheranti maccheramalaṃ vinetvā. Dajjā dānaṃ malābhibhūti malābhibhū hutvā taṃ maccheramalaṃ abhibhavitvā dānaṃ dadeyya.

Te matesu na mīyantīti adānasīlatāya maraṇena matesu na mīyanti. Yathā hi mato samparivāretvā ṭhapite bahumhipi annapānādimhi ‘‘idaṃ imassa hotu, idaṃ imassā’’ti uṭṭhahitvā saṃvibhāgaṃ na karoti, evaṃ adānasīlopīti matakassa ca adānasīlassa ca bhogā samasamā nāma honti. Tena dānasīlā evarūpesu matesu na mīyantīti attho. Panthānaṃva saha vajaṃ, appasmiṃ ye pavecchantīti yathā addhānaṃ kantāramaggaṃ saha vajantā pathikā saha vajantānaṃ pathikānaṃ appasmiṃ pātheyye saṃvibhāgaṃ katvā pavecchanti dadantiyeva, evamevaṃ ye pana anamataggaṃ saṃsārakantāraṃ saha vajantā saha vajantānaṃ appasmimpi deyyadhamme saṃvibhāgaṃ katvā dadantiyeva, te matesu na mīyanti.

Esa dhammo sanantanoti esa porāṇako dhammo, sanantanānaṃ vā paṇḍitānaṃ esa dhammoti. Appasmeketi appasmiṃ deyyadhamme eke. Pavecchantīti dadanti. Bahuneke na dicchareti bahunāpi bhogena samannāgatā ekacce na dadanti. Sahassena samaṃ mitāti sahassena saddhiṃ mitā, sahassa dānasadisā hoti.

Duranvayoti duranugamano, duppūroti attho. Dhammaṃ careti dasakusalakammapathadhammaṃ carati. Yopi samuñjakañcareti yo api khalamaṇḍalādisodhanapalālapoṭhanādivasena samuñjakañcarati. Dārañca posanti dārañca posanto. Dadaṃ appakasminti appakasmiṃ paṇṇasākamattasmimpi saṃvibhāgaṃ katvā dadantova so dhammaṃ carati. Sataṃ sahassānanti sahassaṃ sahassaṃ katvā gaṇitānaṃ purisānaṃ sataṃ, satasahassanti attho. Sahassayāginanti bhikkhusahassassa vā yāgo kahāpaṇasahassena vā nibbattito yāgopi sahassayāgo. So etesaṃ atthīti sahassayāgino, tesaṃ sahassayāginaṃ. Etena dasannaṃ vā bhikkhukoṭīnaṃ dasannaṃ vā kahāpaṇakoṭīnaṃ piṇḍapāto dassito hoti. Ye ettakaṃ dadanti, te kalampi nagghanti tathāvidhassāti āha. Yvāyaṃ samuñjakaṃ carantopi dhammaṃ carati, dāraṃ posentopi, appakasmiṃ dadantopi, tathāvidhassa ete sahassayāgino kalampi nagghanti. Yaṃ tena daliddena ekapaṭivīsakamattampi salākabhattamattampi vā dinnaṃ, tassa dānassa sabbesampi tesaṃ dānaṃ kalaṃ nagghatīti. Kalaṃ nāma soḷasabhāgopi satabhāgopi sahassabhāgopi. Idha satabhāgo gahito. Yaṃ tena dānaṃ dinnaṃ, tasmiṃ satadhā vibhatte itaresaṃ dasakoṭisahassadānaṃ tato ekakoṭṭhāsampi nagghatīti āha.

Evaṃ tathāgate dānassa agghaṃ karonte samīpe ṭhitā devatā cintesi – ‘‘evaṃ bhagavā mahantaṃ dānaṃ pādena pavaṭṭetvā ratanasatike viya narake pakkhipanto idaṃ evaṃ parittakaṃ dānaṃ candamaṇḍale paharanto viya ukkhipati, kathaṃ nu kho etaṃ mahapphalatara’’nti jānanatthaṃ gāthāya ajjhabhāsi. Tattha kenāti kena kāraṇena. Mahaggatoti mahattaṃ gato, vipulassetaṃ vevacanaṃ. Samena dinnassāti samena dinnassa dānassa. Athassā bhagavā dānaṃ vibhajitvā dassento dadanti heketiādimāha. Tattha visame niviṭṭhāti visame kāyavacīmanokamme patiṭṭhitā hutvā. Chetvāti pothetvā. Vadhitvāti māretvā. Socayitvāti paraṃ sokasamappitaṃ katvā. Assumukhāti assumukhasammissā. Paraṃ rodāpetvā dinnadānañhi assumukhadānanti vuccati. Sadaṇḍāti daṇḍena tajjetvā paharitvā dinnadakkhiṇā sadaṇḍāti vuccati. Evanti nāhaṃ sammāsambuddhatāya mahādānaṃ gahetvā appaphalaṃ nāma kātuṃ sakkomi parittakadānaṃ vā mahapphalaṃ nāma. Idaṃ pana mahādānaṃ attano uppattiyā aparisuddhatāya evaṃ appaphalaṃ nāma hoti, itaraṃ parittadānaṃ attano uppattiyā parisuddhatāya evaṃ mahapphalaṃ nāmāti imamatthaṃ dassento evantiādimāhāti. Dutiyaṃ.