- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 14.9.2022
GIỮA NHỮNG CÁI TỐT NÊN CÓ ƯU TIÊN
Kinh Ānanda (Ānandasuttaṃ)
(CHƯƠNG IX. TƯƠNG ƯNG RỪNG) (S. i, 199)
Ở giai đoạn nào đó của cuộc sống không phải chỉ có phân tốt và xấu mà phải thấy cái tốt nào là ưu tiên để dốc lòng thực hiện. Câu chuyện ngắn trong bài kinh nầy nói lên một điểm rất quan trọng trong sự tu tập phải thấy cái gì là ưu tiên giữa bao nhiêu việc đáng làm. Tôn giả Ānanda là thị giả của Đức Phật, bậc Thủ Kho Chánh Pháp, bậc đại trí thế mà có những lúc không thể toàn tâm cho việc khai triển tuệ quán bởi vì tâm bi mẫn với hàng cư sĩ đang sầu muộn sau khi Đức Thế Tôn viên tịch. Những việc Ngài làm đều là việc xứng đáng nhưng bản thân Ngài có trọng nhiệm cấp thiết hơn là kết tập giáo điển cho bao thế hệ mai hậu. Không có Ngài thì việc không thể hoàn thành. Để làm việc đó thì bản thân phải viên thành đạo quả – một yêu cầu quyết liệt mà Tôn giả huynh trưởng Mahākassapa đề ra. Không ai có thể làm tất cả những điều tốt trong cuộc đời nhưng ở mỗi con người – và trong mỗi giai đoạn – nhận ra cái gì là ưu tiên số một luôn là điều cần thiết.
Ekaṃ samayaṃ āyasmā ānando kosalesu viharati aññatarasmiṃ vanasaṇḍe. Tena kho pana samayena āyasmā ānando ativelaṃ gihisaññattibahulo viharati.
Một thuở Tôn giả Ānanda trú tại một khu rừng trong xứ Kosala, Bấy giờ Tôn giả Ānanda quá bận rộn trong việc giảng dạy cho những cư sĩ tại gia.
Atha kho yā tasmiṃ vanasaṇḍe adhivatthā devatā āyasmato ānandassa anukampikā atthakāmā āyasmantaṃ ānandaṃ saṃvejetukāmā yenāyasmā ānando tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ ānandaṃ gāthāya ajjhabhāsi –
‘‘Rukkhamūlagahanaṃ pasakkiya, nibbānaṃ hadayasmiṃ opiya;
Jhā gotama mā pamādo, kiṃ te biḷibiḷikā karissatī’’ti.
Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng trắc ẩn với Tôn giả Ānanda, muốn cảnh tỉnh và mang lại lợi lạc cho vị ấy liền đi đến, nói lên kệ ngôn:
“Vào rừng dưới cội cây
Trong tim hướng niết bàn
Con Phật chớ xao lãng
Tế toái có lợi gì?
Atha kho āyasmā ānando tāya devatāya saṃvejito saṃvegamāpādīti.
Tôn giả Ānanda bừng tỉnh khi được vị thiên nhắc nhở.
‘‘Rukkhamūlagahanaṃ pasakkiya = vào rừng dưới cội cây
nibbānaṃ hadayasmiṃ opiya = đặt niết bàn trong tim
Jhā gotama mā pamādo = đệ tử Đức Gotama chớ xao lãng
kiṃ te biḷibiḷikā karissatī’’ti = những rộn ràng nầy có lợi lạc gì?
Theo Sớ giải thì sự kiện ghi lại trong bài kinh nầy xảy ra sau khi Đức Thế Tôn viên tịch và trước mùa an cư kiết hạ. (tính theo âm lịch Việt Nam khoảng giữa rằm tháng tư và rằm tháng sáu). Bấy giờ chư vị thánh tăng A la hán dưới sự chủ trì của Tôn giả Mahākassapa quyết định tổ chức Đại Hội Kết Tập Giáo Điển trong ba tháng an cư. Tôn giả Mahākassapa đưa ra một yêu cầu, có lẽ đây là trường hợp duy nhất xưa nay, là Tôn giả Ānanda phải viên thành chánh quả A la hán trước khi đại hội bắt đầu.
Trong thời gian ấy Tôn giả Ānanda vào rừng dốc lòng khai triển thiền quán ở Kosala nhưng lại có quá nhiều cư sĩ sầu muộn vì sự viên tịch của Đức Thế Tôn nên Tôn giả dành thì giờ giảng dạy về sự vô thường để an ủi họ. Nhưng sự bận rộn nầy làm chậm nỗ lực tu tập bản thân của Ngài nên vị thiên nóng lòng.
Câu Nibbānaṃ hadayasmiṃ opiya - đặt niết bàn trong tim - được Sớ Giải bàn rộng với hai ý nghĩa: một là nhất tâm hướng cầu chứng niết bàn; hai là lấy niết bàn làm thiền án tập chú.
Chữ biḷibiḷikā – việc vô bổ, vô ích – ở đây theo theo Sớ giải là sinh hoạt không có lợi lạc cho mục đích (atthavirahitā pavattā kiriyā) không có nghĩa là việc thuyết pháp giảng kinh là việc phù phiếm nhưng trong lúc Tôn giả Ānanda đang cần nỗ lực hoàn tất sự tu tập thì sự bận rộn thuyết pháp là điều chi phối nên tránh.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình
5. Ānandasuttaṃ [Mūla]
225. Ekaṃ samayaṃ āyasmā ānando kosalesu viharati aññatarasmiṃ vanasaṇḍe. Tena kho pana samayena āyasmā ānando ativelaṃ gihisaññattibahulo viharati. Atha kho yā tasmiṃ vanasaṇḍe adhivatthā devatā āyasmato ānandassa anukampikā atthakāmā āyasmantaṃ ānandaṃ saṃvejetukāmā yenāyasmā ānando tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ ānandaṃ gāthāya ajjhabhāsi –
‘‘Rukkhamūlagahanaṃ pasakkiya, nibbānaṃ hadayasmiṃ opiya;
Jhā gotama mā pamādo [mā ca pamādo (sī. pī.)], kiṃ te biḷibiḷikā karissatī’’ti.
Atha kho āyasmā ānando tāya devatāya saṃvejito saṃvegamāpādīti.
5. Ānandasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]
225. Pañcame ānandoti dhammabhaṇḍāgārikatthero. Ativelanti atikkantaṃ velaṃ. Gihisaññattibahuloti rattiñca divā ca bahukālaṃ gihī saññāpayanto. Bhagavati parinibbute mahākassapatthero theraṃ āha – ‘‘āvuso, mayaṃ rājagahe vassaṃ upagantvā dhammaṃ saṅgāyissāma, gaccha tvaṃ araññaṃ pavisitvā uparimaggattayatthāya vāyāmaṃ karohī’’ti. So bhagavato pattacīvaramādāya kosalaraṭṭhaṃ gantvā ekasmiṃ araññāvāse vasitvā punadivase ekaṃ gāmaṃ pāvisi. Manussā theraṃ disvā – ‘‘bhante ānanda, tumhe pubbe satthārā saddhiṃ āgacchatha. Ajja ekakāva āgatā. Kahaṃ satthāraṃ ṭhapetvā āgatattha? Idāni kassa pattacīvaraṃ gahetvā vicaratha? Kassa mukhodakaṃ dantakaṭṭhaṃ detha, pariveṇaṃ sammajjatha, vattapaṭivattaṃ karothā’’ti bahuṃ vatvā parideviṃsu. Thero – ‘‘mā, āvuso, socittha, mā paridevittha, aniccā saṅkhārā’’tiādīni vatvā te saññāpetvā bhattakiccāvasāne vasanaṭṭhānameva gacchati. Manussā sāyampi tattha gantvā tatheva paridevanti. Theropi tatheva ovadati. Taṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ. Ajjhabhāsīti ‘‘ayaṃ thero bhikkhusaṅghassa kathaṃ sutvā ‘samaṇadhammaṃ karissāmī’ti araññaṃ pavisitvā idāni gihī saññāpento viharati, satthu sāsanaṃ asaṅgahitapuppharāsi viya ṭhitaṃ, dhammasaṅgahaṃ na karoti, codessāmi na’’nti cintetvā abhāsi.
Pasakkiyāti pavisitvā. Hadayasmiṃ opiyāti kiccato ca ārammaṇato ca hadayamhi pakkhipitvā. ‘‘Nibbānaṃ pāpuṇissāmī’’ti vīriyaṃ karonto nibbānaṃ kiccato hadayamhi opeti nāma, nibbānārammaṇaṃ pana samāpattiṃ appetvā nisīdanto ārammaṇato. Tadubhayampi sandhāyesā bhāsati. Jhāyāti dvīhi jhānehi jhāyiko bhava. Biḷibiḷikāti ayaṃ gihīhi saddhiṃ biḷibiḷikathā. Pañcamaṃ.