Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || VƯỢT THOÁT CHÍNH MÌNH - Kinh Nhai Nuốt (Khajjanīyasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || VƯỢT THOÁT CHÍNH MÌNH - Kinh Nhai Nuốt (Khajjanīyasuttaṃ)

Sunday, 30/06/2024, 16:35 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học 29.6.2024

VƯỢT THOÁT CHÍNH MÌNH

Kinh Nhai Nuốt (Khajjanīyasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần II-Phẩm Nuốt Chửng (S,iii,79)

Thiền ngữ Trung Hoa có cụm từ “vô môn quan – cánh cửa mà không có cửa”, để nói về một cửa ải mà tất cả hành giả đều phải trải qua. Đi tìm chính mình phải qua công đoạn chẳng có gì là mình hết. Phải buông bàn tay nắm mới thoát được vướng vấp. Muốn buông hết mà sợ chẳng còn gì. Muốn còn gì thì tâm không vượt thoát. Tâm thuật phàm phu vốn phức tạp khôn cùng, mà thánh trí giác ngộ tuy giản dị mà thậm thâm như trời cao biển rộng.

Kinh văn

Sāvatthinidānaṃ.

“Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussaramānā anussaranti sabbete pañcupādānakkhandhe anussaranti etesaṃ vā aññataraṃ. Katame pañca? ‘Evaṃrūpo ahosiṃ atītamaddhānan’ti—iti vā hi, bhikkhave, anussaramāno rūpaṃyeva anussarati. ‘Evaṃvedano ahosiṃ atītamaddhānan’ti—iti vā hi, bhikkhave, anussaramāno vedanaṃyeva anussarati. ‘Evaṃsañño ahosiṃ atītamaddhānan’ti … ‘evaṃsaṅkhāro ahosiṃ atītamaddhānan’ti … ‘evaṃviññāṇo ahosiṃ atītamaddhānan’ti—iti vā hi, bhikkhave, anussaramāno viññāṇameva anussarati.

Nhân duyên ở Sāvatthi …

Này chư Tỳ khưu, những sa môn hay bà la môn nào có nhớ đến các đời sống ở các kiếp trước, tất cả họ đều nhớ đến năm thủ uẩn hoặc nhớ đến một trong những uẩn này.

Thế nào là năm? Này chư Tỳ khưu, có người nhớ rằng: “Trong quá khứ, ta có sắc như thế này”. Nhớ như vậy, vị ấy nhớ đến sắc. Hay có người nhớ rằng: “Trong quá khứ, ta có cảm thọ như thế này”. Nhớ như vậy, vị ấy nhớ đến thọ. Hay có người nhớ rằng: “Trong quá khứ ta có tưởng … có các hành … có thức như thế này”. Nhớ như vậy, vị ấy nhớ đến thức.

Kiñca, bhikkhave, rūpaṃ vadetha? Ruppatīti kho, bhikkhave, tasmā ‘rūpan’ti vuccati. Kena ruppati? Sītenapi ruppati, uṇhenapi ruppati, jighacchāyapi ruppati, pipāsāyapi ruppati, ḍaṃsamakasavātātapasarīsapasamphassenapi ruppati. Ruppatīti kho, bhikkhave, tasmā ‘rūpan’ti vuccati.

Này chư Tỳ khưu, tại sao gọi là sắc. Bị biến đổi, nên gọi là sắc. Bị biến đổi bởi cái gì? Bị biến đổi bởi lạnh, bị biến đổi bởi nóng, bị biến đổi bởi đói, bị biến đổi bởi khát, bị biến đổi bởi sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng và rắn. Bị biến đổi, này chư Tỳ khưu, nên gọi là sắc.

Kiñca, bhikkhave, vedanaṃ vadetha? Vedayatīti kho, bhikkhave, tasmā ‘vedanā’ti vuccati. Kiñca vedayati? Sukhampi vedayati, dukkhampi vedayati, adukkhamasukhampi vedayati. Vedayatīti kho, bhikkhave, tasmā ‘vedanā’ti vuccati.

Này chư Tỳ khưu, tại sao gọi là thọ? Cảm thọ, nên gọi là thọ. Cảm thọ gì? Cảm thọ lạc, cảm thọ khổ, cảm thọ không khổ không lạc. Cảm thọ, này chư Tỳ khưu, nên gọi là thọ.

Kiñca, bhikkhave, saññaṃ vadetha? Sañjānātīti kho, bhikkhave, tasmā ‘saññā’ti vuccati. Kiñca sañjānāti? Nīlampi sañjānāti, pītakampi sañjānāti, lohitakampi sañjānāti, odātampi sañjānāti. Sañjānātīti kho, bhikkhave, tasmā ‘saññā’ti vuccati.

Này chư Tỳ khưu, tại sao gọi là tưởng? Nhận thức, này chư Tỳ khưu, nên gọi là tưởng. Nhận thức gì? nhận thức xanh, nhận thức vàng, nhận thức đỏ, nhận thức trắng. Nhận thức, này chư Tỳ khưu, được gọi là tưởng.

Kiñca, bhikkhave, saṅkhāre vadetha? Saṅkhatamabhisaṅkharontīti kho, bhikkhave, tasmā ‘saṅkhārā’ti vuccati. Kiñca saṅkhatamabhisaṅkharonti? Rūpaṃ rūpattāya saṅkhatamabhisaṅkharonti, vedanaṃ vedanattāya saṅkhatamabhisaṅkharonti, saññaṃ saññattāya saṅkhatamabhisaṅkharonti, saṅkhāre saṅkhārattāya saṅkhatamabhisaṅkharonti, viññāṇaṃ viññāṇattāya saṅkhatamabhisaṅkharonti.Saṅkhatamabhisaṅkharontīti kho, bhikkhave, tasmā ‘saṅkhārā’ti vuccati.

Này chư Tỳ khưu, tại sao gọi là hành? Tạo tác pháp hữu vi nên gọi là hành. Tạo tác pháp hữu vi gì? Tạo tác pháp hữu vi sắc là sắc; tạo tác pháp hữu vi thọ là thọ; tạo tác pháp hữu vi tưởng là tưởng; tạo tác pháp hữu vi hành là hành; tạo tác pháp hữu vi thức là thức.

Kiñca, bhikkhave, viññāṇaṃ vadetha? Vijānātīti kho, bhikkhave, tasmā ‘viññāṇan’ti vuccati. Kiñca vijānāti? Ambilampi vijānāti, tittakampi vijānāti, kaṭukampi vijānāti, madhurampi vijānāti, khārikampi vijānāti, akhārikampi vijānāti, loṇikampi vijānāti, aloṇikampi vijānāti. Vijānātīti kho, bhikkhave, tasmā ‘viññāṇan’ti vuccati.

Và này chư Tỳ khưu, tại sao gọi là thức? Biết được, này chư Tỳ khưu, nên gọi là thức. Biết gì? Biết được chua, biết được đắng, biết được cay, biết được ngọt, biết được nồng, biết được mặn, biết được nhạt. Biết được, này chư Tỳ khưu, nên gọi là thức.

Tatra, bhikkhave, sutavā ariyasāvako iti paṭisañcikkhati: ‘ahaṃ kho etarahi rūpena khajjāmi. Atītampāhaṃ addhānaṃ evameva rūpena khajjiṃ, seyyathāpi etarahi paccuppannena rūpena khajjāmi. Ahañceva kho pana anāgataṃ rūpaṃ abhinandeyyaṃ, anāgatampāhaṃ addhānaṃ evameva rūpena khajjeyyaṃ, seyyathāpi etarahi paccuppannena rūpena khajjāmī’ti. So iti paṭisaṅkhāya atītasmiṃ rūpasmiṃ anapekkho hoti; anāgataṃ rūpaṃ nābhinandati; paccuppannassa rūpassa nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti.

Này chư Tỳ khưu, ở đây, vị thánh đệ tử có học hiểu quán chiếu như sau: Nay ta bị sắc nhai nuốt; trong quá khứ ta cũng đã bị sắc nhai nuốt như hiện tại; nếu ta tìm cầu sắc ở tương lai, ta cũng bị nhai nuốt tương tự như vậy. Quán chiếu như vậy vị ấy bình tâm đối với sắc quá khứ; không tầm cầu vui thích đối với sắc tương lai; và vị ấy nhàm chán, ly tham, đoạn diệt với sắc hiện tại.

‘Ahaṃ kho etarahi vedanāya khajjāmi. Atītampāhaṃ addhānaṃ evameva vedanāya khajjiṃ, seyyathāpi etarahi paccuppannāya vedanāya khajjāmi. Ahañceva kho pana anāgataṃ vedanaṃ abhinandeyyaṃ; anāgatampāhaṃ addhānaṃ evameva vedanāya khajjeyyaṃ, seyyathāpi etarahi paccuppannāya vedanāya khajjāmī’ti. So iti paṭisaṅkhāya atītāya vedanāya anapekkho hoti; anāgataṃ vedanaṃ nābhinandati; paccuppannāya vedanāya nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti.

‘Ahaṃ kho etarahi saññāya khajjāmi …pe…

ahaṃ kho etarahi saṅkhārehi khajjāmi. Atītampāhaṃ addhānaṃ evameva saṅkhārehi khajjiṃ, seyyathāpi etarahi paccuppannehi saṅkhārehi khajjāmīti. Ahañceva kho pana anāgate saṅkhāre abhinandeyyaṃ; anāgatampāhaṃ addhānaṃ evameva saṅkhārehi khajjeyyaṃ, seyyathāpi etarahi paccuppannehi saṅkhārehi khajjāmī’ti. So iti paṭisaṅkhāya atītesu saṅkhāresu anapekkho hoti; anāgate saṅkhāre nābhinandati; paccuppannānaṃ saṅkhārānaṃ nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti.

‘Ahaṃ kho etarahi viññāṇena khajjāmi. Atītampi addhānaṃ evameva viññāṇena khajjiṃ, seyyathāpi etarahi paccuppannena viññāṇena khajjāmi. Ahañceva kho pana anāgataṃ viññāṇaṃ abhinandeyyaṃ; anāgatampāhaṃ addhānaṃ evameva viññāṇena khajjeyyaṃ, seyyathāpi etarahi paccuppannena viññāṇena khajjāmī’ti. So iti paṭisaṅkhāya atītasmiṃ viññāṇasmiṃ anapekkho hoti; anāgataṃ viññāṇaṃ nābhinandati; paccuppannassa viññāṇassa nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti.

Này chư Tỳ khưu, ở đây, vị thánh đệ tử có học hiểu quán chiếu như sau:

Nay ta bị sắc nhai nuốt; trong quá khứ ta cũng đã bị sắc nhai nuốt như hiện tại; nếu ta tìm cầu sắc ở tương lai, ta cũng bị nhai nuốt tương tự như vậy. Quán chiếu như vậy vị ấy bình tâm đối với sắc quá khứ; không tầm cầu vui thích đối với sắc tương lai; và vị ấy nhàm chán, ly tham, đoạn diệt với sắc hiện tại.

Nay ta bị thọ nhai nuốt; trong quá khứ ta cũng đã bị thọ nhai nuốt như hiện tại; nếu ta tìm cầu thọ ở tương lai, ta cũng bị nhai nuốt tương tự như vậy. Quán chiếu như vậy vị ấy bình tâm đối với thọ quá khứ; không tầm cầu vui thích đối với thọ tương lai; và vị ấy nhàm chán, ly tham, đoạn diệt với thọ hiện tại.

Nay ta bị tưởng nhai nuốt; trong quá khứ ta cũng đã bị tưởng nhai nuốt như hiện tại; nếu ta tìm cầu tưởng ở tương lai, ta cũng bị nhai nuốt tương tự như vậy. Quán chiếu như vậy vị ấy bình tâm đối với tưởng quá khứ; không tầm cầu vui thích đối với tưởng tương lai; và vị ấy nhàm chán, ly tham, đoạn diệt với tưởng hiện tại.

Nay ta bị hành nhai nuốt; trong quá khứ ta cũng đã bị hành nhai nuốt như hiện tại; nếu ta tìm cầu hành ở tương lai, ta cũng bị nhai nuốt tương tự như vậy. Quán chiếu như vậy vị ấy bình tâm đối với hành quá khứ; không tầm cầu vui thích đối với hành tương lai; và vị ấy nhàm chán, ly tham, đoạn diệt với hành hiện tại.

Nay ta bị thức nhai nuốt; trong quá khứ ta cũng đã bị thức nhai nuốt như hiện tại; nếu ta tìm cầu thức ở tương lai, ta cũng bị nhai nuốt tương tự như vậy. Quán chiếu như vậy vị ấy bình tâm đối với thức quá khứ; không tầm cầu vui thích đối với thức tương lai; và vị ấy nhàm chán, ly tham, đoạn diệt với thức hiện tại.

Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti?

“Aniccaṃ, bhante”.

“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti?

“Dukkhaṃ, bhante”.

Này chư Tỳ khưu, các Thầy nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?

—Là vô thường, bạch Đức Thế Tôn.

—Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

—Là khổ, bạch Đức Thế Tôn.

“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ: ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

—Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

—Thưa không, bạch Đức Thế Tôn.

“Vedanā … saññā … saṅkhārā … viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti?

“Aniccaṃ, bhante”.

“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti?

“Dukkhaṃ, bhante”.

—Thọ … Tưởng … Các hành …

Thức là thường hay vô thường?

—Vô thường, bạch Đức Thế Tôn.

—Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

—Là khổ, bạch Đức Thế Tôn.

“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ: ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

—Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi xem cái ấy: “Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta”?

—Thưa không, bạch Đức Thế Tôn.

“Tasmātiha, bhikkhave, yaṃ kiñci rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ: ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Yā kāci vedanā … yā kāci saññā … ye keci saṅkhārā … yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ …pe… yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ viññāṇaṃ: ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.

Ayaṃ vuccati, bhikkhave, ariyasāvako apacināti, no ācināti; pajahati, na upādiyati; visineti, na ussineti; vidhūpeti, na sandhūpeti.

—Do vậy, này chư Tỳ khưu, đối với sắc nào dù quá khứ, vị lai, hiện tại, nội giới hay ngoại giới, thô hay tế, hạ liệt hay thù thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như quán chiếu như nhiên với chánh trí: “Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải tự ngã của ta”.

Ðối với thọ …

Ðối với tưởng …

Ðối với các hành …

Ðối với thức nào dù quá khứ, vị lai, hiện tại, nội giới hay ngoại giới, thô hay tế, hạ liệt hay thù thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như quán chiếu như nhiên với chánh trí: “Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải tự ngã của ta”.

Này chư Tỳ khưu, đây gọi là vị thánh đệ tử tháo gỡ, không tạo dựng; từ bỏ, không chấp thủ; phân tán, không tích tập; dập tắt, không nhen nhúm.

Kiñca apacināti, no ācināti? Rūpaṃ apacināti, no ācināti; vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ apacināti, no ācināti.

Tháo gỡ, không tạo dựng cái gì? Tháo gỡ, không tạo dựng sắc … thọ … tưởng … các hành … Tháo gỡ, không tạo dựng thức.

Kiñca pajahati, na upādiyati? Rūpaṃ pajahati, na upādiyati; vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ pajahati, na upādiyati.

Từ bỏ, không chấp thủ cái gì? Từ bỏ, không chấp thủ sắc … thọ … tưởng … các hành … Từ bỏ, không chấp thủ thức.

Kiñca visineti, na ussineti? Rūpaṃ visineti, na ussineti; vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ visineti, na ussineti.

Phân tán, không tích tập cái gì? Phân tán, không tích tập sắc…, giảm thiểu, không tăng trưởng thọ … tưởng … các hành … Phân tán, không tích tập thức.

Kiñca vidhūpeti, na sandhūpeti? Rūpaṃ vidhūpeti, na sandhūpeti; vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ vidhūpeti, na sandhūpeti.

Dập tắt, không nhen nhúm cái gì? Dập tắt, không nhen nhúm sắc … thọ … tưởng … các hành … Dập tắt, không nhen nhúm thức.

Evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako rūpasmimpi nibbindati, vedanāyapi … saññāyapi … saṅkhāresupi … viññāṇasmimpi nibbindati. Nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati. Vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti.

‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānāti.

Ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu nevācināti na apacināti, apacinitvā ṭhito; neva pajahati na upādiyati, pajahitvā ṭhito; neva visineti na ussineti, visinetvā ṭhito; neva vidhūpeti na sandhūpeti vidhūpetvā ṭhito.

Thấy vậy, bậc Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc … đối với thọ … đối với tưởng … đối với các hành … nhàm chán đối với thức. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

Này chư Tỳ khưu, đây gọi là vị tỳ khưu không tháo gỡ cũng chẳng tạo dựng mà trú trạng thái đã tháo gỡ; không từ bỏ cũng chẳng chấp thủ mà trú trạng thái từ bỏ; không phân tán cũng chẳng tích tập mà trú ở trạng thái phân tán; không dập tắt cũng chẳng nhen nhúm mà trú trạng thái dập tắt.

Kiñca nevācināti na apacināti, apacinitvā ṭhito? Rūpaṃ nevācināti na apacināti, apacinitvā ṭhito; vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ nevācināti na apacināti, apacinitvā ṭhito.

Này chư Tỳ khưu, thế nào là không tháo gỡ cũng chẳng tạo dựng mà trú trạng thái đã tháo gỡ? Vị ấy không tháo gỡ cũng chẳng tạo dựng mà trú trạng thái đã tháo gỡ sắc; … thọ; …tưởng; …. hành; Vị ấy không tháo gỡ cũng chẳng tạo dựng mà trú trạng thái đã tháo gỡ thức.

Kiñca neva pajahati na upādiyati, pajahitvā ṭhito? Rūpaṃ neva pajahati na upādiyati, pajahitvā ṭhito; vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ neva pajahati na upādiyati, pajahitvā ṭhito.

Này chư Tỳ khưu, thế nào là không từ bỏ cũng chẳng chấp thủ mà trú trạng thái từ bỏ? Vị ấy không từ bỏ cũng chẳng chấp thủ mà trú trạng thái từ bỏ sắc; … thọ; …tưởng; …. hành; không từ bỏ cũng chẳng chấp thủ mà trú trạng thái từ bỏ thức.

Kiñca neva visineti na ussineti, visinetvā ṭhito? Rūpaṃ neva visineti na ussineti, visinetvā ṭhito; vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ neva visineti na ussineti, visinetvā ṭhito.

Này chư Tỳ khưu, thế nào là không phân tán cũng chẳng tích tập mà trú ở trạng thái phân tán? Vị ấy không phân tán cũng chẳng tích tập mà trú ở trạng thái phân tán sắc; … thọ; …tưởng; …. hành; không phân tán cũng chẳng tích tập mà trú ở trạng thái phân tán thức.

Kiñca neva vidhūpeti na sandhūpeti, vidhūpetvā ṭhito? Rūpaṃ neva vidhūpeti na sandhūpeti, vidhūpetvā ṭhito; vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ neva vidhūpeti na sandhūpeti, vidhūpetvā ṭhito.

Này chư Tỳ khưu, thế nào là không dập tắt cũng chẳng nhen nhúm mà trú trạng thái dập tắt? Vị ấy không từ bỏ cũng chẳng chấp thủ mà trú trạng thái từ bỏ sắc; … thọ; …tưởng; …. hành; không dập tắt cũng chẳng nhen nhúm mà trú trạng thái dập tắt thức.

Evaṃvimuttacittaṃ kho, bhikkhave, bhikkhuṃ saindā devā sabrahmakā sapajāpatikā ārakāva namassanti:

Này chư Tỳ khưu, với tâm giải thoát như vậy, vị Tỳ khưu được thiên chúng gồm Đế Thích, Phạm Thiên, Đại Phạm Thiên đảnh lễ từ xa:

‘Namo te purisājañña,

namo te purisuttama;

Yassa te nābhijānāma,

yampi nissāya jhāyasī’”ti.

Kính Ngài, bậc thuần hoá

Kính Ngài, bật thượng nhân

Những gì Ngài thiền định

Ngoài sức biết chúng tôi

 

Chú Thích

Chữ “khajjanīya - nhai nuốt” ở đây chỉ cho lực cuốn hút tiêu diệt như hố đen trong vũ trụ (black hole) nuốt chửng những thiên hà. Tên bài kinh này cũng được dùng đặt cho phẩm kinh.

Đây là bài kinh dài, mô tả hành trình nhận thức, quán chiếu năm uẩn từ sự nhận diện cho tới cứu cánh giải thoát hoàn toàn. Đây là cách nhìn với chiều sâu như mô tả “hành thâm bát nhã” trong Hán tạng. Điểm thú vị là nội dung “thập mục ngưu đồ hay Tranh Chăn Trâu” trong thiền tông Bắc Truyền mà nhiều điểm tương tự.

Theo Sớ giải, thì sự nhớ biết năm uẩn trong quá khứ của những sa môn, bà la môn ở đây không phải là nhớ nghĩ thông thường mà là sự hồi quán. Vấn đề là đa số quán chiếu quá khứ với sự chấp ngã hơn là qua cái nhìn không tánh (suññatāpabba).

Điểm đáng chú ý ở đây khi nói về “tánh không (suññatālakkhana)”, đề cập tới tuệ giác tỏ ngộ bản chất rỗng không của năm uẩn. Điều này tương tự như một người hiểu được sự di động của những nhân vật trên phim ảnh, thật sự chỉ là sự chiếu nhanh của nhiều “frame” bất động chứ không là thực thể đi lại.

Định nghĩa về năm uẩn tại đây là đơn cử chứ không toàn diện. Như tưởng uẩn được định nghĩa là: “Này chư Tỳ khưu, tại sao gọi là tưởng? Nhận thức, này chư Tỳ khưu, nên gọi là tưởng. Nhận thức gì? nhận thức xanh, nhận thức vàng, nhận thức đỏ, nhận thức trắng. Nhận thức, này chư Tỳ khưu, được gọi là tưởng.”, Sự nhận thức phân biệt màu sắc, ở đây như trong dụ ngôn người khiếm thị bẩm sinh không thể nào nghe diễn tả mà phân biệt được màu sắc vì “chưa từng biết màu sắc bao giờ”.

Định nghĩa về sắc (rūpa) hay vật chất “Này chư Tỳ khưu, tại sao gọi là sắc. Bị biến đổi, nên gọi là sắc. Bị biến đổi bởi cái gì? Bị biến đổi bởi lạnh, bị biến đổi bởi nóng, bị biến đổi bởi đói, bị biến đổi bởi khát, bị biến đổi bởi sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng và rắn. Bị biến đổi, này chư Tỳ khưu, nên gọi là sắc”. Đây là bản chất cố hữu của vật chất, vốn luôn biến hoạt theo sự tiếp xúc, cọ sát giữa vật chất này với vật chất khác.

Định nghĩa về hành (saṅkhāra): “Này chư Tỳ khưu, tại sao gọi là hành? Tạo tác pháp hữu vi nên gọi là hành. Tạo tác pháp hữu vi gì? Tạo tác pháp hữu vi sắc là sắc; tạo tác pháp hữu vi thọ là thọ; tạo tác pháp hữu vi tưởng là tưởng; tạo tác pháp hữu vi hành là hành; tạo tác pháp hữu vi thức là thức”. Ở đây, nên hiểu là “lấy những sản phẩm chế tác thành những sản phẩm”, như bản Sớ giải chú thích “nướng bánh thành bánh, nấu cháo thành cháo”. Năm uẩn là thành phẩm của quá khứ, nhưng chính hành tạo nên những hiện tượng danh sắc tương tự từ đó.

Trình tự giải thoát ở đây được mô tả: đi tìm - nhận diện năm uẩn - thấy được thực trạng bị động – quán chiếu ba tướng vô thường, khổ não và vô ngã – liễu ngộ tánh không - chứng quả hữu học: tháo gỡ, không tạo dựng; từ bỏ, không chấp thủ; phân tán, không tích tập; dập tắt, không nhen nhúm đối với năm uẩn - chứng quả vô học hoàn toàn giải thoát: không tháo gỡ cũng chẳng tạo dựng mà trú trạng thái đã tháo gỡ; không từ bỏ cũng chẳng chấp thủ mà trú trạng thái từ bỏ; không phân tán cũng chẳng tích tập mà trú ở trạng thái phân tán; không dập tắt cũng chẳng nhen nhúm mà trú trạng thái dập tắt. Trạng thái cuối cùng giống như ý nghĩa “thỏng tay vào chợ” trong Thập Mục Ngưu Đồ.

Theo Sớ Giải thì bài kinh này đề cập đến tánh không và những khía cạnh của tánh không. Phương cách liễu chứng ở đây là phân mảnh thay vì “nuốt trọng”, được ví như khi ăn một miếng thịt phải cắt nhỏ thay vì nguyên miếng lớn.

 

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

7. Khajjanīyasuttaṃ

79. Sāvatthinidānaṃ.

“Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussaramānā anussaranti sabbete pañcupādānakkhandhe anussaranti etesaṃ vā aññataraṃ. Katame pañca? ‘Evaṃrūpo ahosiṃ atītamaddhānan’ti—iti vā hi, bhikkhave, anussaramāno rūpaṃyeva anussarati. ‘Evaṃvedano ahosiṃ atītamaddhānan’ti—iti vā hi, bhikkhave, anussaramāno vedanaṃyeva anussarati. ‘Evaṃsañño ahosiṃ atītamaddhānan’ti … ‘evaṃsaṅkhāro ahosiṃ atītamaddhānan’ti … ‘evaṃviññāṇo ahosiṃ atītamaddhānan’ti—iti vā hi, bhikkhave, anussaramāno viññāṇameva anussarati.

Kiñca, bhikkhave, rūpaṃ vadetha? Ruppatīti kho, bhikkhave, tasmā ‘rūpan’ti vuccati. Kena ruppati? Sītenapi ruppati, uṇhenapi ruppati, jighacchāyapi ruppati, pipāsāyapi ruppati, ḍaṃsamakasavātātapasarīsapasamphassenapi ruppati. Ruppatīti kho, bhikkhave, tasmā ‘rūpan’ti vuccati.

Kiñca, bhikkhave, vedanaṃ vadetha? Vedayatīti kho, bhikkhave, tasmā ‘vedanā’ti vuccati. Kiñca vedayati? Sukhampi vedayati, dukkhampi vedayati, adukkhamasukhampi vedayati. Vedayatīti kho, bhikkhave, tasmā ‘vedanā’ti vuccati.

Kiñca, bhikkhave, saññaṃ vadetha? Sañjānātīti kho, bhikkhave, tasmā ‘saññā’ti vuccati. Kiñca sañjānāti? Nīlampi sañjānāti, pītakampi sañjānāti, lohitakampi sañjānāti, odātampi sañjānāti. Sañjānātīti kho, bhikkhave, tasmā ‘saññā’ti vuccati.

Kiñca, bhikkhave, saṅkhāre vadetha? Saṅkhatamabhisaṅkharontīti kho, bhikkhave, tasmā ‘saṅkhārā’ti vuccati. Kiñca saṅkhatamabhisaṅkharonti? Rūpaṃ rūpattāya saṅkhatamabhisaṅkharonti, vedanaṃ vedanattāya saṅkhatamabhisaṅkharonti, saññaṃ saññattāya saṅkhatamabhisaṅkharonti, saṅkhāre saṅkhārattāya saṅkhatamabhisaṅkharonti, viññāṇaṃ viññāṇattāya saṅkhatamabhisaṅkharonti.Saṅkhatamabhisaṅkharontīti kho, bhikkhave, tasmā ‘saṅkhārā’ti vuccati.

Kiñca, bhikkhave, viññāṇaṃ vadetha? Vijānātīti kho, bhikkhave, tasmā ‘viññāṇan’ti vuccati. Kiñca vijānāti? Ambilampi vijānāti, tittakampi vijānāti, kaṭukampi vijānāti, madhurampi vijānāti, khārikampi vijānāti, akhārikampi vijānāti, loṇikampi vijānāti, aloṇikampi vijānāti. Vijānātīti kho, bhikkhave, tasmā ‘viññāṇan’ti vuccati.

Tatra, bhikkhave, sutavā ariyasāvako iti paṭisañcikkhati: ‘ahaṃ kho etarahi rūpena khajjāmi. Atītampāhaṃ addhānaṃ evameva rūpena khajjiṃ, seyyathāpi etarahi paccuppannena rūpena khajjāmi. Ahañceva kho pana anāgataṃ rūpaṃ abhinandeyyaṃ, anāgatampāhaṃ addhānaṃ evameva rūpena khajjeyyaṃ, seyyathāpi etarahi paccuppannena rūpena khajjāmī’ti. So iti paṭisaṅkhāya atītasmiṃ rūpasmiṃ anapekkho hoti; anāgataṃ rūpaṃ nābhinandati; paccuppannassa rūpassa nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti.

‘Ahaṃ kho etarahi vedanāya khajjāmi. Atītampāhaṃ addhānaṃ evameva vedanāya khajjiṃ, seyyathāpi etarahi paccuppannāya vedanāya khajjāmi. Ahañceva kho pana anāgataṃ vedanaṃ abhinandeyyaṃ; anāgatampāhaṃ addhānaṃ evameva vedanāya khajjeyyaṃ, seyyathāpi etarahi paccuppannāya vedanāya khajjāmī’ti. So iti paṭisaṅkhāya atītāya vedanāya anapekkho hoti; anāgataṃ vedanaṃ nābhinandati; paccuppannāya vedanāya nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti.

‘Ahaṃ kho etarahi saññāya khajjāmi …pe…

ahaṃ kho etarahi saṅkhārehi khajjāmi. Atītampāhaṃ addhānaṃ evameva saṅkhārehi khajjiṃ, seyyathāpi etarahi paccuppannehi saṅkhārehi khajjāmīti. Ahañceva kho pana anāgate saṅkhāre abhinandeyyaṃ; anāgatampāhaṃ addhānaṃ evameva saṅkhārehi khajjeyyaṃ, seyyathāpi etarahi paccuppannehi saṅkhārehi khajjāmī’ti. So iti paṭisaṅkhāya atītesu saṅkhāresu anapekkho hoti; anāgate saṅkhāre nābhinandati; paccuppannānaṃ saṅkhārānaṃ nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti.

‘Ahaṃ kho etarahi viññāṇena khajjāmi. Atītampi addhānaṃ evameva viññāṇena khajjiṃ, seyyathāpi etarahi paccuppannena viññāṇena khajjāmi. Ahañceva kho pana anāgataṃ viññāṇaṃ abhinandeyyaṃ; anāgatampāhaṃ addhānaṃ evameva viññāṇena khajjeyyaṃ, seyyathāpi etarahi paccuppannena viññāṇena khajjāmī’ti. So iti paṭisaṅkhāya atītasmiṃ viññāṇasmiṃ anapekkho hoti; anāgataṃ viññāṇaṃ nābhinandati; paccuppannassa viññāṇassa nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti.

Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti?

“Aniccaṃ, bhante”.

“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti?

“Dukkhaṃ, bhante”.

“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ: ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

“Vedanā … saññā … saṅkhārā … viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti?

“Aniccaṃ, bhante”.

“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti?

“Dukkhaṃ, bhante”.

“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ: ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

“Tasmātiha, bhikkhave, yaṃ kiñci rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ: ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Yā kāci vedanā … yā kāci saññā … ye keci saṅkhārā … yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ …pe… yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ viññāṇaṃ: ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.

Ayaṃ vuccati, bhikkhave, ariyasāvako apacināti, no ācināti; pajahati, na upādiyati; visineti, na ussineti; vidhūpeti, na sandhūpeti.

Kiñca apacināti, no ācināti? Rūpaṃ apacināti, no ācināti; vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ apacināti, no ācināti.

Kiñca pajahati, na upādiyati? Rūpaṃ pajahati, na upādiyati; vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ pajahati, na upādiyati.

Kiñca visineti, na ussineti? Rūpaṃ visineti, na ussineti; vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ visineti, na ussineti.

Kiñca vidhūpeti, na sandhūpeti? Rūpaṃ vidhūpeti, na sandhūpeti; vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ vidhūpeti, na sandhūpeti.

Evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako rūpasmimpi nibbindati, vedanāyapi … saññāyapi … saṅkhāresupi … viññāṇasmimpi nibbindati. Nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati. Vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti.

‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānāti.

Ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu nevācināti na apacināti, apacinitvā ṭhito; neva pajahati na upādiyati, pajahitvā ṭhito; neva visineti na ussineti, visinetvā ṭhito; neva vidhūpeti na sandhūpeti vidhūpetvā ṭhito

Kiñca nevācināti na apacināti, apacinitvā ṭhito? Rūpaṃ nevācināti na apacināti, apacinitvā ṭhito; vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ nevācināti na apacināti, apacinitvā ṭhito.

Kiñca neva pajahati na upādiyati, pajahitvā ṭhito? Rūpaṃ neva pajahati na upādiyati, pajahitvā ṭhito; vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ neva pajahati na upādiyati, pajahitvā ṭhito.

Kiñca neva visineti na ussineti, visinetvā ṭhito? Rūpaṃ neva visineti na ussineti, visinetvā ṭhito; vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ neva visineti na ussineti, visinetvā ṭhito.

Kiñca neva vidhūpeti na sandhūpeti, vidhūpetvā ṭhito? Rūpaṃ neva vidhūpeti na sandhūpeti, vidhūpetvā ṭhito; vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ neva vidhūpeti na sandhūpeti, vidhūpetvā ṭhito.

Evaṃvimuttacittaṃ kho, bhikkhave, bhikkhuṃ saindā devā sabrahmakā sapajāpatikā ārakāva namassanti:

‘Namo te purisājañña,

namo te purisuttama;

Yassa te nābhijānāma,

yampi nissāya jhāyasī’”ti.

Sattamaṃ.