- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 18.6.2024
VƯỢT QUA ẢO TƯỞNG ĐỂ KHÔNG CHẤP THỦ
Kinh Rādha (Rādhasuttaṃ)
Tập III – Uẩn
Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần II-Phẩm A-La-Hán (S,iii,71)
Phiền não vốn được tác động bởi rất nhiều căn nguyên. Những ảo tưởng do thời gian, không gian, thứ loại là những ngõ ngách khiến nhận thức trở nên sai lạc. Quá khứ không phải lúc nào cũng là “thời hoàng kim”, tương lai không hẳn sẽ đẹp như thơ; cái xa tuy có đẹp nhưng coi chừng là do bệnh “đứng núi này trong núi nọ”. Pháp giới mênh mông mà nhận thức thì hữu hạn, tạo thành ảo giác dẫn tới sở chấp. Người trí đủ sáng suốt để nhận rõ tất cả đều vô thường, bất toại và vô ngã.
Kinh văn
Sāvatthinidānaṃ.
Atha kho āyasmā rādho yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ etadavoca: “kathaṃ nu kho, bhante, jānato, kathaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānānusayā na hontī”ti?
Nhân duyên ở Sāvatthi.
Bấy giờ Tôn giả Rādha đi đến ĐứcThế Tôn. Sau khi đến … bạch hỏi Thế Tôn:
—Bạch Đức Thế Tôn, làm thế nào để biết, làm thế nào để thấy đối với xác thân có thức này và đối với tất cả ngoại tướng, không có tư tưởng: “Ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên”?
“Yaṃ kiñci, rādha, rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ: ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passati.
Yā kāci vedanā … yā kāci saññā … ye keci saṅkhārā … yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ …pe… yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ viññāṇaṃ: ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passati.
Phàm thọ gì …
Phàm tưởng gì …
Phàm hành gì …
Phàm thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, nội giới hay ngoại giới, thô hay tế, hạ liệt hay thù thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần được thấy như nhiên với chánh trí là: “Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải tự ngã của ta”.
Evaṃ kho, rādha, jānato evaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānānusayā na hontī”ti …pe…
aññataro ca panāyasmā rādho arahataṃ ahosīti.
Này Rādha, do biết vậy, do thấy vậy, đối với xác thân có thức này, và đối với tất cả ngoại tướng, không có tư tưởng: “Ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên”.
… Tôn giả Rādha đã trở thành một trong những vị vô sanh ứng cúng.
Chú Thích
Cụm từ “ahaṅkāramamaṅkāramānānusayā - ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên” chỉ sở chấp dục mạn, không hẳn có tà kiến như ba mệnh đề: “Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải tự ngã của ta”.
Sự quán triệt bản chất của năm uẩn dù “quá khứ, vị lai, hiện tại, nội giới hay ngoại giới, thô hay tế, hạ liệt hay thù thắng, xa hay gần”, giúp hành giả đoạn tận sở chấp sanh khởi do ảo tưởng về không gian, thời gian, thứ loại. Đây là cách nhìn muôn vật đồng nhất thể.
Ngã mạn tiềm miên – mānānusayā – không phải là tà kiến về bản ngã, mà là sự so sánh giữa cá nhân này với cá nhân khác. Đây là một trong năm hạ phần kiết sử.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
9. Rādhasuttaṃ
Atha kho āyasmā rādho yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ etadavoca: “kathaṃ nu kho, bhante, jānato, kathaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānānusayā na hontī”ti?
“Yaṃ kiñci, rādha, rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ: ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passati.
Yā kāci vedanā … yā kāci saññā … ye keci saṅkhārā … yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ …pe… yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ viññāṇaṃ: ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passati.
Evaṃ kho, rādha, jānato evaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānānusayā na hontī”ti …pe…
aññataro ca panāyasmā rādho arahataṃ ahosīti.
Navamaṃ.