- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 22.4.2025
VUI KHỔ CHỦ QUAN
Kinh Do Chấp Thủ (Upādāyasuttaṃ)
Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Bình An Thoát Các Khổ Ách (SN.35.105)
Theo Phật Pháp, sự khổ đau của chúng sanh gồm cả hai phuơng diện là bản chất tự nhiên hay tác động khách quan (thí dụ như trời nóng oi bức) và phản ứng hay tác động chủ quan (như thái độ không chấp nhận đó là điều không thể tránh do mùa tiết). Xa hơn nữa là chính chấp thủ khuếch tán khổ vui – mà thường là khổ nhiều hơn vui. Có một mấu chốt của hành giả tu tập đối với thuận, nghịch ở đời là “đừng làm lớn chuyện một cách không cần thiết”. Ở điểm này có thể nhận ra sự liên đới rõ ràng giữa khả năng buông xả và tuệ giác.
Kinh Văn
105. “kismiṃ nu kho, bhikkhave, sati kiṃ upādāya uppajjati ajjhattaṃ sukhaṃ dukkhan”ti?
“bhagavaṃmūlakā no, bhante, dhammā ... pe ....
“cakkhusmiṃ kho, bhikkhave, sati cakkhuṃ upādāya uppajjati ajjhattaṃ sukhaṃ dukkhaṃ ... pe ... manasmiṃ sati manaṃ upādāya uppajjati ajjhattaṃ sukhaṃ dukkhaṃ. taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, cakkhu niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti?
“aniccaṃ, bhante”.
“yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti?
“dukkhaṃ, bhante”.
“yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, api nu taṃ anupādāya uppajjeyya ajjhattaṃ sukhaṃ dukkhan”ti?
“no hetaṃ bhante” ... pe ....
“jivhā niccā vā aniccā vā”ti?
“aniccā, bhante”.
“yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti?
“dukkhaṃ, bhante”.
“yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, api nu taṃ anupādāya uppajjeyya ajjhattaṃ sukhaṃ dukkhan”ti?
“no hetaṃ, bhante” ... pe ....
“mano nicco vā anicco vā”ti?
“anicco, bhante”.
“yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti?
“dukkhaṃ, bhante”.
“yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, api nu taṃ anupādāya uppajjeyya ajjhattaṃ sukhaṃ dukkhan”ti?
“no hetaṃ, bhante”.
“evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako cakkhusmimpi nibbindati ... pe ... manasmimpi nibbindati. nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati; vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. ‘khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī”ti. dutiyaṃ.Tại Sāvatthī.
“Này này chư Tỳ khưu, khi cái hiện hữu, do chấp thủ vào cái gì mà khổ và lạc khởi lên ở nội tâm?”
“Bạch Thế Tôn, đối với chúng con giáo pháp bắt nguồn từ Đức Thế Tôn…”
“Này này chư Tỳ khưu, khi con mắt hiện hữu, do chấp thủ vào con mắt, khổ và lạc khởi lên ở nội tâm. Khi tai hiện hữu… ý hiện hữu, do chấp thủ vào ý khổ thọ và lạc thọ khởi lên ở nội tâm”.
“Các Thầy nghĩ sao, này chư Tỳ khưu, con mắt là thường hay vô thường?”
“Là vô thường, bạch Thế Tôn”.
“Cái gì là vô thường thì là khổ hay lạc?”
“Là khổ, bạch Thế Tôn”.
“Nhưng nếu không chấp thủ vào cái vô thường, khổ và chịu sự biến hoại, thì khổ và lạc có thể khởi lên ở nội tâm không?”
“Không, bạch Thế Tôn”.
“Tai… Ý là thường hay vô thường?... Nhưng nếu không chấp thủ vào cái vô thường, khổ và chịu sự biến hoại, thì khổ và lạc có thể khởi lên ở nội tâm không?”
“Không, bạch Thế Tôn”.
“Thấy được như vậy, này chư Tỳ khưu, vị Thánh đệ tử đã được học hiểu phát khởi nhàm chán đối với con mắt… đối với ý. Khi phát khởi nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, tâm được giải thoát. Khi tâm được giải thoát, vị ấy biết: ‘Tâm đã được giải thoát.’ Vị ấy hiểu rõ: ‘Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm xong, không còn trở lui trạng thái này nữa.’”
Chú Thích
Theo Sớ Giải, có ba phạm trù của khổ là khổ quả dị thục (vipāka), khổ tất yếu phải có của luân hồi khổ (vaṭṭadukkha), khổ do bản chất cố hữu của các hành, đó là thế giới hữu vi (saṅkhāraloka).
Theo Sớ Giải, vui khổ ở đây thuộc về cảm thọ và cảm thọ vui khổ này thuộc quả dị thục của nghiệp quá khứ. Như vậy bài kinh phải được hiểu theo “duyên sinh”: thủ sanh hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên già chết, sầu, bi khổ, ưu, ai.
Ở đây nên hiểu khổ, lạc ban đầu là quả dị thục của nghiệp nhưng khổ lạc sau này do chấp thủ mà ra nằm trong ý nghĩa “vui khổ nội tại - ajjhattaṃ sukhaṃ dukkhan”.
Do không thấy được bản chất vô thường, khổ não, vô ngã của sáu nội xứ và sáu ngoại xứ nên chấp thủ sai. Từ đó tác động sanh khởi của muôn ngàn hệ luỵ.
Sớ Giải
105-113. dutiye vedanāsukhadukkhaṃ kathitaṃ, taṃ pana vipākasukhadukkhaṃ vaṭṭati. tatiye dukkhassāti vaṭṭadukkhassa. catutthe lokassāti saṅkhāralokassa. pañcamādīsu yaṃ vattabbaṃ siyā, taṃ khandhiyavagge vuttanayameva.
105–113. Trong bài thứ hai (mục 106), nói về lạc thọ và khổ thọ, điều ấy có thể được hiểu là lạc thọ và khổ thọ thuộc về quả dị thục (vipāka).
Trong bài thứ ba (mục 107), khi nói đến "khổ", thì đó là luân hồi khổ (vaṭṭadukkha).
Trong bài thứ tư (mục 108), khi nói đến "thế giới", đó là thế giới hữu vi (saṅkhāraloka).
Còn những điều cần được nói đến trong các bài từ thứ năm trở đi (tức các mục 109–113), thì nên hiểu theo cách trình bày trong phẩm Khandha (tức Khandhavagga).
Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu
105. II. Chấp Thủ (S.iv,85)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, do có mặt cái gì, do chấp thủ cái gì khởi lên nội lạc, nội khổ?
3) -- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...
4) -- Này các Tỷ-kheo, do mắt có mặt, do chấp thủ mắt nên khởi lên nội lạc, nội khổ... tai... mũi... lưỡi... thân... Do ý có mặt, do chấp thủ ý nên khởi lên nội lạc, nội khổ.
5) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, mắt là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy thời có thể khởi lên nội khổ, nội lạc không?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
6) -- Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt... nhàm chán đối với ý. Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. Do ly tham nên vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: "Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".