Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ _ VÔ SỞ ĐẮC, VÔ SỞ TRỤ _ Kinh Candana: Chiên Đàn (Candanasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ _ VÔ SỞ ĐẮC, VÔ SỞ TRỤ _ Kinh Candana: Chiên Đàn (Candanasuttaṃ)

, 30/10/2021, 18:05 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 30.10.2021


VÔ SỞ ĐẮC, VÔ SỞ TRỤ

Kinh Candana: Chiên Đàn (Candanasuttaṃ)

(CHƯƠNG II. TƯƠNG ƯNG THIÊN TỬ, PHẨM CẤP CÔ ĐỘC) (S.i,53)

Cuộc sống, từ góc nhìn của các bậc giải thoát, là một đại hồng thuỷ cuốn phăng và nhận chìm tất cả. Người tu được hiểu là kẻ vượt bộc lưu. Muốn đạt đến bờ bến an toàn thì không thể y tựa hay bám víu bất cứ thứ gì. Giống như một người bơi giữa đại dương phong ba không thể nghĩ tới ôm phao hay tìm chỗ đứng. Và đó phải là nỗ lực không ngừng nghĩ để khỏi bị nhận chìm vào vực sâu. Phương thức mà Đức Phật truyền dạy là tu tập giới học tăng thượng, định học tăng thượng, tuệ học tăng thượng. Con đường tam học chính là hành trình “không bám víu, không y tựa” như câu thoại đầu “vô sở đắc, vô sở trụ” giúp hành giả không bị cột trói bởi hỷ tham đối với dục niệm bên trong và sắc tướng bên ngoài. Chỉ có sự kiên trì theo đường bát chánh mới giúp hành giả không bị nhận chìm giữa phong ba bão tố và đến được bến bờ giải thoát đích thực.

VÔ SỞ ĐẮC, VÔ SỞ TRỤ _ Kinh Candana: Chiên Đàn (Candanasuttaṃ)
Bản dịch của HT Thích Minh Châu Bản hiệu đính

Ekamantaṃ ṭhito kho candano devaputto bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

Ðứng một bên, Thiên tử Candana nói lên bài kệ với Thế Tôn:

‘‘Kathaṃsu [kosudha (sī.)] tarati oghaṃ,

rattindivamatandito;

Appatiṭṭhe anālambe,

ko gambhīre na sīdatī’’ti.

[Thiên tử]

Làm sao vượt bộc lưu,

Ngày đêm vững, kiên trì,

Không trú, không bám víu,

Ai không chìm vực sâu?

[Thiên tử]

Ai người vượt bộc lưu

Đêm ngày luôn nỗ lực

Vô sở trụ, sở đắc

Không chìm vào vực thẳm?

‘‘Sabbadā sīlasampanno,

paññavā susamāhito;

Āraddhavīriyo pahitatto,

oghaṃ tarati duttaraṃ.

‘‘Virato kāmasaññāya,

rūpasaṃyojanātigo;

Nandīrāgaparikkhīṇo,

so gambhīre na sīdatī’’ti.

[Thế Tôn]

Vị luôn luôn trì giới,

Trí tuệ, khéo định tĩnh,

Chí siêng năng dõng mãnh,

Vượt bộc lưu khó vượt.

Vị đoạn, ly dục tưởng,

Vượt khỏi sắc triền phược,

Ðoạn tận hỷ, hữu ái,

Không chìm xuống vực sâu.

[Thế Tôn]

Ai viên mãn giới hạnh,

Thiền định và tuệ giác,

Với tinh cần quyết tâm,

Vượt thác lũ khó vượt,

Từ bỏ những dục niệm,

Không sắc tướng cột trói,

Làm cạn kiệt hỷ tham,

Không chìm xuống vực thẳm.

Kathaṃsu tarati oghaṃ Ai người vượt bộc lưu, ai người vượt lũ lụt
Rattindivamatandito

Không mệt mõi đêm ngày, ngày đêm luôn nỗ lực

Appatiṭṭhe anālambe

Không níu cũng không nương (xem thích nghĩa); vô sở đắc và vô sở trụ.

ko gambhīre na sīdatī’’ti Không chìm xuống vực sâu
Sabbadā sīlasampanno Luôn viên mãn giới hạnh
paññavā susamāhito Với tuệ và định tâm
Āraddhavīriyo pahitatto Tinh cần và quyết chí
oghaṃ tarati duttaraṃ Vượt bộc lưu khó vượt
Virato kāmasaññāya từ bỏ dục niệm, xa lìa dục tưởng
rūpasaṃyojanātigo Vượt thắng sắc kiết phược
Nandīrāgaparikkhīṇo Làm cạn kiệt hỷ tham
so gambhīre na sīdatī’’ti Không chìm vào vực thẳm

Theo Sớ giải “dưới không nương là apatiṭṭhe (vô sở trụ); trên không bám là anālambane (vô sở đắc) (appatiṭṭhe anālambeti heṭṭhā apatiṭṭhe upari anālambane).

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Hiệu đính và biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

5. Candanasuttaṃ [Mūla]

96. Ekamantaṃ ṭhito kho candano devaputto bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Kathaṃsu [kosudha (sī.)] tarati oghaṃ, rattindivamatandito;

Appatiṭṭhe anālambe, ko gambhīre na sīdatī’’ti.

‘‘Sabbadā sīlasampanno, paññavā susamāhito;

Āraddhavīriyo pahitatto, oghaṃ tarati duttaraṃ.

‘‘Virato kāmasaññāya, rūpasaṃyojanātigo;

Nandīrāgaparikkhīṇo, so gambhīre na sīdatī’’ti.

5-6. Candanasuttādivaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

96. Pañcame appatiṭṭhe anālambeti heṭṭhā apatiṭṭhe upari anālambane. Susamāhitoti appanāyapi upacārenapi suṭṭhu samāhito. Pahitattoti pesitatto. Nandīrāgaparikkhīṇoti parikkhīṇanandīrāgo. Nandīrāgo nāma tayo kammābhisaṅkhārā. Iti imāya gāthāya kāmasaññāgahaṇena pañcorambhāgiyasaṃyojanāni, rūpasaṃyojanagahaṇena pañca uddhambhāgiyasaṃyojanāni, nandīrāgena tayo kammābhisaṅkhārā gahitā. Evaṃ yassa dasa saṃyojanāni tayo ca kammābhisaṅkhārā pahīnā, so gambhīre mahoghe na sīdatīti. Kāmasaññāya vā kāmabhavo, rūpasaṃyojanena rūpabhavo gahito, tesaṃ gahaṇena arūpabhavo gahitova, nandīrāgena tayo kammābhisaṅkhārā gahitāti evaṃ yassa tīsu bhavesu tayo saṅkhārā natthi, so gambhīre na sīdatītipi dasseti. Pañcamaṃ.

97. Chaṭṭhaṃ vuttatthameva. Chaṭṭhaṃ.