Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || TƯƠNG QUAN GIỮA VÔ MINH VÀ ÁI - Kinh Hiểu Biết Trực Tiếp (Abhijānasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || TƯƠNG QUAN GIỮA VÔ MINH VÀ ÁI - Kinh Hiểu Biết Trực Tiếp (Abhijānasuttaṃ)

Thursday, 07/03/2024, 18:58 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 9.3.2023

TƯƠNG QUAN GIỮA VÔ MINH VÀ ÁI

Kinh Hiểu Biết Trực Tiếp (Abhijānasuttaṃ)

Tập III – Uẩn - Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần I-Phẩm Gánh Nặng (S,ii,309)

Ái chấp là nhân sanh khổ. Đức Phật dạy còn tham luyến cái không nên tham luyến do thiếu hiểu biết xác thực hay cũng gọi là vô minh. Chỉ có tuệ giác quán triệt mới có đủ sức mạnh đoạn trừ ái chấp và có khả năng đoạn tận khổ đau. Từ điểm quan trọng nầy cho thấy liên quan trực tiếp giữa vô minh và ái dục. Đồng thời cũng tỏ rõ tại sao giác ngộ dẫn đến giải thoát. Chỉ có sự hiểu biết toàn diện mới dẫn đến sự khai phóng hoàn toàn.

A black background with white text

Description automatically generated with low confidence

Sāvatthinidānaṃ.

“Rūpaṃ, bhikkhave, anabhijānaṃ aparijānaṃ avirājayaṃ appajahaṃ abhabbo dukkhakkhayāya; Vedanaṃ anabhijānaṃ aparijānaṃ avirājayaṃ appajahaṃ abhabbo dukkhakkhayāya; saññaṃ anabhijānaṃ … saṅkhāre anabhijānaṃ aparijānaṃ avirājayaṃ appajahaṃ abhabbo dukkhakkhayāya; viññāṇaṃ anabhijānaṃ aparijānaṃ avirājayaṃ appajahaṃ abhabbo dukkhakkhayāya.

Nhân duyên tại Sāvatthi …

-- Này chư Tỳ khưu, do không trực tiếp biết, không thấu hiểu, không nhàm chán, không buông xả sắc nên không có khả năng đoạn diệt khổ.

Do không trực tiếp biết, không thấu hiểu, không nhàm chán, không buông xả thọ nên không có khả năng đoạn diệt khổ.

Do không trực tiếp biết, không thấu hiểu, không nhàm chán, không buông xả tuởng nên không có khả năng đoạn diệt khổ.

Do không trực tiếp biết, không thấu hiểu, không nhàm chán, không buông xả hành nên không có khả năng đoạn diệt khổ.

Do không trực tiếp biết, không thấu hiểu, không nhàm chán, không buông xả thức nên không có khả năng đoạn diệt khổ.

Rūpañca kho, bhikkhave, abhijānaṃ parijānaṃ virājayaṃ pajahaṃ bhabbo dukkhakkhayāya;

Vedanaṃ abhijānaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ abhijānaṃ parijānaṃ virājayaṃ pajahaṃ bhabbo dukkhakkhayāyā”ti.

Này chư Tỳ khưu, do trực tiếp biết, thấu hiểu, nhàm chán, buông xả sắc nên có khả năng đoạn diệt khổ.

Do trực tiếp biết, thấu hiểu, nhàm chán, buông xả thọ nên có khả năng đoạn diệt khổ.

Do trực tiếp biết, thấu hiểu, nhàm chán, buông xả tuởng nên có khả năng đoạn diệt khổ.

Do trực tiếp biết, thấu hiểu, nhàm chán, buông xả hành nên có khả năng đoạn diệt khổ.

Do trực tiếp biết, thấu hiểu, nhàm chán, buông xả thức nên có khả năng đoạn diệt khổ.

 

 

Chú Thích

Trong bài kinh nầy có nhiều chữ mang ý nghĩa “hiểu biết” tương đối tế nhị.

Theo Sớ giải chữ abhijānaṃ có nghĩa là “cái biết trực tiếp” không phải do nghe hay suy diễn. Hoà thượng Thích Minh Châu dùng bản chữ của bản Hán tạng là “thắng tri”.

 

Chữ parijānaṃ có nghĩa là “biết tường tận”. Trong bản dịch nầy dùng chữ “thấu hiểu”

Chữ virājayaṃ không tham luyến. HT Thích Minh Châu dịch là ly tham. Bản của Ngài Bodhi dịch là “becoming dispassionate”. Ở đây dịch là “nhàm chán” cho hợp với ngữ cảnh.

Chữ pajahaṃ nghĩa là từ bỏ hay buông xả.

Cụm từ bhabbo dukkhakkhayāya nghĩa là có khả năng đoạn khổ.

Bản Sớ Giải của Kinh Căn Bổn Pháp Môn (Trung Bộ, Kinh số 1) phân biệt những “sự hiểu biết” của các bậc thánh hữu học, của chư vị a la hán thinh văn, và của bậc toàn giác.Trong sự phân biệt nầy thì “cái biết trực tiếp” thuộc các bậc hữu học; trong khi “sự thấu hiểu” hay cái biết toàn diện thuộc chư vị A la hán thinh văn.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

3.Abhijānasuttaṃ

270. Sāvatthinidānaṃ.

“Rūpaṃ, bhikkhave, anabhijānaṃ aparijānaṃ avirājayaṃ appajahaṃ abhabbo dukkhakkhayāya;

vedanaṃ anabhijānaṃ aparijānaṃ avirājayaṃ appajahaṃ abhabbo dukkhakkhayāya; saññaṃ anabhijānaṃ … saṅkhāre anabhijānaṃ aparijānaṃ avirājayaṃ appajahaṃ abhabbo dukkhakkhayāya; viññāṇaṃ anabhijānaṃ aparijānaṃ avirājayaṃ appajahaṃ abhabbo dukkhakkhayāya.

Rūpañca kho, bhikkhave, abhijānaṃ parijānaṃ virājayaṃ pajahaṃ bhabbo dukkhakkhayāya;

vedanaṃ abhijānaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ abhijānaṃ parijānaṃ virājayaṃ pajahaṃ bhabbo dukkhakkhayāyā”ti.

Tatiyaṃ.

Aṭṭhakathā

24. tatiye abhijānanti abhijānanto. iminā ñātapariññā kathitā, dutiyapadena tīraṇapariññā, tatiyacatutthehi pahānapariññāti imasmiṃ sutte tisso pariññā kathitāti. tatiyaṃ.