Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || TỪ BẢN CHẤT ĐẾN HIỆN TƯỢNG CỦA KHỔ ĐAU - Kinh Sanh Khởi (Uppādasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || TỪ BẢN CHẤT ĐẾN HIỆN TƯỢNG CỦA KHỔ ĐAU - Kinh Sanh Khởi (Uppādasuttaṃ)

Tuesday, 19/03/2024, 17:37 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 19.3.2024

TỪ BẢN CHẤT ĐẾN HIỆN TƯỢNG CỦA KHỔ ĐAU

Kinh Sanh Khởi (Uppādasuttaṃ)

Tập III – Uẩn -Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần I-Phẩm Gánh Nặng (S,iii,30)

Một chiếc xe tốt, nhưng đôi khi có vài trục trặc nhỏ, thì chuyện sửa chữa là tự nhiên. Nhưng nếu chiếc xe, vốn là một sản phẩm tồi tệ từ lúc mới xuất xưởng đã có trăm thứ trục trặc, thì vấn đề không còn nằm ở hiện tượng, mà bản chất đã là vậy, thì việc chỉnh sửa trở nên vô nghĩa. Năm uẩn vốn biến đổi, bất toàn, giả hợp do nhiều nhân duyên, nếu ai cố gắng đi tìm cái gì vĩnh hằng, hoàn hảo và chủ quyền thật sự, thì chỉ đi từ khổ tới khổ. Thấu triệt bản chất và không còn ái chấp chính là sự giác ngộ và giải thoát của người tu Phật.

Kinh văn

Sāvatthinidānaṃ.

“Yo, bhikkhave, rūpassa uppādo ṭhiti abhinibbatti pātubhāvo, dukkhasseso uppādo rogānaṃ ṭhiti jarāmaraṇassa pātubhāvo.

Yo vedanāya …pe… yo saññāya …pe… yo saṅkhārānaṃ …pe… yo viññāṇassa uppādo ṭhiti abhinibbatti pātubhāvo, dukkhasseso uppādo rogānaṃ ṭhiti jarāmaraṇassa pātubhāvo.

Nhân duyên ở Sāvatthi

-Này chư Tỳ Khưu, sự sanh khởi, tồn tại, sản sinh, biến hiện của sắc là sự sanh khởi của khổ, sự tiếp nối của bệnh, sự biến hiện của già và chết.

Sự sanh khởi, tồn tại, sản sinh, biến hiện của thọ là sự sanh khởi của khổ, sự tiếp nối của bệnh, sự biến hiện của già và chết.

Sự sanh khởi, tồn tại, sản sinh, biến hiện của tưởng là sự sanh khởi của khổ, sự tiếp nối của bệnh, sự biến hiện của già và chết.

Sự sanh khởi, tồn tại, sản sinh, biến hiện của các hành là sự sanh khởi của khổ, sự tiếp nối của bệnh, sự biến hiện của già và chết.

Sự sanh khởi, tồn tại, sản sinh, biến hiện của thức là sự sanh khởi của khổ, sự tiếp nối của bệnh, sự biến hiện của già và chết.

Yo ca kho, bhikkhave, rūpassa nirodho vūpasamo atthaṅgamo, dukkhasseso nirodho rogānaṃ vūpasamo jarāmaraṇassa atthaṅgamo.

Yo vedanāya …pe… yo saññāya … yo saṅkhārānaṃ … yo viññāṇassa nirodho vūpasamo atthaṅgamo, dukkhasseso nirodho rogānaṃ vūpasamo jarāmaraṇassa atthaṅgamo”ti.

-Này chư Tỳ Khưu, sự đoạn diệt, chấm dứt, làm tịnh chỉ sắc là sự đoạn diệt khổ, chấm dứt bệnh, làm tịnh chỉ già, chết.

Sự đoạn diệt, chấm dứt, làm tịnh chỉ thọ là sự đoạn diệt khổ, chấm dứt bệnh, làm tịnh chỉ già, chết.

Sự đoạn diệt, chấm dứt, làm tịnh chỉ tưởng là sự đoạn diệt khổ, chấm dứt bệnh, làm tịnh chỉ già, chết.

Sự đoạn diệt, chấm dứt, làm tịnh chỉ các hành là sự đoạn diệt khổ, chấm dứt bệnh, làm tịnh chỉ già, chết.

Sự đoạn diệt, chấm dứt, làm tịnh chỉ thức là sự đoạn diệt khổ, chấm dứt bệnh, làm tịnh chỉ già, chết.

 

Chú Thích

Chữ “uppāda” – sanh khởi, tập khởi - ở đây được hiểu là nguyên nhân sanh khổ hay tập đế.

Chữ “ṭhiti” - tồn tại, trụ vững - chỉ cho sự tiếp tục hiện hữu.

Chữ “abhinibbatti” - sản sinh - chỉ cho những tác động sanh khởi pháp liên hệ.

Chữ “pātubhāvo” - biến hiện - chỉ cho biến hoá với nhiều hình thái khác biệt.

Cụm từ “dukkhasseso uppādo” - tập khởi của khổ đau - chỉ cho sự hiện thành của toàn bộ khổ uẩn do sự sanh khởi của năm uẩn.

Cụm từ “rogānaṃ ṭhiti” - sự tiếp nối của bệnh - chỉ cho sự tiếp diễn của những điều bất toàn trong cuộc sống.

Cụm từ “jarāmaraṇassa pātubhāvo” – sự biến hiện của già chết - chỉ cho sự thể hiện của lão hoá, suy vong.

Chữ nirodha - đoạn diệt - ở đây chỉ cho sự chấm dứt tối hậu không tái diễn chỉ cho diệt đế.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

9. Uppādasuttaṃ

30. Sāvatthinidānaṃ.

“Yo, bhikkhave, rūpassa uppādo ṭhiti abhinibbatti pātubhāvo, dukkhasseso uppādo rogānaṃ ṭhiti jarāmaraṇassa pātubhāvo.

Yo vedanāya …pe… yo saññāya …pe… yo saṅkhārānaṃ …pe… yo viññāṇassa uppādo ṭhiti abhinibbatti pātubhāvo, dukkhasseso uppādo rogānaṃ ṭhiti jarāmaraṇassa pātubhāvo.

Yo ca kho, bhikkhave, rūpassa nirodho vūpasamo atthaṅgamo, dukkhasseso nirodho rogānaṃ vūpasamo jarāmaraṇassa atthaṅgamo.

Yo vedanāya …pe… yo saññāya … yo saṅkhārānaṃ … yo viññāṇassa nirodho vūpasamo atthaṅgamo, dukkhasseso nirodho rogānaṃ vūpasamo jarāmaraṇassa atthaṅgamo”ti.

Navamaṃ.